HOẰNG PHÁP - PHÁT HUY TINH THẦN TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG
AN SINH XÃ HỘI CỦA TĂNG NI, PHẬT TỬ TẠI BẾN TRE HIỆN NAY

![]()
ĐĐ.NCS. Thích Minh Thịnh *

![]()
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành mảnh đất ba dải cù lao xứ dừa Bến Tre, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn tỏ rõ tinh thần nhập thế là gắn bó giữa “đạo và đời”. Truyền thống cao đẹp ấy càng được thể hiện rõ nét, sinh động với những thành quả qua vai trò thực hiện có hiệu quả của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre; tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng được thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong Hiến pháp và Pháp lệnh Tín ngưỡng - Tôn giáo và hiện nay là Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được thi hành vào tháng 01 năm 2018. Tiếp nối truyền thống đoàn kết, yêu nước, hòa hợp trên con đường phát triển cùng dân tộc của Phật giáo tại Bến Tre, hoạt động tôn giáo được lồng ghép hài hòa với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQVN phát động như: gắn liền Hoằng pháp, văn hóa, hướng dẫn Phật tử, nghi lễ Phật giáo với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị; gắn liền công tác từ thiện xã hội với cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội, bước đầu đạt được nhiều thành quả nhất định.
Hoạt động lồng ghép giữa hoằng pháp – từ thiện của GHPGVN tại Bến Tre luôn huy động các nguồn lực tham gia hoạt động an sinh xã hội để góp phần xoa dịu nỗi đau cho người dân. Việc đa dạng hóa các nguồn lực hỗ trợ, tổ chức kết nối cho người lao động tham gia các dự án phát triển cộng đồng, đặc biệt là dự án hỗ trợ công nhân
--------------------------------------------------------
- Thư ký Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bến Tre.
lao động. Biện pháp vận động, tìm các nguồn hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân cho người lao động. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên công đoàn trong doanh nghiệp, hướng dẫn các công đoàn cơ sở xây dựng, ký kết, bổ sung thỏa ước lao động tập thể với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, tham gia tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp. Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vướng mắc khó khăn của người lao động. Tổ chức, kết nối các hoạt động văn hóa, thể thao. Động viên, quan tâm, giúp đỡ công nhân lao động gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp biến cố trong cuộc sống; trợ giúp người lao động khơi dậy tiềm năng bản thân người lao động cố gắng vươn lên trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Riêng về lĩnh vực từ thiện xã hội, trong 5 năm qua, Tỉnh hội đã thực hiện khối lượng từ thiện quy ra tiền hơn 160 tỷ đồng như: xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, xóa cầu khỉ, xây dựng giao thông nông thôn…những hoạt động này ngoài giá trị về vật chất còn tạo ra nhiều giá trị tinh thần giúp người dân tăng thêm chỉ số hạnh phúc như được bình an, niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Có thể được gọi là “an sinh tinh thần” do hoạt động hoằng pháp mang lại.
Báo cáo Đại Hội Đại Biểu nhiệm kỳ VI (2017-2022) của Tỉnh hội Phật giáo Bến Tre đã cho thấy nổi bật lên những thành tích trong công tác từ thiện xã hội từ năm 2012 đến 2017 như sau: “Tỉnh hội Phật giáo đã tích cực vận động Tăng Ni Phật tử tham gia công tác từ thiện tại địa phương, tham gia vào Hội Chữ Thập Đỏ các cấp, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và trẻ em mồ côi, Hội bảo trợ nạn nhân bị chất độc Dioxin”. [4]
Tỉnh hội đã thành lập được hội bảo trợ bệnh nhân nghèo đã giúp đỡ được hàng trăm ca mổ tim cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, giúp mổ mắt đục thủy tinh thể cho hàng ngàn bà con lâm bệnh có hoàn cảnh khó khăn... Tổ chức nhiều chuyến cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt, cứu trợ các vùng đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk mỗi năm hơn 3000 phần quà, cho những gia đình chính sách và neo đơn, đỡ đầu cho các học sinh nghèo hiếu học, tặng 5 nhà tình nghĩa, 35 nhà tình thương, thăm và tặng quà cho Hội Người khiếm thị tại các huyện như: Châu
Thành, huyện Ba Tri, huyện Bình Đại... Trên tinh thần đó, những chương trình từ thiện của các huyện đã cấp học bổng cho gần 400 trẻ em nghèo hiếu học trong tỉnh; Hằng năm thăm và tặng hơn 6.000 phần quà gồm: Gạo, mì, đường, bột ngọt, muối, áo quần, mùng mền, thuốc men…và tiền mặt cho chương trình từ thiện trị giá mỗi phần từ 200.000 đ đến 500.000đ...; Phát cháo cho những bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu và Bệnh viện Y học dân tộc Trần Văn An mỗi tuần 2 ngày”.
Đến năm 2017, bước qua nhiệm kỳ VI, theo Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2017 và chương trình hoạt động Phật sự của Ban Từ thiện Phật giáo Bến Tre năm 2018, Tỉnh hội đã xây dựng trên 20 công trình giao thông nông thôn; 30 căn nhà tình thương, tình nghĩa; 2000 phần quà cứu đồng bào lũ lụt miền Trung; 2500 quà Tết vì người nghèo…
Hoạt động hoằng pháp của GHPGVN tại Bến Tre nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, tiếp tục phát huy tinh thần từ bi, tương thân tương ái của người con Phật, trong thời gian qua Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre đều phối hợp với các sở, ngành đoàn thể trong tỉnh tổ chức chương trình tiếp sức mùa thi dành cho những các em thí sinh gặp khó khăn mỗi dịp thi Đại học và Cao đẳng hàng năm. Với phương châm đem lại niềm tin và hy vọng cho từng sĩ tử không phân biệt các em thí sinh có hoàn cảnh như thế nào, chỉ với ước mong được chia sẻ về tinh thần tự tin vững chãi trong kỳ thi và chia sẻ phần nào về vật chất thông qua hành động thiết thực bằng những hộp cơm nghĩa tình, hỗ trợ chỗ ngủ, phương tiện đi lại, chăm sóc y tế… trong thời gian qua được Tăng, Ni và các Tín đồ Phật giáo ủng hộ, phát tâm mạnh mẽ.
Nổi bật hơn nữa là trong năm 2016, Đại đức Thích Trí Huệ đã vận động bà con Phật tử mua hơn 5000 mét vuông đất thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành để thành lập Phòng Khám bệnh Y học dân tộc không thu phí tại chùa Tân Khánh. Phòng khám đã kết hợp với Hội Đông Y tỉnh, quy tụ được nhiều y Bác sĩ giỏi tham gia điều trị và bốc thuốc cho bà con, mỗi tháng có hơn 500 bệnh nhân về điều trị như châm cứu, bấm huyệt, phục hồi chức năng sau tai biến…. đến nay vẫn duy trì và hoạt động tốt. Ngoài ra, còn có chùa Vạn Đức thuộc huyện Bình Đại là cơ sở nuôi trẻ mồ côi với tên gọi Mái Ấm
Đức Quang thuộc xã Long Hòa do Đại đức Thích Lệ Hiếu chủ nhiệm đã nuôi dưỡng hơn 150 trẻ mồ côi, chùa Phật Minh thuộc ấp 3, xã Giao Hòa do Sư cô Ngộ Mai chủ nhiệm nuôi dưỡng hơn 80 trẻ em mồ côi, chùa Hưng Phước, thuộc xã Châu Hưng nuôi dạy 50 trẻ em mồ côi. Nơi đây các em được tạo điều kiện về nuôi dưỡng, giáo dục và y tế rất tốt.
Giáo dục lòng từ bi như Phóng sanh đúng cách là việc làm góp phần bảo vệ môi trường môi sinh đó là thông điệp từ chương trình “Phóng sanh vì môi trường” do Phật giáo tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Hội Thủy sản tỉnh Bến Tre thực hiện vào những năm qua tại xã Thành Thới B huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre với mỗi lần gồm nhiều tấn cá các loại. Hoạt động này kết hợp chặt chẽ cùng với Hội Thủy sản và địa phương sở tại từ khâu chọn con giống phù hợp với môi trường nước, kiểm tra sức khỏe cá… trước khi phóng sanh vào môi trường sống mới. Qua đó, giúp các loài không làm hại lẫn nhau, gây ảnh hưởng môi trường; đồng thời tuyên truyền đến bà con trong khu vực không đánh bắt trong vòng một tuần từ khi phóng sanh. Điều đó thể hiện đúng tinh thần bình đẳng- từ bi của Phật giáo giúp cân bằng hệ sinh thái.
Thông qua các hoạt động từ thiện - xã hội, những hoạt động hoằng pháp của các Tăng, Ni được truyền tải giáo lý của Đức Phật đến các Phật tử như giáo dục lòng từ bi, tình yêu đồng bào, giúp đỡ những người yếu thế, ý thức trách nhiệm với xã hội…Các chùa đã vận động đồng bào Phật tử đóng góp tập, viết để giúp đỡ học sinh con em dân tộc gặp khó khăn; đóng góp ngày công lao động sửa chữa đường nông thôn; quan tâm đến đời sống của đồng bào Phật tử, nhất là khi một số gia đình gặp khó khăn do thiên tai. Các nhà sư còn tích cực vận động đồng bào Phật tử tham gia các phong trào ích nước lợi dân, quỹ Từ thiện - Xã hội, ngày vì người nghèo, phong trào kinh tế - xã hội do Ban Trị sự, chính quyền, Mặt trận địa phương phát động, tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xóa dần những tập tục, nghi lễ lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi…
Theo số liệu khảo sát 300 Phật tử sinh sống và sinh hoạt tại các đạo tràng ở Bến Tre hiện nay thì kết quả thu được cho thấy: (1)
-
- Có 31% (93 ý kiến) cho rằng hiệu quả của hoạt động an sinh xã
hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bến Tre là rất tốt.
-
- 36% (108 ý kiến) cho rằng là tốt.
- Tuy nhiên, có tới 16% (48 ý kiến) cho rằng hiệu quả là không tốt. (Xem sơ đồ 1)
Tuy nhiên cần phát huy hơn nữa về phương diện tiếp cận hoằng pháp cho người nhập cư, người nghèo, vùng bị ô nhiễm môi trường nặng nề, người già lang thang, cơ nhỡ, người khuyết tật, trẻ em vô gia cư, người dân trong các khu vực bị thiên tai, bệnh dịch tàn phá, người mắc bệnh hiểm nghèo… Những hoạt động đó không chỉ hỗ trợ vật chất mà còn bằng tinh thần để giúp họ thân yên ổn và tâm an lạc trước những điều bất hạnh chẳng may ập đến. Thông qua các hoạt động tham vấn, tâm tình, trao đổi, vận dụng khéo léo giáo lý đạo Phật của tăng Ni, Phật tử chắc chắn sẽ giúp họ xả bỏ bớt những lo lắng, đau buồn và thêm nguồn vui sống để vươn lên…Đó là hệ thống các trường tình thương, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và người neo đơn, phòng khám từ thiện, những văn phòng tư vấn tâm lý của Phật giáo... Những cơ sở xã hội này, thông qua việc tổ chức mang tính hệ thống và giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ duy trì được hoạt động lâu dài, hiệu quả và được hỗ trợ khi gặp khó khăn, được trao đổi và học tập kinh nghiệm, tham gia tập huấn kỹ năng.
Tăng, Ni, Phật tử tại Bến Tre được cọ xát với thực tế, trăn trở với cái trăn trở của đất nước, cảm thông cái bức xúc của xã hội, để rồi đồng thuận với các tầng lớp nhân dân chung vai gánh vác, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát huy tinh thần hòa hợp đoàn kết giáo lương cùng lý tưởng vô ngã vị tha, từ bi, hỷ xả của giáo lý Đức Phật, hình thành đạo đức Phật giáo hài hòa trong đạo đức dân tộc và sống “tốt đạo, đẹp đời”, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc; hoằng pháp là hoằng truyền chánh pháp biết ứng dụng lời dạy của Phật “Không làm các điều ác, nên làm các việc lành”, “Phụng sự chúng sanh cũng là cúng dường Chư Phật” việc kết hợp hoằng pháp với từ thiện xã hội thông qua thực tiễn, Tăng, Ni, Phật tử tại Bến Tre đã góp phần nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân trong vùng.
Có thể nói, trên cả hai phương diện, vật chất và tinh thần đều
được hoạt động hoằng pháp Phật giáo hướng tới, song, cứu cánh cuối cùng vẫn là Pháp thí và Vô úy thí, còn gọi là an-sinh-tinh-thần. Các hoạt động này một mặt, góp phần tích cực khơi dậy lòng trắc ẩn, tình yêu thương, vì cộng đồng của mỗi cá nhân trong tâm thức mỗi con người Việt; kết nối được nhiều nguồn lực hỗ trợ, phục vụ cho cộng đồng, góp phần chung tay cùng Đảng và Nhà nước giải quyết những vấn đề an sinh xã hội và ngăn ngừa tệ nạn xã hội; mặt khác, giúp cho mỗi cá nhân có thể làm chủ được hành vi của họ để hướng đến chân, thiện, mĩ và an lạc, tự tại.
--------------------------------------------------------------------------------
Tài Liệu tham khảo:
-
-
- Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia.
- Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2012), An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
- aNguyễn Văn Chiểu (2014), Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Tư liệu văn kiện Kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh Bến Tre VI (2012-2017).
- Tư liệu Báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự của BTSGHPGVN tỉnh Bến Tre, năm 2017, 2018.
(Endnotes)
1. Tư liệu khảo sát XHH, 2018