15 VAI TRÒ CỦA VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP TRONG XU HƯỚNG THỜI ĐẠI MỚI
Thứ tư - 31/07/2019 21:03
VAI TRÒ CỦA VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP TRONG XU HƯỚNG THỜI ĐẠI MỚI
Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh An Giang
VAI TRÒ CỦA VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP TRONG XU HƯỚNG THỜI ĐẠI MỚI
Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh An Giang
Nguyên nhân Phật ra đời đem an lạc đến cho chúng sanh, giáo pháp của Ngài hướng chúng sanh đi đến sự an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại và sự hạnh phúc vĩnh cửu, chấm dứt đau khổ.
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài đã rống lên tiếng rống của con sư tử chúa, khởi đầu cho sự chuyển vận của bánh xe pháp hóa độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển. Ngài hướng dẫn họ đi đến sự giải thoát vĩnh viễn. Tăng đoàn của Phật cũng thành lập từ đó.
Phật thành lập Tăng đoàn với mục đích đem chánh pháp truyền bá rộng rãi “Này các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp. Này các Tỳ kheo, chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh... Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi về hướng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàma để hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ”. 1 Với giáo pháp đầu thiện, giữa thiện, và cuối thiện đã trải qua hơn hai mươi sáu thế kỉ, chư vị Tổ sư tiếp nối luôn mang tâm niệm “hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”.
1. Mahavagga - Ðại Phẩm 19, 20, Kinh Tương Ưng bộ, Việt dịch: HT. Thích Minh Châu.
Cuộc sống của xã hội ngày nay đang đặt nặng và phụ thuộc vào đời sống tiện nghi vật chất, nên con người cũng phải lao động sản xuất để tạo ra thành quả với nhiều giá trị thặng dư, hầu để thỏa mãn những nhu cầu đó. Đây là điều khiến cho con người phải làm việc cật lực như một robot. Từ đó, yếu tố tinh thần giảm sút và cần báo động là sự suy giảm về đạo đức trong mỗi người. Chính điều này mà chủ trương của đại hội VIII Phật giáo đã thông qua ngành Hoằng pháp Trung ương đảm trách sứ mạng thiêng liêng cao cả đó là: đem chân lý lời dạy của Phật đến với nhân quần xã hội.
Trong Hội thảo Hoằng pháp hải ngoại với chủ đề “Sứ mệnh hoằng pháp trong xu hướng toàn cầu hóa”, do vậy, hôm nay BHP GHPGVN tỉnh An Giang xin trình bày với chủ đề “Vai trò của vấn đề Hoằng pháp trong xu hướng thời đại mới”.
Để nói vai trò của vấn đề hoằng pháp trong xu hướng thời đại mới trước hết xin trình bày về thực trạng đạo đức hiện nay.
- Thực trạng vấn đề đạo đức:
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy, nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bậc của các quốc gia tiên tiến trên thế giới về các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể hiện tính hai mặt. Chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành tựu này để phát triển đất nước, thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho đất nước đi lên. Nếu chúng ta không vận dụng chính xác thì đó là điều kiện đưa đất nước tụt hậu và đi đến những kết quả xấu hơn.
Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trước thực trạng trên, có không ít những tác giả quan tâm nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân gây ra suy thoái đạo đức.
Với lời dạy của Đức Phật luôn vì lợi ích an lạc cho mọi người, mọi chúng sanh trong cuộc sống, hay đem đến sự hạnh phúc cho tất cả, thì những ai đem áp dụng đều được an vui ngay trong hiện tại.
- Vai trò của vấn đề hoằng pháp trong xu hướng thời đại mới: Với hệ thống tư tưởng giá trị đạo đức trong kinh tạng, đáp ứng được toàn diện về mặt đạo đức cho nhân loại từ trong gia đình cho
đến xã hội. Vai trò của hoằng pháp là làm sao truyền đạt chân lý nhà
Phật đến với quần chúng.
-
- Đạo đức thể hiện qua lời dạy của Phật:
- Con thờ cha mẹ có năm việc:
“Một là phải nhớ lo làm ăn; Hai là phải dậy sớm để sai bảo người giúp việc đúng giờ cơm nước; Ba là đừng để cha mẹ lo âu; Bốn là phải nghĩ đến công ơn của cha mẹ; Năm là cha mẹ bệnh tật thì phải lo lắng tìm thầy thuốc trị liệu.” 2
-
-
- Cha mẹ đối với con cũng có năm việc:
“Một là phải nhớ khiến cho con bỏ ác theo thiện; Hai là dạy cho con chăm lo học hành; Ba là dạy cho con trì kinh giữ giới; Bốn là phải biết lo dựng vợ gả chồng cho con; Năm là trong nhà có của cải gì phải để cho con.” 3
-
-
- Ðệ tử thờ thầy, có năm việc:
“Một là phải cung kính tán thán; Hai là phải nhớ ơn thầy; Ba là phải nghe theo lời thầy dạy; Bốn là nhớ nghĩ không nhàm chán; Năm là nên hết lòng theo và khen ngợi thầy.” 4
-
-
- Thầy dạy đệ tử cũng có năm việc:
“Một là phải làm cho mau hiểu biết; Hai là hãy làm cho đệ tử mình hiểu biết hơn lên; Ba là muốn làm cho điều đã biết nhớ mãi không quên; Bốn là các hoài nghi đều giảng giải; Năm là muốn khiến đệ tử trí tuệ hơn thầy.” 5
- Kinh Giáo thọ Thi Ca La –Việt ; Trường Bộ kinh; Việt dịch : HT. Thích Minh Châu.
- Sđd.
- Sđd.
-
-
-
Vợ thờ chồng có năm việc:
“Một là chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp; Hai là khi chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về; Ba là không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại; Bốn là hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu; Năm là khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ.” 6
-
-
- Chồng đối với vợ cũng có năm điều:
“Một là đi đâu phải cho vợ biết; Hai là việc ăn uống đúng giờ, cung cấp áo quần cho vợ; Ba là phải cung cấp vàng bạc châu báu ; Bốn là những vật ở trong nhà nhiều ít đều phải giao phó cho vợ; Năm là không được ngoại tình, bằng cách nuôi dưỡng, hầu hạ, chuyển tài sản”. 7
-
-
- Đối với người thân thuộc bằng hữu có năm việc:
“Một là thấy làm việc ác thì riêng đến chỗ vắng mà can gián, khuyên ngăn; Hai là thấy việc nguy cấp dù rất nhỏ cũng mau chạy đến cứu giúp; Ba là có điều nói riêng, không được nói cho người khác nghe; Bốn là phải kính mến khen ngợi nhau; Năm là có vật tốt dù nhiều dù ít cũng nên phân chia cho nhau.” 8
-
-
- Chủ đối với người giúp việc, có năm việc:
Một là phải đúng giờ cho ăn uống và cho quần áo; Hai là khi bị bệnh hoạn phải gọi thầy thuốc đến điều trị; Ba là không được đánh đập; Bốn là họ có của riêng thì không được chiếm đoạt; Năm là những vật phân chia phải phân chia đồng đều.” 9
-
-
- Tôi tớ đối với chủ cũng có năm việc:
“Một là phải lo dậy sớm, đừng để chủ nhà gọi; Hai là khi làm việc phải hết lòng; Ba là phải thương tiếc đồ vật của chủ, không được vứt bỏ cho người khác; Bốn là chủ nhà đi về phải đưa rước; Năm là phải khen ngợi điều hay, không được nói điều xấu của chủ.”10
-
Sđd.
- Sđd.
- Sđd.
- Sđd.
- Sđd.
-
-
-
Con người phụng sự các bậc Sa môn, Ðạo sĩ, cần làm năm việc:
“Một là hướng đến với thiện tâm; Hai là chọn lời hay mà nói; Ba là lấy thân cung kính; Bốn là phải quyến luyến hâm mộ; Năm là Sa môn, Ðạo sĩ là kẻ thiện trong loài người, phải cung kính, thờ phụng, thưa hỏi về phương cách để thoát khỏi nỗi khổ nơi cuộc đời.” 11
-
-
- Sa môn, Ðạo sĩ có sáu điều nhớ nghĩ đến phàm nhân: “Một là dạy họ bố thí, không được tham lam keo kiệt; Hai là dạy
cho họ trì giới, không được phạm sắc dục; Ba là dạy cho họ nhẫn
nhục, không được giận hờn; Bốn là dạy cho họ tinh tiến, không được kiêu mạn, lười biếng; Năm là dạy cho họ nhất tâm, không được buông lung; Sáu là dạy cho họ sự hiểu biết, trí tuệ không được ngu si. Sa môn, Ðạo sĩ dạy người bỏ ác làm lành, khai thị con đường chánh đạo, ơn ấy lớn hơn cha mẹ.” (2)
Như vậy, toàn bộ hệ thống đạo đức mối quan hệ giữa người và người được Phật xây dựng một cách toàn diện, và mỗi người hoàn thiện nhân cách của mình qua việc không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, uống rượu. Được như vậy hoàn thiện đạo đức mỗi người tạo nên xã hội tốt đẹp.
-
- Nhiệm vụ của nhà hoằng pháp và biện pháp thực hiện:
-
-
- Tứ giáo:
Tứ giáo là thân giáo, khẩu giáo, ý giáo, cảnh giáo. Người làm công tác hoằng pháp cũng là nhà giáo dục Phật giáo. Chúng ta muốn truyền bá chánh pháp hữu hiệu đến với mọi người phải thì phải thông qua một trong 4 cách giáo hóa trên.
-
-
- Biên soạn và dịch thuật:
Một khía cạnh quan trọng khác của hoằng pháp là biên soạn và dịch thuật các kinh điển hay tài liệu Phật giáo. Một quyển kinh sách có giá trị sẽ có ảnh hưởng lớn đối với nhiều người và nhiều vùng đất khác nhau. Ngày nay một tác phẩm Phật giáo có thể được xuất bản trên toàn thế giới.
-
-
- Văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc:
Ngoài những phương thức trên, các nhà hoằng pháp Phật giáo
xưa nay còn sử dụng các loại hình nghệ thuật khác trong hoằng pháp như âm nhạc, hội họa, văn học, điêu khắc… Các loại hình nghệ thuật này tuy không trực tiếp xiển dương giáo lý giải thoát của Phật nhưng cũng gây nên cảm xúc, tình cảm tốt đẹp về đạo Phật cho mọi người, khiến chúng sanh gieo duyên lành với Tam bảo.
-
-
- Các phương thức hoằng pháp hiện đại:
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người hoằng pháp có thêm nhiều công cụ để phổ biến chánh pháp sâu rộng hơn. Nhờ sự giúp đỡ của các phương tiện truyền thông hiện đại như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet mà giáo lý của Phật có thể truyền thông đến mọi nơi trên thế giới.
-
-
- Hoằng pháp kết hợp việc làm từ thiện
Để việc hoằng pháp có hiệu quả nhà hoằng pháp phải kết hợp việc hoằng pháp với làm từ thiện, phương tiện dẫn dắt cho những người dân nghèo khó, họ vì vật chất mà tìm đến giáo lý, tuy mang tính chất gượng ép nhưng cũng phần nào tạo điều kiện cho họ gieo duyên với giáo lý.
Tóm lại, trong giai đoạn đất nước chúng ta đang dần dần chuyển bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà hoằng pháp cũng uyển chuyển, linh động, khéo léo, hòa nhập vào xã hội, để đưa giáo lý Phật Đà vào lòng dân tộc một cách hữu hiệu. Nguyện làm cánh hoa đại thể để tô điểm vườn hoa dân tộc Việt Nam thêm hương sắc.
Nam mô Hoan hỷ tạng Bồ tát Ma ha tát.