ỨNG DỤNG LỜI PHẬT DẠY TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN XUNG ĐỘT GIỮA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
HT. Thích Trí Thắng *
Hôm nay, tôi hân hạnh được Ban Tổ chức mời tham dự Hội thảo và viết tham luận mà chủ đề do Ban Tổ chức gợi ý: “Ứng dụng lời Phật dạy trong việc giải quyết các mâu thuẫn xung đột giữa cá nhân, gia đình và xã hội”.
Qua tinh thần này, tôi xin đóng góp một số thiển ý vì sự nghiệp Hoằng pháp đối với thực tế và cần có nhu cầu hiện nay.
Như chúng ta đã biết, mục đích của đức Phật xuất hiện ra đời là khai thị cho chúng sanh nói chung, nhân loại nói riêng: Ngộ, Nhập, Phật tri kiến và bình đẳng tầng lớp giai cấp ở Ấn Độ thời bây giờ. Cái việc lớn là mở bày chỉ cho chúng sanh thấy biết được nơi chính mình có Phật tánh để rồi tự chuyển hóa đạt liễu ngộ được Phật tánh đó. Thành tựu được như thế là đã giải quyết rốt ráo vấn đề sanh tử - Như đức Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Và như vậy thì cộng đồng xã hội là cảnh tịnh độ tại trần gian. Làm gì có việc mâu thuẫn xung đột giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể , với cộng đồng, gia đình và xã hội.
Qua đó, và muốn được như thế thì vai trò trách nhiệm của vị giảng sư hôm nay không nhỏ.
Vị giảng sư hôm nay đừng tự trói mình trong thời đại công nghệ
4.0 mà có nhiều ý tưởng không mấy thuận lợi trong việc truyền đạt, diễn giảng chân lý của Đức Thế Tôn chỉ trong việc để thành tựu sự an lạc nội tại đối với thính chúng khi họ nắm bắt được Pháp để hành
--------------------------------------------------------
* Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự
GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi.
KỶ YẾU - HỘI THẢO KHOA HỌC HOẰNG PHÁP HẢI NGOẠI
259
trì. Cái điều cần và có nhu cầu của các thành phần, các tầng lớp trong cuộc sống của thời đại khoa học công nghệ cao 4.0 mà họ muốn là như vậy, họ muốn thực sự an lạc, vì họ đã quá chán ngán cho cuộc đua tranh xô bồ hướng ngoại.
Họ chỉ muốn sao cái năng lượng nội tại của vị giảng sư khi bước lên giảng đường đã tự mang đến cho họ một sự nhẹ nhàng, thánh thiện và an lạc giải thoát.
Vị giảng sư là vị “Phật” tại trần gian. Chư vị giảng sư đều nên tự thấy trách nhiệm của mình là như vậy, để tự khắc kỷ, để tự trang nghiêm tự thân; Tam nghiệp thân- khẩu - ý đều có tỏa ra năng lượng để chiêu cảm và mang đến niềm an lạc cho đạo tràng thính chúng. Chính điều này mà sự nghiệp hoằng pháp thành tựu rất lớn, nói ít mà thính chúng cảm nhận liễu đạt nhiều, mang lại sự an lạc sâu thẳm cho tất cả thính chúng trong đạo tràng. Cái cần và cái thực sự có nhu cầu của hàng thính chúng cũng như của ngành Hoằng Pháp hôm nay là như vậy.
Vị giảng sư nói riêng và ngành Hoằng pháp nói chung, khi đã an tọa nơi Pháp tòa giảng đường phải có cái nhìn tổng quan về thính chúng; Phải quan sát và có cái cảm nhận về thính chúng để biết họ cần gì, muốn gì, có nhu cầu về nội dung của thời pháp hôm nay ra sao, để giảng những nội dung cần giảng, thiết thân, thực tế trong cuộc sống hàng ngày đối với bản thân và gia đình của mỗi thính chúng.
Nhất là việc hành trì tu tập. Hướng dẫn phương pháp thực hành của một pháp môn, để có sự chuyển biến về tâm lý, về cuộc sống an lạc trong gia đình; thực tế cuộc sống này là một nhu cầu rất cần thiết của hệ thống giảng sư chúng ta và sự thành đạt trong công tác Hoằng pháp mà Đức Thế Tôn chúng ta mong muốn trong việc hoằng dương chánh pháp của Ngài.
Vì sự nghiệp Hoằng pháp, xin được chia sẻ một số thiển ý, ngưỡng mong Quý Ngài hoan hỷ. Kính chúc hội thảo thành công viên mãn.
NAM MÔ THƯỜNG HOAN HỶ BỒ TÁT MA HA TÁT.