Phật giáo đối với người Khmer ở Nam Bộ có một vai trò và vị trí quan trọng không chỉ trong đời sống tinh thần, mà còn nhiều phương diện khác của cuộc sống. Cuộc đời mỗi người Khmer luôn gắn liền với ngôi chùa nơi họ sinh sống. Xuyên suốt lịch sử, Phật giáo đã góp phần gắn kết, ổn định và phát triển xã hội cộng đồng Khmer Nam Bộ. Đây vừa là quan hệ tôn giáo vừa là quan hệ tộc người. Bài viết này đưa ra một số nhận xét bước đầu về ưu điểm và hạn chế của Phật giáo Nam tông Khmer.
- Điểm chung giữa Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông
Tên gọi Nam tông, Bắc tông đã cho thấy sự khác biệt rõ nét của hai tông phái Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù có sự khác biệt về cách thức tu tập, tổ chức và ngay cả giáo lý, nhưng Nam tông và Bắc tông vẫn có sự tương đồng cơ bản. Điều này cho thấy, Phật giáo cho dù có phân chia về hình thức, nhưng vẫn chung một tôn chỉ, đó là sự giác ngộ tuyệt đối để thóat khỏi sự luân hồi, thóat khỏi vòng sinh tử. Những điểm tương đồng của hai hệ phái có thể tóm tắt như sau:
-
-
Cả Nam tông và Bắc tông đều nhìn nhận Đức Phật là đạo sư, là người thầy đầu tiên của Phật giáo. Đức Phật là người khai
* Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
** Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
ngộ trí tuệ cho con người, chỉ ra cho con người con đường giác ngộ, từ bỏ được sân si để đi đến giải thóat; là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần có nhiều quyền năng.
-
- Cả hai tông phái đều phủ nhận về Đấng Tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới. Điều này khác với nhiều tôn giáo hữu thần khác. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học chứ không phải là một tôn giáo, hoặc đó là tôn giáo vô thần.
-
- Nam tông hay Bắc tông đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ Thánh Đế, Bát Chính Đạo, Duyên Khởi…; đều chấp nhận Tam Pháp Ấn: Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới, Định, Tuệ.
Sự tương đồng giữa Bắc tông và Nam tông là nền móng căn bản của của giáo lý nhà Phật, là cơ sở tất yếu để hai hệ phái tồn tại và phát triển. Nhưng theo sự phát triển của mình, hai hệ phái với sự khác biệt mà phần lớn về bề nổi, đã bộc lộ rõ những ưu điểm cũng như hạn chế của mình. Vì khuôn khổ bài viết, sau đây chúng tôi chỉ trình bày ưu điểm và hạn chế của hệ phái Phật giáo Nam tông.
-
- Ưu điểm của Phật giáo Nam tông
Khi nhắc đến Phật giáo Nam tông, người ta thường hay nhắc tới cả cụm Nam tông Khmer. Vì trong tâm thức của nhiều người tìm hiểu Phật giáo tại Việt Nam, thì Phật giáo Nam tông luôn gắn liền với dân tộc Khmer (cũng có một số ít người Việt theo Phật giáo Nam tông nhưng bài viết này không đề cập tới). Điều này có nghĩa là, người Khmer ai cũng theo Phật giáo Nam tông, tuy rằng theo thực tế hiện nay thì điều này không hoàn toàn
đúng nữa. Tuy nhiên, số người Khmer theo Phật giáo Nam tông vẫn chiếm con số đông đảo, và văn hóa của dân tộc này chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Đứng từ góc độ tôn giáo xã hội học, có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của Phật giáo Nam tông trong đời sống của cộng đồng người Khmer.
-
- Không hạn chế thời gian tu tập trong chùa. Phật giáo Nam tông Khmer khuyến khích thanh thiếu niên xuất gia, thời gian tu tập dài hay ngắn tùy thuộc vào sự phát nguyện của từng người. Khi người xuất gia đã tu đủ thời gian mình muốn thì có thể hoàn tục. Đây là một ưu điểm rất lớn của Phật giáo Nam tông Khmer, bởi vì khi con người ta muốn được tu tập theo giáo lý của nhà Phật thì cánh của chùa mở rộng đón họ vào, khi người ta đã cảm thấy có được cái mình muốn có thì cánh cửa chùa cũng không khóa chặt nhốt họ bên trong. Như vậy, khi trở về cuộc sống thế tục, những người đã từng xuất gia sẽ trở thành những Phật tử hộ đạo đắc lực nhất. Họ có thể ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống đời thường, để đời và đạo hòa cùng làm một. Tuy thân xác đã không còn trong tự viện, nhưng tâm trí họ luôn hướng về cửa Phật, mọi hành vi hoạt động của họ đều có sự chi phối của Phật pháp. Điều này trái ngược với Phật giáo Bắc tông, là người nào đã xuất gia thì cần phải xuất gia cả đời, nếu hoàn tục thì thường bị người đời coi thường rằng “tu không trót”. Chính vì vậy, nhiều nhà sư thuộc Phật giáo Bắc tông bị coi là tu giả, vì họ sợ bị người khác coi thường nên không dám hoàn tục, mặc dù họ không còn muốn khóac áo người tu hành nữa. Từ đó nảy sinh tình trạng “áo tu, hồn tục”, mà khi một người đã không toàn tâm toàn ý tu tập thì sẽ có những hành vi không chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến hình ảnh đáng kính của tăng nhân.
- Số lượng tu sĩ đông. Chính vì đặc điểm vừa nêu trên, là không hạn chế thời gian tu tập, nên số lượng tu sĩ trong chùa luôn đông. Người hôm nay tu được là nhờ người đi trước dìu dắt; cho nên trước khi hoàn tục, các tu sĩ luôn giúp đỡ, ủng hộ những người sắp xuất gia, đó là một cách trả ơn Tam Bảo. Số lượng tu sĩ đông là một trong những điều kiện để duy trì và phát triển Phật giáo. Khi mà Việt Nam hiện nay có khoảng 30.000 tu sĩ, thì riêng Phật giáo Nam tông Khmer đã có gần 10.000, chiếm 1/3 tổng số của cả nước, đó là điều đáng nể trọng.
- Thắt chặt mối quan hệ dân tộc tôn giáo. Theo phong tục của người Khmer, con trai khi đến 12 – 13 tuổi bắt buộc phải vào chùa tu một thời gian với một hay nhiều ý nghĩa: tu dưỡng trí tuệ; báo hiếu với ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật(1)… Còn trong đời sống ngày thường, mọi việc lớn lao của đời người như ma chay, cưới hỏi của người Khmer luôn có sự hiện diện của các nhà sư. Như vậy, Phật giáo Nam tông đã trở
thành nhân tố quan trọng nhất trong văn hóa dân tộc của người Khmer.
- Tu sĩ thật sự là một người thầy. Không đơn thuần là người dạy giáo lý nhà Phật, dạy về phương pháp tu tập hay truyền bá tư tưởng triết học; các nhà sư Nam tông Khmer còn dạy văn hóa, dạy chữ cho dân chúng. Vì vậy, người dân Khmer luôn coi nhà sư là người thầy thật sự của mình; họ lắng nghe và kính trọng nhà sư. Điều này sẽ giúp ổn định trật tự xã hội, rất có lợi cho việc quản lý xã hội. Đặc điểm này ít thấy trong Phật giáo Bắc tông.
1 Minh Nga, Giới thiệu sơ lược về Phật giáo Nam tông Khmer, btgcp.gov.vn
- Quản lý tu sĩ chặt chẽ. Tu sĩ của Phật giáo Nam tông được quản lý chặt chẽ dưới sự giám sát của chùa và giáo hội. Vì vậy, không có hiện tượng giả danh tu sĩ như trong Phật giáo Bắc tông. Trong lịch sử và cho đến cả ngày nay, rất nhiều người lười lao động, tự ý mặc áo tu và dựng am cốc để ở. Vì tệ nạn này mà Phật giáo Việt Nam đã phải trải qua hàng trăm năm suy thóai. Từ đó, Phật giáo Bắc tông mới tổ chức phong trào chấn hưng Phật giáo; thống nhất tổ chức và lãnh đạo để quản lý Tăng ni, mới loại trừ được thành phần không thực tu. Trong khi Phật giáo Nam tông Khmer không cần chấn hưng vì luôn đúng đắn trong việc quản lý tu sĩ và tín đồ.
- Không phân loại chùa. Chùa trong Phật giáo Nam tông Khmer là của Phật, của chư tăng; còn chùa trong Phật giáo Bắc tông có thể chia làm ba loại: Một là chùa làng hay chùa công đã được lập ra từ thời phong kiến. Hai là chùa tư do tư nhân giàu có hay quan quyền thời trước dùng tiền riêng của họ để xây dựng chùa. Ba là những Tăng ni xuất gia cũng mua đất, cất chùa. Với ba loại chùa như vậy đưa vào sinh hoạt Giáo hội thì chắc chắn là
phức tạp(1). Chính vì vậy, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam
chủ trương thống nhất quản lý bằng cách hình thành một loại chùa như chùa của Phật giáo Nam tông Khmer. Điều này phù hợp với lợi ích lâu dài, vì chùa không thể thuộc về sở hữu cá nhân của một người hay một nhóm người cụ thể nào đó, kể cả là tu sĩ. Tăng ni khi làm trụ trì thì chỉ là làm công tác chăm nom, quản lý tạm thời mà thôi.
-
- Hạn chế của Phật giáo Nam tông
1 Nét đẹp của Phật giáo Nam tông Khmer, Bài giảng tại khóa bồi dưỡng trụ trì chùa Khánh Sơn, tỉnh Sóc Trăng ngày 3 tháng 6 năm 2013;
Bên cạnh những mặt ưu điểm đã nêu, Phật giáo Nam tông ít nhiều cũng có các mặt hạn chế khác.
- Huy động quá sức người dân để xây dựng chùa. Kinh phí xây dựng chùa chủ yếu là do sự đóng góp của người Khmer trong các phum sóc. Người Khmer phần lớn là nông dân nghèo, nhưng luôn mong muốn ngôi chùa của sóc mình khang trang đẹp đẽ, không thua kém gì chùa của những sóc khác. Vì vậy, nhiều gia đình Khmer nghèo khó cũng cố gắng đóng góp thật nhiều tiền của, công sức cho việc dựng chùa. Vì thế, nhiều vùng Khmer nghèo khó, nhà ở tềnh toàng, đơn sơ nhưng ngôi
chùa thật hoành tráng, lộng lẫy(1). Điều này bắt nguồn từ quan
niệm của người Khmer là cuộc sống chỉ tạm bợ, về mới Phật mới là vĩnh hằng. Chính vì vậy, họ không chú trọng phát triển điều kiện sống của mình, điều này sẽ dẫn đến hậu quả là người Khmer sẽ bị tụt hậu so với những dân tộc khác. Hơn nữa, nếu không chú trọng vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất thì rất khó thóat nghèo cho người dân, và sâu xa hơn thì cũng khó phát triển cả Phật giáo Nam tông khi không có một cơ sở kinh tế vững chắc.
- Kinh tế của người dân Khmer chỉ tập trung vào chùa và một số chức sắc. Từ những đặc điểm như vừa nêu trên, có thể thấy chùa trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động trong đời sống tín ngưỡng của người Khmer. Vì vậy, việc quản lý tôn giáo tương đối thuận lợi vì có sự tập trung thông qua các vị sư sãi là chủ yếu. Tuy nhiên, kinh tế của người Khmer chỉ tập trung vào chùa và một số chức sắc của chùa, nên nhiều nhà sư không chính tâm sẽ dễ bị cuốn ngược vào vòng danh lợi, chạy theo chức tước
để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thực tế cho thấy, một số phần tử muốn nắm quyền lực đã gây ra mâu thuẫn nội bộ trong Phật giáo Nam tông(1).
- Không cho phụ nữ vào chùa tu hành. Phật giáo Nam tông Khmer không có phụ nữ tu hành. Đây là sự phân biệt giới rất rõ nét. Tuy phụ nữ Khmer vẫn có thể lên chùa tham gia các sinh hoạt Phật giáo, nghe các sư giảng kinh thuyết pháp, nhưng họ không được công nhận là một tín đồ thực thụ. Đây là một hạn chế rất đáng tiếc, vì Phật giáo vốn khoan dung, công bằng với mọi chúng sinh, nhưng ở đây lại có sự phân biệt đối xử về giới tính. Hạn chế này là một trong những lý do mà các tôn giáo khác khi muốn truyền giáo vào trong cộng đồng người Khmer thường lấy ra để đả kích Phật giáo Nam tông.
- Một số vấn đề đặt ra
Trong vài năm gần đây, một số tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành đã cố gắng truyền giáo cho người Khmer và đạt được một số lượng tín đồ nhất định, nhưng Phật giáo Nam tông vẫn là tôn giáo của hầu hết người Khmer. Phật giáo Nam tông vẫn chiếm vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của người Khmer. Để phát huy hết giá trị của mối quan hệ dân tộc – tôn giáo này, đồng thời để ổn định trật tự xã hội trong cộng đồng người Khmer, cần chú ý những điểm sau:
-
- Cần có một cách nhìn đúng đắn và toàn diện về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc của người Khmer ở Nam Bộ. Phật giáo Nam tông là thành phần cốt lõi trong văn hóa của người Khmer, tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa Khmer ở Nam Bộ.
1 Tiền Văn Triệu (2012), Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng, trong Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội.
- Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, Phật giáo Nam tông đã góp phần gắn kết, ổn định và phát triển xã hội cộng đồng Khmer. Đây vừa là quan hệ tôn giáo vừa là quan hệ tộc người. Vì vậy, muốn làm tốt công tác quản lý tại địa phương nơi người Khmer sinh sống thì không thể xem nhẹ yếu tố Phật giáo Nam tông.
- Về mặt tổ chức, Phật giáo Nam tông Khmer nằm trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mối quan hệ giữa Phật giáo Nam tông Khmer với Phật giáo Bắc tông của người Việt, người Hoa trên địa bàn có đông người Khmer diễn ra tốt đẹp. Bên cạnh đó, Hội Đoàn kết Sư sãi Yên nước các địa phương có đông người Khmer có một vị trí nhất định. Đây là một tổ chức liên kết các sư sãi Khmer với nhau khá mật thiết. Vì vậy, cần quan tâm đến Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước của người Khmer thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mối quan hệ với các tổ chức Phật
giáo hiện tại(1).
- Tôn giáo nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng là một trong những vấn đề rất nhạy cảm trong tình hình đất nước ta hiện nay. Nhiều thế lực xấu trong và ngoài nước luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo, thông qua tôn giáo để dụ dỗ người Khmer chống phá chính quyền Việt Nam. Vì vậy phải hết sức cảnh giác với vấn đề này, vì hậu quả của chúng gây ra vô cùng nghiêm trọng và không dễ dàng khắc phục được nhanh chóng.
- Cần chú trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho người dân Khmer, từng bước xóa đói giảm nghèo để cuộc sống của đồng bào được cải thiện. Có như
1 Phan An (2012), Phật giáo Nam tông của người Khmer, trong Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội.
vậy, văn hóa truyền thống và Phật giáo Nam tông mới có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài.
- Việc thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng người Khmer cần có sự liên kết với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể nói chung và người làm công tác tuyên truyền nói riêng cần có thái độ không phân biệt Phật giáo Nam tông của người Khmer hay Phật giáo Bắc tông của người Việt, người Hoa trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phan An (2012), Phật giáo Nam tông của người Khmer, trong Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội.
- Tiền Văn Triệu (2012), Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng, trong Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội.
3. Nét đẹp của Phật giáo Nam tông Khmer, Bài giảng tại khóa bồi dưỡng trụ trì chùa Khánh Sơn, tỉnh Sóc Trăng, ngày 3 tháng 6 năm 2013.
- Trần Hồng Liên (2000), Phật giáo trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam, từ thế kỷ XVII đến 1975, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Mạc Đường chủ biên (1991), Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Mấy vấn đề bản sắc văn hóa - xã hội, Kỷ yếu hội thảo khoa
học lần thứ ba, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.
7. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.