BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
HT. Thích Chơn Không *
- Dẫn nhập:
Trong nhiều thập niên qua, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường đã và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tinh thần, sức khỏe con người và những gì đang hiện hữu trên hành tinh này. Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường sinh thái bị ô nhiễm, xã hội bất an với nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v… Bất chấp những lời kêu gọi của giới hữu trách về bảo vệ môi trường, về tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng. Do đó, mọi người chúng ta cần phải nỗ lực đấu tranh, góp tiếng nói và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường. Nhân đây, tôi xin phép được đóng góp vài ý kiến với đề tài: “Bảo vệ môi trường giáo dục– Nâng cao chất lượng cuộc sống” qua các phần trình bày như sau:
- Khái niệm môi trường:
Môi trường là gì? Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta, nó rất thân thiện, nhưng cũng rất khắc nghiệt với chúng ta. Môi trường, có rất nhiều lĩnh vực, nhưng không ngoài 3 loại môi trường sau đây:
-
- trường tự nhiên, bao gồm: không khí, ánh sáng, thời tiết, đất đai, sông ngòi, động vật, thực vật, khoáng vật…
- trường nhân tạo là những công trình lớn nhỏ do con người làm ra, như: nhà cửa, đường phố, xe cộ, xí nghiệp, sân bay, bến tàu, giàn khoan, thủy điện…
--------------------------------------------------------
* Phó Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN.
-
- trường xã hội tức là các sinh hoạt trong cộng đồng như: văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, giao thông, vận tải, v.v… Nếu xã hội được bình an ổn định, đạo đức lành mạnh là tốt, nếu xã hội bất an, đầy dẫy những tội phạm hình sự, hành xử thô bạo, ăn chơi sa đọa, v,v...là xấu.
Tất cả các vấn đề nêu trên, đều gọi là môi trường, nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong đó môi trường giáo dục được xem là quan trọng bậc nhất.
- Thực trạng các môi trường:
Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết đếnchất lượng cuộc sống của chúng ta, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tình cảm, sức khỏe, kinh tế và sự nghiệp của mỗi người.
Ví dụ: Nguồn nước chúng ta đang sử dụng, từ thành thị đến thôn quê đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải độc hại từ các nhà máy sản xuất, các trại chăn nuôi, từ các cơ sở kinh doanh dẫn khiến đến cá chết hàng loạt. Đặc biệt nghiêm trọng như: vụ Formosa xả thải dọc bờ biển từ Hà Tĩnh kéo dài đến Thừa Thiên Huế gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam vào năm 2016, công ty bột ngọt Vedan ở Bà Rịa - Vũng Tàu xả thải xuống sông Thị Vãi, và còn rất nhiều vụ xã thãi vô trách nhiệm gây cá chết hàng loạt, hủy hoại hệ sinh thái dưới mặt nước; kênh rạch ở nhiều tỉnh thành cũng bị chung cảnh ngộ; chai nhựa, túi nylon, rác rưới quăng ném bừa bãi, như: vứt nơi công cộng, đường phố, cống rãnh và kênh rạch.
Trên đường phố, nhiều xe nẹt pô inh ỏi, xả khói mịt mù, nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng dẫn đến nhiều bệnh tật về hô hấp, đe đọa sức khỏe của con người.
Ở nông thôn, do lòng tham lam thúc giục, khá nhiều nông dân lợi dụng phân bón, thuốc tăng trưởng và thuốc trừ sâu khiến rau củ hoa trái bị nhiễm độc nặng nề, hoặc thu hoạch quá sớm khi chất độc còn tồn đọng vượt mức quy định trong các nông sản, người tiêu dùng bị nhiễm độc; nặng thì nôn mửa nhức đầu chóng mặt phải nhập viện cấp cứu, nhẹ thì độc tố tích tụ một thời gian dài mới kết thành bệnh, như bệnh: suy giảm chức năng gan thận, rối loạn hệ thần kinh, tổn hại đến hệ di truyền, thay đổi nội tiết hoặc ảnh hưởng hệ thống miễn dịch của cơ thể; gây ra các bệnh: ung thư, dị ứng, tiểu đường, tim mạch, tâm thần, v.v...
Về môi trường xã hội, trong những thập niên gần đây, do ảnh
hưởng phim ảnh: bạo lực, ăn chơi sa đọa, tư tưởng thực dụng, chủ nghĩa cá nhân; một số bộ phận trong nhân dân, đã hình thành lối sống vị kỷ, vô nhân tính, thiếu tình người, gây ra nhiều vụ: bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực nhà trẻ, bạo lực đường phố và khá nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng đã xảy ra từ giới trẻ! Tình trạng này không riêng ở Việt Nam mà đã và đang xảy ra rất nhiều nơi trên thế giới!
Nhận định về vấn nạn bạo lực học đường, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore cho biết: “Giáo dục là chìa khóa để rèn luyện nhân cách, hóa giải các xung đột, xây dựng xã hội hòa bình ổn định. Tuy nhiên, đối với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới ngày nay, chính trường học lại là nơi không an toàn!”
Mỗi ngày, học sinh đối mặt với nhiều mối đe dọa, bao gồm như: bị đám đông uy hiếp, tấn công, đấm đá, hoặc bị ép tham gia các băng nhóm, hoặc bị bắt nạt cả trực tiếp lẫn trên mạng Internet, quấy rối tình dục và bạo lực có vũ khí. Về ngắn hạn, bạo lực ảnh hưởng đến việc học tập của các em, về lâu dài bạo lực có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu và thậm chí tự sát.
Theo UNICEF, để giảm thiểu các vấn nạn này, các biện pháp an ninh trong trường học cần được tăng cường. Nhà trường cần nghiên cứu và mở chương trình chống bạo lực học đường.
Tại Hàn Quốc, chính phủ đã tăng cường lắp đặt khoảng 18.000 camera trong các trường học quanh Seoul và tăng số nhân viên an ninh trong trường học để giám sát.
Các thành viên trong cộng đồng, cùng cha mẹ và giáo viên nên chia sẻ với học sinh về bạo lực và hậu quả của nó để giúp các em có đủ nhận thức trước vấn nạn nguy hiểm này. Giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh rằng, họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hình thức bắt nạt nào, còn cha mẹ thì cần hợp tác với nhà trường để phản ứng với hành vi bắt nạt.
Trong kinh Pháp cú, Phẩm Song Yếu, Đức Phật có dạy rằng:
- Tâm dẫn đầu mọi pháp, Tâm chủ, tâm tạo tác; Nếu nói hay hành động, Với tâm tư ô nhiễm, Khổ não bước theo ta, Như xe theo vật kéo.”
(Pháp cú 1, dịch giả TK Thích Minh Châu)
- “Tâm dẫn đầu mọi pháp, Tâm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hay hành động, Với tâm tư thanh tịnh, Hạnh phúc sẽ theo ta, Như bóng không rời hình.”
(Pháp cú 2, dịch giả TK Thích Minh Châu)
Qua lời dạy của Đức Phật, chúng ta thấy rõ yếu tố tâm là then chốt, cho nên giáo dục đạo đức con người phải bắt đầu giáo dục từ nhận thức hiểu biết, hiểu biết đúng thì nói năng hay hành động đều đúng, ngược lại là sai. Trong đó nhận thức về: nhân quả tội phước, nghiệp báo thiện ác là căn bản, để mọi người suy xét kỹ càng trước khi hành động. Trong sách Bài học ngàn vàng của HT. Thích Thiện Hoa có câu danh ngôn rằng:
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó”,
hoặc là:
“Hoa thơm nhờ nhụy, người có giá trị là nhờ đạo đức”
Từ những vấn đề trình bày nêu trên, chúng ta thấy rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến: tâm lý, tình cảm, sức khỏe, đời sống của con người, không riêng của người dân Việt Nam, mà của cả nhân loại trên thế giới. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của đất nước chúng ta? Và mỗi chúng ta phải làm gì khi hành tinh đang nóng dần lên, mực nước cũng dâng lên từng ngày, thời tiết biến đổi bất thường?
- Đề xuất một số giải pháp
Để hạn chế tối đa các nguy hại về các loại môi trường, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
-
- cơ quan kiểm lâm và người dân hãy tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ rừng, kiên quyết xử lý nạn phá rừng và nên trồng thêm rừng.
- cơ quan chức năng nên đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các nhà máy, các xí nghiệp, các cơ sởsản xuất xả thải và khí thải chưa qua xử lý.
-
- ỗi công dân phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt túi nylon và các loại rác xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh rạch.
- ạn chế sử dụng túi nylon, cần thiết phải dùng đến thì nên dùng loại túi nylon sinh học tự phân hủy, hoặc túi giấy, túi vải,… và
nên cất giữ để sử dụng nhiều lần.
-
- cơ quan an ninh mạng nên tìm cách phong tỏa các trang web phim ảnh bạo lực, ăn chơi trụy lạc.
- chức khảo sát học sinh định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bạo lực trong lớp, như đặt câu hỏi: có biết ai bị bắt nạt không?. Giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám thị sẽ dựa theo câu trả lời để xử lý vụ việc một cách phù hợp với các cá nhân có liên quan.
-
- ề phía đồng bào Phật tử liên quan đến việc đốt vàng mã, tôi xin trình bày và góp ý như sau: Việc đốt vàng mã là một tập tục đã có lâu đời trong dân gian, xét về mặt tích cực thì đây là một hình thức bày tỏ sự quan tâm và thương tiếc của thân nhân dành cho người quá cố, nếu quý vị nào có lòng muốn duy trì thì sự duy trì phải có chọn lọc, đốt vàng mã với ý nghĩa tiêu biểu! Như đốt tượng trưng khoảng 10 lá vàng bạc với tấm lòng thành là đủ, không cần phải đốt nhiều, không đốt lai rai như trong phim điện ảnh và tuyệt đối không đốt trong nhà kho xe cộ, quần áo, không rải vàng mã khi đưa đám,...Về việc thắp hương, thắp đèn, thắp nến, cũng nên hạn chế tối đa góp phần bảo vệ môi trường không khí trong lành và cẩn thận đề phòng hỏa hoạn.
-
- cùng, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin truyền thông để giáo dục về việc bảo vệ môi trường trong toàn xã hội, tạo ra sự chuyển biến tích cực và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt Luật bảo vệ môi trường.
- Kết luận:
Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng, sông suối, núi rừng, nhà cửa, vườn tược, gia đình, xã hội
v.v… chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ sự cuồng nộ của thiên nhiên, sự biến đổi bất thường của thời tiết và khí hậu.
Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho đất nước chúng ta mà cả nhân loại trên thế giới bị thiệt hại về: kinh tế, văn hóa, xã hội, mà còn gây ra nhiều bệnh tật nan y cho con người. Thế nên, vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, việc bảo vệ môi trường giáo dục là quan trọng hơn cả, vì học sinh, sinh viên chính là mầm non của Đạo pháp, là tương lai của dân tộc./.