CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NCS.SC. Thích Nữ Diệu Trí
TÓM TẮT
Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại đại học. Đồng thời, người học cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục được khẳng định ở quyền và nghĩa vụ của người học trong Luật Giáo dục Đại học: “Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục”.1 Thế nên, người học cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân để góp phần tham gia vào hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường.
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục Đại học và nghiên cứu khoa học của Phật giáo, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập theo quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, số 160/ QĐ-UB ngày 17 tháng 10 năm 1983. Học viện có tư cách pháp nhân tự chủ về tổ chức bộ máy tuyển dụng lao động và tài chính hướng tới mục tiêu “Nhằm đào tạo một thế hệ công dân đức trí song toàn để kế thừa và phát triển đạo Phật và con đường giáo dục Phật giáo”. Trong đó, công tác đảm bảo chất lượng là cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Học viện Phật giáo. Đồng thời, một trong những lĩnh vực hiện nay cần đảm bảo chất lượng là dịch vụ hỗ trợ sinh viên trước bối cảnh Học viện Phật giáo đã có những thay đổi toàn diện với việc thực hiện chương trình học tập nội trú tại cơ sở II - Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016.
Chính vì lý do đó, Học viên cho rằng việc tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác đảm bảo chất lượng của lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết và cấp bách.
Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, dịch vụ hỗ trợ sinh viên, Học viện Phật giáo tại TP.HCM.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan diễn với nhiều hình thức, cấp độ, đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của các quốc gia trên thế giới. Theo Đặng Đình Quý (2012) có thể hiểu thực chất hội nhập quốc tế của nước ta như sau: “Hội nhập quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc”.2
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập tôn giáo đang có nhiều chuyển biến sâu sắc ở nhiều mặt nhằm phù hợp với yêu cầu chung của xã hội và thời đại. Đó cũng chính là quy luật biến đổi tất yếu của tôn giáo trong quá trình vận động, phát triển. Cùng với xu hướng đó, Phật giáo cũng đang có nhiều chuyển biến nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu, phát triển giữa các quốc gia, dân tộc.
Giáo dục là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu của Phật giáo gắn liền với tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp”. Đến nay thì nền giáo dục của Phật giáo Việt Nam đã có một hệ thống tương đối rõ ràng từ Trung ương đến địa phương và đang ngày càng được mở rộng, cải tiến liên tục. Chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện hơn. Nhiều trường Phật học được mở ra dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chứng tỏ nền giáo dục Phật giáo Việt Nam đang ngày càng phát triển và có khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với các nền giáo dục Phật giáo trên thế giới. Đồng thời, Phật giáo Việt Nam với tư cách một tôn giáo dân tộc cũng đang đối diện với những thách thức và cơ hội mới. Như lời phát biểu của HT. Thích Giác Toàn nêu rõ ngành giáo dục Tăng Ni xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục Phật giáo trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Hòa thượng nhấn mạnh: “Một trong những yêu cầu của giáo dục là đào tạo người học có sự thích nghi, sự tự phát triển. Giáo dục Phật giáo không nhằm nhồi nhét kiến thức, kỹ năng của con người trong thời đại mới mà nhằm giúp Tăng Ni thích nghi, khi dấn thân phụng sự cho đời. Nhưng điều khẳng định là giáo dục Tăng Ni là giáo dục lấy sự phát triển tâm linh, đạo đức, thiền định làm mục tiêu cho mọi sinh hoạt.”3
Đã có nhiều đề tài đề cập đến giáo dục tại Học viện Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều đề cập đến công tác đảm bảo chất lượng trong hoạt động đào tạo, chưa chú ý đến công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Bài viết mong muốn đóng góp phần nhỏ nhằm giúp cho nhà quản lý cũng như giảng viên tại Học viện Phật giáo đánh giá được thực trạng của công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong dịch vụ hỗ trợ sinh viên, từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này.
Đây là vấn đề cần thiết bởi Học viện Phật giáo đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đổi mới toàn diện về mọi mặt về cơ sở vật chất, loại hình đào tạo…Giúp ban điều hành Học viện Phật giáo có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Khái niệm về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục
Trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng (Woodhouse, 1998; 1999; 1999a). Định nghĩa này cũng được Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Australia sử dụng.
Ở các nước phương Tây, việc thiết kế hệ thống đảm bảo chất lượng được tính đến như là bước đầu tiên trong quá trình đảm bảo và cải tiến chất lượng ở đại học (Kells, 1988; 1989; 1990; Neave & van Vught, 1991). Theo Russo (1995:23), đảm bảo chất lượng, có nghĩa: “Xem xét các quá trình được sử dụng nhằm kiểm soát và sản xuất sản phẩm hay các dịch vụ và nhằm tránh các phế phẩm. Nếu như chúng ta có hệ thống đảm bảo chất lượng, sẽ tránh đi việc có thể có các phế phẩm.”
ISO định nghĩa đảm bảo chất lượng như sau: “Tất cả các hoạt động có hoạch định hay có hệ thống cần thiết nhằm cung cấp sự đủ tự tin rằng một sản phẩm hay một dịch vụ là đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.”
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, ĐBCL là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện. Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào. ĐBCL phần lớn là trách nhiệm của người lao động, thường làm việc trong các đơn vị độc lập hơn là trách nhiệm của thanh tra viên, mặc dù họ cũng có vai trò nhất định trong ĐBCL. 4
Trong giáo dục đại học, ĐBCL được xem là “Tổng số các cơ chế và quy trình được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục – bao gồm việc hoạch định, việc xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng” (Warren Piper, 1993).
Như vậy ĐBCL giáo dục đại học được xây dựng như các hệ thống chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng giáo dục đại học ở mức chuẩn cho phép nhất định và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo để trường Đại học hoàn thành sứ mạng.
-
- Mô hình đảm bảo chất lượng
Trên thế giới có rất nhiều mô hình đảm bảo chất lượng. Tiêu biểu có thể điểm qua như sau:
-
-
- Mô hình đảm bảo chất lượng của AUN (ASEAN Universi- ty Network Quality Assurance – AUN-QA)
- Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO (UNESCO, 2000)
- Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Man- agement- TQM)
Hiện tại, hệ thống ĐBCL giáo dục của Việt Namcó 3 phần như sau:
-
-
- Hệ thống ĐBCL bên trong của nhà trường.
- Hệ thống ĐBCL bên ngoài nhà trường (hệ thống đánh giá ngoài bao gồm các chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá).
- Hệ thống các tổ chức ĐBCL (các tổ chức đánh giá ngoài và các tổ chức kiểm định độc lập).

Căn cứ Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Theo đó hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo Đại học gồm 10 tiêu chuẩn căn bản sau: Nhiệm vụ và mục đích của cơ sở đào tạo; Tổ chức và quản lý; Chương trình đào tạo; Các hoạt động giảng dạy; Đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên; Người học; Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Quan hệ quốc tế; Thư viện, cơ sở vật chất và trang thiết bị; Tài chính và quản lý tài chính.
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM là một cơ sở giáo dục Phật giáo mang tính đặc thù, cho nên khó có thể lấy khuôn mẫu của một loại hình duy nhất nào đó áp dụng vào công tác đảm bảo chất lượng tại Học viện. Cho nên có thể chắt lọc các khung lý thuyết phù hợp để vận dụng hiệu quả cho công tác đảm bảo chất lượng tại học viện. Theo Trần Văn Cát (2016), trong luận án Tiến sĩ về Quản lý đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng đã khái quát các khung lý thuyết cơ bản sau:
Một là, văn hóa chất lượng (VHCL) là cái nôi của TQM (Quản lý chất lượng toàn diện). Để quản lý đào tạo (QLĐT) theo tiếp cận ĐBCL, Học viện Phật giáo Việt Nam cần phải tiếp cận và hình thành một nền VHCL, trong đó từ lãnh đạo đến mỗi thành viên đều hiểu, ý thức rõ sự cần thiết, trách nhiệm, tham dự và đóng góp hành động cụ thể để tạo ra chất lượng đào tạo.
Hai là, quản lý đào tạo theo mô hình CIPO từ quản lí yếu tố đầu vào (tuyển sinh, chương trình giáo dục, các nguồn lực: con người, cơ sở vật chất, tài chính...) đến yếu tố quá trình (hình thức tổ chức, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá...), đến yếu tố đầu ra (người học tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công việc sau đào tạo...) và Mô hình ĐBCL của AUN-QA (với hệ thống các tiêu chí ĐBCL)
Ba là, ĐBCL luôn được thực hiện bằng việc kiểm định chất lượng, nhất là kiểm định các điều kiện ĐBCL của cơ sở đào tạo. Các tiêu chí kiểm định của hệ thống ĐBCL trong giáo dục đại học Việt Nam sẽ cung cấp cơ sở lí luận và pháp lí phù hợp vận dụng cho thực hiện kiểm định (đánh giá trong) ở Học viện Phật giáo với tư cách là cơ sở giáo dục đại học độc lập của Giáo hội Phật giáo.
Tuy khung lý thuyết trên Trần Văn Cát chỉ tập trung vào công tác đảm bảo chất lượng đào tạo mà chưa đề cập đến việc ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên mà người viết đang tìm hiểu, nhưng nhìn chung các lý thuyết mà Trần Văn Cát đề xuất vẫn có thể vận dụng cho dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Bởi lẽ, dịch vụ này cũng là một phần trong công tác ĐBCL đào tạo tại học viện.
-
- Dịch vụ hỗ trợ sinh viên
Theo Nguyễn Khánh Trung - Nghiên cứu viên cao cấp Viện ng- hiên cứu phát triển giáo dục, tác giả bài báo khoa học Khái niệm thị trường giáo dục là chủ đề của 9 bài báo khoa học đăng trên Revue de recherche internationale et comparative en education (Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế và So Sánh Giáo Dục), số 6/2011 “Giáo dục trước hết là một dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, chính bản thân họ là những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ trên sự điều tiết của thị trường giáo dục. Hơn nữa, giáo dục có những sứ mệnh và lý tưởng cao xa hơn thị trường kinh tế, chẳng hạn như vai trò của giáo dục trong việc đào tạo các công dân tự do, hay cuộc chiến của trường học với sự bất bình đẳng xã hội v.v. Vì những điều như vậy, chúng ta không thể sử dụng cùng những logic trong việc trao đổi hàng hóa trên thị trường kinh tế để bàn luận về giáo dục.”5
Trong nghiên cứu giáo dục, Harvey (1995) và Hill (1995) đã đưa ra các yếu tố của chất lượng dịch vụ giáo dục (dịch vụ hỗ trợ sinh viên) bao gồm: Dịch vụ thư viện, dịch vụ nhà ở, trang thiết bị phòng vi tính, dịch vụ cung cấp thức ăn, tiếp xúc với nhân viên phòng ban, phương pháp học tập, hoạt động ngoại khóa…
Theo Hoàng Thị Phương thảo và Hoàng Trọng (2006) dịch vụ hỗ trợ sinh viên được khái quát thành ba hoạt động chính:
-
- Hoạt động đào tạo: Chương trình đào tạo, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy, tổ chức thi cử, đánh giá sinh viên.
- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trường phục vụ cho quá trình dạy và học (phòng máy tính, thư viện, trang thiết bị dạy học, phòng ở nội trú…)
- Dịch vụ hỗ trợ và phục vụ: Bao gồm các khía cạnh dịch vụ hỗ trợ sinh viên học tập tại trường (hoạt động ăn uống, tài chính, y tế, tư vấn nghề nghiệp) và cung cách phục vụ của các khoa, các ban của trường.6
Dịch vụ hỗ trợ sinh viên rất đa dạng. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ xoáy sâu vào một số dịch vụ hỗ trợ sinh viên cơ bản của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM như: Dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo, thông tin liên lạc, thủ tục hành chính…), cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, phòng vi tính, phòng y tế, thiết bị giảng dạy…) và dịch vụ tiện ích (ăn uống, đi lại…).
- THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Khái quát về Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (HVPGVN tại TP.HCM).
Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục quan trọng của Phật giáo. Học viện đã và đang nỗ lực xây dựng một môi trường giáo dục Phật học như một ngành khoa học với nhiều phân ngành học khác nhau, lành mạnh, năng động, chất lượng và hiệu quả. Từ đó, Học viện góp sức phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn kết vào việc đào tạo nghề nghiệp cho mọi người; cổ vũ, khuyến khích và chăm lo đào tạo đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức, phẩm chất và nhân cách, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Nhiệm vụ tổng quát: Nhiệm vụ chính của Học viện chủ yếu xoáy vào bốn lãnh vực là giảng dạy (teaching), nghiên cứu khoa học (scholarly research), thực hành (practice) và truyền thông học thuật (academic communication). Thông qua chương trình của các khoá học, Học viện sẽ giới thiệu từ căn bản đến chuyên sâu các nguyên lý triết học và ứng dụng hành trì của Phật giáo, thông qua các truyền thống Nam tông với văn hệ Pali, Bắc tông với văn hệ Sanskrit, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam v.v.
Mục đích chính của Học viện bao gồm: Đào tạo giới tri thức Phật giáo về các chiều kích học thuyết, lịch sử, tôn giáo và văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Hỗ trợ ứng dụng các nguyên lý triết học và đạo đức Phật giáo trong cuộc sống. Hỗ trợ phát triển đời sống tâm linh cá nhân cũng như cộng đồng thông qua việc hành trì thiền, ứng dụng đạo đức. Tăng cường ý thức cộng đồng về các nguyên lý Phật giáo. Đáp ứng các nhu cầu giáo dục và nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam. Từng bước trở thành một trung tâm quốc tế về đào tạo và nghiên cứu Phật giáo. Học viện, ngoài khoa Phật học, còn có kế hoạch đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp theo sự chỉ đạo và qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: Đào tạo đại học chính quy, dài hạn, đào tạo đại học theo hướng không chính quy và từ xa, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đào tạo thạc sĩ và tiến tới đào tạo tiến sĩ.
Theo Báo cáo tổng kết công tác giáo dục đào tạo và xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM trong lễ tốt nghiệp khoá XI tháng 10 năm 2018 đã trình bày:
Học viện có lực lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 118 vị trong đó có 3 Giáo sư Tiến sĩ, 3 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 83 Tiến sĩ, 20 Thạc sĩ, 5 học giả, 1 Bác sĩ và 7 vị Hòa thượng và Thượng tọa. Ngoài ra, Học viện còn mời thỉnh giảng là 53 vị, trong đó có 3 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 3 Tiến sĩ, 39 Thạc sĩ và 8 Cử nhân.
Ban đầu Học viện từ một khoa Phật học đã phát triển thành 11 khoa bao gồm: khoa Hoằng pháp, khoa Phật giáo Việt Nam, khoa Lịch sử Phật giáo, khoa Triết học Phật giáo, khoa Trung văn, khoa Pali, khoa Sanskrit, khoa Công tác xã hội, khoa Anh văn Phật pháp, khoa Sư phạm Giáo dục mầm non, khoa Đào tạo từ xa. Trong suốt 34 năm tính từ năm 1984 đến năm 2018, Học viện đã và đang đào tạo 13 khóa (hệ chính quy), 5 khóa (hệ đào tạo từ xa) theo chương trình Cử nhân Phật học và 2 khóa chương trình thạc sĩ Phật học, với tổng số 5.928 Tăng Ni sinh và cư sĩ Phật tử; trong đó đã có 3.712 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học, 320 Tăng Ni sinh khóa XI và 1.703 sinh viên đang theo học. Về chương trình Thạc sĩ Phật học, có 22 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp và 171 Tăng Ni sinh hiện đang theo học.7
Tính đến tháng 10-2019, tổng số sinh viên của Học viện là 1535 sinh viên theo học khóa XII và XIII thuộc hệ chính quy và khóa IV và V thuộc hệ từ xa. Như vậy, trong chương trình cử nhân chính quy hiện có khoá XII đang chuẩn bị tốt nghiệp, khóa XIII đang theo học và khoá XIV (2019-2023) hệ chính quy chuẩn bị nhập học.8
Đối với chương trình sau đại học, hiện Học viện đang đào tạo Khóa I có 108 học viên đã hoàn tất chương trình thạc sĩ, đang tiến hành làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Tuyển Khóa II có 54 thí sinh trúng chương trình thạc sĩ Phật học.
Về chương trình đào tạo tiến sĩ, Học viện hiện đang giảng dạy cho khóa đầu tiên tuyển sinh vào ngày 20 tháng 9 năm 2018 với 8 Nghiên cứu sinh đã trúng tuyển.
Ngoài ra, Học viện đã ký kết liên thông đào tạo Cao đẳng Phật học trường Trung cấp Phật học Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Th
Học viện liên kết đào tạo với một số trường đại học như: Liên kết với Trường Đại học Sư phạm TP. HCM tổ chức lớp đào tạo Cử nhân Sư phạm mầm non Khóa I (2015 – 2019), có 66 sinh viên theo học và chiêu sinh Khóa II. Liên kết trường Đại học Y Dược TP. HCM đã tổ chức các khóa học về y học cổ truyền để ứng dụng phục vụ cộng đồng, có 338 sinh viên đang ký tham dự các khóa học. Liên kết đào tạo Anh văn với trường Đại học Công nghiệp Long An 9
-
- Tình hình dịch vụ hỗ trợ sinh viên của Học viện.
Dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại Học viện Phật giáo nhìn chung rất được chú trọng. Bởi giáo dục Phật Giáo mang những nét đặc thù riêng hướng đến đào tạo Tăng Ni sinh trí đức song toàn theo hai hình thức sinh hoạt nội trú và ngoại trú. Hiện nay, ngoài cơ sở I tại Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận vẫn đang tiếp tục được duy trì thì học viện Phật giáo đã xây dựng thêm cơ sở II tại Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Với cơ sở II được xây dựng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và học tập của hơn 1.000 sinh viên nội trú đang theo học tại trường. Để giúp sinh viên có thể thích nghi với môi trường học tập mới, nhà trường đã xây dựng các kế hoạch học tập, rèn luyện vào đầu năm học nhằm hỗ trợ tốt cho sinh viên. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin điểm lại tình hình một số dịch vụ phục vụ của HVPGVN tại TP. Hồ Chí Minh như sau:
-
-
- Hoạt động đào tạo
HVPGVN tại TP. HCM đã xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thể hiện nét đặc thù của một trường đại học Phật giáo. HVPGVN tại TP. HCM đã nỗ lực không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và nâng cao hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, trường còn cung cấp các hệ đào tạo đa dạng bao gồm hệ đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, văn bằng 2, đào tạo sau đại học… đáp ứng được nhu cầu học tập không chỉ cho Tăng Ni mà còn cho Phật tử có mong muốn tìm hiểu triết học Phật giáo.
Nhà trường đã đẩy mạnh công tác quản lý giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng dạy học thông qua quy định về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy của giảng viên.
Từ ngày 3 tháng 12 năm 2009 Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM đã ra quyết định về việc ban hành quy chế đào tạo cử nhân theo hệ thống tín chỉ. Quy chế này được áp dụng và thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ, vốn là phương thức đào tạo theo cách sinh viên chủ động lựa chọn từng học phần, tích lũy từng phần và tiến tới hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo, để được cấp văn bằng tốt nghiệp, theo một số ràng buộc được quy định trước. Học chế tín chỉ trao quyền cho sinh viên trong việc đăng ký, sắp xếp lịch học, tích lũy các học phần, thời gian học ở trường và thời gian tốt nghiệp.
Để đảm bảo chất lượng cho công tác phục vụ sinh viên trong lĩnh vực đào tạo, Ban điều hành HVPGVN tại TP. HCM đã đẩy mạnh công tác xây dựng các chương trình đào tạo và vận dụng nhiều phương pháp học tập mới. Nhất là đẩy mạnh việc học tập theo hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên chưa có sự chủ động về thời gian, chủ yếu dựa vào sự sắp xếp của nhà trường. Trong một số thời điểm, thời gian học tập của các khóa được đẩy nhanh tiến độ dẫn đến việc tiếp thu bài ở một số môn học có phần giảm đi hiệu quả.
-
-
- Cơ sở vật chất và các dịch vụ tiện ích
Cơ sở vật chất của trường phục vụ cho quá trình dạy và học tập được nhà trường quan tâm kêu gọi đầu tư, xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại. Hiện nay, HVPGVN tại TP. HCM tại gồm 2 cơ sở: Cơ sở I tại 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, Tp. HCM; Cơ sở II thuộc Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã đi vào hoạt động. Sau nhiều năm nổ lực và quyết tâm xây dựng, Hội đồng điều hành HVPGVN tại TP. HCM đã xây dựng hoàn thành giai đoạn I với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng gồm 4 hạng mục lớn như sau:
a/ 01 tòa nhà hành chánh: (gồm 3 tầng lầu), dài 80m với tổng diện tích là 5,851.6m2.
b/ 01 tòa nhà lớp học: (gồm 5 tầng lầu), dài 55m, khoảng 30 lớp học với tổng diện tích là 5,264.20m2.
c/ 03 Tòa nhà khu nội xá Tăng Ni: Công trình khu nội xá gồm 02 tòa nhà được chia thành 2 khu Tăng Ni riêng biệt. Mỗi tòa gồm 5 tầng, mỗi tầng có 14 phòng, mỗi phòng có diện tích 32m2 gồm có 3 giường tầng dành cho 06 người. Như vậy, mỗi tòa có 70 phòng dành cho 420 vị. Tổng cộng 02 tòa nhà nội trú cho tăng ni sinh có 140 phòng dành cho 840 Tăng Ni sinh nội trú. Tòa nhà nội xá ni thứ 3 với 5 tầng lầu với tổng kinh phí là 30 tỷ đồng.
d/ 01 giảng đường tiền chế: Được sử dụng tạm thời cho các Tăng Ni sinh có nơi sinh hoạt và tu học, với tổng diện tích là 2,400m2 được chia làm 2 khu: Khu Trai đường kết hợp với Chánh điện tạm thời: với diện tích 1.764m2 có sức chứa 1.500 chỗ ngồi; Khu phục vụ: với diện tích 636 m2 bao gồm nhà bếp, kho thực phẩm, 02 phòng ăn khách VIP và 02 phòng ngủ cho những người phục vụ.10
Bên cạnh đó, Học viện tiếp tục cho công trình xây dựng giai đoạn II với tổng chi phí là 500 tỷ đồng dự kiến xây dựng 3 hạng mục: 1/ Ngôi Chánh điện 1800m2 với sức chứa 2.000 người; 2/ Tòa đại thư viện; 3/ Bảo tháp cao 80 mét để đáp ứng nhu cầu tu học tâm linh của Tăng Ni sinh nội trú cùng các Phật tử xa gần.

Thư viện tại cơ sở I của HVPGVN tại TP. HCM trang bị các đầu sách thuộc nhiều chuyên ngành bao gồm cả nội điển và ngoại điển để sinh viên nghiên cứu và tham khảo. Thư viện Học viện Phật giáo có tổng diện tích 400m2, trong đó, diện tích khu vực đọc và xử lý kỹ thuật: 200m2, diện tích kho: 200m2. Đặc biệt, thư viện tại cơ sở II bắt đầu mở cửa vào ngày 15 tháng 9 năm 2017 nay đã khang trang và trở thành nơi tự học của nhiều sinh viên. Thư viện hiện có hơn
22.532 quyển sách, 10.076 tựa sách. Ngoài ra, Học viện trang bị 3 phòng y tế, hai phòng vi tính đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Nhà bếp cung cấp đầy đủ các suất ăn cho sinh viên nội trú trong một ngày, sinh viên nội trú được miễn học phí, các phòng ban phục vụ trên tinh thần hướng dẫn, hỗ trợ tích cực cho sinh viên. Ban Điều Hành quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã triển khai chương trình hỗ trợ đời sống Tăng Ni với cam kết hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM – cơ sở Lê Minh Xuân. Ngoài ra có nhiều chương trình học bổng được cấp cho sinh viên hằng năm giúp Tăng Ni sinh yên tâm học tập.
Hệ thống liên lạc nội bộ được đảm bảo tốt. Tại các phòng trong khu nội trú đều được trang bị điện thoại cố định nhằm tạo điều kiện thông tin liên lạc nội bộ giữa các phòng.
Để đảm bảo nội quy, ngoài việc kêu gọi tinh thần tự giác học tập, nhà trường còn tiến hành điểm danh bằng cách trang bị các máy điểm danh hoặc điểm danh trên giấy áp dụng cho sinh viên đang theo học.
Tuy nhiên, cơ sở II tại Lê Minh Xuân chỉ mới khánh thành được giai đoạn 1, vẫn còn nhiều dự án, công trình chưa được xây dựng vì thiếu kinh phí. Tại cơ sở I, hiện tại vẫn đang mượn cơ sở vật chất của thiền viện Vạn Hạnh cho nên vẫn còn một số hạn chế khi phân phối phòng học và các phòng chức năng. Mức độ sử dụng Thư viện của Giáo thọ sư, Tăng, Ni sinh tại thư viện cơ sở I của HVPGVN tại TP. HCM còn thấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một số sinh viên ngoại trú còn gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến cơ sở II để học tập.
-
-
- Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hoạt động được triển khai song song với hoạt động đào tạo, giúp cho người học phát triển toàn diện về mặt nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm. Xác định được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa, HVPGVN tại TP. HCM luôn có sự quan tâm chỉ đạo các đơn vị triển khai, đảm bảo chất lượng của dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
Thứ nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng, có mối quan hệ gắn bó đối với hoạt động đào tạo của trường đại học. Ban điều hành đã từng bước xây dựng và triển khai các hoạt động phục vụ cho Nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trường như tăng kinh phí hỗ trợ, khuyết khích, khen thưởng những công trình xuất sắc. Các chuyến đi khảo sát thực tế phục vụ cho các môn học luôn được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi.
Thứ hai là hoạt động tu tập, rèn luyện của Tăng Ni sinh: Nhà trường sắp xếp thời gian tu tập, hành trì các pháp môn đặc thù của Phật giáo sao cho phù hợp với thời gian học tập của sinh viên. Thường xuyên tổ chức các buổi thuyết giảng như khóa tu “Một ngày an lạc” vẫn được duy trì định kỳ hằng tuần.
Thứ ba là các hoạt động cộng đồng, hoạt động kỷ niệm ngày lễ trong năm: HVPGVN tại TP. HCM luôn quan tâm tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng kêu gọi sự tham gia của Tăng Ni sinh. Trong các ngày lễ lớn, đặc biệt là ngày 20/11 nhà trường ra quyết định cho hội sinh viên tổ chức chương trình với quy mô lớn nhằm thể hiện tinh thần tri ân, tôn sư trọng đạo, đồng thời qua đó Tăng Ni sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức chương trình, cắm hoa, dẫn chương trình.v.v.
Các hoạt động ngoại khóa tuy được nhà trường và phòng công tác sinh viên ra kế hoạch cụ thể, tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan dẫn đến mức độ tham gia của Tăng Ni sinh chưa đồng đều trong cùng một khoa và giữa các khoa với nhau. Hoạt động nghiên cứu khoa học tuy được nhà trường đặc biệt khuyến khích nhưng chưa phát triển mạnh, sinh viên chưa thật sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu bổ ích này.
-
- Nguyên nhân của một số hạn chế.
- Góc độ quản lý
Ở góc độ quản lý, hệ thống nhân sự tại cơ sở II đang còn trong quá trình thích ứng với công việc, nhiều vị trí công tác phục vụ cho dịch vụ hỗ trợ sinh viên còn thiếu. Một số nhân viên, cán bộ nhà trường trong một vài thời điểm còn kiêm nhiệm nhiều trách nhiệm dẫn đến chưa đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.
Ngoài ra, ở một số giai đoạn còn thiếu nhân sự trong công tác quản lý sinh viên nội trú.
-
-
- Góc độ người học
Đối với sinh viên cũng còn gặp nhiều khó khăn khi thích ứng với môi trường và hình thức học tập mới. Một số Tăng Ni sinh giai đoạn đầu chưa bắt kịp phương pháp học tập và rèn luyện mới theo phương thức tín chỉ. Việc rút ngắn thời gian đào tạo đôi lúc dẫn đến giảm đi hiệu quả tiếp thu kiến thức. Sinh viên vẫn chưa thực sự tự chủ trong quá trình học tập. Sinh viên chưa phát huy được hiệu quả khi làm việc và trao đổi cùng Ban cố vấn học tập.
Ngoài ra, khi chuyển vào môi trường mới, sinh viên còn bỡ ngỡ với cách thức sinh hoạt nội trú và các hoạt động ngoại khóa mới. Cần có sự hỗ trợ tích cực của Ban quản viện và Hội đồng điều hành học viện.
- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG (ĐBCL) DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TP. HỒ CHÍ MINH
Đảm bảo và đánh giá chất lượng đang ngày càng trở nên phổ biến trong giáo dục Việt Nam và thế giới. Việc được công nhận đạt chuẩn kiểm định là một lợi thế rất lớn cho việc quảng bá hình ảnh và tạo được sự tin tưởng của người học khi tham gia học tập. Trong các mô hình đảm bảo chất lượng hay các tiêu chuẩn kiểm định của AUN, đều xem dịch vụ hỗ trợ sinh viên là một trong những tiêu chí để đánh giá. Do đó công tác đảm bảo chất lượng của dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học nói chung và HVPGVN tại TP. HCM nói riêng là rất cần thiết và cần được chú trọng đặc biệt.
Dịch vụ hỗ trợ sinh viên là một trong 5 lĩnh vực quản lý cần đảm bảo chất lượng của một cơ sở giáo dục đại học. Bao gồm: Sứ mạng, nhiệm vụ và tính thống nhất của trường; Hiệu quả dạy và học; Tài chính và nguồn lực; Hoạt động quản lý, lãnh đạo (kế hoạch, quyết định, tự chủ…); Dịch vụ sinh viên. (Trần Thị Liễu, 2006)
Đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại HVPGVN tại TP. HCM bao gồm các hoạt động chính như sau: Xây dựng chiến lược, khung chất lượng, kế hoạch hoạt động hằng năm trình viện trưởng phê duyệt, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đời sống, học tập, ng- hiên cứu khoa học cho sinh viên, đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ của trường đều được cấu thành bởi các yếu tố về nguồn lực của nhà trường: Cơ sở vật chất, quy trình, quy định thực hiện dịch vụ, đội ngũ nhân viên phòng ban, đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
-
- Tiêu chí ĐBCL dịch vụhỗtrợsinh viên của HVPGVN tại TP. HCM Thứ 1: Côngtácxây dựng khung chất lượng dịch vụhỗtrợsinh viên Khung chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên của HVPGVN tạiTP.
HCM được xây dựng với các tiêu chí sau:
-
-
- Có đủ diện tích giảng đường, môi trường thiền định, tu tập theo chuẩn mực và đúng quy định; có đủ phòng làm việc và trang thiết bị thiết yếu cho cán bộ, giảng viên cùng các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trang thiết bị.
- Có đủ trang thiết bị dạy - học và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu Phật học được đảm bảo chất lượng, sử dụng có hiệu quả.
- Thư viện của Học viện phải đầy đủ các tài liệu học tập cần thiết, đặc biệt là sách, giáo trình chính thống của các môn học chuyên ngành, có thư viện điện tử nối mạng phục vụ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học.
-
-
-
- Tài liệu học tập phải tối thiểu đủ sát với chương trình khung, các kênh tài liệu phong phú, có tính cập nhật, phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cũng như thực hành của Tăng Ni sinh, giảng viên và các thành phần liên quan.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu và công nghệ giáo dục của Học viện phải thích hợp, hiện đại, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng, mang lại hiệu ích thiết thực
Thứ 2: Công tác xác định điều kiện đảm bảo cho chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên
-
-
-
- Hoạt động ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên của Học viện được thực hiện theo các quy định, quy chế trong các văn bản đã được kiểm định và phê duyệt đúng luật về Khảo thí, Kiểm định chất lượng.
- Học viện có các văn bản thể hiện chiến lược và kế hoạch phát triển công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên theo những lộ trình khác nhau phù hợp với tình hình thực tế tại Học viện và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Thứ3:CôngtácXâydựngbộphậnchuyêntráchvềđảmbảochấtlượng
Thiết lập Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, tham gia công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên trực thuộc Ban trị sự của Học viện.
Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác ĐBCL. Liên kết với các đơn vị đào tạo khác để hợp tác trong lĩnh vực mời chuyên gia, nguồn nhân sự có kinh nghiệm về lĩnh vực ĐBCL làm việc tại Học viện.
Thứ 4: Công tác kiểm định chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên
Thành lập và xác định rõ chức năng của từng thành viên trong Hội đồng kiểm định chất lượng tại Học viện theo quy định và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo.
-
- Thuận lợi của Công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên
Công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên của HVPGVN tại TP. HCM gặp được nhiều thuận lợi:
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo, nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng phương châm “Tốt đời đẹp đạo”. Đây là điều kiện thuận lợi để Phật giáo và giáo dục Phật giáo ngày càng phát triển theo đúng định hướng và mục tiêu cao đẹp đã đề ra.
Học viện Phật giáo được quản lý trực tiếp bởi Giáo hội Phật giáo, nên sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo GHPG, Ban giáo dục Phật giáo Trung ương là điều thiết yếu, tạo tiền đề, động lực cũng như các định hướng vĩ mô về lĩnh vực Phật học, đảm bảo nâng cao chất lượng các hoạt động ĐBCL nói chung và ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên nói riêng.
Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường có năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý cao, tạo tiền đề vững chắc cho công tác ĐBCL và xây dựng các định hướng phát triển cho nhà trường.
Ban điều hành học viện nhận thức được tầm quan trọng của sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ hỗ trợ sinh viên của nhà trường. Từ đó, càng ngày càng cải thiện các dịch vụ cơ bản của trường như dịch vụ hỗ trợ học tập, cơ sở vật chất, dịch vụ tiện ích, các hoạt động ngoại khóa v.v... Và đề xuất các giải pháp, kế hoạch hành động nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
Sinh viên ngày càng chú trọng và quan tâm đến công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên bằng các góp ý thông qua các buổi tiếp xúc sinh viên của nhà trường, thông qua các bài nghiên cứu khoa học. Đồng thời thông qua các phiếu khảo sát sinh viên của Học viện.
-
- Khó khăn trong công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên
Công tác ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên tuy được nhà trường có chú trọng nhưng quá trình quá trình cải thiện, nâng cao chất lượng vẫn còn phụ thuộc vào thời gian và kinh phí.
Hệ thống văn bản pháp quy về công tác ĐBCL vẫn chưa được xây dựng một cách cụ thể, chưa có điều kiện về vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện một số tiêu chí đã đề ra.
HVPGVN tại TP. HCM đang trong quá trình xây dựng bộ phận chuyên trách về Đảm bảo chất lượng, chưa có bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về hoạt động ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Nhà trường chưa có điều kiện để thực hiện kiểm định chất lượng cho các hoạt động của trường.
Ngoài ra, cơ sở 2 của HVPGVN tại TP. HCM vừa đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, vì thế việc ổn định công tác điều hành cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên vẫn còn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
- ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TP. HỒ CHÍ MINH
- Giải pháp
Một là, thay đổi nhận thức của các chủ thể liên quan: Cơ quan quản lý cấp trên Học viện, Hội đồng điều hành, lãnh đạo các đơn vị giảng dạy và các đơn vị chức năng, cán bộ công nhân viên, bản thân Tăng Ni sinh.
Hai là, cụ thể hóa các tiêu chí trong khung chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
Ba là, xây dựng bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Đào tạo nhân sự cho công tác ĐBCL. Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng (thực hiện đánh giá trong) ở Học viện Phật giáo Việt Nam.
Bốn là, trong từng dịch vụ cụ thể cần xem xét các hạn chế để có những thay đổi cải thiện phù hợp.
Năm là, cần chuẩn bị kinh phí cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
Sáu là, tổ chức khảo sát thường xuyên sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ cơ bản của trường. Từ đấy, có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên của nhà trường.
-
- Kế hoạch thực hiện
- Để thay đổi nhận thức là một quá trình lâu dài cần có sự đồng thuận và chung tay của những chủ thể có liên quan thông qua các buổi họp, buổi báo cáo định kỳ, hội thảo và các chương trình tập huấn.
- Cần rà soát hệ thống văn bản quy định các tiêu chí ĐBCL dịch vụ hỗ trợ sinh viên, sau đó tiến hành bổ sung và điều chỉnh phù hợp.
- Vấn đề thiết yếu là xây dựng bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng trong thời gian gần nhất khi mà hoạt động của cơ sở 2 đã đi vào ổn định. Đào tạo nhân sự cho công tác ĐBCL: Cử nhân viên đi đào tạo chuyên ngành đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục ở trong nước hoặc nước ngoài.
- Việc khảo sát sự hài lòng của sinh viên cần tiến hành thường xuyên để có được cái nhìn khách quan và toàn cảnh. Cần tổ chức nhiều buổi trao đổi với Tăng Ni sinh nhằm lắng nghe những trăn trở và vướng mắc của Tăng Ni sinh về các dịch vụ do nhà trường cung cấp.
- Theo định kì hàng năm, Học viện vẫn chuẩn bị đón các đoàn đánh giá của các cấp như: Ban giáo dục Phật giáo thuộc Trung ương Giáo hội PGVN thực hiện các cuộc thanh tra, đánh giá tương đương với đoàn đánh giá ngoài, cùng với đó là các báo cáo thương xuyên của Hội đồng điều hành Học viện theo qui định có kèm theo các minh chứng về số liệu cụ thể để các cấp có thẩm quyền nhận định và có biện pháp chỉ đạo sát thực.
- Điều quan trọng là chuẩn bị kinh phí cho các hoạt động ĐBCL cụ thể bằng việc kêu gọi sự hỗ trợ và đầu tư của các cá nhân và tổ chức mạnh thường quân. Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý trong công tác ĐBCL hàng năm. Đưa nội dung công tác ĐBCL, kiểm định chất lượng vào kế hoạch ngân sách chi thường xuyên của trường trên cơ sở kế hoạch chi tiết về công tác ĐBCL được Ban điều hành học viện phê duyệt. Dành cho công tác ĐBCL một khoản kinh phí thỏa đáng.
- Những điều kiện cần và đủ để thực hiện giải pháp
Để tiến hành được các giải pháp đã đề xuất cần các điều kiện sau:
Về nguồn nhân lực: Sự chung sức của toàn bộ Ban điều hành, cán bộ, nhân viên, Tăng Ni sinh…của Học viện.
Về nguồn vật lực: Chuẩn bị kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau thông qua những kế hoạch cụ thể.
Về thời gian: Cần có thời gian để có sự thay đổi phù hợp, tránh nóng vội dẫn tới các quyết định sai lầm.
KẾT LUẬN
Đểxâydựng Họcviện Phậtgiáo Việt Namtại TP. HCMtrởthành môi trường giáo dục Phật học đem lại hiệu quả và giá trị như mục tiêu đã đề ra là đào tạo Tăng Ni tài đức cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, Học viện đã không ngừng cải thiện và phát triển ở nhiều mặt. Trong suốt 35 năm hoạt động, Học viện không chỉ chú trọng công tác nâng cao chất lượng đào tạo, song song đó còn xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo mọi điều kiện tốt nhất để Tăng Ni sinh yên tâm tu học. Việc chú trọng và nhận thức rõ tình hình của công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên không những nâng cao chất lượng đào tạo, gia tăng sự hài lòng, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của các Tăng Ni sinh trong lĩnh vực học thuật mà còn nâng cao hình ảnh của Học viện đến gần với sinh viên và các nhà nghiên cứu quốc tế.
Đây chính là xu hướng phát triển thời hội nhập của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng. Từ việc phân tích tình hình, hướng đến đề xuất một số giải pháp căn bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên người viết chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình xây dựng và phát triển Học viện Phật giáo ngày càng xứng tầm là trung tâm giáo dục Phật học quốc tế của Việt Nam và khu vực. Công tác đảm bảo chất lượng là bước đi quan trọng nhằm đánh giá một cách khách quan về hiệu quả đào tạo của Học viện trong giai đoạn hiện nay. Thiết nghĩ đây là yếu tố cần thiết đảm bảo cho lộ trình phát triển lâu dài, bền vững của Học viện Phật giáo tại TP. HCM.
Tài liệu tham khảo
Trần Thanh Ái (2010), Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp, Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổ chức tại Đại học Sài Gòn.
Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển. NXB Tôn giáo Hà nội.
Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB ĐHQG Hà Nội.
Trần Văn Cát (2016), Quản lý đào tạo tại học viện Phật giáo Việt Nam theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, NXB Đại Học Sư Phạm.
Nguyễn Minh Đường, Hoàng Thị Minh Phương (2014), Quản lí chất lượng đào tạo và chất lượng nhà trường theo mô hình hiện đại, NXB Giáo Dục.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội phật giáo Việt Nam. (1981- 2011), NXB Tôn giáo.
Nguyễn thị Hằng, Chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Bạc Liêu nhìn từ góc độ sinh viên, khoa Kinh tế Luật.
Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009),
Quản lí giáo dục, NXB Đại Học Sư Phạm.
Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý Giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.
Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Tài Chính Hà Nội.
Nguyễn Phương Nga (2010), Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
Vipat Kuruchittham (2013), Cơ chế thúc đẩy hợp tác và hài hòa giáo dục đại học châu Á: Hệ thống chuyển đổi tín chỉ và bảo đảm chất lượng, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế và Hội nghị bàn tròn của Mạng lưới đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAN 2013), TP Hồ Chí Minh.
Trên Internet:
- Cơ sở dữ liệu số Giáo hội Phật giáo Việt Nam (26/10/2018), Báo cáo tại lễ tốt nghiệp khoá 11. Truy xuất từ: https://vbgh.vn/ index.php?language=vi&nv=news&op=ban-giao-duc-pg/bao- cao-tai-le-tot-nghiep-khoa-xi-470.html .
- Cơ sở dữ liệu số Giáo hội Phật giáo Việt Nam (24/7/2019), Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Truy xuất từ: https://vbgh.vn/index.php?lan- guage=vi&nv=news&op=phat-su-online/bao-cao-so-ket-con- g-tac-phat-su-6-thang-dau-nam-2019-cua-giao-hoi-phat-giao- viet-nam-642.html.
- Cơ sở dữ liệu số Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/1/2019), Báo cáo tổng kết năm 2018 của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương – GHPGVN.
Truy xuất từ: https://vbgh.vn/index.php?language=vi&n- v=news&op=ban-giao-duc-pg/bao-caotong-ket-nam-2018- cua-ban-giao-duc-phat-giao-trung-uong-ghpgvn-506.html
