VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
Thứ sáu - 06/12/2019 08:38
VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
TS. Huỳnh Lâm Anh Chương, sinh năm 1971. Giảng viên Bộ môn Quản lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: Phát triển chương trình giáo dục và quản trị nhà trường.
TS. Hoàng Thị Anh Đào, sinh năm 1989, chuyên môn nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa. Quan tâm nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến Văn hóa và tư tưởng phương Đông, trong đó có Phật giáo như: Các tôn giáo trên thế giới, Lịch sử tư tưởng phương Đông, Di sản thế giới ở phương Đông, Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, Di sản văn hóa ở Hàn Quốc… Tác giả có 30 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo trong nước và quốc tế; sách in chung nhiều tác giả. Trong đó, có một số bài nghiên cứu về Phật học và đã tham gia Hội thảo tại Đại lễ Vesak 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam.
NCS.ĐĐ. Thích Huệ Đạo, sinh năm 1985. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Triết học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Quốc gia TP. HCM. Chuyên nghiên cứu về Đạo đức Phật giáo và Triết học phương Đông. Giải nhất Nghiên cứu khoa học cấp Trường với đề tài: “Đạo đức Nho giáo với việc xây dựng các giá trị đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay” và được tặng giấy khen vào ngày 22/09/2009 của Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Phát triển nhân lực số 3, (24) trang 3 năm 2011. “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo Nam tông đến đời sống văn hóa tinh thần người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Chính trị, chỉ số ISSN 1859 - 0187, số 01 - 2018,
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
tr. 75-78. “Sự tương đồng giữa quan niệm về đạo đức của các nhà triết học cổ đại với Phật giáo”, Tạp chí Khoa học Chính trị, chỉ số ISSN 1859 - 0187, số 03 - 2018, tr. 69-74.
NCS.ĐĐ. Thích Chấn Đạo, trú xứ chùa Tra Am, phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đang làm việc tại Phòng Đào tạo Sau đại học - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
TS. Dương Quang Điện (Hòa thượng Thích Thanh Điện), Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng GHPGVN, là tác giả của các tác phẩm quen thuộc gồm Cẩm nang người Phật tử (Đồng chủ biên), Đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới (viết chung), Quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam giai đoạn từ 1981 đến nay (Chủ biên), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực trí thức trong quá trình hội nhập quốc tế (viết chung), Tư tưởng chính trị “Dân là gốc” trong lịch sử Việt Nam (viết chung), Một số nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (Đồng chủ biên), Trí thức Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (viết chung). Ngoài ra là tác giả, đồng tác giả nhiều bài viết khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học.
ThS. Vũ Ngọc Định, sinh năm 1976. Chuyên môn nghiên cứu Hán Nôm, Phật giáo và Di tích Phật giáo. Trong những năm gần đây, tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về Phật giáo. Đã công bố một số nghiên cứu riêng về Phật giáo cùng một số nghiên cứu liên ngành có liên quan đến Phật giáo. Tiêu biểu là 4 tập sách về Chùa xứ Thanh, hành trạng chư Tăng Ni Thanh Hóa và Văn bia chùa Thanh Hóa; có bài tham luận và được chọn xuất bản ở 3 hội thảo Quốc tế gồm: Hội thảo Quốc tế Phật giáo nhập thế và các vấn đề đương đại năm 2017, Hội thảo Quốc tế Trần Nhân Tông – Đặc sắc tư tưởng văn hóa năm 2018 và Hội thảo Học thuật quốc tế Vesak năm 2019. Cùng nhiều bài trên các tạp chí, Hội thảo các cấp.
VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
Trần Thị Thanh Hà, công tác tại Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội.
NCS. Lý Siều Hải, sinh năm 1976. Giảng viên bộ môn Tiếng Anh tại Trường Cao đẳng nghề TP.HCM và đang là Nghiên cứu sinh ngành Quản lý Giáo dục tại Bộ môn Quản lý giáo dục thuộc Khoa Khoa học Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
TS. Lê Đức Hạnh, chuyên môn Nhân học. Một số nghiên cứu chính: Ảnh hưởng của Công giáo đối với sự phát triển văn hóa, xã hội; Hôn nhân và gia đình dưới nhãn quan tôn giáo học; Lý luận về tôn giáo và những vấn đề nhân học tôn giáo; Tôn giáo dưới tác động của toàn cầu hóa; Vai trò của tôn giáo trong các mối quan hệ xã hội, chính trị ở Trung Đông. Đang công tác tại Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
TS. Lê Thị Hạnh, Phó trưởng khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tài chính – Quản trị Kinh Doanh. Chuyên đi sâu nghiên cứu về nguồn nhân lưc chất lượng cao, như kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0. Đã tham gia nghiên cứu 3 đề tài nghiệm thu xuất sắc, được công nhận sáng kiến cấp bộ. Tác giả 4 cuốn sách chuyên khảo, 8 sách đề cương, bài tập cho hệ đào tạo Đại học và Thạc sĩ của trường. Chủ trì một hội thảo cấp quốc gia và in sách. Đã tham gia viết 6 bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế. Gần 30 bài báo đã đăng trên tạp chí trong nước.
ThS. Đinh Đức Hiền, sinh năm 1986, chuyên môn nghiên cứu Triết học. Tác giả có nhiều bài viết được đăng trên tạp chí “Góp phần nhìn nhận xu hướng thế tục hóa trong Phật giáo hiện nay - Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 5, năm 2012, tr.15- 17; “Bàn về tư tưởng giải thoát của Phật giáo”, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 5, năm 2013, tr.18-20; “Phát huy vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị qua thực tế tại thành phố Đà Nẵng” đăng trên Kỷ yếu Đại lễ Vesak LHQ 2019, phát hành tháng 5 năm 2019.
TS.ĐĐ. Thích Quảng Hợp, sinh năm 1980. Tốt nghiệp Tiến sĩ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
Triết học Học viện Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2016. Nghiên cứu về lĩnh vực Hệ thống tư tưởng giáo lý Phật giáo như Tính Không, chính niệm, Tứ đế, Duyên sinh, khổ - vui với cuộc sống nhân sinh. Thường tham gia các hội thảo khoa học về Phật giáo, tham gia giảng dạy giáo lý cho các đạo tràng Phật tử, sáng tác thơ văn, kệ về thiền Phật giáo.
TS.NS. Thích Nữ Hằng Liên, hoàn thành Thạc sĩ Phật học tại trường Đại học Delhi (1994-1996) và nhận được học bổng Giao lưu Văn hóa Ấn – Việt do chính phủ Ấn Độ cấp tặng (1996-2001) với nghiên cứu “Chủ nghĩa bình đẳng trong đạo Phật”. Ni sư tiếp tục hoàn thành luận án Tiến sĩ Triết học tại Trường Đại học Punjab - Chandigarh (2001-2006). Hiện là giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn với trách nhiệm Trưởng Ban Hoằng pháp Phật giáo huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, hướng dẫn các khóa thiền Vipassana cho hàng ngàn thiền sinh.
TS. Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1979. Chuyên ngành Lịch Sử, Khoa Lý luận chính trị - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nghiên cứu về Chủ trương và sự chỉ đạo công tác vận động chức sắc, Phật tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; Giáo dục Phật giáo - những đóng góp tích cực cho đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề dân tộc - tôn giáo - tín ngưỡng trong những năm 1930 – 1954; Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
ThS. Lê Tấn Lộc (ĐĐ. Thích Trúc Thành Minh). Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh từ trường Đại học Victoria (Úc). Tác giả có gần 8 năm giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng từ thiếu nhi cho đến người lớn. Với đối tượng là thanh thiếu niên, ở lứa tuổi được xem là rất khó dạy, bằng cách ứng dụng Phật pháp, tác giả đã rất thành công khi dạy đối tượng này. Khi sống đời sống của một tu sĩ (hiện là thiền sinh tại Th n viện Trúc Lâm Chính Pháp, tỉnh Tuyên Quang), tác giả lại được phân công phụ trách công tác thanh thiếu niên. Từ đó, đạo đức Phật giáo với thanh thiếu
VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
niên, và ứng dụng thiền trong giáo dục thanh thiếu niên là hai mảng đề tài tác giả quan tâm. Hiện tại, tác giả là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Phật học tại Viện Trần Nhân Tông, Đại học quốc gia Hà Nội.
TS. Trần Hồng Lưu, sinh năm 1960. Chuyên nghiên cứu và giảng dạy về Triết học, Lịch sử Triết học, Mỹ học, Tôn giáo học tại Đại học Đà Nẵng. Vừa giảng dạy và nghiên cứu, tác giả đã viết được trên 120 bài báo đăng trong các tạp chí Triết học, Khoa học xã hội Việt Nam, Lý luận chính trị… và hội thảo quốc gia và quốc tế cùng hơn 10 đầu sách đã xuất bản ở NXB Chính trị Quốc gia, Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng... Đã hướng dẫn 15 học viên Cao học ngành Triết học bảo vệ thành công, trong đó có Đại đức Thích Pháp Bảo (Đinh Văn Hùng), trụ trì chùa Nam Thanh, Đà Nẵng bảo vệ luận văn Thạc sĩ với đề tài: Nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung bộ, đạt loại xuất sắc năm 2017.
TS.SC. Thích Nữ Tường Nghiêm, (2009) Cử nhân Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM; (2012) Thạc sĩ Phật học Đại học Delhi, Ấn Độ; (2013) hoàn tất Luận án hậu Thạc sĩ tại Đại học Gautam Buddha, Ấn Độ; (2019) Tiến sĩ Phật học Đại học Gautam Buddha, Ấn Độ.
TS. Trần Đức Nguyên, sinh năm 1977. Tiến sĩ ngành Văn hóa học. Phó Trưởng khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Một số công trình nghiên cứu đã công bố: Chủ trì 1 đề tài cấp Bộ, 1 đề tài cấp trường và tham gia 4 đề tài cấp Bộ, cấp tỉnh. Công bố khoảng 15 bài viết trong các tạp chí chuyên ngành (được tính điểm phong học hàm Phó giáo sư, Giáo sư). Đăng khoảng 30 bài viết trong các Kỷ yếu hội thảo khoa học ở các cấp khác nhau như: Quốc tế, quốc gia, tỉnh/thành phố, Học viện, Viện nghiên cứu.
ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, sinh năm 1986. Thạc sĩ Triết học, Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học Xã hội Nhân văn, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đại học Phòng cháy chữa cháy. Tham luận “Đạo đức Phật giáo trong thời đại “vạn vật kết nối” tại Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2019. Tác giả nhận thấy, sự
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
gần gũi giữa Phật giáo và chủ nghĩa xã hội khoa học mà tác giả đang giảng dạy, đó là sự đấu tranh vì hạnh phúc của con người.
ThS.SC. Thích Nữ Hòa Nhã, sinh năm 1981. Chuyên ngành Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu Lịch sử Phật giáo Việt Nam đặc biệt Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đương đại; Tham gia Hội thảo Học thuật và Đại lễ vesak Liên Hiệp Quốc 2019 Việt Nam; Hội thảo Trần Nhân Tông Phật giáo Trúc Lâm đặc sắc tư tưởng văn hóa – Đại học Quốc Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông tổ chức; Hội thảo Di sản Như Thanh kế thừa- phát triển Ni giới Việt Nam
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kết hợp báo Hoa Đàm; tham gia hoạt động Báo chí tại báo Hoa Đàm, Phật sự online. Nghiên cứu tác phẩm: Tư tưởng Thiền học Phật giáo đời Trần; Vận dụng nội dung, phương pháp giáo dục của Phật giáo vào đời sống xã hội hiện nay; Vai trò hoằng pháp của Tuệ Trung Thượng Sĩ; Sư Trưởng Như Thanh và tổ chức Ni giới đầu tiên ở Nam bộ; Hoằng pháp giáo dục thanh thiếu niên gia đình Phật tử; Cuộc đời và sự nghiệp - Ni trưởng Như Đức.
TS.ĐĐ. Thích Nguyên Pháp, chuyên ngành Tâm lý học. Hiện đang làm việc tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
TS.HT. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Trú xứ chùa Liên Phái, Hà Nội.
NCS. Tạ Th Minh Phương, sinh năm 1990. Hiện đang là Nghiên cứu sinh năm thứ 3 của Khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Huế.
TS.SC. Thích Nữ Thanh Quế, Ủyviên Việnnghiêncứu Phậthọc Việt Nam. Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Trụ trì chùa Bảo Quang, Đài Trung, Đài Loan.
TS. Phạm Thị Quỳnh, sinh năm 1976. Chuyên môn nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Triết học. Tác giả có những bài viết và nghiên cứu liên quan đến Phật giáo như: Sự ảnh hưởng của Nho
VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
giáo đến Thiền sư Khuông Việt (Đồng tác giả), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam 2011 (tr. 194 - 199); Giáo dục đạo đức Phật giáo cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu – Nền tảng giáo dục Phật giáo về đạo đức”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo 2019 (tr. 361-368).
TS. Trần Minh Đức, chuyên ngành Nhân học, nghiên cứu chính là các vấn đề về nhân học kinh tế, dân tộc học, văn hóa, xã hội, tôn giáo. Hiện là giảng viên Khoa KHXH&NV, trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngoài giảng dạy, Tiến sĩ Trần Minh Đức thường xuyên tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên, và là thành viên Ban nội dung, Ban biên tập Hội thảo khoa học các cấp tại trường đại học Thủ Dầu Một.
ThS. Lưu Ngọc Thành, sinh năm 1984. Thạc sĩ Văn hóa học. Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn: Bảo tàng học, Quản lý di sản văn hóa và một số lĩnh vực khác: Xây dựng đời sống văn hóa. Tham gia 3 đề tài cấp Bộ và 2 đề tài cấp tỉnh/thành phố. Công bố khoảng 5 bài viết trong các tạp chí chuyên ngành (được tính điểm phong học hàm Phó giáo sư, Giáo sư). Đăng tải khoảng 50 bài viết trong các Kỷ yếu hội thảo khoa học ở các cấp khác nhau: Quốc tế, quốc gia, tỉnh/thành phố, Học viện, Viện nghiên cứu.
TS.TT. Thích Nguyên Thành, sinh năm 1968. Thạc sĩ Phật học (2003) và Tiến sĩ Phật học (Delhi, Ấn Độ, 2007), Ủy viên Thư ký Hội đồng Chỉ đạo và Ấn hành Đại tạng kinh VN (1997), Ủy viên Ban Văn hóa TW (1998), Phó Văn phòng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1999), Phó Thư ký Ban Phật giáo Quốc tế TW (2000), Chánh Thư ký Ban Giáo dục Tăng Ni TW (2008). Hiện là Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban Giáo dục Phật giáo TW, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
ĐĐ. Thích Tâm Thông, sinh năm 1988. Trú xứ tại chùa Phổ Thiện Hòa, Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ủy viên phân Ban Thanh thiếu nhi Phật tử TW, Trưởng phân Ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Dương. Tốt nghiệp cử nhân Phật Học tại Học viên Phật giáo Việt Nam, TP. HCM.
NCS.ĐĐ. Thích Pháp Tịnh, sinh năm 1986. Chuyên môn nghiên cứu về Phật học, Tâm lý học Phật giáo. Đã tham gia nghiên cứu và viết một số công trình liên quan đến Tâm lý, giáo dục, xã hội. Trong đó đối tượng hướng đến là tín đồ Phật giáo như “Mức độ trầm cảm của cư sĩ Phật tử thành phố Huế”. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 5 “Phát triển tâm lý học đường trên thế giới và ở Việt Nam”; “Ứng phó với trầm cảm của cư sĩ Phật tử thành phố Huế”, tạp chí Tâm lý học xã hội tháng 2/ 2019.
ThS. Đào Văn Trưởng, sinh năm 1990. Nghiên cứu về lịch sử, tôn giáo, Phật giáo nhập thế tại Việt Nam; Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tại Tây Bắc. Một số công trình nghiên cứu về Phật giáo: Nghiên cứu vai trò lãnh đạo và trách nhiệm chia sẻ vì xã hội bền vững của Phật giáo Việt Nam thời đại nhà Trần với “Hào khí Đông A” và thời đại Hồ Chí Minh với tuyên ngôn “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; Vận dụng tư tưởng của đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông trong xây dựng nền quản trị quốc gia tại Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu Phật giáo Bình Định dưới thời các chúa Nguyễn; Nghiên cứu Phật giáo tại Sơn La cuối thế kỷ XIX…
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú, chuyên nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá, văn học Việt Nam thời trung đại. Trong đó, đi sâu vào văn học Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học Việt Nam. Ông hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, đã có nhiều bài viết về thơ thiền, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…
TS.TT. Thích Nhật Từ, hiện là Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Phó Ban Phật giáo Quốc tế, Phó Ban Giáo dục Phật giáo
VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
Trung ương, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương, Chủ tịch sáng lập Quỹ Đạo Phật Ngày Nay từ năm 2000. Thầy là Tổng biên tập của Phật điển Việt Nam (ấn bản sách nói), Tổng biên tập Đại tạng Kinh Việt Nam và Chủ biên Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay (hơn 250 đầu sách), biên tập hơn 200 album âm nhạc Phật giáo. Thầy là tác giả của hơn 80 quyển sách Phật học ứng dụng, du hành nhiều quốc gia, giảng pháp cho cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, châu Úc, châu Âu với hơn 4.500 video pháp thoại về nhiều chủ đề. Một số trường Đại học nước ngoài trao tặng 5 bằng Tiến sĩ danh dự và các tổ chức Phật giáo quốc tế và GHPGVN tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý nhằm ghi nhận các đóng góp của thầy Nhật Từ về giáo dục, nghiên cứu, phụng sự xã hội và lãnh đạo trong cộng đồng Phật giáo quốc tế.
ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng, sinh năm 1984, chuyên môn Công tác xã hội, Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Vai trò của Phật giáo trong các hoạt động liên quan đến công tác xã hội như hoạt động từ thiện, hoạt động an sinh xã hội hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khó khăn, như người cao tuổi, trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, trẻ có HIV/ AIDS... Tham luận Hội thảo: “Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu qua hoạt động thờ cúng và lễ hội tại các di tích hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam)”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam”. Hội thảo do Viện nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH VN) và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) tổ chức năm 2018.
ThS. Đoàn Thị Vịnh, sinh năm 1982, chuyên môn Kiểm sát; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
***
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Địa chỉ: 65 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Email: nhaxuatbanhongduc65@gmail.com
Điện thoại: 024.39260024 - Fax: 024.39260031
***
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
Thích Nhật Từ chủ biên
***
Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc BÙI VIỆT BẮC Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập Lý Bá Toàn Biên tập: Phan Thị Ngọc Minh Trình bày: Ngọc Ánh
Phụ trách ấn tống: Giác Thanh Nhã
***
Liên kết xuất bản:
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
750 Nguyễn Kiệm, P. 4, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Ấn tống: CHÙA GIÁC NGỘ
QUỸ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM

![]()
In 2.000 cuốn, khổ 16 x 24 cm tại Xí nghiệp in Fahasa, 774 Trường Chinh, P.15, Q. Tân Bình, TP.HCM. Số XNĐKXB: 3950 - 2019/CXBIPH/32 - 64/HĐ. Số QĐXB của NXB: 740/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 18-11-
2019. In xong và nộp lưu chiểu năm 2019. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-89-3603-7