MỞ ĐẦU
Hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một trong những bộ phận của văn hóa tinh thần dân tộc. Triết lý từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã nhanh chóng được tiếp nhận và định hướng cho mỗi người Phật tử lối sống nhân văn, đạo đức, vị tha. Trải qua các triều đại phong kiến, Phật giáo là tôn giáo không thể thiếu trong các triều đại, đã trở thành nét truyền thống và có quan hệ thân chặt với xã hội. Thời nào Phật giáo cũng đều có những đóng góp quan trọng cho đất nước. Vì thế, mà nhiều giá trị tích cực của Phật giáo được hình thành và lưu giữ trong tâm thức người dân Việt Nam.
Quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, dưới tác động của toàn cầu hóa. Và mặt trái của nền kinh tế thị trường, không ít bộ phận giới trẻ rơi vào lối sống vị kỷ, thực dụng, chỉ nghĩ đến cá nhân, mà không có những việc làm thiết thực, giúp ích cho xã hội... Vì thế, Phật giáo đã mở ra và tổ chức nhiều khóa đào tạo cho thế hệ trẻ (nhất là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên), giúp những người trẻ có cái nhìn về cách sống, cách ứng xử, cũng như suy nghĩ về những công việc thiết thực với xã hội. Qua đó khẳng định thanh niên luôn năng động sáng tạo. Từ đó, có thể khẳng định, giáo dục Phật giáo tác động to lớn, tích cực đến việc hình thành nhân cách, lối sống của thế hệ trẻ hiện nay.
NỘI DUNG
Chúng ta đều khẳng định và thừa nhận rằng: Nhân cách con người phần lớn do giáo dục mà nên hay nói cách khác giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành nhân cách của mỗi con người. Cùng với các yếu tố khác như văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, môi trường sống... Giáo dục Phật giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trọng việc giáo dục tầng lớp tri thức của dân tộc trong lịch sử cũng như hiện nay. Với đội ngũ thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Vì vậy, Việt Nam luôn giáo dục, bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc1.
1. Giáo dục Phật giáo - mục tiêu phương pháp và nội dung cơ bản
Hiện nay trong thời đại xã hội văn minh, đời sống nâng cao, khi tiện nghi vật chất của con người ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì mặt trái của nó là đời sống tâm linh càng sa sút bấy nhiêu, khoảng cách giữa người và người ngày càng xa cách, lối sống cá nhân, ảnh hưởng xấu không chỉ đến cá nhân mà còn xã hội. Vì thế, nhiều người đã tìm đến Phật giáo như một nơi để gửi gắm tinh thần, nương tựa. Có học tập và nghiên cứu Phật pháp, nhưng chưa có nhận thức về Phật pháp thậm chí sai lầm. Vì thế quá trình học Phật không đạt được kết quả mong muốn. Người học Phật, muốn đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp rất khó2. Vì thế, việc giáo dục Phật giáo càng trở nên quan trọng hướng con người tìm lại nét truyền thống vốn có.
Đi qua quá khứ, con người luôn hướng đến cái mới, theo hướng thời đại, nhiều khu vực trên thế giới còn đi trước thời đại. Việt Nam mặc dù không phải là nước phát triển nhanh nhưng cũng đang có không ít những mục tiêu hướng đi không đúng đắn, dẫn đến nhiều hệ lụy cho đất nước cho xã hội, một trong những đối tượng đã và đang chịu tác động tiêu cực không nhỏ là thế hệ trẻ. Để bình ổn vấn đề này trước tiên là giáo dục một cách ngiêm túc, đào tạo những con người mới, những con người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ và lao động), thiện chí phải là công dân toàn cầu, để làm chủ xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Mục tiêu cơ bản của giáo dục Phật giáo
Giáo dục Phật giáo hướng đến mục tiêu cơ bản đó là giải thoát khỏi khổ đau cho những người đang lầm than, khổ cực. Mẫu người lý tưởng mà giáo dục Phật giáo muốn con người vươn tới là cõi Niết bàn, là được trở thành Phật. Học tập, tu hành là để làm Phật. Con người lý tưởng mà giáo dục Phật giáo cần lấy khuôn mẫu để đào tạo là chư Bồ-tát, chư Thánh tăng đã chứng đạo, chư Tổ sư mà trình độ giải thoát đã được ghi nhận.
Chư Phật và chư Thánh giả nói trên là một trong những mẫu người lý tưởng của Phật giáo và mục tiêu của giáo dục Phật giáo là đào tạo những con người có khả năng học tập và phát triển cao để đạt đến trình độ giải thoát như những mẫu người lý tưởng ấy. Mặt khác, mục tiêu phải được hiểu là điểm cần hướng đến của những chặng đường mà các đối tượng của giáo dục (người học) phải đạt đến trên con đường dài có nhiều chặng cần phải vượt qua để đạt được lý tưởng hướng tới. Do đó, mà giáo dục tùy hoàn cảnh tùy trình độ từng cá nhân phải có những mục tiêu đề ra trước mắt khác nhau. Đấy là những mẫu người chủ yếu là những Tăng Ni có tài, đức và có khả năng tu tập, chứng đạt một trình độ tâm linh cao cả và có khả năng giảng dạy, hướng dẫn giới trẻ các Tăng Ni và các cư sĩ Phật tử trong sinh hoạt hàng ngày, tạo một xã hội khang lạc, vui tươi3.
Phật giáo tuyên bố đời là bề khổ nên mọi hoạt động của Phật giáo, đặc biệt là giáo dục Phật giáo, đều lấy cuộc đời làm đối tượng, lấy những con người đang sống trong tập thể xã hội làm đối tượng. Cho nên, mẫu những con người người đào tạo của Phật giáo ở trong mọi thời đại chính là những con người thâm hiểu và mang ý nguyện tu tập theo giáo lý của Đức Phật, và cũng đồng thời người ấy lại phải thích nghi với xã hội, với những kiến thức kỹ năng hiện đại4. Qua đó giúp con người có cái nhìn chính kiến vô hậu, giải thoát, cái nhìn duyên khởi, vô ngã, Đức Phật dạy: “Đây là khổ đau, đây là nguyên nhân của khổ đau, đây là sự diệt khổ và đây là con đường đưa đến sự diệt khổ”. Là con người, nếu có cái nhìn đúng đắn thì chúng ta phải tự tu tập để có thể chuyển hóa tham, sân, si thành vô tham, vô sân, vô si, và chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này5.
Cũng như mọi nền giáo dục khác, giáo dục Phật giáo nhằm hoàn thiện con người. Theo quan niệm của Phật giáo: Con người là chúng sinh có khả năng thành Phật: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Đây có thể nói là một chân lý mà Phật giáo hướng đến đối tượng giáo dục là con người đầy sức sống, đầy năng lực và tính nhân bản. Con người ấy được trở về đúng bản vị làm người, trở về chính mình. Trong Kinh Trường Bộ I, Kinh Đại Niết Bàn, lúc sắp nhập Niết bàn, Đức Phật dạy ngài A Nan: “Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác”. Phật giáo khuyên con người phát huy tính tự lực, tự thân, nỗ lực hoàn thiện mình trên lộ trình giải thoát6.
- Phương pháp của giáo dục Phật giáo
Phương pháp giáo dục là lĩnh vực hoạt động của khoa học giáo dục về việc giảng dạy và học tập, tổ chức các phương tiện giáo dục, soạn thảo các chương trình giáo dục, giáo hóa và truyền bá chính pháp, nhằm đáp ứng với mọi trình độ căn cơ của chúng sinh, với sự thật, lẽ phải, thực tế, với các nhu cầu lý luận, với các nhu cầu thời đại và hoàn cảnh xã hội.
Các nhà giáo dục xưa nay khi đề cập phương pháp giáo dục thường quan tâm đến ba lĩnh vực cơ bản: phương pháp soạn thảo chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp tổ chức học đường và các tiện ích giáo dục. Muốn đạt hiệu quả giáo dục, ba lĩnh vực này phải được vận dụng một cách linh động, tiến bộ mãi để phù hợp trình độ đáp ứng nhu cầu đưa con người và xã hội tiến lên. Ngày nay xã hội thay đổi nhất là tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự ra đời của công nghệ 4.0 dẫn đến các phương pháp giảng dạy cũng dần thay đổi để phù hợp với hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thực tiễn đặt ra. Với việc bùng nổ công nghệ thông tin, cuộc cách mạng 4.0 ra đời thì trong giáo dục và đào tạo cũng áp dụng nhiều thành tựu khoa học trong đổi mới phương pháp và phương tiện giảng dạy hiện đại. Nhờ có công nghệ truyền thông nhanh chóng, mà các tổ chức có thể dễ dàng mở ra các lớp bồi dưỡng. Thu hút nhiều người quan tâm vì có một mạng xã hội linh động, truyền tải mọi thông tin chi tiết đến tất cả cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, lứa tuổi sử dụng internet nhiều nhất. Nhờ vậy mà giới trẻ nắm bắt nhanh tình hình, để có thể sắp xếp thời gian địa điểm tham gia. Ngoài ra các tổ chức phối hợp với nhau mở ra các buổi khóa Phật ở các địa phương, trực tiếp đến các địa bàn để thực hiện việc giảng pháp. Ví dụ: Giảng dạy ở chùa Hoằng Pháp, chùa Khai Nguyên được truyền trực tiếp thu hút ngàn lượt người xem và chia sẻ.
* Nội dung cơ bản của giáo dục Phật giáo
Giáo dục Phật giáo là giáo dục lối sống lành mạnh tích cực cho giới trẻ. Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn. Phần lớn thanh thiếu niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luôn giữ trong mình được sự năng động trẻ trung vốn có. Tuy nhiên, đang có một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thường phạm phải sai lầm, đi nhầm hướng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.
Việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ phải được được triển khai bằng nhiều hình thức. Nhưng, những thay đổi nhanh chóng của đất nước và thế giới hiện nay trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các tổ chức phải lên kế hoạch và thực hiện, phát huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông hiện đại trong việc bồi dưỡng lý tưởng Phật giáo về lối sống tích cực cho thế hệ trẻ. Phật giáo đã có nhiều công lao trong việc giáo dục, hóa giải rất nhiều những câu chuyện của các thanh niên trẻ tuổi, muốn xuống tóc, bỏ lại hồng trần đến chốn bồng lai thanh tịnh. Luôn dạy con người hướng đến những điều thiện lành, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động, hướng đến một lối sinh hoạt lành mạnh.
Giáo dục giá trị nhân văn cho thế hệ trẻ. Giá trị nhân văn được hiểu: “Nhân” là người, “Văn” là văn hóa, văn minh, nhân văn là những giá trị đẹp đẽ của con người thông qua suy nghĩ hành động. Vì thế truyền đạt tư tưởng nhân văn là hết sức cần thiết và quan trọng. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường. Cần giáo dục về tình yêu quê hương đất nước, biết ơn với cách mạng. Luôn sẵn sàng dốc sức cho quê hương đất nước, hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là nghĩa vụ quân sự, không trốn tránh.
Luôn có một tinh thần tự lực không dựa dẫm người khác, cần cù siêng năng. Luôn là chỗ dựa vững chắc cho người thân, gánh vác những trọng trách cho gia đình. Giáo dục môi trường góp phần phát triển bền vững cho đất nước.
2. Thực trạng nhân cách, lối sống của thế hệ trẻ hiện nay
Trong thời đại mới hiện nay - thời đại văn minh, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, thời đại của cách mạng 4.0, của nền kinh tế tri thức,văn hóa được nâng cao, nhất là công nghệ thông tin phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao hơn. Thực trạng đáng mừng là thanh thiếu niên ngày nay có trình độ học vấn cao, có kiến thức hiểu biết đa dạng, phong phú, nhất là về khoa học, kỹ thuật... Quan niệm phong kiến đã được xóa bỏ tận gốc, nhu cầu tự khẳng định bản thân, vai trò cá nhân được đề cao, hết sức coi trọng, đây là một tiến bộ lớn, tạo cơ hội cho tuổi trẻ có điều kiện sáng tạo và phát triển. Dường như có thể nhận thấy ở mọi lúc mọi nơi đó chính là lối sống sẵn sàng hy sinh vì người khác. Một lối sống chủ động năng động trong các hoạt động cộng đồng. Hoặc đơn giản chỉ là việc các bạn trẻ chủ động học tập tích cực hơn, sống có đạo đức và chuẩn mực hơn hay đơn giản là cách sống hòa nhập với thiên nhiên… Việc làm theo lối sống tích cực không những góp phần hoàn thiện bản thân của mỗi người mà nó còn mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cộng đồng và xã hội7. Theo đó, một lối sống tích cực sẽ làm cho giá trị của người đó luôn được đề cao trong mắt người đối diện. Không những vậy, sống lành mạnh còn tạo được thiện cảm, niềm tin yêu và sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Ngoài ra, sống tích cực còn giúp thế hệ trẻ trở nên tự tin và thành công hơn trong cuộc sống.
Trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ đang ngày càng ra sức rèn luyện để bồi đắp thêm những phẩm chất tốt đẹp nhằm hướng tới xây dựng một lớp thanh niên có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn. Trong nhiều năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức; hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và là xu thế lớn, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng quốc tế, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn như tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt. Hiện nay, có hàng ngàn thanh niên trí thức, họ đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển đất nước. Giúp đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hàng năm, có hàng ngàn công trình khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau của thanh niên được công nhận trong nước và quốc tế. Ngoài ra nhiều thanh niên đã tham gia phong trào tình nguyện đến các bản làng khó khăn, thậm chí có những thanh niên đã ngã xuống và còn vô số những công việc thiện nguyện khác.
* Tiêu cực, hạn chế:
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên đã và đang hình thành lối sống “sống chết mặc bay”. Cụ thể là rất nhiều bạn trẻ vẫn thản nhiên sống ích kỷ, sống vì lợi ích của bản thân mà không hề nghĩ đến mọi người hay mọi việc đang diễn ra xung quanh. Hơn nữa, một số bạn trẻ còn sa đà vào những trò chơi vô bổ mang tính chất kích động, khiêu dâm. Nhận thức giá trị đạo đức của thanh thiếu niên hiện nay đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, đa số coi trọng vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy tiêu cực. Hơn nữa, thanh thiếu niên ngày nay, chạy theo lối sống hưởng thụ, cầu an, vọng ngoại, lai căng… mà họ cho là hợp thời, sành điệu, bỏ qua những giá trị truyền thống, đạo đức là nền tảng giá trị cơ bản của dân Việt.
Một bộ phận khác lại lao vào con đường hút chích và nghiện ngập… Hậu quả, ngày càng có nhiều trường hợp phạm tội khi đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Điều này, không chỉ làm mất đi giá trị của bản thân mà còn khiến cộng đồng xa lánh, chán ghét… thậm chí là rơi vào cảnh phạm pháp tù tội. Mặt khác, việc tập theo lối sống tiêu cực còn làm ảnh hưởng rất lớn sự phát triển trong tương lai của mỗi người. Bởi lẽ, lối sống tiêu cực được hình thành từ suy nghĩ và thể hiện ra hành động, từ đó gây nên những tác hại không mong muốn cho gia đình, bạn bè, thậm chí xã hội. Hiện nay thanh thiếu niên đang đi tìm chỗ đứng cho chính mình trong sự tấn công của các nền văn hóa khác biệt, các cám dỗ tha hóa ngày càng hấp dẫn, sự kích thích bản năng ngày càng mạnh và tinh vi. Đồng thời, sự tự khẳng định mình là một mục tiêu mà rất đông bạn trẻ thời đại hướng đến. Coi đó như là ưu thế của tuổi trẻ. Nhưng tự khẳng định theo hướng nào? Có người ăn chơi bừa bãi để tự khẳng định mình, hút thuốc uống rượu, hành động bạo lực… cũng để tự khẳng định mình. Thật sự là một mối nguy lớn cho các bậc làm cha mẹ và những nhà xây dựng, quản lý xã hội. Thực trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh – sinh viên hiện nay đáng báo động, các chuẩn mực đạo đức của giới trẻ đã đến mức đáng lo ngại, còn đâu nữa “Tiên học lễ hậu học văn” “Giấy rách phải giữ lấy lề” hoặc “Đói cho sạch rách cho thơm”8… Đó cũng chính là lý do, giới trẻ ngày nay cần học tập và làm theo những lối sống tích cực hơn9.
Có thể thấy, việc giáo dục nhân cách, lối sống thanh niên, đang còn có một số vấn đề đặt ra cần giải quyết là:
Từ những hạn chế trên cho thấy cần phải thay đổi nền giáo dục cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Không thể để một thế hệ tương lai của đất nước lại đang ngày một đi xuống nghiêm trọng hơn. Cần phải có những giải pháp hay hướng đi mới để có thể giáo dục. Giáo dục Phật giáo cần phải đẩy mạnh, tác động quyết liệt hơn nữa để có thể giúp thế hệ trẻ tuổi thay đổi, lấy lại những phẩm chất vốn có của mình. Phải có nhiều hơn những buổi diễn đàn, kiến thức chuyên sâu, khoét sâu hẳn vào những điểm tiêu cực, để họ dễ nhìn nhận ra mặt trái qua đó tiếp thu tốt hơn. Đặc biệt với xu hướng công nghệ, ngoài việc truyền đạt trực tiếp thì cần áp dụng triệt để các kênh thông tin trên các nền tảng như: Facebook, YouTube, Instagram,... Đây là các nền tảng được giới trẻ sử dụng nhiều nhất. Đưa thông tin nhanh chính xác, mà cũng cực kì hiệu quả. Tùy vào từng điều kiện mà có thể áp dụng các phương pháp khác nhau, để đạt được kết quả tốt nhất.
Trước mắt Ban Hoằng pháp, Ban Giáo dục và Ban hướng dẫn Phật tử nên có kế hoạch phối hợp xây dựng và hoàn thiện về nội dung, chương trình thường xuyên giáo hóa thế hệ trẻ bởi: “Thân cận thiện hữu như vũ lộ trung hành, tuy bất thấp y thời thời hữu nhuận, ác tập ác giã trưởng ác tri kiến”. Đó là gần gũi bạn lành như đi trong sương đêm, tuy chẳng ướt áo, nhưng lâu ngày sẽ thấm. Tiếp xúc với người ác sẽ dễ làm theo việc ác10.
Các cơ sở thờ tự cần tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ, sử dụng âm nhạc, thiết lập sân chơi bổ ích, lành mạnh, thu hút giới trẻ. Chuyển thể kinh Pháp cú từ dạng thơ kệ qua dạng bài hát, đều là những phương pháp hoằng pháp cho thanh thiếu niên đem lại hiệu quả cao. Tổ chức Tết Trung thu để khen thưởng cho con em đồng bào, Phật tử học giỏi, tổ chức khen thưởng cho con cháu hiếu thảo vào ngày Vu lan báo hiếu,… có như thế mới từng bước đưa thanh thiếu niên trở về với cửa chùa. Tất cả những gì đề ra trong giáo dục Phật giáo cũng chỉ hướng đến duy nhất một mục đích đó là giáo dục triệt để nhân cách đạo đức lối sống chuẩn mực.
3. Ý nghĩa của giáo dục Phật giáo đến việc hình thành nhân cách, lối sống cho thanh niên
- Hình thành nhân sinh quan thế giới quan tích cực cho thanh niên:
Góp phần hình thành nhân sinh qua thế giới quan tích cực cho thanh niên. Nhân sinh là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân sinh quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội11. Thanh niên có thể nhanh chóng nắm bắt hiểu biết được cái đạo lý luật lệ và đạo lý ở đời, để có một hành trang tốt để bước đến một cuộc chiến đúng nghĩa, mang lại niềm vui không chỉ cho mình mà còn cho xã hội. Biết được trình độ vị trí của mình trong xã hội để rèn luyện và học tập cho tốt. Qua đó chỉ rõ được các hoạt động của thanh niên có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên. Tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của thế hệ trẻ được chú ý, khi giảng dạy và giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân. Đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ của thế hệ trẻ.
- Hoàn thiện, hoàn chỉnh hành vi chuẩn mực cho thanh niên trong bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp:
Góp phần hoàn thiện, điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống chuẩn mực của thanh niên. Giáo dục Phật giáo quyết định rất lớn về hành vi đạo đức của giới trẻ vì, đây là lứa tuổi đã và sắp rời xa ghế nhà trường, bắt đầu một cuộc sống tự lập. Nên việc Phật giáo mở ra các hoạt động giáo dục là hết sức cần thiết có nhiều ý nghĩa cho giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung. Là bước tiến quan trọng trong quá trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, giúp đất nước có nền móng vững chắc để phát triển trước thế hệ trí thức đầy tiềm năng. Việc giáo dục của Phật giáo còn làm hoàn thiện những thiếu sót trên ghế nhà trường, điều chỉnh được các hành vi hoạt động, đạo đức, lối sống đúng đắn. Nâng cao trình độ kiến thức xã hội, các kỹ năng mềm để có thể xử lý các tình huống cho xã hội. Có khả năng làm việc giao tiếp tốt trong cuộc sống. Làm cho mọi người có một cái nhìn toàn diện về thế hệ trẻ của đất nước.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của nó để lại thật khủng khiếp khi vẫn đang còn rất nhiều những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, rất nhiều trong đó đang là lứa tuổi thanh niên. Khi bao người khác được thoải mái tự do làm những gì mình muốn. Thì họ đang phải chịu những nỗi đau từng ngày. Rất nhiều thanh niên rơi vào cảnh ngán ngẩm thờ ơ với cuộc sống, buông xuôi, suy nghĩ tiêu cực. Nhưng rồi nhờ có giáo dục Phật giáo họ có một nghị lực phi thường. Họ thay đổi suy nghĩ, hành động, rất nhiều người đã vượt lên trong cuộc sống. Ngoài ra, giáo dục Phật giáo còn giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh bất hạnh, truyền cho họ một tinh thần cháy bỏng. Giúp họ có một ý chí vươn lên mọi khó khăn trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Đạo Phật rất quan tâm đến việc hình thành giáo dục thanh thiếu niên. Trong Kinh Thiện Sanh, Đức Phật đã dành những lời giáo huấn cho chàng thanh niên giàu có Yasa con một trưởng giả12. Giáo dục Phật giáo có giá trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách lối sống của thế hệ trẻ. Nâng cao giá trị mà giới trẻ đem lại, khai thác tối đa nguồn nhân lực phổ biến này. Những giá trị không chỉ mang tính cá nhân, mà còn mang tính quốc gia. Một quốc gia phát triển nhất thiết phải có nguồn lực từ con người, đó chính là các thế hệ trẻ. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, còn có nhiều tác động tiêu cực dẫn đến nhân cách, lối sống của thanh niên đi xuống nghiêm trọng. Ngày càng mất đi hình ảnh đẹp, thay thế vào đó là những lời ra tiếng vào rất đáng báo động. Ngoài giáo dục trên ghế nhà trường thì giáo dục Phật giáo là rất quan trọng. Đặc biệt thanh niên đang có xu hướng trượt dài trước những tác động xấu của xã hội. Bằng nhiều biện pháp khác nhau mà Phật giáo đã có thể chung tay giúp thế hệ trẻ nhận thức được giá trị cuộc sống, giá trị của bản thân cũng như trách nhiệm trước xã hội, gia đình và người thân. Để sớm là con người được trọng dụng, có ích cho xã hội. Không bị tác động bởi các tác nhân xấu.
Trải quahàngngànnăm, dùởthờiđạinàogiáolý Phậtdạyrấtphù hợp với thế hệ trẻ. Thanh thiếu niên, giới trẻ ngày nay có thể thực hành giáo lý của Phật dạy để xây dựng bản thân, gia đình, xã hội và đạo pháp. Chúng ta cần tiếp tục phát triển tăng cường biện pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục Phật giáo để thế hệ trẻ trưởng thành hơn. Không còn cách nào khác để thay đổi chính là dạy. Cần nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh, các hình thức giảng dạy. Về cường độ cũng như tính chất nghiêm túc hơn
***
Tài liệu tham khảo
Đặng Thị Lan, Giáo dục Phật giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hội đồng trị sự, Hội nghị kỳ 3-Khóa VIII Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, ngày 10, 11 tháng 1 năm 2019.
Hoàng Văn Nam (Thích Trí Như), Giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo Việt Nam ở miền Bắc, Nxb. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hội đồng trị sự, Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, ngày 12, 13 tháng 7 năm 2019.
Nghị quyết Đại hội Đảng XII với Thanh niên Việt Nam, https:tinhdoan.quangngai.gov.vni3841-nghi-quyet-dai-hoi- dang-xii-voi-thanh-nien-viet-nam.aspx.
Thích Tịnh không, Việt dịch: Thích Tâm An, Nxb. Phương Đông. Đạo Phật với thanh niên- https:thuvienhoasen.orga18256dao-
phat-voi-thanh-thieu-nien.
Trần Th Hoài Thương, Giáo dục Phật giáo – Một số vấn đề cơ bản giáo dục Phật giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức, luận văn thạc sĩ.
Th Giác Toàn, Mụctiêu củagiáodục Phật giáo, https:thuvienhoasen. orga29375muc-tieu-cua-giao-duc-phat-giao.