- Sự ra đời của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước
Năm 1964, trong bối cảnh phong trào đấu tranh của Phật giáo khắp Việt Nam lên cao, sự kỳ thị và đàn áp Phật giáo của chính quyền Sài Gòn đã kéo theo sự trỗi dậy của phong trào đòi tự do sinh hoạt Phật giáo. Tại Trà Vinh, nơi tập trung đông nhất sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, các vị cao tăng Khmer đã thành lập tổ chức Hội Đoàn kết Sư sãi khu Tây Nam Bộ do Sư cả Suvannathera Thạch Som làm Chủ tịch. Đây là tổ chức tiền thân của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ sau này. Hội Đoàn kết Sư sãi khu Tây Nam Bộ là bộ phận nằm trong Ủy ban Mặt trận Giải phóng khu Tây Nam Bộ thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, ủng hộ cách mạng, đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc. Kể từ khi được thành lập đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Hội Đoàn kết Sư sãi khu Tây Nam Bộ đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, vận động chức sắc, tín đồ tham gia cách mạng. Nhiều sư sãi hưởng ứng lời
* Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ.
kêu gọi của cách mạng đã “cởi cà sa, khóac chiến bào”, cùng các tầng lớp nhân dân đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng(1).
Trong các năm tiếp theo, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước lần lượt được thành lập tại một số địa phương ở khu vực Tây Nam Bộ (Ba Xuyên, sau này là Sóc Trăng và Bạc Liêu; An Xuyên, sau này là Cà Mau; Kiên Giang; Vĩnh Bình, sau này là Trà Vinh...)(2). Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tại những địa phương này đã góp phần đáng kể cùng Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước khu Tây Nam Bộ, đoàn kết, tập hợp chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer cũng như đồng bào các dân tộc
cùng sinh sống trong khu vực đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến. Hội cũng tham gia vận động các chùa xây dựng cơ sở bí mật ngay tại chùa, một số chùa là cơ sở cách mạng tin cậy, nuôi giấu cán bộ trong suốt thời chiến tranh.
Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ cũng như Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước các địa phương trong khu tiếp tục là lực lượng tập hợp, đoàn kết sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer vào các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng đồng bào Khmer.
Năm 1981, thể theo nguyện vọng của đông đảo chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật giáo cả nước, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội Đoàn
-
-
Các nhà sư tiêu biểu có thể kể đến như: Hữu Nhem (Cà Mau); Dương Sóc, Kim Nang, Kim Sum (Trà Vinh); Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom (Kiên Giang)
- Vũ Minh Giang chủ biên, Lược sử vùng đất Nam Bộ, Nxb. Thế giới, 2008.
kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ là một trong 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo lúc bấy giờ đã thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ đây, hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ, tổ chức đại diện cho Phật giáo Nam tông Khmer chính thức nằm trong hoạt động chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vai trò và sứ mệnh của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã hoàn thành. Tuy Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ ra đời và hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Phật giáo Nam tông Khmer vẫn là một bộ phận không thể tách rời của của ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau năm 1981, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ chính thức không còn hoạt động. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử khách quan, tổ chức này vẫn còn tồn tại ở các địa phương và vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với chức sắc và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer.
Hiện nay, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có 8 địa phương vẫn giữ mô hình hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước sau khi Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tên gọi chung là Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh/ thành phố. Các địa phương đó là Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Trong đó, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Sóc Trăng đã qua 7 kỳ đại hội, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Vĩnh Long mới được thành lập năm 2009(1).
- Đóng góp của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ trong hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer
Sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào Khmer. Về mặt hành chính, sư sãi không tham gia sản xuất và quản lý xã hội, nhưng tiếng nói và ý kiến của họ có ý nghĩa quan trọng đối với sinh hoạt của mỗi phum, sóc. Mọi tín đồ đều nghe lời nói của sư sãi, vì cho đó là lời nói của Đức Phật và tuyệt đối tuân thủ. Với xã hội, nhà sư là thiêng liêng bất khả xâm phạm trong suốt thời gian mặc áo cà sa. Pháp luật chỉ truy tố khi bị Hội đồng Kỷ luật Sư sãi trục xuất về thế gian.
Với các địa phương có Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước, hầu hết các vị sư Khmer đều tham gia vào tổ chức này. Do đó, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước vẫn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội và đời sống sinh hoạt tôn giáo của người dân Khmer khu vực Tây Nam Bộ.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước là tập hợp, vận động các chức sắc, sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng tham gia tích cực
1 Số liệu nhiệm kỳ của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ xin xem cụ thể trong phần Tài liệu tham khảo.
các phong trào yêu nước tại địa phương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con người Khmer tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống. Hội còn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, qua đó, các vị sư sãi, Ban Quản trị chùa và bà con Phật tử Khmer ngày càng nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần quan trọng trong việc giáo dục, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo của đồng bào Khmer.
Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của Mặt trận Tổ quốc các cấp luôn được Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước quan tâm, động viên sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer tham gia tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước còn là tổ chức có đóng góp quan trọng trong việc vận động, đoàn kết sư sãi, Phật tử Khmer sống tốt đời, đẹp đạo; phát huy truyền thống đoàn kết của ba dân tộc Khmer, Kinh, Hoa trong cộng đồng, ra sức xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.
Bên cạnh đó, cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp chính quyền, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước đã vận động đồng bào Khmer không ngừng phát triển kinh tế để ổn định đời sống, xây dựng quê hương giàu đẹp và nơi thờ tự trang nghiêm; vận động con em người dân tộc học tập văn hóa, học nghề để tự mình tạo cuộc sống bền vững; phát huy những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Khmer và dân tộc Kinh trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước cũng tăng cường việc mở lớp học trong trường chùa để giảng dạy kinh luật, giáo lý cho tăng sinh, mở lớp tiếng Khmer, song ngữ, bổ túc văn hóa, học nghề cho con em đồng bào Khmer... Hội cũng vận động sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer trong hoạt động lễ nghi tôn giáo theo hướng thiết thực, tránh phô trương, thực hành tiết kiệm và bài trừ mê tín; vận động đồng bào Khmer tham gia thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc gia đình liệt sĩ, gia đình nghèo, tích cực tham gia hoạt động xã hội; vận động đồng bào, Phật tử luôn đoàn kết với và chấp hành sự điều hành quản lý của chính quyền địa phương, tạo mối quan hệ thân thiện với các tôn giáo bạn để cùng nhau góp phần xây dựng quê hương.
Theo truyền thống của đồng bào Khmer, dân tộc và tôn giáo là một, luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, quan niệm khi sinh ra đều xem mình là tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer. Ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt Phật sự mà còn là trung tâm giáo dục cho cộng đồng về đạo đức, văn hóa, sinh hoạt tâm linh, hội tụ các vị sư sãi và đồng bào Phật tử tiếp nối truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer trong lòng dân tộc, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, các cấp Hội luôn quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo các cơ sở thờ tự. Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước cùng với Ban Quản trị chùa đã vận động, quyên góp sửa chữa, tôn tạo nhiều ngôi chùa Khmer khang trang, trở thành nơi sinh hoạt thường xuyên của Phật tử tại mỗi phum, sóc.
Hằng năm, các lễ hội lớn của đồng bào Khmer như Chol Chnam Thmay, Sen đol ta, Ok om bok, Lễ Dâng y, lễ Phật đản,
lễ hội ghe ngo… đều được Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước các địa phương tổ chức trọng thể, theo đúng truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer. Việc làm đó không chỉ tạo nên không khí phấn khởi, đoàn kết trong đồng bào Khmer mà còn góp phần thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước còn tích cực trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thi đua lao động, sản xuất, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật trong đồng bào Khmer; xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế ở địa bàn có đông đồng bào Khmer; xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, hoạt động đi vào nền nếp, không ngừng nâng cao về trình độ nhận thức trong tình hình mới của đất nước, lý luận chính trị; tăng cường sức mạnh đoàn kết nội bộ, kiện toàn tổ chức hội; tích cực tham gia đóng góp xây dựng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh,…
Phát huy truyền thống tương trợ, giúp đỡ trên cơ sở phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ trong những năm qua, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đưa hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer đi vào nề nếp, tích cực vận động sư sãi, tín đồ tham gia có hiệu quả vào các phong trào như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Vì người nghèo”,v.v…
Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước cũng luôn quan tâm tới phương tiện hành trì đạo hạnh theo truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer, in ấn hàng ngàn quyển kinh sách bằng chữ Khmer, chữ Pali phát đến tận chùa. Nhằm nâng cao trình độ Phật học và thế học của chư tăng Khmer, hằng năm rất nhiều vị sư được Hội cử đi học ở các trường trong nước như Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp tỉnh Sóc Trăng, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và du học nước ngoài.
Hoạt động từ thiện xã hội cũng luôn luôn được Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước quan tâm. Công tác trọng tâm này của Hội được sư sãi, Phật tử tích cực hưởng ứng, nhất là các phong trào giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai… với giá trị vật chất quyên góp ủng hộ hàng năm lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tiếp tục là tổ chức tập hợp vận động sư sãi, đồng bào Phật tử Khmer phát huy tinh thần yêu nước, phụng đạo giúp đời, phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo như lịch sử đã từng ghi nhận; không ngừng tu dưỡng đạo đức, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao tinh thần hòa hợp, bình đẳng các tôn giáo để “hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh”, thực hiện các hoạt động phật sự theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, tích cực thi đua yêu nước, có nhiều cống hiến để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Một số đề xuất
Để hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước đạt được hiệu quả, là tổ chức tập hợp, đoàn kết sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cơ quan đoàn thể cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, triển khai đồng bộ các chương trình, mục tiêu, đầu tư cho việc phát triển giáo dục, đào tạo, quan tâm tạo cơ chế, việc làm cho đối tượng là con em đồng bào Khmer.
Củng cố, kiện toàn hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước ở các tỉnh, đặt sự tồn tại của Hội như một phần tất yếu khách quan của lịch sử, tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam để mở rộng mặt trận đoàn kết, coi Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước là kênh quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng tiếng Khmer, nâng cao chất lượng và thời lượng phát sóng trên đài truyền thanh, truyền hình trong khu vực và ở những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lao động, chuyển giao và ứng dụng khoa học trong sản xuất để góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Khmer tại khu vực Tây Nam Bộ.
Tranh thủ vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo thông qua các vị sư sãi. Kết hợp giữa giáo dục triết lý nhân sinh, rèn luyện đạo
đức, phẩm cách làm người theo tinh thần Phật giáo với việc tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua các nhà sư, qua triết lý Phật giáo để giáo dục, uốn nắn hạn chế những tập tục lạc hậu lỗi thời, những lễ tiết tôn giáo, dân gian rườm rà gây lãng phí thì giờ, tốn kém tiền của của đồng bào Khmer.
Tiếp tục hỗ trợ các trường chùa do chùa tự tổ chức, cơ sở trường lớp là do chùa, giáo trình sách vở kể cả giáo viên giảng dạy về Phật học, chữ Pali đều do nhà chùa tự đảm nhiệm, duy chỉ có giáo viên dạy văn hóa chương trình phổ thông và môn giáo dục pháp luật cần có sự hỗ trợ của ngành giáo dục.
Tiếp tục hỗ trợ Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam để in ấn và nhập kinh sách phục vụ việc tu học của sư sãi, Phật tử. Số kinh sách này sẽ được chuyển trực tiếp đến từng chùa hoặc do các chùa đăng ký nhập từ Campuchia sẽ được hỗ trợ về thủ tục.
Xem xét khen thưởng cho những sư sãi có công lao, đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng đất nước để kịp thời động viên sư sãi, đồng bào Khmer./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nguyễn Thanh Xuân, Một số tôn giáo ở Việt Nam, tái bản bổ sung lần thứ X, Nxb. Tôn giáo, 2010.
- Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo tổng quan khảo sát toàn diện về Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam, 2004.
- Ban Tôn giáo Chính phủ, Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, tái bản có bổ sung, Nxb. Tôn giáo, 2012.
- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Giáo dục, 2000.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ đại hội đến đại hội, Nxb. Tôn giáo, 2012.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo kết quả công tác Phật sự năm 2013.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2011.
- Số liệu nhiệm kỳ của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ.
TT |
Địa phương |
Nhiệm kỳ |
Số thành viên
Ban Chấp hành |
Người đứng đầu |
1 |
Kiên giang |
V (2009 - 2014) |
35 |
HT. Danh Nhưỡng |
2 |
Sóc Trăng |
VII (2012 - 2017) |
48 |
HT. Dương Nhơn |
3 |
Bạc Liêu |
V (2008 - 2013) |
15 |
HT. Lý Sa Mouth |
4 |
Trà Vinh |
V (2009 - 2014) |
24 |
HT. Thạch Oai |
5 |
Vĩnh Long |
I (2009 - 2014) |
15 |
TT. Sơn Ngọc Huynh |
6 |
Cà Mau |
V (2011 - 2016) |
37 |
TT. Thạch Hà |
7 |
Cần Thơ |
V (2011 - 2016) |
25 |
HT. Lý Sân |
8 |
Hậu Giang |
II (2011 - 2016) |
15 |
ĐĐ. Lý Vệ |