TỪ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO CỦA SRI LANKA
ĐẾNHƯỚNGPHÁTTRIỂNCHOGIÁODỤCPHẬTGIÁO TẠI VIỆT NAM
NCS.ĐĐ. Thích Thanh An
TÓM TẮT
Sri Lanka được biết đến là đất nước có Phật giáo là Quốc giáo và cũng chính vì yếu tố này mà các lĩnh vực liên đới đều phát triển một cách chuẩn mực và đi theo một quỹ đạo được định hướng từ lâu đời, mang đầy giá trị lịch sử và bản sắc riêng của đất nước này. Một trong những thành tựu đặc trưng của Sri Lanka chính là nền giáo dục Phật giáo đã có mặt từ rất lâu đời và trải qua nhiều biến cố lịch sử của đất nước cũng như các công cuộc cải cách mà hệ thống này không ngừng Hòan thiện và phát triển. Triết lý Phật học đã được các bậc học giả nghiên cứu, trình bày và vận dụng vào tất cả các phương diện học thuật và thực tế một cách phổ quát và sâu sắc. Thời buổi sơ khai của nền giáo dục Phật giáo tại Sri Lanka cũng chỉ là những lớp học ‘pirivena’ rồi dần dần mới phát triển và nhân rộng lên thành hình thức, ‘Vidya” và đến hôm nay là các trường đại học, cao đẳng, hay Viện Cao học đào tạo về Phật học và Pali, Sanskrit trong cả hai ngôn ngữ song song là Sinhalese và tiếng Anh. Bài viết này tập trung trình bày về tình hình hiện tại, phương pháp dạy và các chính sách nổi bật của nền giáo dục Phật giáo trong các trường đại học, viện cao học chủ yếu từ cấp bậc cử nhân đến tiến sĩ Phật học qua các mô hình quản lý dựa trên sư phân chia chuyên ngành và bố trí chương trình đào tạo, vận hành. Qua đó, đề xuất một số ý kiến cá nhân về hướng phát triển cho việc đào tạo Phật học tại nước nhà.
- GIỚI THIỆU
Đảo quốc Sư tử Cylon (tên gọi trước đây của Sri Lanka) có một nền Phật giáo thấm nhuần từ tư tưởng đến phong hóa, lối sống tập tục, thơ ca và tất cả các lĩnh vực liên đới như chính trị, văn hóa, xã hội. Theo Mahavamsa - Đại sử cũng như Đảo sử - Dipavamsa, Phật giáo được truyền bá vào Sri Lanka do Ngài Mahinda một vị A la hán từ Ấn Độ và khoảng thế kỷ III trước Tây lịch. Đây là vị con trai thứ 3 của Hòang đế Ashoka tại Ấn Độ thời đó. Ngài Mahinda đến Sri Lanka vào thời của vua Devanampiya Tissa trị vì Cylon lúc bấy giờ có cung điện đóng tại kinh đô Anuradhapura. Thời kỳ này, tuy Phật giáo mới du nhập nhưng được sự ủng hộ vô cùng mạnh mẽ của vua và dân chúng, các cơ sở tự viện cũng bắt đầu được hình thành và mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo tại Cylon. Một trong những mốc đánh dấu sự hình thành khóang đại về cách thức giáo dục cổ điển đó là giáo dục trong tự viện, theo đó, Mahavamsa chép rằng “Đức vua Devanampiya Tissa vì muốn cho toàn thể dân chúng cả nước đều được nghe Ngài Mahinda thuyết giảng nên đã cho xây dựng mội đại hội trường. Thật không may, số lượng quần chúng quá đông nên sức chứa của hội trường vẫn không đủ. Do đó, vua cho sửa chữa trại quản tượng để nới rộng phòng giảng hầu cho mọi người có đủ chỗ ngồi nghe giảng dạy”1. Thời kỳ này còn được biết đến với việc cây non của cây bồ đề Sri Maha được đưa đến Sri Lanka và cũng là khi các tu viện và tượng đài Phật giáo đầu tiên được thành lập. Phật giáo đã hưng thịnh trong nhiều thế kỷ ở Ceylon. Mô hình giáo dục Phật giáo trong tự viện đã manh nha từ đó và dần phát triển thành những chỉnh thể hệ thống sẽ được trình bày trong phần khảo sát chi tiết.
Trên một bình diện khác, nền tảng của hệ thống giáo dục Phật giáo Sri Lanka sở dĩ được coi là một trong những hệ thống có uy tín nhất của giới học thuật Phật giáo xuất phát từ những nguyên nhân chính yếu từ văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo Phật trên nền tảng thâm nhập giáo lý. Nguyên nhân thứ hai là tiếp cận gần nhất với nguồn gốc Phật giáo từ Ấn Độ bao gồm cả trên phương diện địa lý, văn hóa lẫn ngôn ngữ Pali và Sanskrit. Nguyên nhân thứ ba là được các bậc tu chứng ngộ đạo trực tiếp truyền trao và giảng dạy từ Ấn độ sang. Nguyên nhân thứ tứ vô cùng quan trọng đó là hệ thuống ngôn ngữ Sinhalese gần như tương đồng với Pali khoảng 80% về phương diện bảng chữ cái, cách phát âm và ngữ pháp. Nguyên nhân thứ năm là văn hóa đọc sách vốn đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ cấu trúc quản lý theo khu vực làng bản của các vị sư và mô thức ‘pirivena’. Vậy, do đâu mà trải qua biết bao nhiêu biến cố chính trị, đặc biệt là sự thống trị của đế quốc Anh, nền giáo dục Phật giáo không những không bị mai một mà còn phát triển rầm rộ trên mọi lĩnh vực dựa trên một nền tảng vô cùng vững chắc để có thể duy trì lâu dài và bền vững.
- GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TẠI SRI LANKA
- Bối cảnh lịch sử, xã hội và nền giáo dục Phật giáo Sri Lanka thời kỳ đầu
Bối cảnh lịch sử của Sri Lanka có tác động vô cùng lớn đối với nền giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng của nước này. Ở đây, chỉ trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến nền giáo dục Phật giáo ở các giai đoạn lịch sử cơ bản cũng nhưng điểm qua đôi nét khái quát về bối cảnh lịch sử nơi đây. Sri Lanka, theo các biên niên sử phổ biến của đảo quốc này như Mahavamsa, Dipavamsa và Culavamsa thì mối quan hệ giữa Cylon và Ấn Độ, các nước vùng Ấn Độ Dương là vô cùng mật thiết; bộ tộc Balangoda như tiền nhân của dân tộc Cylon. Nhà nước thời tiền sử đầu tiên được xác định vào khoảng thế kỷ VI trước Tây lịch dưới triều đại Tambapanni. Quốc đảo này thời kỳ sơ khai hình thành các tiểu quốc nhỏ và được thống nhất dưới triều đại vua Chola và trải qua 181 vị vua trị vì khác nhau từ Anuradhapura đến Kandy. Từ thế kỷ XVI đến 1972 là sự thống trị của các nước châu Âu như Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh, mà đặc biệt Anh quốc cai trị lâu dài nhất và ảnh hưởng sâu nặng nhất. Đến năm 1972, Sri Lanka đã Hòan toàn xóa bỏ mọi ảnh hưởng từ Anh quốc.
Trong tiến trình thăng trầm như thế, Phật giáo vẫn luôn giữ một vai trò tối ưu quan trọng từ văn hóa đến chính trị và đời sống của người dân. Một trong những nét đặc trưng của nền giáo dục Phật giáo sơ khai của Cylon chính là hệ thống ‘pirivena’. Thuật ngữ ‘pirivena’ là tiếng Sinhalese, nó được biến thể từ nguyên gốc Pali là ‘parivena’; có nghĩa là nơi cư ngụ, là tự viện. Hệ thống giáo dục pirivena có thể được định nghĩa như một hệ thống giáo dục cổ điển dựa trên nền tảng căn bản là những lời dạy của Đức Phật”2. Hệ thống này được coi như hệ thống giáo dục vô cùng chất lượng và có những đóng góp to lớn về mặt xã hội và cơ cấu thành phần Tăng có trình độ góp phần tạo nên những giá trị lịch sử lâu dài. Vào thời đại kinh đô Anuradhapura đã có khoảng 3.000 đến 5.000 tăng sĩ theo học trong các tự viện thuộc hệ thống giáo dục này. Thời kỳ đầu tiên, hệ thống pirivena này chỉ ở dạng vừa và nhỏ và đặc biệt chỉ dành riêng cho cộng đồng tăng lữ. Tuy nhiên, về sau này, các tầng lớp tại gia cư sĩ cũng được tham dự và theo học giáo lý những khóa như thế. Có thể nói, hệ thống pirivena này thông qua sự bảo trợ của vua và Hòang gia đã chú trọng đào tạo Tăng và Phật tử không những vì mục đích truyền bá giảng dạy đáp ứng nhu cầu học và tu của cộng đồng Phật giáo mà cốt yếu là đào tạo các nhà truyền giáo xuất chúng để gánh vác trọng trách truyền bá đạo Phật ra các vùng chưa có ánh sáng Phật pháp ở trong nước và ở nước ngoài.
Hệ thống này đã có những sự phát triển nhanh chóng từ phạm vi mô hình đến cơ sở hạ tầng. Như đã trình bày ở trên, ban đầu chỉ có các phòng nhỏ trong các tự viện sau nhân rộng thành các cơ sở hội trường lớn hơn và có quy mô cũng như hệ thống chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó giáo trình sơ khai là hai tạng chính của Phật giáo đó là King tạng và Luật tạng. Đến thời đại của Ngài Buddhagosha, một bộ phần nòng cốt khác được hình thành và phát triển và trở thành nét đặc trưng của giáo dục Phật giáo Sri Lanka là bộ Chú giải. Bộ Chú giải được xem là ra đời tại Mahavihara3 và được viết bằng tiếng Hela bởi Ngài Buddhagosha là người chủ biên cùng với các vị học giả như Mahātthakatha, Mahāpaccari, Kurundi, Andhatthakathā, Sankhepatthakathā, Buddhadatta, Dhammapāla, Badaratittha Dhammapala, v.v…4 sau đó chuyển dịch sang tiếng Sinhalese và Pali, đến nay vì các nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà chỉ còn lại bản Pali.
Đến thế kỷ XII xuất hiện thêm một trung tâm giáo dục Phật giáo lớn nữa ở kinh đô Polonaruwa với tên gọi Alahana Pirivena. Như vậy có thể khái quát sơ bộ nền giáo dục Phật giáo tại Sri Lanka thời kỳ đầu là sự hình thành và phát triển của hệ thống Pirivena với các trung tâm giáo dục đào tạo đội ngữ Tăng và cư sĩ để truyền đạo khắp nơi mà có thể coi đây là các đại học Phật giáo thời đó. Theo đó, có thể khái quát rằng có 3 trung tâm giáo dục chính yếu buổi đầu gồm Mahavihara (thế kỷ III trước Tây lịch), Abhayagiri Mahavihara (thế kỷ nhất trước Tây lịch) và Jetawana Mahavihara (thế kỷ III sau Tây lịch). Các trung tâm này tập trung chủ yếu ở kinh đô Anuradhapura cho đến thế kỷ XI sau Tây lịch; và trung tâm Alahana Pirivena ở Polonnaruwa từ thế kỷ XII sau Tây lịch. Về bộ phận các môn học, ngoài Phật học ra còn các bộ môn khác và được phân chia làm 2 hệ thống với tên gọi là ‘Suta’ và ‘Sippa’. Hệ thống ‘Suta’ gồm các bộ môn như ngôn ngữ, tôn giáo, triết học, lịch sử, kinh tế và địa lý. ‘Sippa’ bao gồm các kỹ năng như nông nghiệp, chiêm tinh, và nghề mộc. Hai hệ thống này được tiêu chuẩn hóa và có phương pháp, và phác thảo bởi các học giả trong nước và các quốc gia như Thái Lan, Campuchia và Miến Điện.
-
- Giai đoạn vương triều Kōttē
Sau thời kỳ hưng thịnh trong các triều đại Tambapanni, Anuradhapura, Polonnaruwa thì tình hình chính trị xảy ra nhiều xáo trộn dẫn đến hệ quả là nền giáo dục Phật giáo cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Mãi đến nửa sau thế kỷ XIV xã hội cũng như tình hình đào tạo mới dần lấy lại vị thế và phát triển lên một cung bậc mới, và thời kỳ này trong tiến trình lịch sử giáo dục Phật giáo Sri Lanka gọi là thời kỳ Kōttē (1371 – 1579). Một loạt các chính sách bảo trợ giáo dục tối đa được ban hành dưới triều đại này đã kích ứng nên những thành tựu và hiệu ứng vượt trội trong ngành giáo dục. Hệ thống giáo dục tự viện được đẩy mạnh bằng các sự sàng lọc tinh anh giữa đội ngũ Tăng lữ giảng dạy kết hợp với các thành phần trí thức thuộc giới nghiên cứu và Hòang gia để điều chỉnh các công tác giảng dạy. Tài trợ kinh tế và tất cả các tiện dụng tối đa cho các Tăng sĩ xuất chúng và học giả để họ chuyên tâm vào việc nghiên cứu. Ngoài ra, nhà vua còn bổ sung các chức quan chuyên trách việc giáo dục. Chính bản thân nhà vua cũng là một người đam mê nghiên cứu và trước tác các tác phẩm thi phú ca ngâm để chuyển tải các thâm nhập từ giáo lý Phật đà. Và thật không quá khi giới học giả và Tăng sĩ lúc đó ví vị vua này như vua Bhoja người có công lớn và bảo trợ tuyệt vời cho công cuộc phát triển nền giáo dục Ấn Độ cổ xưa5. Thành công lớn nhất ở triều đại này là việc biên tập lại tam tạng Pali mà trong đó việc sắp xếp cũng như in ấn một cách Hòan chỉnh bộ Chú giải Atthakatha là quan trọng nhất. Hệ thống giáo dục Pirivena được tái cơ cấu tổ chức và đặt ra những chức vị và quyền hạn cụ thể cho những vị đứng đầu với các điều luật nghiêm ngặt và sít sao hơn. Có thể coi đây là cơ sở nền móng cho các mẫu thức điều hành đại học sau này. Các vị đứng đầu như là viện trưởng các hệ thống. Nhà vua đã đặt ra hệ thống lương bổng để trả cho các vị giảng sư và tài trợ các công trình nghiên cứu trước tác được in thành sách trên chất liệu vải như một cách khuyến khích nghiên cứu. Tổ chức cấp phát các giấy chứng nhận cho các học viên đã hòan thành các khóa học chính thức như Phật học, Ngôn ngữ, Triết học, Logic học v.v…
Một yếu tố đặc thù của giáo dục thời kỳ này là Tăng sĩ muốn Hòan thành khóa học bên cạnh sự thông suốt giáo điển ra bắt buộc phải Hòan thành một môn thế học và phải có công trình nghiên cứu cụ thể6. Đặc biệt nhất là sự liên kết giữa các hệ thống pirivena để tạo thành 2 khối hệ thống hùng mạnh và đây là những viên gạch đầu tiên tiền đề cho sự hình thành và phát triển rực rỡ hai trường đại học Phật giáo danh tiếng sau này Kelaniya và Sri Jayewardenepura. Hai hệ thống này bao gồm:
- Vịayabāhu Pirivena gồm: Sunētrāmahādēvi pirivena, Saptaratanapatirāja pirivena, Rājaratna pirirvena, Gatāra pirivena (Kelaniya) và Lanka Senevirat pirivena.
- Kéragala Padmāvati Pirivena gồm: Dharmarāja pirivena, Pañcamūla pirivena và Sirinivāsa pirivena. 7
Những vị chủ tọa của hai hệ thống này được gọi là Tipiṭakavāgiśvarācārya8, vị này thông thạo 6 thứ tiếng như Sanskri, Prātrit, Māghadhi, Saūraséni, Apabramsa và Paisaci. Thượng tọa Totagamuwa Sri Rahula và Hiệu trưởng của hệ thống Vịayabāhu Pirivena; còn hệ thống Vịayabāhu Pirivena do Thượng tọa Vanaratna Sangharāja làm Hiệu trưởng. Bên cạnh đó, các hệ thống nhỏ lẻ khác cũng được các vị Tăng sĩ lỗi lạc lãnh đạo. Chương trình giảng dạy thời kỳ này được đúc kết và soạn thảo dựa trên các nghiên cứu của các học giả lỗi lạc bấy giờ và có thể nói sự thống nhất chương trình giảng dạy là một bước đột phá rất lớn và là thành công vang dội. Ngoài chương trình chính thống của hệ thứ nhất tương đối nghiêm ngặt thì hệ thứ hai có cách tiếp cận tương đối phóng khóang hơn. Nhìn một cách tổng thể, thời gian học tập của hệ thống lúc bây giờ phải trải qua 3 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là theo học với một vị thầy và theo dạng đọc tụng thuộc, giai đoạn thứ hai là giai đoạn nghiên cứu học hỏi và vấn đáp và trong giai đoạn này chia nhỏ thành các thời kỳ khác nhau tuỳ theo sức hấp thu, trình độ cũng như sự nhạy bén của học viên. Trong giai đoạn 2 này chủ yếu là các quá trình nghiên cứu chi tiết các vấn đề trong Kinh và Luật; kết hợp với các bài giảng và chú giải phần Kinh tạng Pali và tiểu bộ.
Giai đoạn cuối cùng dành cho các học viên trở thành Tỳ kheo giảng dạy hay làm việc. Việc nghiên cứu chi tiết tỉ mỉ các chi phần của Luật và Abhidhamma được rốt ráo thực hiện trong giai đoạn này.
Chúng ta có thể khái quát cấu trúc môn học trong thời kỳ này qua bảng sau:
Ngành học |
Môn học |
Khoa học |
Toán Luật |
Kịch
Dược |
Chiêm tinh |
Triết học
hay Tôn giáo học |
|
Sáu trường phái của Ấn giáo |
|
Ngôn ngữ học |
Pali
Sinhalese |
Sanskrit |
Prakit |
Tam tạng học |
Kinh Luật
Luận |
Chú giải |
Hậu chú giải |
-
- Giáo dục Phật giáo Sri Lanka từ độc lập đến nay
- Đại học Cylon (Đại học Colombo)
Như đã đề cập ở phần 1 của bài viết này, các lĩnh vực khảo sát trong bài viết chủ yếu tập trung ở cấp độ đại học và sau đại học của chuyên ngành Phật học. Nếu khảo sát về danh nghĩa độc lập thì vào năm 1948 Sri Lanka đã được công nhận là nhà nước độc lập, tuy nhiên để tự chủ và thóat mọi lệ thuộc một cách triệt để thì phải tính đến năm 1972. Tuy nhiên hệ thống giáo dục cấp đại học lại được hình thành khá sớm thậm chí trước cả những năm chưa độc lập đó là sự ra đời của Đại học Cylon vào năm 1942, đây là tiền thân của Đại học Colombo ngày nay. Chuyên ngành Phật học và Pali là một bộ phận thuộc Phân khoa Nghệ thuật của trường này.
Đại học Cylon ở buổi đầu thành lập với sự hạn chế về mọi mặt nhưng đây cũng là bước đột phá giúp cho hệ thống này nở rộ về sau. Ban đầu thì chỉ có 4 Phân khoa chính thức của đại học này bao gồm khoa Y học, khoa Khoa học, khoa Đông Phương học và khoa Nghệ thuật. Tổng hệ thống nhân sự bao gồm bộ phận học thuật và bộ phận hành chánh thời gian đầu vô cùng khiêm tốn. Số lượng giảng viên ban đầu chỉ có 15 giáo sư, 20 giảng viên trực thuộc, 08 trợ giảng, 12 giảng viên thỉnh giảng và đội ngũ nhân viên hành chánh khiêm tốn chỉ có 10 nhân sự. Trong khi đó, số lượng sinh viên của 4 khoa chỉ vỏn vẹn 904 sinh viên; trong đó khoa Nghệ thuật và Đông phương học có 396 sinh viên, khoa Khoa học có 250 sinh viên và khoa Y học có 258 sinh viên9.
Đến khoảng năm 1963, chuyên ngành Phật học và Pali được thành lập và kéo dài đến năm 1970 bị gián đoạn do các công cuộc cải cách giáo dục; thời kỳ này chuyên ngành này trực thuộc khoa Nghệ thuật. Mãi đến năm 1997, chuyên ngành này được tái thiết lập đặt dưới sự điều hành của giáo sư Karunadasa là Trưởng khoa. Trải qua các nhiệm kỳ đặt dưới sự điều hành của các giáo sư nổi tiếng; đến nay, chuyên ngành này do Thượng tọa giáo sư M. Dhammajoti là Trưởng khoa với sự tham gia giảng dạy của đội ngữ giáo sư lỗi lạc và tiếng tăm. Trong số đó phải kể đến giáo sư Asanga Tilakaratne, Ông là vị tiến sĩ Triết học về so sánh tôn giáo tại Đại học Hawai, Mỹ với luận án Tiến sĩ được bảo về vào năm 1992. Ngoài ra, chuyên ngành này còn có các giáo sư tiến sĩ là Tăng sĩ cũng như cư sĩ tốt nghiệp trong nước và quốc tế như: Thượng tọa tiến sĩ UduhawaraAnanda (Colombo)10, Tiến sĩ Wimal Hewamanage (Wahan), Tiến sĩ S. Vijitha Kumara (Sri Jayewardenepura). Bên cạnh đó các vị giáo sư thỉnh giảng được mời từ các Đại học như Kelaniya, Buddhist and Pali, Sri Jayewardenepura, Hongkong, Taiwan, Myanmar và Thái Lan.
Số lượng sinh viên hiện tại cho lớp Sinhalese hệ cử nhân là 145 sinh viên gồm Tăng ni và sinh viên thế tục tất cả đều là người dân trong nước; lớp tiếng Anh hệ cử nhân là 98 sinh viên bao gồm sinh viên quốc tế và trong nước. Thành phần sinh viên quốc tế chủ yếu đến từ các nước như Trung Quốc, Myanmar, Nepal, Banglades vào Lào. Chương trình đào tạo của hệ Cử nhân có thể phân làm hai loại. Thứ nhất là hệ giáo dục phổ thông với 3 năm tính cả thời gian dự bị 1 năm bao gồm 6 học kỳ. Năm đầu tiên được xem là năm nhẹ nhàng nhất và áp dụng cho cả hai hệ thống phổ thông và đặt biệt. Trong năm này chia làm 2 học kỳ với 4 môn học gồm Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Phật học, văn học Pali, Giáo lý căn bản của Phật giáo sơ kỳ và tổng quan về cấu thành văn bản Pali. Cấu trúc môn học cho năm 2 và 3 của hệ phổ thông bao gồm 7 môn cho học kỳ 3, 4 môn cho học kỳ 4, 9 môn cho học kỳ 5 và 8 môn cho học kỳ 6. Chủ yếu là các môn học về giáo lý của Theravada như Luật, Vi diệu pháp, Triết học Xã hội Phật giáo, Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Sri Lanka, Đạo đức học Phật giáo, Kiến trúc và Nghệ thuật Phật giáo, Sự truyền bá giáo pháp, và đặc biệt là bộ môn Phật giáo Trung Hoa thời hiện đại xuất hiện. Bộ môn duy nhất liên quan đến Mahayana và kỳ cuối năm cuối của hệ phổ thông là Tư tưởng Tánh không.
Đối với cấp bậc cử nhân hệ Đặc biệt thì đòi hỏi phải cần đến 4 năm với luận án tốt nghiệp và kỳ thi cuối khóa. Sở dĩ gọi là đặc biệt, vì nó có những yếu tố ‘đặc biệt’ sau:
-
- Sau khi được tốt nghiệp hệ này với văn bằng bình thường có thể bắt tay vào viết luận án thạc sĩ ngay mà không cần học các môn học của năm đầu hệ thạc sĩ.
- Nếu đạt được văn bằng xuất sắc của hệ đặc biệt này thì được đặc cách thông qua thạc sĩ mà trực tiếp bắt tay vào những bước đầu tiên của khóa thạc sĩ Triết học (tạm gọi là Phó Tiến sĩ theo hệ giáo dục bên này).
- Hệ thống môn học của hệ này nhiều hơn hệ phổ thông 1 năm với các môn học chủ yếu là các môn ở hệ phổ thông cộng thêm các môn như Phương pháp nghiên cứu, Tư tưởng Phật giáo Mahayana, Duy thức, Tánh không, Logic học Phật giáo, tâm lý học Phật giáo, Nhận thức luận Phật giáo; sinh viên phải đảm bảo 2 trong 4 yêu cầu ngôn ngữ là Pali, Sanskrit, Prakit, Tibetan.
Đối với cấp độ thạc sĩ, Đại học Colombo mở ra cho sinh viên lựa chọn theo hai hướng gồm một năm và hai năm. Tuy nhiên, các bước này phải đảm bảo những tiêu chí riêng biệt mà bước mở đầu là chương trình dự bị thạc sĩ với thời lượng 1 năm gồm 6 môn học bắt buộc. Tiêu chuẩn đầu vào của lớp này gồm các tiêu chí như Hòan tất ít nhất 3 năm cử nhân có văn bằng của chuyên ngành Phật học và Pali tại trường hoặc các trường khác; hoặc đã là thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khác như Luật, Kỹ sư, Kiến trúc hay Bác sĩ; hoặc Sĩ quan cảnh sát và quân đội trở lên có kinh nghiệm trên 10 năm; hoặc được sự chấp thuận của Hội đồng học thuật nếu không thuộc 3 tiêu chí trên. Về chương trình giảng dạy lớp dự bị này, sau môn học bắt buộc gồm: Nguồn gốc, Lịch sử và sự phát triển của Phật giáo, Thiền học Phật giáo, Nền tảng giáo lý Phật học, Phân tích các học thuyết của các Truyền thống Phật học, Kiến trúc – Nghệ thuật và Văn hóa Phật giáo, Ứng dụng xã hội của đạo Phật. Sau khi Hòan thành khóa học này, học viên được tham dự lớp chính thức thạc sĩ với 8 môn học chính trong 1 năm và luận án trong một năm. Tám môn học bắt buộc là Phương pháp nghiên cứu Phật học, Truyền thống Theravada – Lịch sử, đức tin và thực hành; Triết học Phật giáo của Giáo dục, Tâm lý học Phật giáo và trị liệu, Phật giáo và Luật học-công bằng, dân chủ và nhân quyền, Phật giáo và Kinh tế, chính trị và xã hội, Phật giáo và Văn hóa Kiến trúc và Nghệ thuật.
Về tiêu chí của luận án, mỗi luận án phải đảm bảo ít nhất 2 lần bảo vệ và phải trên 60 ngàn từ.
Thành phần giáo sư giảng dạy và chịu trách nhiệm hướng dẫn cho thạc sĩ, phó tiến sĩ (Thạc sĩ Triết học) và tiến sĩ ngoài những vị đã nêu trên còn có các vị giáo sư Oliver Abyenayake, Karunadasa,
P. D. Pramasiri, Anura Manatunga, Maringa Aramasinghe. Nếu 2 năm Hòan thành khóa học và viết luận án có thể trực tiếp vào luận án tiến sĩ với một đề tài mới mà không cần thông qua cấp phó tiến sĩ trung gian và thời lượng tối đa là 4 năm. Đối với sinh viên chỉ học và Hòan thành tín chỉ 1 năm của thạc sĩ thì bắt buộc phải qua bước phó tiến sĩ và trải qua ít nhất 2 lần bảo vệ trước khi tiến hành bảo vệ tiến sĩ và thời lượng tổng cộng tối đa cho 2 cấp độ là 5 năm.
Hiện nay, chuyên ngành Phật học và Pali của Đại học Colombo vẫn giữ vị thế ở mức trung. Số lượng thạc sĩ và tiến sĩ đang trong quá trình nghiên cứu và tốt nghiệp hàng năm vẫn còn chưa đáng kể.
-
-
- Đại học Vidyalankara (Đại học Kelaniya)
Như đã trình bày ở phần 2.2, hệ thống giáo dục Phật giáo Pirivena dần chuyển sang các hệ thống đại học trực thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục Sri Lanka. Viên đá đầu tiên của nền móng trường này được đặt vào năm 1875 tức là sự hợp nhất của nhiều hệ thống pirivena nhỏ lẻ thành hệ thống lớn dưới tên gọi là Vidyalankara pirivena. Cùng với phong trào tự chủ hóa đất nước sau khi giành được độc lập thì hệ thống giáo dục được cụ thể hóa bằng việc thành lập các trường đại học như đã trình bày ở phần 2.3.1. Sau Đại học Cylon (1942), Vidyalankara Pirivena trở thành Đại học Vidyalankara vào năm 1959; sáp nhập như một cơ sở Vidyalankara của Đại học Ceylon vào năm 1972, rồi đến năm 1978 trở lại là một đại học lấy tên là Đại học Kelaniya. Ngày nay, Đại học Kelaniya là một trong những trường đại học quốc gia lớn. Nó nằm ngay bên ngoài thủ đô Colombo, thuộc vùng đất cổ kính và có giá trị lịch sử cao đó là vùng Kelaniya mạn bắc của sông Kelani. Duy trì bản sắc và cội nguồn căn nguyên vốn có của trường, Đại học Kelaniya luôn là một trung tâm nổi bật bậc nhất Sri Lanka về nghiên cứu Pali và Phật học. Chuyên ngành Phật học và Pali ngày nay trực thuộc khoa Nhân văn. Bên cạnh đào tạo và nghiên cứu về Phật học và Pali, các chuyên ngành khác như Sanskrit va Đông phương học cũng có bề dày lịch sử và ảnh hưởng nhất định về danh tiếng cũng như đội ngũ giảng dạy và chất lượng đào tạo. Chính vì duy trì được bản sắc của trường nên hiệu trưởng của trường đã qua bao nhiệm kỳ luôn là một vị Hòa thượng với trí tuệ và oai đức xuất chúng đảm nhiệm. Ngài Hiệu trưởng đương nhiệm là Hòa thượng Viện chủ chùa Kelaniya (Thánh địa Phật giáo Sri Lanka), một trong ba vị Tăng thống của Giáo hội Tăng già Sri Lanka hiệu Welamitiyawe Dharmakirthi Sri Kusala Dhamma.
Đội ngũ hội đồng khoa học, giảng dạy và hành chánh hiện nay của trường gồm có 1.461 vị thường trực, và 260 vị không thường trực. Hội đồng học thuật có 620 vị và 806 vị phụ trách hành chánh. Tổng số lượng sinh viên mỗi năm của trường gồm có 11.055 hệ cử nhân và 2.667 hệ cao học, trong đó ra trường mỗi năm của hệ cử nhân là 6.031 sinh viên và hệ cao học là 1.306 sinh viên. Khoa Phật học và Pāli học là một khoa tiên phong tại Đại học Kelaniya và đây cũng là một khoa lâu đời nhất của trường. Mục đích là đào tạo và đẩy mạnh phong trào học thuật nghiên cứu tư tưởng triết lý Phật học và Pali, Sanskrit. Cấu trúc đào tạo cơ bản cũng giống với khoa Phật học của Đại học Colombo, tuy nhiên ở cấp độ cử nhân thì hệ phổ thông phải cần 4 năm và hệ đặc biệt phải mất 5 năm để Hòan thành. Hiện tại số lượng sinh viên quốc tế theo học cử nhân và thạc sĩ tại đây vào khoảng 120-140 sinh viên, còn sinh viên bản địa khoảng 150 mỗi năm cho cử nhân. Chương trình đào tạo lớp dự bị đại học gồm 11 môn như bối cảnh lịch sử của Phật giáo, Pali căn bản, Giáo lý căn bản của Phật giáo sơ kỳ, Anh văn Phật pháp, Văn hóa Kiến trúc Phật giáo châu Á, Mahayana và Theravada, Sanskrit cơ bản, Đạo đức học Phật giáo và Thiền, Tuyển chọn Kinh điển hệ Trung Quốc và Pali. Cấp cử nhân hệ phổ thông với 3 năm trong vòng 6 học kỳ phổ biến ở cả 4 chuyên ngành Pali, Triết học Phật giáo, Văn hóa Phật giáo, Tâm lý học Phật giáo.
Chuyên ngành Pali chia làm 3 cấp độ mỗi cấp độ dao động từ 7 đến 8 môn chi tiết. Ở cấp độ 1 của chuyên ngành Pali gồm có các tín chỉ như: Nghiên cứu khái quát Tam tạng Pali, Lịch sử văn học Pali, Phê bình, Nguồn, Tâm lý trị liệu trong văn hệ Pali, Những tranh luận và Tình hình dịch thuật. Cấp độ 2 bao gồm Ngữ pháp Pali cấp độ 2, khảo cứu văn bản, Nguồn Pali trong lịch sử Sri Lanka, Phê bình văn học Pali, Xu hướng khái niệm trong Phật giáo sơ kỳ. Cấp độ 3 gồm các tín chỉ liên quan đến Ngữ pháp Pali cấp độ 3, Triết học Abhidhamma, Kỹ năng thuyết pháp, Phê bình văn học Pali, Triết lý và Đạo đức trong Tam tạng.
Chuyên ngành Triết học Phật giáo cũng y như thế. Ở cấp độ 1 với các bộ môn như Bối cảnh triết học của Phật giáo sơ kỳ, Nguyên tắc cơ bản của Phật giáo sơ kỳ, Phân tích Tâm lý học Phật giáo, Phật giáo và Tâm thần học, Phật giáo và các vấn đề xã hội, Sự phát triển của tư tưởng Phật giáo, Nghiên cứu về nguồn tư liệu. Cấp độ 2 bao gồm các bộ môn như Đạo đức học Phật giáo, Phân tích về Tâm, Triết học xã hội Phật giáo, Khái niệm về Cộng đồng, Thái độ của Phật giáo về Luật pháp và phán xử. Cấp độ cuối cùng gắn liền với các bộ môn như Thiền học Phật giáo, Nghiên cứu về Abhidhamma, Phật giáo và Tây phương, Nhận thức luận và Logic học Phật giáo, Phật giáo và Kinh tế, Xã hội và Môi trường.
Chuyên ngành thứ ba là Văn hóa Phật giáo với tuần tự mỗi cấp độ từ 7 đến 9 môn theo các chủ đề Bối cảnh văn hóa Phật giáo Ấn Độ, Các công trình kiến trúc Phật giáo cổ đại Sri Lanka, Phê bình văn học Phật giáo, Nguyên tắc cơ bản của văn hóa Phật giáo. Các môn như Nghi lễ Phật giáo, Chiêm tinh, Tư tưởng xã hội, Khảo cổ học, Trị liệu trong Phật giáo, Cơ cấu tổ chức Tăng đoàn, Khái niệm về Quản lý trong Phật giáo.
Chuyên ngành thứ tư là Tâm lý học Phật giáo chuyên ngành ít tín chỉ nhất, chỉ có 9 tín chỉ cho 3 cấp độ gồm Khái niệm tâm lý học hiện đại, Tâm lý ứng dụng, Tâm lý và cái chết, Tâm lý và rối loạn, Tâm lý và stress, Quản lý chánh niệm v.v…
Về cấp bậc cử nhân hệ Đặc biệt thì sinh viên phải đảm bảo các bộ môn thêm 1 năm so với hệ phổ thông và các quyền lợi của cấp độ này cũng tương đồng với cấu trúc của Đại học Colombo.
Đối với chương trình thạc sĩ ở chuyên ngành Phật học và Pali của Đại học Kelaniya thì có khác rất nhiền với Đại học Colombo ở chỗ sinh viên học trực tiếp với 5 môn học quy định trong vòng một năm và Hòan thành kỳ thi cuối khóa sau đó tiến hành luận án trong 1 năm với tối thiểu 40 ngàn từ cho mỗi luận án. Chương trình học nhẹ nhàng với 5 bộ môn như Phương pháp nghiên cứu, Tâm lý học Phật giáo và trị liệu, Giáo lý căn bản và các xu hướng khác nhau trong Triết học Phật giáo, Phật giáo và Khoa học xã hội, Xã hội hóa văn hóa Phật giáo.
Đội ngũ giảng dạy và điều hành trong khoa bao gồm các giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên trong và ngoài nước. Thượng tọa giáo sư Tharele Dhammaratana (Delhi), Giáo sư Udita Garusinha (Nhật Bản), Thượng tọa giáo sư Nabirittankadawara Gnanaratana (Delhi), Thượng tọa giáo sư Makuruppe Dhammananda (Delhi), Thượng tọa giáo sư Naotunne Wimalagnana (Kelaniya), Đại đức tiến sĩ Dodamkumbure Dhammadassi (Kelaniya), Tiến sĩ Rajitha PushpaKumara (Trung Quốc), Đại đức phó tiến sĩ Alubomulle Dhammalankara (Kelaniya), Đại đức tiến sĩ Deniyaye Pgnanalok (Kelaniya), Tiến sĩ Gamini Wijayasinghe (Kelaniya), Đại đức tiến sĩ Welimadagama Kusaladhamma (Mỹ).
-
-
- Viện Cao học chuyên ngành Phật học và Pali của Đại học Kelaniya
Viện cao học chuyên ngành Phật học và Pali của trường Đại học Kelaniya (PGIPBS) trước đây là Viện Nghiên cứu Phật học Vidyalankara ra đời vào ngày 23 tháng 11 năm 1975.
Viện Nghiên cứu Phật học Vidyalankara được giữ nguyên trạng đến 30 tháng 12 năm 1979. Sau đó, Viện này sáp nhập với Đại học Kelaniya và có tên như hiện nay PGIPBS. Xét về mặt danh xưng, đây là một phân viện trực thuộc Đại học Kelaniya và người đứng đầu Viện này thường là một Phó hiệu trưởng của Đại học Kelaniya. Tuy chịu sự kiểm soát và chỉ đạo từ Hội đồng Quản trị trên mọi phương diện của Đại học Kelaniya, nhưng PGIPBS vẫn có những quy cách hoạt động riêng và mô thức quản lý tương đối độc lập. Mặc dù, trên danh nghĩa, tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển chương trình giảng dạy, các khóa học, giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện các kỳ thi đều thuộc phạm vi điều hành của Hội đồng Khoa học phải được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị và Thượng viện Đại học.
Hiện tại, PGIPBS có ba phân khoa chính gồm Dữ liệu Phật giáo, Tư tưởng Phật giáo và Văn hóa Phật giáo. Trưởng phân khoa sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra định hướng chung cho các giáo trình và nghiên cứu trong lĩnh vực tương ứng. Công tác giảng dạy và giám sát cùng các bộ phận quản lý không thuộc phạm vi học thuật được điều từ Khoa học Xã hội và Nhân văn của các trường đại học trong và ngoài nước. Các khóa học và nghiên cứu được dạy bằng hai thứ tiếng Sinhala hoặc bằng tiếng Anh dành cho tất cả các sinh viên trong và ngoài nước. Cơ chế đào tạo của PGIPBS gồm các hệ học thuật từ thấp đến cao như: Tín chỉ Pali sau đại học, Dự bị Thạc sĩ Pali, Thạc sĩ Pali, Dự bị thạc sĩ Phật học, Thạc sĩ Phật học, Dự bị thạc sĩ Tâm lý Phật giáo và trị liệu, Thạc sĩ Tâm lý Phật giáo và trị liệu, phó tiến sĩ và tiến sĩ.
Hiện nay, sự phát triển của PGIPBS là vô cùng to lớn khi đã Hòan thành khai mở các chi nhánh và chấp nhận lời mời liên kết đào tạo từ các nước như Mỹ, Singapore, Trung Quốc và Hongkong. Chương trình đào tạo và hệ thống giáo sư từ giảng dạy đến hướng dẫn ở các chi nhánh và trường liên kết đa phần là theo khung sườn ở PGIPBS và các bộ môn chính thì các giáo sư trưởng và phó phân khoa sẽ trực tiếp giảng dạy.
Mỗi năm, số lượng Thạc sĩ Phật học đầu vào dao động từ 300 đến 400 và đầu ra từ 200 đến 300 với tỷ lệ ¾. Số lượng Thạc sĩ Pali là còn hạn chế kể cả số lượng vào lẫn ra trong khi đầu ra chiếm khoảng 1/5 số luợng. Số lượng nghiên cứu sinh phó tiến sĩ và tiến sĩ tương đối đông với mức đầu vào khoảng 60 sinh viên cấp phó tiến sĩ và 20 nghiên cứu tiến sĩ. Tuy nhiên, số lượng đầu ra ở cấp độ tiến sĩ thì tầm 1 đến 3 vị đạt chuẩn tốt nghiệp mỗi năm. Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự kiểm duyệt về chất lượng tiến sĩ và phó tiến sĩ ở đây vô cùng nghiêm khắt.
Thời gian để cho sinh viên theo học thạc sĩ chỉ trong vòng 1 năm với 2 môn học bắt buộc là Phương pháp nghiên cứu và Triết học Phật giáo trong Phật giáo sơ kỳ cộng thêm 4 môn học tự chọn trong số 37 môn học hiện có. Có thể thấy rằng, chương trình đào tạo của PGIPBS rất phong phú và đa dạng, mở ra các cánh cửa tiếp cận đến tất cả các khía cạnh của học thuật Phật giáo từ Mahayana đến Theravada và cả Mật giáo.
Chất lượng đào tạo của PGIPBS được đánh giá rất cao không những bởi đội ngũ giảng viên hùng hậu và uy tín đến từ trong và ngoài nước (sẽ được đề cập ngay phần kế tiếp) mà còn do các đời Viện trưởng đều là những vị giáo sư lừng danh qua từng thời kỳ. Hòa thượng giáo sư tiến sĩ Tiến sĩ Havanpola Rathanasara là người khai sáng PGIPBS (1975-1979), Giáo sư L.P.N. Perera (1979- 1984), Thượng tọa giáo sư Dhammavihari, (1984-1990), Giáo sư
Y. Karunadasa (1991-2000), Giáo sư Thilak Kariyawasam (2000- 2003), Giáo sư Asanga Thilakarathne (2003-2007), Giáo sư Sumanapala Galmangoda (2007-2013), và hiện tại là Hòa thượng giáo sư tiến sĩ Kotapitiye Rahula. Đây đều là những vị giáo sư tầm cỡ trong giới học thuật và có rất nhiều đóng góp về công trình nghiên cứu Phật học, Triết học và ngôn ngữ cho nền học thuật thế giới; đặc biệt hơn cả là tầm ảnh hưởng của họ lên Bộ Giáo dục và giới nghiên cứu học thuật là vô cùng sâu rộng.
Hội đồng khoa học và đội ngũ giảng dạy gồm có 26 giáo sư cơ hữu và 12 giáo sư thỉnh giảng đến từ các trường đại học trong nước và nước ngoài như Anh quốc, Mỹ, Hongkong, Miến Điện; 17 tiến sĩ giảng dạy thường trực. Trong số các vị giáo sư tham gia giảng dạy và hướngdẫncócácvịnổitiếngnhưgiáosư Dhammajoti(Hongkong), Giáo sư Ratna Wijetunge, Giáo sư Oliver Abeynayake, Giáo sư P. D. Premasiri, Giáo sư G.D. Sunamapala, Giáo sư Asanga Tilakaratne, Giáo sư Udhitha Garusinghe, Giáo sư Devalegama Medhananda, Giáo sư Karunadasa, v.v…
Nhìn chung, Đại học Kelaniya và PGIPBS là nơi đáp ứng nhu cầu triệt trể về tham cứu và học tập của chuyên ngành Phật học và Pali ngoài bề dày lịch sử ra còn bởi đội ngũ đào tạo và hơn nữa là những sinh viên ưu tú xuất thân từ đây ra đã và hiện là những nhà nghiên cứu Phật học khắp nơi trên thế giới.
-
-
- Đại học Cylon – Đại học Peradeniya
Đây là trường đại học cổ kính và gần như đẹp nhất về khuôn viên, khí hậu và chất lượng đào tạo cũng là bậc nhất về tổng thể. Ra đời vào năm 1942 với tên gọi là Đại học Cylon (chung với Cylon của Đại học Colombo), năm 1978 đổi tên thành Đại học Peradeniya và đến bây giờ. Năm 2013, 2016 và 2018 được xếp hạng bậc nhất của Sri Lanka về tổng thể. Và vị trí nhất nhì xét về tổng thể thì chỉ có Đại học Colombo và Peradeniya luân phiên nhau chiếm giữ. Đại học này có tổng cộng 9 khoa và hai viện cao học, 10 trung tâm và 73 phân khoa có số lượng tổng sinh viên lến đến 11 ngàn người. Phân khoa Phật học và Phân khoa Pali, Phân khoa Sanskrit là những phân khoa độc lập nhau và đều là chi nhánh của khoa Nghệ thuật. Khoa Nghệ thuật của Đại học Peradeniya được ra đời năm 1942 và đến năm 1943 Phân khoa Pali và Sanskrit mới được thành lập rồimãi đến năm 1964 Phânkhoa Phật học mới được ra đời dưới tên gọi chuyên khoa Triết học Phật giáo.
Điểm ấn tượng nhất khi đến với chuyên khoa Phật học và Pali của Đại học Peradeniya là châm ngôn của khoa trích dẫn từ những lời dạy của Đức Phật: “Giáo Pháp Đức Như Lai thuyết như chiếc bè dùng để qua sông chứ không bám mắc vào đó”11. Đây là nỗ lực của đội ngũ trong khoa tạo ra và duy trì một môi trường học tập thân thiện, nơi mà giảng viên và sinh viên đều có thể trao đổi chuyên môn và quan điểm, nhận xét về các lĩnh vực liên quan đến Phật giáo và Pali. Tất cả chương trình đều được dạy bằng tiếng Anh. Khoa đã liên kết với các trường đại học khác để nghiên cứu về Phật giáo Nguyên thủy, Triết học Phật giáo, Đạo đức Phật giáo, Tâm lý học Phật giáo và Lịch sử và Văn hóa Phật giáo.
Chương trình đào tạo cũng gồm đầy đủ các hệ như cử nhân, thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ. Về chương trình cử nhân không phân chia thành 2 hệ thống như của Đại học Colombo và Đại học Kelaniya mà chỉ có 1 hệ 4 năm với 7 học kỳ mà thôi. Nhìn chung các bộ môn thì cũng không khác là bao so với 2 trường đại học trước. Chương trình dự bị thạc sĩ của Phân khoa Pali gồm 5 môn như Ngữ pháp và Văn phong Pali, Phiên dịch, Phật giáo trong văn hệ Pali, văn bản học và Phương pháp nghiên cứu. Chương trình dự bị cho Thạc sĩ Phật học gồm có 7 bộ môn như Phương pháp nghiên cứu, Nền tảng của Phật giáo sơ kỳ, Phật giáo trong văn hệ Pali, Sự phát triển của các học thuyết Phật giáo, Phật giáo Sri Lanka xưa và nay, Văn hóa và Tôn giáo châu Á.
Chương trình thạc sĩ của Phân khoa Pali và Phân khoa Phật học thì chỉ có 6 đến 7 môn cho mỗi phân khoa. Các bộ môn này cũng chỉ xoay quanh các vấn đề Triết học, Tâm lý học, Xã hội, ngữ pháp Pali và Sanskrit, Phật giáo Sri Lanka lịch sử và tư tưởng v.v…
Chương trình phó tiến sĩ và tiến sĩ thì như của PGIPBS và chất lượng về đào tạo nghiên cứu chuyên ngành Phật học và Pali ở Sri Lanka thì đều vô cùng nghiêm ngặt như nhau. Thành phần giảng dạy của chuyên khoa Phật học và Pali ở đây là những vị giáo sư ưu tú của Sri Lanka. Trong đó phải kể đến giáo sư P.D. Premasiri, giáo sư tiến sĩ Kotapitiye Rahula, giáo sư R.G.D. Jayawwardena (Peradeniya), Giáo sư Bamunugama Shanthawimala (Peradeniya), Giáo sư Muwaetagam Gnanananda (Delhi), Giáo sư Magaskumbara, Tiến sĩ Mahinda Herath (peradeniya), v.v…
-
-
- Đại học Vidyodaya – Đại học Sri Jayewardenepura.
Cũng giống như Đại học Kelaniya, Đại học Sri Jayewardenepura là hậu thân của một trong hai hệ thống pirivena cổ xưa với tên gọi là Vidyodaya pirivena được thành lập vào năm 1873. Năm 1959 đổi tên thành Đại học Vidyodaya và năm 1972 được đổi tên thành Đại học Sri Jayewardenepura. Ban đầu, Phật học và Pali chính là chuyên ngành nòng cốt của trường này, trải qua thời gian phát triển, đến hôm nay, trường đã có 7 khoa lớn chính với 22 phân khoa chi nhánh và một viện sau đại học. Chuyên khoa Phật học và Pali trực thuộc Khoa Xã hội và Nhân văn.
Khoa này chuyên nghiên cứu Pali, Phật giáo sơ kỳ và truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, đặc biệt là các văn bản viết bằng tiếng Pali bao gồm Tam tạng (Canon Pali), Atthakatha (chú giải), Tika (hậu chú giải), Biên niên sử, v.v... Chuyên ngành chú trọng đào tạo kiến thức chuyên sâu và hiểu biết về cả ngôn ngữ và văn học Pali, thông qua các phương pháp nghiên cứu lịch sử, triết học. Về Triết học Phật giáo, chuyên khoa chú trọng nghiên cứu giáo lý Phật giáo như một hệ thống triết học, một hệ thống đạo đức, với cách tiếp cận tâm lý học v.v... Ngoài ra, khoa còn có các bộ Lịch sử Triết học Phật giáo, Triết học Phật giáo hiện nay và mối liên quan giữa các tôn giáo và triết học thế giới, các vấn đề cá nhân và xã hội đương đại.
Chương trình giảng dạy chủ yếu là cấp bậc cử nhân với 3 chuyên ngành chính là Pali, Văn minh Phật giáo và Triết học Phật giáo. Có đào tạo hệ thạc sĩ nhưng vìnhững điều kiện chủ quan nên công tác tuyển sinh hầu như không có biến chuyển. Tuy nói đây là cái nôi của giáo dục Phật giáo tuy nhiên những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại Hòan toàn trái ngược với Đại học Kelaniya, nguyên nhân chủ yếu đến từ bên trong, nơi mà đội ngũ giảng dạy đang thiếu và người lãnh đạo tuy có thẩm quyền học thuật nhưng lại bị chi phối quá nhiều bởi các công tác chính trị và nhà nước. Song, ở cấp độ cử nhân vẫn đang được duy trì một cách chậm chạp và thụ động.
-
-
- Đại học Phật giáo và Pali (BPU)
Đây là trường đại học duy nhất tại Sri Lanka được thành lập theo Đạo Luật Giáo dục nước này năm 1982 với tính chuyên nhất là ‘Phật học và Pali’. Trường này được thành lập vào năm 1985 do một vị Tăng vô cùng nổi tiếng là Ngài Walpola Rahula sáng lập. Mục tiêu của trường đại học này là truyền bá Phật giáo, phát triển Nghiên cứu Pali và Phật học ở Sri Lanka và nước ngoài. BPU đã được cơ cấu lại theo cấu trúc của các trường đại học khác của Sri Lanka. Trường gồm có 2 khoa lớn đó là khoa Phật học và khoa Nghiên cứu ngôn ngữ. Khoa Phật học gồm có các phân khoa nhỏ như Triết học Phật giáo, Nghiên cứu Tôn giáo và so sánh, Khảo cổ học và Văn hóa Phật giáo. Khoa Ngôn ngữ gồm có phân khoa Pali, Sankrit, Sinhalese, tiếng Anh, Trung, Nhật.
Chương trình đào tạo tín chỉ cơ bản và nâng cao với các ngôn ngữ Anh, Đức, Nhật, Hàn, Hindi, Talmil, Trung và Pháp. Chương trình dự bị và dự bị nâng cao cho thạc sĩ chỉ bao gồm Phật học, Pali, Sanskrit và Anh văn.
Chương trình Cử nhân với thời gian 4 năm với 6 môn mỗi học kỳ và Chính phủ tài trợ ký túc xá ăn ở cho toàn bộ sinh viên là Tăng lữ và nam giới. Chương trình thạc sĩ cũng chỉ bao gồm 6 môn cho cả hai hệ Anh văn và Sinhalese là Triết học Phật giáo sơ kỳ, So sánh tôn giáo, Xã hội học Phật giáo v.v...
Chươngtrìnhphótiếnsĩvàtiếnsĩnhưmộtmôthứccủa PGIPBS. Hiện nay, đội ngữ giảng viên gồm có 41 vị bao gồm các giáo sư và tiến sĩ trong nước, 120 nhân viên hành chánh, 1.050 sinh viên cử nhân, 560 sinh viên thạc sĩ cả Sinhalese và tiếng Anh và 36 nghiên cứu sinh phó tiến sĩ và tiến sĩ.
2.3.7. Đại học Buddhaasravka Bhikshu– Đạihọc Anuradhapura Bhikshu
Đây là trường đại học chỉ dành riêng cho chư Tăng ni Phật giáo, được thành lập vào ngày 01 tháng 07 năm 1997 tại công viên Mahameuna ở Anuradhapura. Ban đầu có tên là Đại học Buddhaasravka Bhikshu, đến năm 2012 đổi tên thành Đại học Anuradhapura Bhikshu. Trường này bao gồm hai khoa chính là khoa Nghiên cứu Phật giáo và khoa Ngôn ngữ và Văn hóa. Các mục tiêu chính của Hội đồng đào tạo đề ra khi thành lập trường này là đạo tạo Tỳ kheo chuyên sâu về tam tạng Pali và Th n để truyền bá và xiển dương đạo Phật. Chung quy các mục tiêu của trường bao gồm:
-
-
-
- Đào tạo Tỳ kheo theo lời dạy Đức Phật.
- Thúc đẩy nghiên cứu về Thiền.
- Đào tạo Tỳ kheo truyền bá Phật giáo Theravada ở Sri Lanka và nước ngoài.
-
-
-
- Khuyến khích chuyên sâu nghiên cứu Phật học.
- Quảng bá Văn hóa và giá trị Văn hóa Phật giáo.
- Liên quan đến 1 trong 5 điều trên để nỗ lực tự thân.
Chương trình chỉ đang đào tạo hệ cử nhân phổ thông với cấu trúc môn học như của BPU còn chương trình thạc sĩ đã và đang có những bước chuẩn bị cho tương lai gần. Thành phần giảng dạy chủ yếu là các Tăng sĩ trong nước. Tăng sĩ là sinh viên thì được sống tập trung và cùng học tu tại trường với hệ thống và chi phí được bảo hộ bởi Chính phủ và Giáo hội Tăng già Sri Lanka.
-
-
- Đại học Ruhunu
Đại học này gồm có 16.337 sinh viên chia làm 10 phân khoa chính với 57 khoa phụ thuộc. Trường được thành lập vào ngày 01 tháng 09 năm 1978 và được coi là một trong những trường thơ mộng vì có một phía giáp bờ biển xanh ngát. Khoa Phật học và Pali thuộc Phân khoa Xã hội nhân văn của trường và chỉ chú trọng đào tạo cử nhân với hệ phổ thông và hệ đặc biệt. Hệ phổ thông gồm 3 năm với 6 học kỳ và hệ đặc biệt với 4 năm 8 học kỳ. Chương trình học tương tự như của Kelaniya và đội ngũ giảng dạy là Tăng sĩ trong nước, chỉ có 1 vị giáo sư duy nhất còn lại là tiến sĩ và phó tiến sĩ tốt nghiệp trong nước. Đặc biệt nhất đó là sự tham gia giảng dạy của 1 vị Tỳ kheo ni duy nhất trên Sri Lanka; đó là Tỳ kheo ni Dhammadheera cử nhân Ruhuna. Tại đây chưa có chương trình sau đại học và số lượng sinh viên quốc tế của trường này và trường Anuradhapura Bhikshu là bằng 0.
-
-
- Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka – SIBA
SIBA là ngôi trường nằm vùng cao của Kandy được thành lập vào tháng 02 năm 2009 dưới sự bảo hộ của ngôi chùa nổi tiếng Sri Dalada Maliawa. Trường được 08 khoa chính và khoa Phật học là một trong số đó. Chương trình đào tạo cũng bao gồm các cấp bậc như cấp bậc Tín chỉ (Thiền Yoga, Pali, Nghiên cứu Kinh), chương trình dự bị cho Pali, Thiền Yoga, Nghiên cứu Kinh điển và dự bị nâng cao cho Pali.
Chương trình cử nhân cũng có chia thành những hệ thống như Lãnh đạo Phật giáo hệ đặc biệt trong vòng 4 năm với 8 môn; hệ Pali đặc biệt 12 môn như Thiền Phật giáo, Giới thiệu ngành nghiên cứu Pali, Pali căn bản, Lịch sử ngữ pháp Pali, nghiên cứu Tam tạng, nghiên cứu Chú giải và hậu chú giải v.v... Chương trình Cử nhân phổ thông gồm 7 bộ môn.
Chương trình thạc sĩ ở đây gồm 2 năm. Cấu trúc môn học gồm 13 môn chính trong 4 kỳ và mỗi kỳ có một thời khóa Thiền thực tập. Các môn học như Phật giáo Mahayana, Đạo đức Phật giáo, Nghiên cứu Tam tạng, Giới thiệu Pali, Phương pháp nghiên cứu, Phật giáo Theravada, Luật học Phật giáo, Phật giáo ở Sri Lanka hay Tahis land, v.v... một năm dành cho việc viết luận án và bảo vệ. Bởi hệ thống học 2 năm này nên khi đăng ký các trường khác là đăng ký trực tiếp lên tiến sĩ. Còn với chương trình tiến sĩ phải đảm bảo 1 trong 2 kế hoạch bao gồm các môn bắt buộc, lựa chọn và tham gia các khóa thiền bắt buộc kèm luận án.
Đội ngũ giảng viên ở SIBA khá phong phú, ngoài các giảng viên cơ hữu ra thì bộ phận thỉnh giảng đại đa số từ các trường nổi tiếng như Peradeniya, Colombo, v.v... với số lượng 25 giảng viên cơ hữu, 20 giảng viên thỉnh giảng trong đó có 4 giáo sư và 10 tiến sĩ. Bộ phận văn phòng hành chánh 37 nhân viên. Trong tháng 5 năm 2019 lễ tốt nghiệp với 6 tiến sĩ, 10 cử nhân khoa học, 24 cử nhân hệ phổ thông, 500 dự bị các ngành. Số lượng sinh viên hiện tại gồm 200 theo học cử nhân các ngành, 15 sinh viên thạc sĩ, 1.280 dự bị các ngành.
Nhìn chung, đúng như tên gọi, đây là nơi phần lớn sinh viên của trường đặc biệt là khoa Phật học, đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Banglades, v.v… Cơ sở vật chất và môi trường sinh hoạt ở đây tốt, khí hậu trong lành.
-
-
- Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế Nāgānanda – NIIBS12
NIIBS được thành lập vào tháng 08 năm 2013 và được Bộ Giáo dục công nhận vào tháng 12 năm 2015. NIIBS được đặt dưới sự bảo trợ của Hòa thượng Tịnh Không đồng thời cũng là viện trưởng danh dự của trường này. NIIBS có tổng cộng 5 khoa với các cấp độ đào tạo từ tín chỉ lên đến tiến sĩ. Trong đó, các phân khoa liên quan đến Phật học chiếm 4/5 trên tổng số, bao gồm khoa Tư liệu Phật giáo sơ kỳ, Triết học Phật giáo, Phật học ứng dụng và Tâm lý trị liệu Phật giáo. Các khóa tín chỉ được mở liên tục và dày đặt bao gồm tín chỉ Kỹ năng viết luận án, tín chỉ Pali, Sanskrit tổng quát, Tín chỉ đàm thoại Pali, tín chỉ Tâm lý v.v… các khóa này kéo dài trong 1 năm với số lượng sinh viên trên dưới 20 người. Lớp dự bị đại học và dự bị thạc sĩ thì nhiều hơn dao động từ 30 đến 60 sinh viên. Chương trình cử nhân còn thưa thớt chủ yếu là đào tạo chư ni. Thành phần thạc sĩ và tiến sĩ thì tương đối nhiều bởi 3 lí do chính:
1. Chủtịchhộiđồngkhoahọclàgiáosưnổitiếng Sunamapala, đồngthờicũnglàbácsĩtâmlý; Ôngđãtừnglàm Việntrưởng của PGIPBS, phó Hiệu trưởng Kelaniya và giảng dạy hầu hết các trường nổi tiếng tại Sri Lanka. Ông cũng là người có thẩm quyền bậc nhất về bộ môn Tâm lý và Abhidhamma cũng như Pali. Thời gian ông làm việc và giảng dạy các trường khác nhiều nên khi ông chuyển về làm chủ tịch hội đồng khoa học kiêm luôn công tác hướng dẫn các trường khác đi theo ông rất đông.
-
- Tại đây, một vị giáo sư tầm cỡ thông thạo 4 kỹ năng nghe nói đọc viết ngôn ngữ Pali và Sanskrit là giáo sư Ratna Wijetunge cũng là thành viên thường trực và giảng dạy cũng nhiều nơi nên xin quay về dưới sự hướng dẫn của ông rất đông và cũng là người uyên thâm Kinh Luật tạng và chú giải.
- Tiến sĩ Ratna Siri là nhà giáo ưu tú được nhà nước phong tặng giải thưởng Cư sĩ Hòa bình năm 2014, là người chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng viết luận án tại NIIBS và các trường Phật học nên sinh viên cũng theo ông tương đối đông.
Bên cạnh những yếu tố đó thì điều kiện ăn ở sinh hoạt học tập đang trên đường chuẩn hóa. Được tài trợ mạnh mẽ từ Đài Loan nên cơ sở hạ tầng và ký túc xá cho chư Ni, chư Tăng, Nghiên cứu sinh được đánh giá là tầm cỡ.
Chỉ có một hạn chế duy nhất đó là có quá ít giáo sư và giảng viên nên sự chồng chéo và khả năng đứng lớp đầy đủ và bao quát là không cao. Nên nhìn về cơ bản thì NIIBS cũng chỉ bước đầu đi vào hoạt động và quảng bá.
-
- Phương pháp giảng dạy trong Giáo dục Phật giáo Srilanka
Một điều dễ nhận thấy trong cách truyền đạt của các giáo sư và giảng viên tại các lớp học ở Sri Lanka là tính linh hoạt và không giáo điều, không áp đặt. Tính kỹ thuật của cả người dạy và người học ở chỗ tự do trình bày quan điểm về các vấn đề giảng viên đưa ra. Khả năng thích ứng và giải quyết các tình huống trong lớp học được rèn luyện từ những phản xạ đơn giản cho đến những hướng kích thích tư duy của học viên. Tuy nhiên điều này cũng dựa trên nền tảng học thuộc tại các lớp gia giáo lúc còn nhỏ. Điều chính yếu của người đứng lớp là phát hiện ra những kỹ năng riêng biệt của học trò và kích thích chúng biểu lộ bằng những câu hỏi hay gợi ý và cả những phản biện. Đây là phương pháp thảo luận tạo kích ứng cho lớp học và cũng có thể chia thành nhóm nhỏ hoặc từng cá nhân đơn lẽ. Một điều khá thú vị là ở Sri Lanka nếu một học sinh trong lớp ngủ gật trên bàn thì đó là một việc tự nhiên và không có bất kỳ một thái độ gắt gỏng nào từ bất cứ ai cả. Bởi lẽ, có hai lí do mà hình thành nên nết đó. Thứ nhất học suy luận rằng học sinh làm việc quá sức và không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thứ hai, giảng viên truyền đạt chưa đủ thu hút và tạo cảm giác nhàm chán cho học viên.
Không khí sôi nổi trong hội trường cần được phát huy bằng các tính cạnh tranh lành mạnh mà chính giảng viên là người khơi nguồn cho các vấn đề tranh luận ấy và người kết luận cuối cùng vẫn là giảng viên. Kết luận ấy không phải là kết luận đóng mà là kết luận mở cho mọi vấn đề vì ở cấp độ đại học và cao học thì vấn đề sáng tạo và kích thích sáng tạo được khuyến khích.
Chú trọng tạo nên một môi trường học thuật chủ động. Môi trường chủ động là gì? Đó là sự tương tác và gần gũi giữa giảng viên là sinh viên. Thảo luận các vấn đề theo từng nhóm mà chủ đề tự nghiên cứu, khuyến khích sinh viên bày tỏ các luận điểm trái chiều với giảng viên và tìm cách bảo vệ luận điểm đó. Từ đó, giảng viên sẽ giúp sinh viên Hòan thiện các lỗ hổng kiến thức cũng như suy luận của mình.
Cơ cấu điểm nên linh động, có khi là bài kiểm tra tại lớp có khi là thuyết trình để tranh luận và có khi là chất vấn đối diện để kích thích tư duy cho sinh viên và tránh nhàm chán hay rơi vào lớp học thụ động. Cần phải khách quan trong công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, bên cạnh đó cũng cần phải nghiêm khắc với các nhân tố cơ hội của sinh viên. Hướng ra đề thi thường các hệ thống ở Sri lanka là đề nhiều lựa chọn với 8 chủ đề và sinh viên chỉ giải đáp 4 chủ đề tự chọn trong 8 chủ đề đó mà thôi. Điều này tránh tình trạng học khuôn và khơi nguồn cho sự tự lập sáng tạo trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên nền tảng đã nắm bắt của môn học.
Vấn đề cần khuyến khích đó là tích cực tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế. Cụ thể các tín chỉ bài nghiên cứu có thể tính như một trong những tiêu chí để tốt nghiệp. Các vấn đề trình bày ở hội thảo nên được khuyến khích cho sinh viên nghiên cứu những vấn đề yêu thích hoặc một trong những luận điểm nhỏ của đề tài cuối khóa hoặc luận án thạc sĩ, tiến sĩ. Một trong những mô hình thành công của giáo dục Sri Lanka là việc chủ động khuyến khích cho sinh viên đứng ra tổ chức các Hội thảo khoa học mang tầm vóc Quốc tế duới sự hướng dẫn và giám sát của Hội đồng Khoa học tại trường. Có những lợi ích cao cả đó là, thứ nhất huấn luyện kỹ năng làm việc và cọ sát thực tế nhất với cương vị tổ chức. Thứ hai huấn luyện tinh thần trách nhiệm cho bản thân và cộng đồng. Thứ ba là tôi luyện được kiến thức thông qua việc tham dự các hội thảo này. Thứ tư đó chính là góp phầnlàmgiàukho tàngnghiên cứu cho chính trường mình và lưu giữ mai sau đồng thời khám phá ra những điều mới mẻ cũng từ hội thảo. Cuối cùng là quảng bá hình ảnh ra khắp nơi.
-
- Hướng đi mới cho Giáo dục Phật giáo tại Việt Nam
Từ những điều phân tích ở trên, người viết mạnh dạn đề xuất những hướng đi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng đầu ra của sinh viên Phật học Việt Nam mà đặc biệt là Tăng ni – lực lượng nòng cốt trong tương lai.
Thứ nhất ngay chính trong môi trường Học viện cần tạo môi trường chủ động và tránh tình trạng thụ động ru ngủ và giáo điều.
Đề cao chất lượng hơn điểm số hay chỉ tiêu hiệu quả một cách khiên cưỡng.
Kích thích tính sáng tạo và mạnh dạn một cách chủ động bằng cách tạo môi trường khoa học qua các hội thảo trong nước và quốc tế. Thậm chí tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia thuyết trình các hội thảo quốc tế nên ưu tiên các chủ đề về Phật giáo trong nước và giá trị văn hóa, lịch sử.
Định hướng và bảo trợ cho các Tăng ni có năng lực chủ động tham học các lĩnh vực còn khan hiếm trong môi trường học thuật Phật giáo nước nhà.
Kiểm duyệt chất lượng đội ngũ giảng dạy một cách nghiêm khắc.
Đưa tiếng Anh và tiếng Trung trở thành một ngôn ngữ bắt buộc và được đào tạo nghiêm túc và mạnh dạn xoá bỏ hệ thống chấp nhận tín chỉ bên ngoài.
Thúc đẩy đưa tiếng Anh trở thành hệ thống song hành trong giảng dạy như tiếng Việt tại các Học viện.
- TỔNG KẾT
Sri Lanka thừa hưởng những giá trị tinh hoa về giáo dục Phật giáo từ lâu đời và may mắn có một hệ thống chặt chẽ và xuyên suốt như vậy. Cho nên những đóng góp to lớn và thành tựu vượt bật của nền học thuật này cho riêng đất nước Sri Lanka và cho toàn thế giới nói chung là một hệ quả tất yếu. Song, cũng cần phải nói thêm chính là nhờ văn hóa và truyền thống của đảo quốc này góp phần tô điểm thêm cho thành tựu ấy được lung linh. Tuy nhiên, điều này đã mở ra hướng đi cũng như những bài học kinh nghiệm cho chúng ta ứng dụng và biến tấu phù hợp với phong hóa và bản sắc nước nhà. May mắn cho hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam là được sự quan tâm rất mực của Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng trong Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự nên những gì đẹp đẽ là nằm trong tầm tay. Chỉ còn duy nhất là áp dụng con đường phù hợp và sự quyến tâm chung tay của những người con Phật nơi đất Mẹ yêu thương. Không gì là không thể, cứ đi ắt sẽ có con đường.
***
Tài liệu tham khảo
Kinh Trung Bộ I.
Mahavamsa Sri Lanka, Đại sử Tích Lan. Dipavamsa Sri Lanka, Đảo sử Tích Lan.
GS. TT. Dhammavihari, Buddhism in Sri Lanka. (Đạo Phật ở Sri Lanka), nxb. Buddhist Cultural Centre, Colombo, 2003.
S. Tilakaratna biên tập , University Education since Independence
(Giáo Dục Đại Học từ khi Độc lập), nxb Colombo, 2000.
Ven. Naimbala Dhammadassi, Buddhist Contribution to Education (Đóng góp của Phật giáo cho Giáo dục), nxb Đại Học Sri Jayewardenepura, Colombo, 2009.
A. Adikari, The Classical Education and The Community of Mahasangha in Sri Lanka ( Nền Giáo Dục Cổ Điển và Cộng Đồng Tằng Già ở Tích Lan), nxb. Godage International Publishers, Colombo, 2006.
K. Piyảtane, Teaching methodology and Strategies Highlingted in Buddhism (Phương pháp dạy và các Chính sách nổi bậc trong Phật giáo), Nxb. Pubudu zprinter Maloka, Colombo, 2002.