ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHỮ PHẠN TRONG HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NNC. Lê Tự Hỷ
Nhân Hội thảo với chủ đề “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, Hội nhập và Phát triển” dự kiến tổ chức vào ngày 7/12/2019 (nhằm ngày 12/11/Kỷ Hợi), tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đánh dấu quá trình 35 năm hình thành và phát triển của Viện Phật học Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin thử đề nghị một chương trình học chữ Phạn cho các Tăng Ni sinh tại Học viện Phật giáo Việt Nam.
Ở đây chúng tôi không đi vào phân tích tại sao việc học chữ Phạn là cần thiết cho việc tu tập, học và nghiên cứu Phật giáo Đại thừa, bởi vì vấn đề này đã được viết khá nhiều trong các tạp chí khác. Chẳng hạn, có thể tham khảo một số bài viết của chúng tôi liên quan tới chữ Phạn trên các trang web như Trang Nhà Quảng Đức1, Liễu Quán online2, Thư Viện Hoa Sen3, Giao Điểm online4, v.v…
*. Giảng viên HVPGVN tại TP.HCM.
- Trang Nhà Quảng Đức: https://quangduc.com/
- Tạp Chí Liễu Quán Huế http://www.lieuquanhue.vn
- Thư Viện Hoa Sen, https://thuvienhoasen.org/
- Giao Điểm Online, http://www.giaodiemonline.com/
Mặt khác, nếu tham khảo các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học tại các đại học phương Tây hiện nay, chẳng hạn ở Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy sinh viên, ngoài tiếng Anh để học các môn học và viết luận văn, thì phải biết ít nhất hai trong các ngôn ngữ Á châu ở tầm có thể đọc hiểu các kinh sách hay đoạn trích dẫn từ kinh sách Phật giáo viết bằng các ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn, chương trình Thạc sĩ Phật học (Buddhist Studies MAPrograms) tại Đại học Washington (University of Washington) tập chú vào Phật giáo Nam Á (South Asian Buddhism) với các ngôn ngữ liên quan là Phạn (Sanskrit), Pāli, Gāndhārī, Hán. Ngoài Anh văn là ngôn ngữ dùng để giảng dạy các môn học ra, sinh viên phải đạt trình độ 4 năm một ngoại ngữ chính và 2 năm một ngoại ngữ phụ trong nghiên cứu Phật học mà một trong hai ngoại ngữ chính và phụ này phải là Phạn (Sanskrit)5.
Chươngtrình Tiến sĩ Phậthọc(Buddhist Studies Ph.D. Programs) tại Đại học Berkeley (University of California, Berkeley), sinh viên, ngoài tiếng Anh ra, phải học ít nhất 2 ngôn ngữ Á châu. Họ phải chọn một trong 7 lãnh vực ngôn ngữ chính là: (1) Hán, (2) Nhật,
- Newari [ngôn ngữ Hán-Tây Tạng (Sino-Tibetan language) tại Nepal], (4) Pāli, (5) Phạn (Sanskrit), (6) Tây Tạng, và (7) Các ngôn ngữ Nam Á. Mỗi lãnh vực này kèm theo một số ngôn ngữ phụ để nghiên cứu Phật học. Ngoài lãnh vực chính là Phạn ra, nếu chọn các lãnh vực chính là Newari, Pāli, Tây Tạng, các ngôn ngữ Nam Á thì sinh viên phải học chữ Phạn và một ngôn ngữ hiện đại trong nghiên cứu Phật học (trong đó có Hán kim, Nhật kim, các ngôn ngữ Âu châu, đặc biệt là Pháp và Đức). Nếu chọn lãnh vực chính là
Trong các trang web này, có thể tìm đọc các bài của tác giả Lê Tự Hỷ như: Tiếng Phạn Trong Phật Giáo, Ý nghĩa Hồng Danh Các Vị Phật, Thần Chú Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Vài Nhận Xét Về Sách “Trí Tuệ Giải Thoát” Của Vũ Thế Ngọc v.v... Cũng có thể tìm đọc một số bài trong:
-
- Lê Tự Hỷ - Các bài viết – QuangDuc: https://quangduc.com/author/post/11342/1/ giao-su-le-tu-hy
- Lê Tự Hỷ - Các bài viết - Thư Viện Hoa Sen: https://thuvienhoasen.org/author/ post/1941/1/le-tu-hy
- Lê Tự Hỷ - Các bài viết - Hoa Vô Ưu: https://hoavouu.com/author/post/2629/1/ le-tu-hy
- https://asian.washington.edu/buddhist-studies-ma-and-phd-programs
Hán thì phải học ngôn ngữ phụ là Nhật và một ngôn ngữ Âu châu trong nghiên cứu Phật học.
Tương tự, nếu chọn lãnh vực chính là Nhật thì phải học ngôn ngữ phụ là Hán và một ngôn ngữ Âu châu trong nghiên cứu Phật học. Trong hai lãnh vực Hán và Nhật này, tuy chữ Phạn không bắt buộc học nhưng được khuyên nên học để rộng đường tìm hiểu các văn bản gốc chữ Phạn trong nghiên cứu Phật học6. Chương trình Thạc sĩ-Tiến sĩ Phật học tại Đại học Columbia (Columbia University in the City of New York) nghiên cứu về bốn lãnh vực: Phật giáo Ấn Độ / Theravāda (Indian/ Theravāda Buddhism), Phật giáo Ấn Độ- Tây Tạng (Indo-Tebitan Buddhism), Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhism), và Phật giáo Nhật Bản (Japanese Buddhism) mà trong đó sinh viên phải học tập, nghiên cứu kinh sách Phật giáo hay các câu trích dẫn viết bằng các ngôn ngữ: Phạn (Sanskrit), Pāli, Hán (cổ), Tây Tạng [chứ không phải các bản dịch ra Anh văn]. Do đó bốn ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ chính thống (canonical languages) trong lãnh vực Phật học. Các ngôn ngữ hiện đại mà các tác giả sau này và hiện nay dùng để viết các bài, sách nghiên cứu Phật học thì gọi là ngôn ngữ hậu chính thống (post-canonical languages) trong đó có Hán kim, Nhật kim, các ngôn ngữ Âu châu, đặc biệt là Anh, Pháp, và Đức.
Trình độ ngoại ngữ [ngoài tiếng Anh ra] bắt buộc cho chương trình Tiến sĩ Phật học là như sau: Nếu sinh viên chọn lãnh vực Phật giáo Ấn Độ / Tây Tạng (Indo-Tebitan Buddhism) thì sinh viên phải học ít nhất 3 năm chữ Phạn, và 4 năm chữ Tây Tạng. Ngoài ra, nếu đề tài luận văn có tham khảo tài liệu từ nguồn Hán tạng hay chữ Nhật thì sinh viên còn phải học chữ Hán hay chữ Nhật nữa, nếu luận văn không dùng các nguồn Hán hay Nhật thì một trong hai ngôn ngữ này được khuyến cáo học. Nếu lãnh vực chọn là Phật giáo Ấn Độ/ Theravāda (Indian/ Theravāda Buddhism) thì sinh viên phải học Sanskrit và Pāli ít nhất trong 4 năm; còn chữ Hán hay chữ
6.http://buddhiststudies.berkeley.edu/graduate/phd_requirements.html
Nhật thì y theo như trong lãnh vực Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng. Nếu chọn lãnh vực Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhism) thì sinh viên phải học ít nhất 4 năm chữ Hán (cả cổ và kim) và 3 năm chữ Nhật (cả cổ và kim).
Tương tự nếu chọn lãnh vực Phật giáo Nhật Bản thì sinh viên phải học ít nhất 4 năm chữ Nhật (cả cổ và kim) và 3 năm chữ Hán (cả cổ và kim). Trong hai lãnh vực vừa nêu ra, nếu đề tài luận văn có tham khảo nguồn trong lãnh vực Ấn Độ-Tây Tạng hay nguồn trong lãnh vực Ấn Độ/Theravāda thì sinh viên phải học chữ Phạn và/hay chữ Tây Tạng/ và/hay chữ Pāli; nếu không dùng các nguồn tư liệu như thế thì các ngôn ngữ này chỉ khuyến cáo học7. Trong khi đó chương trình Đại học và sau Đại học tại Viện Phật học Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh thì chữ Phạn chỉ là môn tùy chọn, chứ không bắt buộc, cho nên hàng năm trong số bốn, năm trăm Tăng Ni sinh viên được trúng tuyển vào học, chỉ có vài ba người chọn học chữ Phạn. Vừa qua, chúng tôi có duyên được dạy môn Luận lý Phật giáo qua bản Phạn văn Nyāyapraveśa [ngài Huyền Trang dịch ra Hán văn: Nhân Minh Nhập Chánh Lí Luận] của luận sư Śaṅkarasvāmin [Thương Yết La Chủ] thì trong cả ngàn Tăng Ni sinh viên, chỉ có 12 vị theo học [vì các vị này phải có học chữ Phạn trước]. Chúng tôi cũng tình nguyện dạy chữ Phạn cho những vị muốn học, trong hàng ngàn Tăng Ni sinh tại Học viện cũng chỉ có trên mười vị theo học.
Như vậy, tuyệt đại đa số Tăng Ni sinh viên tốt nghiệp Viện Phật học của chúng ta chưa được trang bị khả năng đọc, viết trong bài nghiên cứu, trong luận văn của chính các vị về tên chư Phật, Bồ tát, các luận sư, tên các kinh sách vốn nguyên là chữ Phạn, cũng như chưa thể tra Từ điển chữ Phạn để tìm ý nghĩa các từ Phạn. Tất nhiên chưa được trang bị khả năng để hiểu các câu trích [chứ chưa nói toàn văn bản kinh sách gốc] chữ Phạn trong các sách về Phật học hiện nay của phương Tây. Như thế chúng ta thấy có sự khác
7. https://religion.columbia.edu/graduate/handbook/fields-study/buddhism
biệt rõ giữa quan điểm học tập nghiên cứu, tham khảo tài liệu cũng như thực học về chữ Phạn của Tăng Ni tại Học viện của chúng ta với sinh viên tại các Phân khoa Phật học tại Mỹ vừa nêu trên. Điều này có lẽ gây không ít trở ngại cho việc theo học các chương trình Thạc sĩ - Tiến sĩ Phật học của Tăng Ni sinh chúng ta tại các Đại học phương Tây cũng như trong tiềm năng hội nhập quốc tế của Viện Phật học Việt Nam với thế giới.
Vì vậy, chúng tôi mạo muội thử đề nghị một chương trình học chữ Phạn (Sanskrit) trong khuôn khổ chương trình học ngoại ngữ tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Cái ưu thế của Tăng Ni sinh viên Việt Nam so với các sinh viên Phật học tại Âu Mỹ là đã biết khá nhiều về Hán Nôm tức Hán cổ trước khi bắt đầu năm thứ nhất. Với ưu thế đó, Tăng Ni sinh của chúng ta có thể học thêm hai ngoại ngữ bắt buộc nữa là Anh văn và Phạn hay Pāli. Một cách cụ thể, xin đề nghị như sau: Chương trình Cử nhân Phật học gồm 3 ngoại ngữ như sau:
1. Hán (cổ và kim): bắt buộc đối với tất cả sinh viên 2. Anh: bắt buộc đối với tất cả sinh viên 3. Phạn: bắt buộc đối với tất cả Tăng Ni sinh thuộc Phật giáo Đại thừa 4. Pāli: bắt buộc đối với tất cả Tăng Ni sinh thuộc Phật giáo Nam truyền.
Thời lượng học chữ Phạn và nội dung như thế nào?
Trước hết xin giới thiệu chương trình học chữ Phạn tại Đại học Chicago (University of Chicago). Chữ Phạn được dạy tại Đại học Chicago ngay từ khi Đại học này được thành lập năm 1892.
- Năm thứ nhất: mỗi tuần 3 lần học cách nhau 1 ngày, mỗi lần 1 tiết gồm 50 phút. Ngoài ra mỗi tuần đều có 1-2 tiết ôn tập, bài tập với phụ giảng. Nội dung học: Phạn cơ bản.
- Năm thứ hai: mỗi tuần 2 lần học cách khoảng 1 hay 2 ngày, mỗi lần 80 phút và mỗi tuần đều có 1-2 tiết ôn tập, bài tập với trợ giảng. Nội dung học: Phạn cơ bản
- Năm thứ ba và thứ tư: mỗi tuần 2 lần học cách khoảng 1 hay 2 ngày, mỗi lần 80 phút. Nội dụng: Phạn nâng cao, với các tác phẩm
Phạn văn theo hướng chủ đề của các ngành trong Phật học8.
Tại Học viện của chúng ta, xin đề nghị như sau:
-
- Năm thứ nhất và năm thứ hai: mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 2 tiết. Nội dụng: Phạn cơ bản, dịch Phạn ra Việt Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Đại Bi, và Thập tiểu chú.
- Năm thứ ba: mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 2 tiết. Nội dung: Phạn nâng cao, dịch kinh A Di Đà Phạn văn ra Việt văn.
- Năm thứ tư: mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 2 tiết. Nội dung: Phạn nâng cao, dịch kinh Kim Cương Phạn văn ra Việt văn.
Ngoài ra, trong môn Luận lý Phật giáo, ngoài việc học bản Hán dịch Nhân Minh Nhập Chánh Lí Luận của ngài Huyền Trang, sinh viên cũng nên học nguyên tác Nyāyapraveśa của Śaṅkarasvāmin (Thương Yết La Chủ) để đồng thời nâng cao trình độ Phạn văn và hiểu sâu thêm về Luận lý Phật giáo.
Ở cấp Thạc sĩ-Tiến sĩ: ai đã học Phạn mà chưa học Pāli thì phải học Pāli và ai đã học Pāli mà chưa học Phạn thì phải học Phạn.
Về tài liệu học tập, chắc là Hòa thượng Nguyên Giác và các vị thầy khác, sau bao nhiêu năm kinh nghiệm dạy chữ Phạn đã có sẵn khá nhiều. Riêng chúng tôi, tuy sở học còn hạn hẹp, cũng đã cố gắng biên soạn bộ sách Tự học Tiếng Phạn gồm 4 tập I, II, III, và IV, cũng như các sách Thần Chú Trong Phật Giáo, trong đó có phân tích cú pháp và dịch Chú Đại Bi, câu thần chú trong Tâm Kinh và Thập Tiểu Chú từ Phạn văn ra Việt văn, sách Đường Vào Luận Lí phân tích cú pháp và dịch tác phẩm Nyāyapraveśa từ Phạn văn ra Việt văn; các sách kinh A Di Đà Phạn-Việt, kinh Kim Cương Phạn-Việt, phân tích cú pháp và dịch Phạn ra Việt sẽ in trong năm 2020. Bát Nhã Tâm Kinh, bản kinh dài được phân tích cú pháp và dịch Phạn ra Việt trong tập I và tập II Tự học Tiếng Phạn. Toàn bộ những sách này của chúng tôi hiện do Thư viện

![]()
8. SANSKRIT AT THE UNIVERSITY OF CHICAGO http://salc.uchicago.edu/san- skrit-at-chicago
của Tu viện Huệ Quang số 116 đường Hòa Bình, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh quản lí.
Ngoài ra, sau nhiều lần giảng dạy tại Liễu Quán Huế, chùa Xá Lợi, và Tu viện Huệ Quang Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi cũng đã soạn hoàn chỉnh30 bài học để giảng dạy trên lớp qua máy vi tính với PowerPoint, phần Phạn cơ bản tương ứng với nội dung trong hai tập I và II Tự học. Toàn bộ những tài liệu này chúng tôi viết ra với mục đích để tặng cho Phật giáo Việt Nam, xin không nhận nhuận bút, nhưng giữ tác quyền để chịu trách nhiệm về những sai sót và kịp thời hiệu đính.
Với tất cả lòng thành, mong Viện Phật học Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế càng ngày càng tốt đẹp, chúng tôi xin tạm dừng tại đây.
***
- Lê Tự Hỷ - Các bài viết – QuangDuc: https://quangduc.com/ author/post/11342/1/giao-su-le-tu-hy
- Lê Tự Hỷ - Các bài viết - Thư Viện Hoa Sen: https://thuvien- hoasen.org/author/post/1941/1/le-tu-hy
- Lê Tự Hỷ - Các bài viết - Hoa Vô Ưu: https://hoavouu.com/ author/post/2629/1/le-tu-hy