TRANG BỊ KỸ NĂNG HOẰNG PHÁP CHO TĂNG NI SINH HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ
ĐĐ.TS. Thích Hương Yên *
Sau khi thành lập Tăng đoàn tại Banares, đức Phật đã nhấn mạnh đến vai trò của hoằng pháp, đó là sứ mệnh thiêng liêng nhất mà mỗi người học Phật phải gánh vác “Này các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp. Này các Tỳ kheo, chánh pháp hoàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh... Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi về hướng Uruvela ở Sanànigàma để hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ”1. Để thấy được sứ mệnh thiêng liêng này, thiết nghĩ phải điểm qua mẫu người hoằng pháp trong Nikàya, cũng như những kỹ năng cần trang bị cho việc hoằng pháp và cuối cùng trang bị những gì cho thế hệ kế tiếp thực hiện sứ mệnh này.
- Hình ảnh người hoằng pháp trong kinh Trung bộ
Trong kinh tạng Nikāya, đức Phật dạy người hoằng pháp cho hội chúng với văn cú viên dung làm tỏa sáng cả khu rừng như bài Đại kinh sừng bò Ngài dạy: “Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và giữ gìn kỹ, được lập lại lớn
--------------------------------------------------------
* Tổng Thư ký Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả Sāriputta hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”.
Ngài còn chỉ ra, Tôn giả Ananda là người thành tựu các phẩm chất của một nhà hoằng pháp “Ananda là bậc đa văn, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng, với văn cú viên dung lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả, Sāriputta hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.”2
Hình ảnh người hoằng pháp đó được du sĩ ngoại đạo Jambukhà- daka nêu lên và được Tôn giả Sàriputta trả lời về những vị thuyết thuận pháp ở đời: “Thưa Hiền giả, những ai là những vị thuyết thuận pháp ở đời? Những ai là những vị khéo thực hành ở đời? Những ai là những vị khéo đến ở đời? Tôn giả Sāriputta “Này Hiền giả, những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, những ai thuyết pháp để đoạn tận sân, những ai thuyết pháp để đoạn tận si; những vị ấy là những vị thuyết thuận pháp ở đời. Và, này Hiền giả, những ai thực hành đoạn tận tham, thực hành đoạn tận sân, thực hành đoạn tận si; những vị ấy là những vị khéo thực hành ở đời. Những ai đoạn tận tham, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những ai đoạn tận sân, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những ai đoạn tận si, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những vị ấy là những vị khéo đến ở đời.”3
Như vậy, hình ảnh của người hoằng pháp phải là người đã đoạn tận được tham, sân, si. Người đã khéo thực hành pháp, đã diệt tận gốc rễ của tham ái đã diệt vĩnh viễn mọi sanh y. Như vậy mẫu người hoằng pháp là mẫu người mô phạm, chứng quả và am hiểu sâu sắc về chân lý. Tất cả các truyền thống Phật giáo, chúng ta đều thấy lời dạy tha thiết cho việc hoằng truyền chánh pháp “Hãy tu hành một pháp, hãy truyền
bá rộng rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn.”4
Hình ảnh của người hoằng pháp phải là người khéo thuyết, là người đem lại phước đức cho nhiều người như đức Phật nhấn mạnh “Ai khuyến khích chấp nhận một pháp luật được khéo thuyết, thời người khuyến khích và người được khuyến khích như vậy tuân hành, tất cả đều đem lại nhiều phước đức. Rõ ràng, người hoằng pháp là người khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Người có chánh kiến, người không có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa phi pháp, an trú diệu pháp. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người5.
- Kỹ năng hoằng pháp trong bài kinh Thiện Pháp
Để hoàn tất nhiệm vụ thiêng liêng như Đức Thế Tôn đã đặt ra, mỗi Tỷ kheo phải trang bị cho mình bảy pháp như lời dạy được ghi trong Trung A Hàm để có thể phất lên ngọn cờ của giải thoát mọi khổ đau. Đức Phật dạy “Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận. Bảy pháp đó là gì? Đó là biết pháp, biết nghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội và biết sự hơn kém của người.”
-
- Biết pháp:
Tỷ kheo biết pháp phải thông rành thập nhị bộ chân kinh như chính lời Đức Phật dạy: “Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết pháp? Nghĩa là Tỳ-kheo biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa. Ấy là Tỳ-kheo biết pháp. Nếu Tỳ-kheo không biết pháp, tức không biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa. Tỳ-kheo như vầy là không biết pháp. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ pháp, đó là biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên,
soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ pháp.
-
- Biết nghĩa:
Để làm chủ được sứ mệnh thiêng liêng của hoằng pháp, mỗi Tỷ kheo ngoài việc biết rõ về giáo lý thì việc nắm rõ nghĩa lý hết sức quan trọng. Thế Tôn đề cập về biết nghĩa như sau “Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết nghĩa? Nghĩa là Tỳ-kheo biết nghĩa của giáo thuyết này hay giáo thuyết kia, biết điều này có nghĩa như thế kia, biết điều kia có nghĩa như thế này. Đó là Tỳ-kheo biết nghĩa. Nếu Tỳ-kheo không biết nghĩa tức là Tỳ-kheo không biết nghĩa của giáo thuyết này hay giáo thuyết kia; không biết điều này có nghĩa như thế kia, điều kia có nghĩa như thế này. Tỳ-kheo như vậy là không biết nghĩa. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ nghĩa, đó là biết nghĩa của giáo thuyết này hay giáo thuyết kia, biết điều này có nghĩa như thế kia, biết điều kia có nghĩa như thế này. Đó là Tỳ-kheo khéo biết rõ nghĩa”.
-
- Biết thời:
Khi đã thông rõ được pháp, thông rõ được nghĩa lý việc biết thời là yêu cầu cần thiết để hoàn tất phần tự độ. Biết thời là biết mình nên chọn tu pháp môn gì để nuôi dưỡng giải thoát tâm. “Thế nào gọi là Tỳ- kheo biết thời? Đó là Tỳ-kheo biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Ấy là Tỳ-kheo biết thời. Nếu có Tỳ-kheo không biết thời tức là không biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Tỳ-kheo như vậy là không biết thời. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ thời, đó là biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ thời.”
-
- Biết tiết độ:
Như chính lời dạy trong Nikaya, Đức Phật nhấn mạnh đến việc tiết độ về ăn uống, ngủ nghỉ. Vì đó là những chướng đạo pháp. Riêng bài kinh này, Đức Phật còn dạy các Tỷ kheo phải biết tiết độ cả sự nói năng “Thế nào là Tỳ-kheo biết tiết độ? Đó là Tỳ-kheo biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Ấy là Tỳ-kheo biết tiết độ. Nếu có Tỳ- kheo không biết tiết độ tức là Tỳ-kheo không biết tiết độ trong việc
ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, đại tiểu tiện, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Tỳ-kheo như vậy là không biết tiết độ. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ sự tiết độ, đó là biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ sự tiết độ”.
-
- Biết mình:
Tỷ kheo biết mình là đã thông rõ về Pháp, về nghĩa và về tu chứng của bản thân. “Thế nào là Tỳ-kheo biết mình? Tỳ-kheo tự biết mình có mức độ ấy tín, giới, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là biết mình. Nếu có Tỳ-kheo không biết mình tức là không tự biết mình có mức độ ấy tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là không biết mình. Nếu có Tỳ-kheo khéo tự biết rõ mình, đó là biết mình có mức độ ấy tín, giới thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ- kheo như vậy là khéo biết rõ mình”.
-
- Biết hội chúng:
Để thành công trong việc hoằng pháp việc biết hội chúng rất quan trọng, đó là góp phần lớn trong việc hoàn thiện mục tiêu hoằng pháp độ sanh. “Thế nào là Tỳ-kheo biết chúng hội? Tỳ-kheo biết đây là chúng hội Sát-lợi, đây là Phạm chí, đây là chúng hội Cư sĩ, đây là chúng hội Sa-môn. Ở nơi các chúng hội ấy, ta nên đi như vậy, đứng như vậy, ngồi như vậy, nói như vậy, im lặng như vậy. Ấy là Tỳ-kheo biết chúng hội. Nếu có Tỳ-kheo không biết chúng hội tức là không biết đây là chúng hội Sát-lợi, đây là chúng hội Phạm chí, đây là chúng hội Cư sĩ, đây là chúng hội Sa-môn. Ở nơi các chúng hội ấy, ta nên đi như vậy, đứng như vậy, ngồi như vậy, nói như vậy, im lặng như vậy. Tỳ-kheo như vậy là không biết chúng hội. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ chúng hội, đó là biết đây là chúng hội Sát-lợi, đây là Phạm chí, đây là chúng hội Cư sĩ, đây là chúng hội Sa-môn. Ở nơi các chúng hội ấy, ta nên đi như vậy, đứng như vậy, ngồi như vậy, nói như vậy, im lặng như vậy. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ chúng hội”.
Đức Phật nêu lên nhiều loại hội chúng mà mỗi người hoằng pháp cần phải biết như hội chúng nông nổi, hội chúng thâm sâu; hội chúng bất hòa và hội chúng hòa hợp; hội chúng không thù thắng và hội chúng thù thắng; hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh; hội chúng cặn bả và hội chúng tinh ba; hội chúng được huấn luyện trong
khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn và hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương; hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp và hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật; Hội chúng thuyết phi pháp và hội chúng thuyết đúng pháp6.
-
- Biết sự hơn kém của người:
Người biết sự hơn kém của người là yếu tố căn bản để người việc thành công trong việc hoằng pháp. “Thế nào là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người? Đó là Tỳ-kheo biết có hai hạng người: có tín và có bất tín, người có tín là hơn, người bất tín là kém. Người có tín lại có hai hạng: Thường đến gặp Tỳ-kheo và không thường đến gặp Tỳ-kheo. Người đến gặp thấy Tỳ-kheo là hơn, người không thường đến gặp Tỳ- kheo là kém. Người thường đến gặp Tỳ-kheo lại có hai hạng: có lễ kính và không lễ kính. Người có lễ kính là hơn; người không lễ kính là kém. Người có lễ kính lại có hai hạng: có hỏi kinh và không hỏi kinh. Người có hỏi kinh là hơn, người không hỏi kinh là kém. Người có hỏi kinh lại có hai hạng: nhất tâm nghe kinh và không nhất tâm nghe kinh. Người nhất tâm nghe kinh là hơn, người không nhất tâm nghe kinh là kém. Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém. Người nghe rồi thọ trì pháp lại có hai hạng: nghe pháp có quán sát nghĩa và nghe pháp không quán sát nghĩa. Người nghe pháp có quán sát nghĩa là hơn, người nghe pháp không quán sát nghĩa là kém. Hạng nghe pháp quán sát nghĩa lại có hai hạng: biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp; và hạng không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp và thực hành đúng như pháp. Người biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp là hơn; người không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp, không thực hành đúng như pháp là thấp kém. Hạng biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành như pháp lại có hai hạng: Tự làm ích lợi cho mình và cũng làm ích lợi cho người khác, làm ích lợi cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người; và hạng không tự làm lợi ích cho mình và cũng không làm lợi ích cho người, không xót
thương thế gian không cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người. Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn và khoái lạc cho trời người. Người ấy là bậc nhất là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu giữa mọi người khác”.
Từ bài kinh Thiện Pháp, cho thấy một yêu cầu khá khắt khe đối với một người hoằng truyền Phật pháp, người đó phải thành tựu được bảy pháp vừa nêu, phải tự thân học pháp, hành pháp, trì pháp mới đem lại lợi ích được cho số đông, cho chư thiên và loài người.
Để thực hiện được sứ mệnh hoằng pháp trong thời đại mới, thiết nghĩ phải trang bị những kỹ năng hoằng pháp cho thế hệ Tăng Ni trẻ, đặc biệt đối tượng là Tăng Ni sinh đang trên con đường hoàn thiện bản thân, và dấn thân để thực hiện sứ mệnh này. Bài viết dựa vào việc thực hiện hai chương trình hoằng pháp tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế để đưa ra những đề xuất cụ thể.
- Thực trạng của công tác hoằng pháp tại Đại học Huế, các niệm Phật đường trên địa bàn thành phố Huế và huyện Phú Vang.
Một tín hiệu đáng mừng trong thời gian gần đây là Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh TT Huế đã có sự quan tâm cần thiết đến với Tăng Ni sinh viên đang theo học tại Học viện và đặc biệt là những Tăng Ni vừa tốt nghiệp Học viện. Trong công tác hoằng pháp, Ban Trị sự các huyện đã chủ động vận động, phân bố Tăng Ni sinh viên tham gia các công tác hoằng pháp tại địa phương, khảo sát này dựa vào phiếu đánh giá tại 15 Niệm phật đường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và 7 niệm Phật đường tại huyện Phú Vang và sinh viên của 3 khóa 52, 53 và 54 tại khoa Du lịch Đại học Huế. Các phiếu điều tra chỉ ra các mặt hạn chế của giảng sư cụ thể như sau:
- Đa số các vị giảng sư thường đến trễ giờ so với giờ đã được thông báo, ít có sự trao đổi với thính chúng trước khi vào buổi giảng.
- Thính giả rất ít biết về vị giảng sư sắp được nghe, mỗi đạo tràng chỉ gặp được giảng sư thuyết giảng 1 lần trên năm.
- Ngôn ngữ diễn đạt các vị giảng sư thường khu biệt trong sách vở và sử dụng quá nhiều thuật ngữ.
- Thời gian để thuyết giảng dài và thính chúng không có thời gian để hỏi.
-
-
Ít nắm bắt được mong muốn của hội chúng. Ưu điểm:
- Rất năng động, ngôn ngữ hài hước, háo hức với công tác giảng pháp.
- Có sự gắn kết khi trở lại, và chủ động liên lạc để phụ trách các buổi giảng kế tiếp.
Về phía các vị thuyết giảng cho thấy:
-
- Họ rất hào hứng với nhiệm vụ thiêng liêng này.
-
- Nhiều bài học rút ra, và háo hức cho những buổi giảng kế tiếp.
-
- Chuẩn bị bài giảng phong phú hơn.
-
- Bớt hồi hộp, mong được sự quan tâm nhiều hơn.
Các tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo lần thứ VIII chỉ ra rằng giảng sư thuyết giảng chưa tập trung vào mục tiêu giác ngộ giải thoát; hoặc vì quan điểm cá nhân hoặc do chủ quan và tầm nhìn giới hạn đã phân tích, biện giải quá xa những vấn đề về kinh điển; nội dung các thời thuyết giảng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoằng pháp của Giáo hội. HT. Thích Bảo Nghiêm chia sẻ công tác hoằng pháp thiếu đi sự tinh chuyên, đây được xem là yếu tố cần thiết trước yêu cầu phát triển của thời đại và phát triển chung của Giáo hội. Vì thế, là nơi đào tạo Tăng Ni cho Giáo hội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế nên trang bị những kỹ năng cụ thể cho Tăng Ni sinh.
- Kỹ năng hoằng pháp cho Tăng Ni sinh viên.
Kỹ năng là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp. Như vậy, Kỹ năng hoằng pháp là việc sử dụng các hiểu biết về Phật pháp để trao truyền cho thính chúng.7
Ở cấp độ nhà trường có thể trang bị cho người hoằng pháp các yêu cầu về biết pháp, biết nghĩa, …như bài kinh Thiện Pháp đề cập. Theo thực tế giảng dạy của chương trình giảng dạy và tiếp thu thông tin từ lớp Phật pháp với sinh viên các trường Đại học Huế và từ 15 niệm Phật đường tại Thành phố Huế, 7 niệm Phật đường tại huyện
Phú Vang chỉ ra một người hoằng pháp cần phải trang bị những kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng nói trước công chúng: người thuyết pháp ngoài việc nắm rõ pháp, nắm rõ nghĩa, biết hội chúng thì yêu cầu cần phải trang bị đó là phải tự tin để nói trước công chúng. Đây là kỹ năng khá thiếu đối với các giảng sư sau khi rời ghế nhà trường.
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý: Một thực tế khá thú vị là các đối tượng là sinh viên không nhắm nhiều đến về giáo lý mà chỉ đặt nặng đến thiền và sức khỏe, về ăn chay, về trang phục Phật giáo.
- Kỹ năng về công nghệ: Trong thời đại mới, việc áp dụng các thành tựu về công nghệ để phục vụ hoằng pháp hết sức cần thiết. Từ các bảng câu hỏi dành cho sinh viên khoa Du lịch cho thấy, họ yêu cầu về bài giảng phải có kèm hình ảnh minh họa. Như lời phát biểu khai mạc hội thảo Hoằng pháp cấp khu vực miền Trung – Cao Nguyên, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nhấn mạnh: “Sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 ngày nay đã lan rộng trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến đời sống của con người trên toàn hành tinh, trong đó có Việt Nam. Phật giáo không nằm ngoài vòng xoáy chung đó, Phật giáo ngày nay, cần ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ số vào việc quản lý hành chính Giáo hội và hoằng pháp để mang lại hiệu quả cao và thiết thực. Đồng thời phù hợp chung với xu thế phát triển của đất nước và của nhân loại. Tuy nhiên việc phát triển và ứng dụng như thế nào cần có sự thảo luận, đóng góp ý kiến của các nhà Hoằng pháp”.
- Kỹ năng về mỹ thuật: Một trong những điều gây ngạc nhiên thích thú là nếu biết vận dụng hoằng pháp gắn liền với mỹ thuật, đặc biệt mỹ thuật truyền thống Phật giáo gây được nhiều ảnh hưởng tích cực đối với các đối tượng là sinh viên.
Hòa thượng Thích Giác Toàn nêu việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp thuyết giảng vẫn là điều cần thiết để mang lại thành công cho việc thuyết giảng. Trên hết, vị giảng sư cần luôn luôn nhớ rằng một trong những yếu tố mang lại thành công cho việc hoằng pháp là giành được sự tin tưởng của thính chúng8.
Vẫn biết để thành tựu là một nhà hoằng pháp ngoài phải đầy đủ các đức tánh như đã được nêu thì việc trang bị các kỹ năng là điều căn bản để dễ dàng dấn thân cho sự nghiệp cam go này. Khi vị Tỷ kheo
thành tựu là một nhà thuyết pháp chính là phẩm chất của một người bạn tốt như lời Tôn giả A Nan đó là tình bạn tốt đẹp của toàn bộ đời sống xuất gia, người sẽ đem an lạc đến cho số đông, cho chư thiên và loài người, người đã phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí.9
--------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
- Mahavagga - Ðại Phẩm 19, 20.
- Đại kinh Sừng Bò, Trung Bộ kinh tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, tr. 268
- TươngƯng Jambukhadaka, https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongung bo
/tu4-38.htm
- Tăng Nhất A Hàm, https://thuvienhoasen.org/p16a11276/2/tu-pham-01- den-pham-10
- Chương một pháp, Tăng Chi bộ kinh, https://www.budsas.org/uni/ u-kinh- tangchibo/tangchi01-1521.htm
- Phẩm Hội chúng, Chương II, phẩm hai pháp, Tăng Chi bộ kinh, https:// www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi02-0517.htm
- Hòa thượng Thích Giác Toàn, Kỹ năng và phương pháp thuyết giảng, https://thuvienhoasen.org/a17534/ky-nang-va-phuong-phap-thuyet-giang
- https://thuvienhoasen.org/a17534/ky-nang-va-phuong-phap-thuyet-giang
- Tăng chi bộ kinh, III, tr 323-324.
-