HOẰNG PHÁP VỚI TÂM LÝ TÍCH CỰC – SỨC MẠNH XÂY DỰNG XÃ HỘI LÝ TƯỞNG
ĐĐ.TS. Thích Thiền Châu
Chúng ta đang sống trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa, nên cách tiếp nhận các giá trị văn hóa như kinh tế, chính trị, xã hội v.v… đã được nâng lên tầm cao mới. Đó là kết quả của những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Nhưng đạt được xã hội lý tưởng không thể chỉ tăng trưởng kinh tế, vật chất, thay vì xã hội đó được kết hợp cả hai vật chất và tinh thần. Để cân bằng hai yếu tố này, Phật giáo đưa ra phương pháp: “Hoằng pháp với tâm lý tích cực – Sức mạnh xây dựng xã hội lý tưởng”. Phật giáo nhấn mạnh “Tâm” mục đích là nhấn mạnh động lực, cái “dẫn đầu” hay “chủ động” của tất cả mọi sự vật hiện tượng khác. Nếu “chủ động” tích cực thì sẽ kéo theo những yếu tố khác đi đến kết quả tích cực.
- Khái niệm chung về nguồn gốc thuật ngữ “TÂM”
Hiện nay, một trong số những văn bản được ghi chép khá đầy đủ và cổ xưa nhất đó là 5 bộ Nikāya. Ở đây, chúng ta bắt gặp tầng suất xuất hiện thuật ngữ “tâm” khá nhiều lần được đức Phật đề cập khá nhiều lần và theo trình tự nhất định, trước hết là giải thích và phân tích chức năng sự vận hành của tâm, sau đó đưa ra ví dụ để chứng minh một cách rõ ràng. Đặc biệt, đức Phật đưa ra phương pháp ứng dụng tu tập trên tâm. Từ đó, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng “tâm” trước hết là đối tượng cho chính hành giả tu tập.
Theo chức năng và tầm quan trọng của việc ứng dụng tu tập trên tâm, sau khi đức Phật nhập Niết bàn, chư Tổ tiếp tục truyền thừa phương pháp này, lập ra các trường phái Phật giáo mới gọi là “Tâm lý học Phật giáo” và nó được truyền bá rộng rãi trong các nước trên thế giới như, Tây Tạng, Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…
Theo Hòa thượng Thích Chơn Thiện: “Từ thời kết tập Kinh, Luật, Luận thứ ba dưới triều Đại đế Aśoka cho đến thế kỷ IV sau Tây lịch (và cả cho đến nay), có 3 hệ thống Tâm lý học Phật giáo xuất hiện:
- Câu Xá Luận (thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ – Sarvāstivāda)
- Duy Thức luận (thuộc Phật giáo Phát triển – Mahāyāna)
- Abhidhamma (thuộc Thượng Tọa Bộ – Theravāda).
Cả ba hệ thống này đều xây dựng từ hệ thống kinh tạng, từ sự chứng ngộ giải thoát tận cùng của Đức Phật”1
- Vị trí và vai trò của Tâm trong hệ thống tâm lý học Phật giáo Trong kinh tạng Nikāya chúng ta thấy có ít nhất ba thuật ngữ đồng nghĩa với Tâm: “Citta”, “Mano”, Viññāṇa”, nhưng có sự khác biệt
đáng kể trong việc sử dụng chúng trong những bối cảnh nhất định.
*Citta: (P) nhấn mạnh ý nghĩa như tim, trái tim (heart) chỗ nương tựa của cảm giác, cảm xúc (emotional arousal) đề cập đến tình cảm, trải nghiệm v.v…
- Mano (P): được sử dụng nói chung theo sự suy nghĩ (thinking), kết hợp. Đôi khi nhấn mạnh mục đích và ý định.
- Viññāṇa (P): thường được nhấn mạnh về phương diện nhận thức (perception).
Những sắc thái và ý nghĩa đặc biệt này là điển hình của 3 thuật ngữ trên, nhưng tất cả đều chỉ ra một số khía cạnh của bản chất bên trong “phi vật chất”, “chủ quan” của con người và đều được bao gồm trong khái niệm “tâm” của Phật giáo.
Như đã giới thiệu ở phần (1) lĩnh vực đã được phát triển thành một trong những trường phái của Phật giáo (Tâm lý học Phật giáo). Từ đó khái niệm “tâm” cũng được chia chẻ ra nhiều lớp khác nhau.
Theo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) dựa vào 7 bộ luận chính đã hình thành một hệ thống tâm gồm 89 hay 121 tâm (Cittas), 52 tâm sở (Cetasikas) và các tầng lớp tâm khác.
Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) dựa vào bộ Câu Xá Luận (Abhidharmakośa) của Vasubandhu chia hệ thống tâm gồm 75 Pháp (Dhammas).
-
-
https://thuvienhoasen.org/a7410/tam-ly-hoc-phat-giao.
Phật giáo Đại thừa (MahāyānaBuddhism) dựa vào những tác phẩm chính của Vasubandhu như: Nhị Thập Tụng (Viṃśatikā),- Tam Thập Tụng (Triṃśikā), Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận (Mahāyānaśatadharma-vidyādvāra-śāstra) v.v…, đã chia tâm ra thành 100 pháp.
Trong ba hệ thống tâm lý được đề cập trên, người viết đặc biệt ấn tượng về cách phân chia của Phật giáo Đại thừa. Cách nhấn mạnh vai trò và chức năng của “tâm”, trong đó giải thích và đưa ra ví dụ “tâm” như vua, chủ động việc điều hành của vương quốc. Tâm sở và các tâm liên quan như quần thần và dân chúng, tất cả đều phụ thuộc theo lệnh của vua. Đây cũng là quan điểm then chốt mà người viết muốn nhấn mạnh để trình bày chức năng của Tâm.
-
- Tầm quan trọng và chức năng của Tâm.
Chúng ta thường gặp các kinh Nguyên thủy cũng như kinh Phát triển nhấn mạnh về tầm quan trọng và chức năng của tâm. Theo Phật giáo Phát triển trình bày 8 thức tâm vương, trong đó thức thứ 8 được gọi là Ālaya thức, hay thức kho tàng. Chức năng của nó như một kho chứa, thu vào và phát ra. Nó nhận thông tin từ thức thứ 7 lưu trữ vào đó rồi cũng truyền qua thức thứ 7 đến 6 thức trước. Thức thứ 8 có thể thu nhận, phân phát tất cả các thông tin thiện ác và cùng hoạt động một cách logic với 7 tâm vương trước.
Sau khi phân tích cho thấy rõ chức năng chính của tâm là xác định về động cơ (motivation) của nó. Theo động cơ này, các phản ứng cảm xúc, phản ứng thái độ (tâm sở) và cả một hệ thống tâm phụ thuộc khác được kéo theo “như bánh xe theo chân con vật kéo” (Kinh Pháp cú). Nếu “động cơ” của tâm là thiện sẽ dẫn đến kết quả thiện. Ngược lại, nếu động cơ của tâm khởi lên bất thiện thì kết quả theo sau sẽ là bất thiện. Tâm là sự điều khiển và tạo ra hành động thiện hay ác, cũng như mọi công đức, nghiệp báo của một đời người; qui định cá nhân ấy sống lương thiện hay xấu xa, thông minh hay thiểu năng trí tuệ, hạnh phúc hay đau khổ v.v… Tóm lại, “Tâm sanh tướng”, “Tâm dẫn đầu hành động”, “Tâm làm nên tính cách” v.v…, là những thuật ngữ diễn tả chức năng của Tâm.
Phân tích về chức năng của tâm nhằm nhấn mạnh về sự tự chủ của mỗi con người, không phải đổ thừa hoàn cảnh, không đổ thừa xã
hội, không do cuộc đời đưa đẩy ta lao vào con đường bế tắc không có lối thoát, khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy oan nghiệt, mà chính ta là người quyết định tất cả. Ta phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chính mình, mọi thứ xung quanh ta chỉ là chánh báo của chính mình.
-
- Giáo dục và ứng dụng.
Đức Phật dạy tất cả chúng sanh đều có sở hữu trí tuệ Phật, tính chất bẩm sinh này đều sẵn có nhưng khác nhau là ở chỗ tiếp nhận và trình độ nhận diện nó mà thôi. Vì vậy, đức Phật đã dạy nhiều phương pháp để tùy theo trình độ của mỗi người mà sớm nhận ra trí tuệ của mình. Nhưng cốt lõi nhất vẫn là phương pháp tu tập thiền định.
Phương pháp tu tập thiền định như cách chúng ta để chén nước lắng trong, luôn để cho mặt nước vắng lặng không gợn sóng. Cũng vậy thiền định có chức năng thanh lọc và chuyển hóa những hạt giống bất thiện như tham, sân, si thành vô tham, vô sân và vô si v.v…
Trong Phật giáo có rất nhiều cấp độ thiền định nên tùy theo căn cơ tu tập, thành tựu ở cấp độ nào thì kết quả giải thoát theo cấp độ đó.
Ngoài ra, phương pháp sám hối cũng là một phương pháp tu tập phổ biến để chủ động nhìn lại tâm mình, những việc gì không tốt đã qua và tự nỗ lực thay đổi, hướng tâm đến nơi trong sáng, đồng thời chuyển hóa những hạt giống bất thiện trong tâm.
Ứng dụng chức năng vận hành của tâm theo vòng tròn khép kín, chúng ta có thể hình thành một đời sống có ý nghĩa, tự tại và an nhiên theo cách này.
Hành động được dẫn khởi bởi tâm, một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen, lâu ngày thói quen sẽ tạo nên tính cách, một khi tính cách hình thành sẽ làm nên bản chất của một con người, từ bản chất, họ phát khởi qua hành động (ăn, nói, ứng xử…), rồi từ hành động huân tập thành thói quen… Vì vậy, nếu chúng ta định hình một thói quen tích cực chúng ta sẽ xây dựng một con người tích cực năng động, trí tuệ và đầy bản lĩnh. Một khi năng lượng tích cực tăng lên thì hạt giống tiêu cực (xấu) sẽ bị lấn át, lu mờ và dần dần bị tiêu diệt, như căn phòng tăm tối ngàn năm, khi có một ngọn đèn xuất hiện thì bóng tối tự diệt.
-
- Xây dựng xã hội lý tưởng.
Theo Dr. S.N. Sharma một xã hội lý tưởng, xã hội đó phải có
những nhân tố như: Hành động dựa trên lý trí, bình đẳng, có đạo đức, tiến bộ và chủ nghĩa vị tha. Nhưng theo Phật giáo chỉ bao gồm 3 nhân tố chính: Đạo đức, Từ bi và Trí tuệ. Vì 3 nhân tố này bản thân nó là sự tinh tế, sự tự điều chỉnh và tự duy trì cân bằng, tạo năng lượng tích cực để phát triển xã hội. Để thành tựu 3 nhân tố này đều dựa trên nền tảng huấn luyện tâm.
Xây dựng xã hội lý tưởng cần có vị lãnh đạo sáng suốt cùng với nhân dân phối hợp cùng nhau làm việc. Rèn luyện tâm để thành tựu sức mạnh nội tâm giúp đào tạo ra những vị lãnh đạo tài ba. Bởi vì người lãnh đạo quan trọng hàng đầu, họ là “động lực”, là sự “dẫn đầu” mang ý nghĩa chữ “tâm” như đã phân tích ở trên (mục 3). Vị lãnh đạo sáng suốt, tài ba sẽ đưa đất nước phát triển bền vững, ổn định, nhân dân ấm no, an ổn, hạnh phúc và thịnh vượng. Điều này đã được lịch sử chứng minh qua các vị Hoàng đế tài ba như; vua Trần Nhân Tông ở Việt Nam, vua Đường Thái Tông ở Trung Quốc và Hoàng đế Aśoka (A Dục); Ngài được xem là vị Hoàng đế vĩ đại nhất không chỉ riêng Ấn Độ mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Bên cạnh đó cá nhân và gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng xã hội lý tưởng. Bởi vì, nhân là tế bào của xã hội, nhiều tế bào khỏe mạnh và phát triển thì sẽ hình thành nên xã hội phát triển. Họ trau dồi tinh thần tích cực để tạo sự hòa hợp, từ bỏ khủng bố và bạo lực, truyền cảm hứng đến tất cả mọi tầng lớp trong xã hội có cơ hội làm việc cùng nhau, cùng chung tay hướng đến xây dựng cộng đồng vững mạnh và trí tuệ.
Kết luận:
Phân tích xuất xứ và chức năng của “Tâm” giúp chúng ta xác định rõ vị trí của nó để dễ dàng điều phục, tránh tình trạng hành động sai lầm. Ví như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thì chẳng thể hàng phục được trần lao; ví như đất nước có giặc, vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biết sào huyệt của giặc…”2. Không sử dụng phương pháp một cách lầm lẫn tu tập, cũng như “nấu cát mà mong thành món ngon” thì dù mất bao nhiêu thời gian, công sức cũng không có kết quả như ý được. Hiểu được giá trị của việc nuôi dưỡng tinh thần chúng ta nhận ra được một tinh thần
2. http://www.tuvienquangduc.com.au/kinhdien/25langhiem01.html.
minh mẫn, sáng suốt, tuy nó không được tính bằng tiền bạc, vật chất, nhưng nó có sức mạnh giá trị hơn tiền, nó thúc đẩy sản xuất ra nhiều tiền và những thứ khác có giá trị hơn tiền, có khả năng cân bằng các nhu cầu trong cuộc sống cá nhân cũng như cộng đồng, cùng chung xây dựng xã hội lý tưởng.
--------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
- Gethin, Rupert, (2004, Delhi: Motilal Banarsidass), “He Who Sees Dhamma Sees Dhammas: Dhamma in Early Buddhism”. Dharma: Studies in Its Semantic, Cultural and Religious History, 93 – 94.
- Lawrence J. Lau. (2003), Economic Growth in the Digital Era, Welcoming the Challenge of the Digital Era (p. 5). Taipei: Stanford, U.S.A.
- O.H. De. A, W. (n.d.), The Buddhist Concept of Mind, Retrieved Sep Fri- day 6, 2013, from Buddhist Publication Society: http://www.bps.lk/index.php.
- Prof. F. Chenet, (2011), The Buddhist Ideal of the “King of Dharma” and the Dharma as a Social Force: Their Contemporary Relevance. ICDV Confer- ence Volume, The 8th International Buddhist Conference on the UNDV Cele- brations, Bangkok, Thailand.
- S.N. Sharma. (1996), Buddhist Social and Moral Education, Delhi, India
: Parimal Publications.
- T. B. Karunaratne. (2008), The Buddhist Wheel Symbol. The Wheel Publication No. 137/138, 10.
- Thich Nhat Hanh, (2002), Understanding Our Mind. California: Parallax Press.
-