MÔ HÌNH LIÊN THÔNG – LUÂN CHUYỂN GIỮA CÁC HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NCS.ĐĐ. Thích Quảng Tịnh
DẪN NHẬP
Giáo dục Phật giáo là một nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm đào tạo Tăng Ni tài năng và đức hạnh, bên cạnh việc đào tạo tu dưỡng đạo đức cho hàng cư sĩ Phật tử tại gia, thanh thiếu niên Phật tử.
Đối với hàng xuất gia, theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cần phải trải qua các cấp học: Sơ cấp Phật học (2 năm - không bắt buộc), Trung cấp Phật học (4 năm); Cao đẳng Phật học (3 năm) hoặc Học viện Phật giáo (4 năm). Cả nước có 4 học viện Phật giáo, bao gồm Học viện Phật giáo tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hiện tại, Học viện Phật giáo Việt Nam đang đào tạo cả ba bậc học là cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Phật học.
Những thành tựu của giáo dục Phật giáo nói chung, giáo dục học viện Phật giáo nói riêng là rất nhiều, đã được đề cập rất nhiều. Bài viết này sẽ hầu như không nhắc lại. Nội dung của tham luận này đề cập đến những hạn chế của việc giáo dục đào tạo tại các học viện

![]()
*. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phật giáo tại Việt Nam, nhằm hướng đến sự đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng với thế giới về phương thức điều hành và giảng dạy tại học viện, để đạt được chuẩn quốc gia và quốc tế về chất lượng cũng như môi trường đàotạo thực sựcởi mở, dân chủ theo triết lý “Lấy người học làm trung tâm” thay vì “xem người học là quần chúng”.
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích thống kê từ các nguồn tài liệu tin cậy có sẵn, cũng như phương pháp quan sát tham dự với tư cách là một sinh viên tốt nghiệp từ học viện niên khóa 2009 - 2013.
Phạm vi nghiên cứu là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, học viện tại Huế và Hà Nội được sử dụng để so sánh đối chiếu. Thời gian nghiên cứu được xác định từ 1984 đến nay. Từ thời điểm Học viện Phật giáo Việt Nam được thành lập.
- TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
- Triết lý giáo dục một số quốc gia trên thế giới
Triết lý giáo dục là khái niệm chỉ cho tinh thần chủ đạo của giáo dục, là định hướng vận hành toàn bộ hoạt động giáo dục. Về hình thức, triết lý giáo dục phải được trình bày dưới dạng cô đúc, ngắn gọn. Về nội dung, triết lý giáo dục phải chỉ ra được những yêu cầu cơ bản của sản phẩm mà nền giáo dục hướng tới, tức là phải trả lời câu hỏi hoạt động dạy – học nhằm mục đích gì? Nền giáo dục muốn đào tạo ra con người như thế nào?
Theo GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, “Triết lý giáo dục có thể hiểu là tư tưởng giáo dục được trình bày cô đúc, ngắn gọn về những yêu cầu cơ bản của sản phẩm mà nền giáo dục đó hướng tới, nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội trong một bối cảnh cụ thể - không gian
– thời gian nhất định, có tác dụng định hướng cho hoạt động. Triết lý giáo dục không đồng nhất với mục đích, song mục đích giáo dục là nội dung quan trọng nhất, mọi thành phần khác như đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục… đều từ đó mà ra”1.

![]()
- Trần Ngọc Thêm, “Triết lý giáo dục cho Việt Nam: Góc nhìn Trần Ngọc Thêm”: https://
Ở phương Tây, triết lý giáo dục theo nghĩa rộng là những tư tưởng cốt lõi được chắt lọc từ thực tiễn hoặc từ lý luận triết học giáo dục. Khảo cứu về các nhà lý luận giáo dục, triết gia Bertrand Russull cho rằng: Ở bất cứ thời điểm nào, hai mục tiêu mà giáo dục luôn hướng tới là hướng dẫn và huấn luyện hành vi tốt cho con người2.
Theo Thích Viên Trí, hiện có ba khuynh hướng về triết lý giáo dục đáng chú ý, đó là triết lý giáo dục của hệ thống đại học tại Đức, Pháp và Hoa Kỳ. Tác giả viết: “Triết lý giáo dục của hệ thống đại học tại Đức cho rằng đại học là nơi làm ra và phổ biến tri thức”. Theo Albert Einstein, nếu nhà trường chỉ là nơi sản xuất và trao truyền kiến thức là một sai lầm lớn của giáo dục, vì kiến thức là chết chóc mà nhà trường thì phục vụ cho sự sống. Krisnamurti cũng đồng quan điểm với Einstein khi cho rằng giáo dục không chỉ học từ sách vở, nhớ những sự kiện, mà còn phải học cách nhìn cách lắng nghe những gì mà sách vở muốn nói, dù đó là đúng hay sai. Giáo dục không chỉ vượt qua những kỳ thi, nhận văn bằng, tìm được công việc, lập gia đình, mà giáo dục là phải có khả năng giúp con người lắng nghe tiếng chim kêu, bầu trời xanh, những cảnh đẹp tuyệt vời của cây cỏ, núi rừng, cảm xúc và cảm nhận chúng một cách trực tiếp và thực thụ. Tất cả đó mới thật sự là giáo dục.
Trong khi đó, các đại học tại Pháp lại chủ trương rằng “đại học đào tạo người lao động có năng lực phục vụ cho đất nước”. Nghĩa là, vai trò của giáo dục ở đây chỉ có nhiệm vụ huấn luyện con người trở thành công cụ theo khuôn mẫu định sẵn, đánh mất đi sự sáng tạo, sự tự do, và không cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.
Trong khi ấy, các đại học tại Âu Mỹ lại cho rằng “đại học tôi luyện tư cách, bản lĩnh, nhân sinh quan cho thanh niên, tôn trọng sự phát triển con người cá nhân”. Câu nói này cần được hiểu là con người tuy có thể làm những gì mình muốn, nhưng không thể (chạy theo) những gì mình muốn. Nghĩa là không phải khía cạnh nào của con

![]()
giaovn.blogspot.com/2018/12/triet-li-giao-duc-cho-viet-nam-goc-nhin.html
- Bertrand Russell, Education and Social Order, Routledge, London.
người cũng cần được phát triển, bởi lẽ nếu phát triển một cách tự do, tùy tiện hoặc phiến diện sẽ đưa đến sự mất cân đối trong mỗi cá nhân và cả xã hội. Bởi vì, mục tiêu của giáo dục không đơn giản chỉ giáo dục cá nhân biết tư duy và hành động độc lập, mà phải hướng dẫn con người thấy rõ mục tiêu cao cả nhất của đời sống của mình”3.
-
- Triết lý giáo dục tại Việt Nam
Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, tư tưởng chủ đạo mà nền giáo dục xây dựng trên nền tảng văn hóa Nho giáo hướng tới là “dạy/học để làm quan”, nó có thể xem là triết lý giáo dục đại diện4. Tư tưởng này thể hiện được cả hai mục tiêu nghề nghiệp và danh lợi; là tư tưởng giáo dục chung cho cả người dạy lẫn người học. Triết lý này chi phối tất cả các tư tưởng giáo dục còn lại: Để được làm quan thì phải thi cử, việc làm quan và thi cử cần kiến thức gì thì người xưa chỉ tập trung dạy và học đúng những kiến thức đó. Với mục tiêu thuộc bài để thi đỗ làm quan, chứ không phải là sáng tạo để đưa xã hội tiến lên, thì phương pháp giáo dục phải lấy thầy làm trung tâm: “Không thầy đố mày làm nên”.
Trong xã hội Việt Nam thời thực dân, triết lý giáo dục của chính quyền cai trị được thay đổi từ “học để làm quan” sang “học để làm công chức” phục vụ chính quyền thuộc địa, nghĩa là về bản chất không thay đổi. Còn nếu nhìn từ lực lượng trí thức yêu nước và đại bộ phận dân chúng thì tư tưởng “giáo dục yêu nước” thể hiện mục tiêu giành độc lập dân tộc với phương châm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” có thể xem là triết lý giáo dục chủ đạo.
Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập, tư tưởng giáo dục phổ biến lúc bấy giờ là “Xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Nền giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… đặt trên ba nguyên tắc căn bản: đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa, và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng Quốc gia và dân chủ. Ở miền Nam,

![]()
- Thích Viên Trí, “Tính khả thi của triết lý giáo dục Phật giáo”, https://www.dieungu. org/a18621/tinh-kha-thi-cua-triet-ly-giao-duc-phat-giao-thich-vien-tri
- Trần Ngọc Thêm, “Triết lý giáo dục cho Việt Nam: Góc nhìn Trần Ngọc Thêm”: https:// giaovn.blogspot.com/2018/12/triet-li-giao-duc-cho-viet-nam-goc-nhin.html
Việt Nam Cộng hòa quy định “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản”. Ngoài ra còn có các tư tưởng: “Vừa hồng vừa chuyên”, “Giáo dục toàn diện đức, trí, văn, thể, mỹ” hay “Học mãi để tiến bộ mãi”, “Học suốt đời”, “Xây dựng xã hội học tập.”5
- GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
- Khái niệm giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại
Ở nghĩa rộng, truyền thống chỉ cho các giá trị cổ xưa, lâu đời, thiên về ổn định trong khi hiện đại ám chỉ các giá trị mới, hiện đại và thiên về thay đổi, cập nhật, phát triển. Giáo dục truyền thống có thể được hiểu là phương thức giáo dục cổ xưa, theo kiểu ông đồ dạy học, học sinh phải tuân thủ, nghe theo và tuyệt đối không được phép cãi lời thầy cô giáo. Lối giáo dục này được bổ trợ bằng câu thành ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” được treo ở mỗi lớp học. Với mục tiêu “con ngoan trò giỏi” suốt nhiều trăm năm nay được người Việt tôn sùng, xem là triết lý giáo dục tuyệt đối. Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống luôn thay đổi, triết lý giáo dục kia cũng đã được không ít các nhà văn hóa, các chuyên gia giáo dục phân tích mổ xẻ, và đưa ra kết luận cần phải thay đổi.
Chẳng hạn, GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, một chuyên gia về văn hóa Việt Nam từng nhận định: “Giáo dục Việt Nam hôm nay cần tập trung vào hai phần quan trọng nhất là phẩm chất và năng lực. “Ngoan” chính là thuộc về phẩm chất, còn “giỏi” chính là thuộc về năng lực. Về phẩm chất, nếu hiểu ngoan là “lễ phép” thì được, nhưng đây không phải là phẩm chất cần ưu tiên. Vì “lễ phép” có nguồn gốc từ chữ “Lễ” của Nho giáo (Tiên học lễ, hậu học văn); “lễ phép” là thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra kính trọng người trên. Nó bao gồm nét nghĩa nề nếp, tôn ty, nhưng cũng có cả vâng lời. Còn nếu hiểu ngoan là “dễ bảo, vâng lời” thì chắc chắn là không một quốc gia phát triển nào trên thế giới đặt ra mục tiêu này.

![]()
- Trần Ngọc Thêm, “Triết lý giáo dục cho Việt Nam: Góc nhìn Trần Ngọc Thêm”: https:// giaovn.blogspot.com/2018/12/triet-li-giao-duc-cho-viet-nam-goc-nhin.html
Về năng lực, “giỏi” thường được hiểu là “có trình độ cao, đáng được khâm phục, khen ngợi”. Nhưng trình độ cao về cái gì? Lâu nay trong giáo dục năng lực, người Việt Nam thường chỉ chú ý hai thứ: một là kiến thức, hai là sự tinh khôn. Các thần đồng Việt Nam thường là những người có trí nhớ siêu phàm, gì cũng nhớ, cũng biết. Các truyện cổ trong sách giáo khoa thường khuyến khích sự tinh khôn (truyện Trí khôn, các truyện trạng ứng xử với sứ thần Trung Quốc hoặc khi đi sứ ở Trung Quốc, chuỗi truyện Trạng Quỳnh...).
Kết quả là người Việt Nam (truyền thống) và Đông Nam Á có thể “ngoan” hơn người Đông Bắc Á; người Đông Bắc Á có thể “ngoan” hơn người châu Âu; người châu Âu có thể “ngoan” hơn người Mỹ. Về “giỏi” cũng thế: chúng ta đã và đang tự hào về những giải thi học sinh giỏi toán, lý quốc tế, về thứ hạng PISA “cao hơn nhiều nước phát triển”. Nhưng sự thật là cái “ngoan” và “giỏi” ấy ít giúp cho đất nước phát triển, lại càng ít hơn (nếu không nói là zero) trong việc đóng góp vào thành tựu trí tuệ nhân loại”6.
Trong khi đó, giáo dục hiện đại là lối giáo dục dựa vào thực tiễn cuộc sống, tiếp thu cái hay cái mới của thế giới để áp dụng vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam, không ngừng thay đổi, cập nhật và phát triển, hướng đến một nền giáo dục chất lượng, hiệu quả và thiết thực. Sự du nhập của các trào lưu văn hóa giáo dục phương Tây, sự quan sát, nghiên cứu, học hỏi của các nền giáo dục của các quốc gia hiện đại sẽ góp phần làm thay đổi quan niệm, nhận thức và lề lối của giáo dục Việt Nam. Nếu như trước đây, việc thầy cô phạt, đánh đòn roi học trò là điều hiển nhiên được phép, được cả xã hội thừa nhận (Đến nỗi, nghề thầy giáo còn được gọi là “Gõ đầu trẻ”) thì trong nền giáo dục hiện đại, việc thầy cô xâm phạm đến thân thể và danh dự của học sinh là một trong những điều cấm kỵ, thường là một phần trong cụm từ “Bạo lực học đường”.
Nếu trong nền giáo dục truyền thống, học trò phải răm rắp vâng

![]()
- Trần Ngọc Thêm, “Đừng bắt triết lý giáo dục phải ôm tất cả”: https://vietnamnet.vn/ vn/giao-duc/khoa-hoc/dung-bat-triet-ly-giao-duc-phai-om-tat-ca-phan-3-348493.html
lời thầy cô, bất cứ sự phản kháng nào, ý kiến phản biện, tranh luận… đều là những động thái nghiêm trọng, có thể dẫn đến hạ bậc hạnh kiểm, đánh giá là người thiếu đạo đức trầm trọng… thì trong giáo dục hiện đại, việc học sinh có tư duy phản biện trái chiều với giáo viên lại được khuyến khích hơn bao giờ hết. Nếu như trong nền giáo dục truyền thống, học trò bắt buộc phải học thuộc lòng các bài văn mẫu, viết văn cũng theo quy cách, công thức quy định, phải học thuộc lòng theo lối từ chương – khoa bảng, thì trong giáo dục hiện đại, việc dám nghĩ, dám làm, dám bảo vệ những quan điểm ngược đời, đôi khi lại được xem là dấu hiệu của những học trò kiệt xuất. Các bậc thiên tài kiệt xuất như Newton, Galilei… đều là những cá nhân cá biệt như thế.
Như vậy, giáo dục hiện đại luôn tìm cách cải cách, thay mới nhiều yếu tố cổ xưa có tính chất bảo thủ, trì trệ, ngăn cản sức sáng tạo và cảm hứng đột phá của người học.
-
- Mối liên hệ giữa giáo dục truyền thống và hiện đại
Trong đời sống xã hội, nội dung của truyền thống là cái được kế thừa, còn mục tiêu của cả quá trình kế thừa và đổi mới là tiến tới sự phù hợp với điều kiện hiện đại. Truyền thống là “gạch nối” giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu giáo dục truyền thống là cái đã có từ trước và những cơ chế đặc thù của giáo dục ngày hôm nay là “cái mới”, cái hiện tại của xã hội hiện đại thì giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng, ràng buộc chặt chẽ, hữu cơ. Mối quan hệ này có tính hai mặt: Một mặt, truyền thống và hiện đại thích ứng, hài hòa và thúc đẩy lẫn nhau; mặt khác, giữa truyền thống và hiện đại có sự xung đột và đối lập.
Theo Lê Thị Hoài Thanh, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại - giữa giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, giáo dục truyền thống là cơ sở, là tiền đề của giáo dục hiện đại. Giáo dục truyền thống là nền tảng của giáo dục hiện đại; và thứ hai là, giữa truyền thống và hiện đại đôi khi lại có sự đối lập và xung đột lẫn nhau7.

![]()
7. Lê Thị Hoài Thanh, “Truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức”: http://www.
Như vậy, có những yếu tố của giáo dục truyền thống không còn thích ứng với xã hội hiện đại; có những đặc trưng của giáo dục truyền thống vốn được coi trọng trong quá khứ nay không còn phù hợp với điều kiện mới; thậm chí, có những yếu tố truyền thống là vật cản đối với quá trình phát triển của giáo dục hiện đại. Giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại là đại biểu cho các thời đại khác nhau, bắt nguồn từ những điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau.
- MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
3.1.KháiquátvềHọcviệnPhậtgiáoViệtNamtạiThànhphốHồChíMinh
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1984 với tên gọi là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, có nguồn gốc từ trường Đại học Vạn Hạnh, ngôi trường đại học đầu tiên của Phật giáo tại Việt Nam đã đào tạo thành công một thế hệ thanh niên Việt Nam khá toàn diện. Với mục tiêu ban đầu là đào tạo những Tăng Ni sinh có kiến thức đại học về giáo lý căn bản của các bộ phái Phật giáo, lịch sử Phật giáo Việt Nam và văn hoá (Phật giáo) Việt Nam, để sau khi tốt nghiệp Cử nhân Phật học có thể tiếp tục học cấp cao học, tiến sĩ, trở thành nghiên cứu viên Viện Nghiên Cứu Phật học, hoặc đảm trách các công tác chuyên môn, Phật sự tại Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự tại các tỉnh, thành trong toàn quốc.
Cho đến nay học viện đã có 35 năm tồn tại với 13 khóa đào tạo cử nhân chính quy, khóa đào tạo từ xa, đã tốt nghiệp với 11 phòng - khoa, hiện học viện đang đào tạo cử nhân khóa 14, hệ đào tạo từ xa khóa 4, đào tạo chương trình thạc sĩ và tiến sĩ Phật học8.
Về hệ thống tổ chức hành chính của học viện (Administration) gồm hai hội đồng và bộ phận chuyên trách về hành chánh, đó là Hội đồng điều hành (Executive Council) quyết định cơ cấu tổ chức hành

![]()
lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/1000-truyen-thong-va-hien- dai-trong-giao-duc-dao-duc.html
-
- Trang thông tin Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: http:// www.vbu.edu.vn/
chánh và chánh sách của Học viện và Hội đồng Khoa học và Học vụ (Research and Academic Council), quyết định chương trình giáo dục về Phật học, cũng như xét duyệt tiêu chí tuyển nghiên cứu sinh và các hoạt động nghiên cứu chuyên ngành.
Hội đồng điều hành học viện gồm có viện trưởng, các phó viện trưởng, tổng thư ký và các phó tổng thư ký. Hội đồng khoa học gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch, thư ký, các phó thư ký, các ủy viên. Bộ phần hành chánh văn phòng gồm có chánh chủ sự, trưởng phòng đào tạo, phó văn phòng, và thủ quỹ.
Về chương trình đào tạo chi tiết, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang đào tạo cả 3 cấp học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ với 11 chuyên ngành/khoa đào tạo, bao gồm: Khoa Hoằng pháp, khoa Triết học Phật giáo, khoa Phật giáo thế giới, khoa Phật giáo Trung Quốc, khoa Pali, khoa Phạn tạng, khoa Phật giáo Việt Nam, khoa Phật pháp Anh ngữ, khoa Đào tạo sau đại học, khoa Công tác xã hội và khoa Giáo dục mầm non.
Nội dung đào tạo được chia thành hai khối, theo phương thức tín chỉ, khối tổng quát đại cương và khối chuyên ngành bao gồm các môn học thuộc các nhóm Khả năng thực dụng, Văn minh Triết học và Tôn giáo, Toán học và Khoa học tự nhiên và Nhân văn học, Kiến thức tổng quát về Phật học và kiến thức chuyên ngành về Phật học.
3.2. Những vấn đề còn tồn đọng cần được xem xét
Những thành tựu đạt được của Học viện Phật giáo Việt Nam là vô cùng lớn, nhưng vẫn còn đó một số khiếm khuyết cần được thẳng thắn chỉ ra và có phương án khắc phục, đáp ứng mục tiêu của học viện “Đào tạo giới tri thức trẻ Phật giáo về các chiều kích học thuyết, lịch sử, tôn giáo và văn hoá của Phật giáo Việt Nam và từng bước trở thành một trung tâm quốc tế về đào tạo và nghiên cứu Phật giáo. Nhiệm vụ chính của Học viện chủ yếu tập trung vào ba lãnh vực là: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thông tin học thuật”9.

![]()
-
- Giới thiệu về học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: https://thuvi- enhoasen.org/a5937/hoc-vien-phat-giao-viet-nam-tai-tp-ho-chi-minh
Từ năm 2005, bắt nhịp cùng sự thay đổi và phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, học viện cũng thay đổi chương trình học niên chế với mỗi năm hai học kỳ thành hệ thống tín chỉ (course-credit/unit) theo hệ thống giáo dục tiên tiến và phổ quát trên thế giới.
Quyền được chọn môn học và giảng viên giảng dạy của Tăng Ni sinh viên
Về lý thuyết, khi đào tạo theo phương thức tín chỉ, học viên chỉ cần học và nhận đủ các tín chỉ theo quy định thì có thể tốt nghiệp, nhận bằng cử nhân. Các tín chỉ luôn có sự chọn lựa, nghĩa là trong khối các môn học bắt buộc học viên phải vượt qua, số môn học được tổ chức dạy phải nhiều hơn số môn học cần và đủ. Thí dụ, trong khối các môn học bắt buộc, sinh viên bắt buộc phải vượt qua 6 môn học, thì ít nhất nhà trường phải tổ chức được 8-9 môn học (thuộc khối bắt buộc) cho sinh viên có quyền chọn lựa. Như vậy, vừa cho sinh viên được tự do chọn lựa những môn học yêu thích, vừa là thước đo chất lượng giảng dạy của giảng viên và sự hài lòng của học viên.
Đến bao giờ, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni sinh viên có được quyền chọn lựa môn học, chọn lựa người giảng dạy theo chương trình đào tạo, có quyền chọn lựa học môn này với giảng viên A, không học môn kia với giảng viên B? Khi đó, chất lượng đào tạo nhất định sẽ được cải thiện. Các giảng viên bắt buộc phải tự thay đổi chính mình, phải nỗ lực soạn bài giảng, giảng hay hơn và hấp dẫn Tăng Ni sinh viên hơn. Điều gì sẻ xảy ra nếu trong liên tiếp 2-3 học kỳ, một vị giảng viên không thể tổ chức lớp để giảng dạy môn học của mình vì không ai đăng ký hoặc số lượng quá ít?
Vai trò của phòng Sinh viên vụ
Trên thực tế, sinh viên không có quyền lựa chọn các môn học, đặc biệt là khối các môn học bắt buộc. Dẫn đến một tình trạng những vị giảng viên nào đứng lớp dạy các môn học bắt buộc có một quyền năng vô giới hạn. Vấn đề cần đặt ra là tính dân chủ của Tăng Ni sinh tại học viện, những đối tượng chính được phục vụ đến đâu?
Và quyền hạn của một vị giảng viên, kể cả trưởng khoa cao đến mức nào? Và khi có các vấn đề tương tự như trên, ai sẽ là người đứng ra bảo vệ Tăng Ni sinh viên? Ai, bộ phận nào sẽ thực thi công lý tại một môi trường học viện Phật giáo?
Ở các trường đại học bên ngoài xã hội, phòng Sinh viên vụ là nơi bảo vệ quyền lợi, tiếng nói của sinh viên, nơi luôn nhộn nhịp đông vui, là nơi sinh viên có quyền lên tiếng nói và đề đạt những nguyện vọng chính đáng của mình. Nhưng phòng Sinh viên vụ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như các học viện khác) luôn đóng cửa im lìm, hầu như chưa từng có bất kỳ một trường hợp nào lên tiếng, bảo vệ Tăng Ni sinh.
Những điều trên, có phần vượt qua khái niệm giáo dục truyền thống, tiệm cận đến các khái niệm và mô hình giáo dục hiện đại. Có thể đụng chạm đến một số lượng giảng viên nào đó nhưng là điều rất cần được lưu tâm và xem xét.
- SỰ THỐNG NHẤT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ KHẢ NĂNG LIÊN THÔNG, CHUYỂN TIẾP HỌC VIÊN GIỮA CÁC HỌC VIỆN
Vấn đề thống nhất về chương trình giảng dạy tại 4 học viện duy nhất tại Việt Nam cũng là một điều cần lưu tâm. Hiện tại cả nước có 4 học viện Phật giáo tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ (Nam tông). Về mặt mục tiêu, chủ trương là không có quá nhiều khác biệt. Nhưng khi một Tăng Ni sinh viên đang học tại một học viện Phật giáo tại một địa phương, vì những hoàn cảnh và lý do cá nhân, muốn chuyển đến tiếp tục theo học các năm còn lại tại một học viện khác là điều vô cùng rắc rối và dường như chưa từng có tiền lệ. Vì trên thực tế, dường như chưa có cơ chế điều chuyển tăng ni sinh viên giữa các học viện, cho dù đào tạo tín chỉ vốn là một trong những điều kiện cực kỳ thuận lợi để thực hiện việc đó.
Nếu một Tăng Ni sinh viên đang học năm 2 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, muốn chuyển vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì không biết phải bắt đầu từ đâu
và phải làm thế nào. Trên thực tế, họ dường như không được chấp nhận, và nếu có được chấp nhận thì cũng phải học lại từ đầu, tất cả những gì đã học tại học viện cũ đều phải vứt bỏ.
Một sinh viên đang học năm 3 tại một trong các trường đại học tại Việt Nam (Thuộc danh mục được Bộ Giáo dục Đào tạo Hoa Kỳ thừa nhận) khi chuyển sang Mỹ, vẫn được thừa nhận và được phép học tiếp (dĩ nhiên phải học bổ túc một số tín chỉ bắt buộc), vậy rào cản nào, không thể cho phép một Tăng Ni sinh học viện Phật giáo chuyển từ nơi này đến nơi khác để tiếp tục học tập và nghiên cứu? Đây cũng là một câu hỏi bỏ ngỏ để các nhà giáo dục Phật giáo, các vị giáo sư, các nhà quản lý học viện Phật giáo cần lưu tâm và tìm phương án giải quyết ổn thỏa.
Ở khía cạnh rộng hơn, là cơ hội liên thông với các trường đại học bên ngoài. Thực ra cơ hội để Tăng Ni sinh viên học viện sau khi tốt nghiệp, học thêm 1-2 năm với các tín chỉ bổ sung tại các trường đại học bên ngoài không phải là không khả thi. Đã từng có những vị giáo sư hàng đầu của khoa Văn hóa học – trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thắc mắc với chúng tôi “Tại sao học viện Phật giáokhông đặt vấn đề đào tạo và liên thông đào tạo với khoa Văn hóa học cũng như các khoa khác của trường?”.
- VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA VÀ CƠ HỘI CỐNG HIẾN SAU KHI TỐT NGHIỆP
Chất lượng đầu ra của Tăng Ni sinh viên học viện và cơ hội cống hiến cũng là một vấn đề lớn cần được lưu tâm xem xét. Về lý thuyết, Tăng Ni sinh viên tốt nghiệp học viện, được cấp bằng cử nhân có thể độc lập nghiên cứu, giảng dạy và gánh vác các Phật sự cấp Trung ương đến địa phương. Nhưng trên thực tế, một Tăng Ni sinh viên khi tốt nghiệp học viện Phật giáo, trình độ thực lực như thế nào?
Nếu so sánh, thì hiểu biết và bản lĩnh của họ được bao nhiêu phần trăm các cử nhân tốt nghiệp đại học chính quy bên ngoài xã hội? Công tâm mà xét, thì kém hơn nhiều, kém hơn về phương pháp luận, về khả năng giải quyết các tình huống, cả hiểu biết về kiến thức nền tảng.
Vì đâu tạo nên chất lượng đó? Tác giả Thích Thanh Thắng, nhận định: “Hiện nay, việc phải chạy theo chỉ tiêu của các trường đại học đã cho ra một sản phẩm giáo dục ở chất lượng thấp. Sự khủng hoảng của nền giáo dục phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Phật học tại các trường Phật học. Không chỉ việc thi cử chưa nghiêm túc, trình độ thẩm định chưa cao mà ngay cả việc nhờ vào các mối quan hệ gửi gắm, gần như giáo dục Phật học vẫn cho ra những sản phẩm giáo dục chưa đạt chuẩn. Nhìn thẳng vào thực tế này để thấy sự mâu thuẫn một khi bằng cấp trở thành chiếc bình phong để một số người mượn vào đó tìm kiếm danh lợi. Nói thế để thấy, ngay cả ở môi trường giáo dục Phật học ở nước ngoài, nếu thiếu một môi trường có chuẩn căn bản thì bằng cấp đó, cho dù được ghi học vị tiến sĩ thì cũng chỉ là một thứ bằng cấp giả hiệu, nhiều khi gây áp lực ngay cả đối với người đang nắm giữ bằng cấp ấy. Bởi lẽ chưa nói đến vai trò tu tập giới định tuệ của một hành giả, trình độ Phật học dẫu gì cũng phải được tăng ni sinh chứng tỏ qua khả năng nghiên cứu, đọc viết, thuyết trình…”10
Cần định hướng như thế nào để một cử nhân Phật học xuất thân từ học viện Phật giáo, có những tố chất đạt chuẩn về nền tảng cơ sở như ở thế tục, lại có những thế mạnh về trình độ đặc trưng của giới tu sĩ Phật giáo?
Ở Đại học Mahachulalongkorn, Thái Lan, một Tăng Ni sinh tốt nghiệp tại trường ngoài việc hoàn tất các chương trình nghiên cứu, học tập bắt buộc, họ đều phải trải qua một qua trình thực tập thiền tọa tập trung, thời gian có thể là liên tục 1 tuần, 10 ngày hoặc 2 tuần theo từng cấp học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, gần như một hình thức nhập thất chuyên tu. Vượt qua cửa ải này, có thể xem là đạt một môn học về thực hành tâm linh. Nên chăng, học viện Phật giáo tại Việt Nam nên nghiên cứu mô hình này để linh hoạt áp dụng. Một trung tâm nghiên cứu và đào tạo Phật học lớn hàng đầu đất nước như học

![]()
- Thích Thanh Thắng, “Mô Hình nào cho Học viện Phật giáo Việt Nam”: http://www. daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11299-Tham-luan-ve-mot-mo-hinh-Hoc-vien-Phat-hoc- tai-Viet-Nam.html
viện Phật giáo, mà chưa có hội nghị khoa học hàng năm, chưa có tạp chí nghiên cứu Phật học chuyên sâu, tạo sân chơi cho Tăng Ni sinh viên làm quen và phát triển năng lực nghiên cứu, dường như là một thiếu sót lớn. Nên chăng có những quy định về yêu cầu các bài báo nghiên cứu, các quyển sách xuất bản như là một trong những yêu cầu để tốt nghiệp?
Tác giả Thích Thanh Thắng nhận xét đầy chua cay: “Nếu giáo dục Phật học không thể tạo ra một môi trường giáo dục đặc thù, thì một thời gian không xa nó sẽ đi vào bế tắc, thậm chí khủng hoảng nếu cứ tiếp tục đi theo mô hình của giáo dục thế tục. Bởi đi theo mô hình đó, đơn thuần chỉ là sự bổ sung các kiến thức và hợp thức hoá bằng cấp cho đầu ra, như vậy giáo dục Phật học không khác gì thể hiện một sự nguỵ biện, lấy cái học đa văn thế tục làm thành một thứ Phật học giả hiệu, không đến nơi đến chốn”11.
Một vấn đề khác cũng cần được đề cập đó là sự chồng chéo, dẫm đạp lên nhau của các nội dung và lĩnh vực đào tạo. Học viện Phật giáo Việt Nam có hẳn một khoa “Hoằng pháp”, mục đích là tạo nên những Tăng Ni trẻ có năng lực để hoằng pháp lợi sinh, thuyết pháp giảng kinh, tổ chức sự kiện, đem Phật giáo vào sâu trong cuộc sống của quần chúng nhân dân. Trong khi đó, Ban Hoằng pháp Trung ương cũng có hẳn một trường đào tạo cao – trung cấp giảng sư (Chùa Hòa Khánh - Bình Thạnh). Hai chương trình này, hai nhóm đối tượng học viên này lại dường như chẳng có mối liên hệ gì với nhau. Đó vừa là một sự lãng phí về nguồn lực, thời gian và kinh phí đào tạo, lại có một nghịch lý khác là, người tốt nghiệp chương trình cao – trung cấp giảng sư thì được cấp bằng giảng sư, nhưng người tốt nghiệp khoa hoằng pháp thuộc học viện thì cũng chỉ được cấp bằng cử nhân như bao nhiêu chuyên khoa khác. Đó là chưa nói, có bao nhiêu phần trăm Tăng Ni sinh viên tốt nghiệp cử nhân từ học viện có đủ tự tin và bản lĩnh cũng như cơ hội để ngồi trên pháp tòa

![]()
- Thích Thanh Thắng, “Mô hình nào cho Học viện Phật giáo Việt Nam”: http://www. daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11299-Tham-luan-ve-mot-mo-hinh-Hoc-vien-Phat-hoc- tai-Viet-Nam.html
thuyết pháp, tổ chức các sự kiện? Điều mà thực ra quyền hạn chủ yếu nằm ở những vị trụ trì. Mà đa phần các vị trụ trì lại không học khoa Hoằng pháp của học viện.
Việc giải quyết nhu cầu đóng góp cho Tăng Ni sinh tốt nghiệp là một nhu cầu cấp bách và thiết thực. Nếu không, học học viện, tốt nghiệp học viện chỉ là việc làm cho có, và học xong cũng chẳng biết làm gì, vậy là tiếp tục kiếm cơ hội đi du học để giết thời gian, học mãi cho đến khi cầm tấm bằng tiến sĩ trở về, cũng lại càng không có cơ hội để cống hiến. Sự lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức là vô cùng lớn.
KẾT LUẬN
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là đơn vị đi đầu trong cả bốn học viện Phật giáo tại Việt Nam. Mô hình quản lý, đào tạo, các hoạt động tu tập vẫn là biểu mẫu lý tưởng để các học viện còn lại noi theo là một điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, hoạt động đã tốt rồi, nếu nỗ lực thay đổi và làm mới, sẽ tạo cơ hội tốt hơn và đi đến đóng góp hiệu quả cao của Phật giáo và xã hội.
Tham luận này, bỏ qua các thành tựu to lớn của học viện, không phải là không nhận ra, nhưng trong nội dung hạn hẹp của một bài tham luận, chỉ muốn đóng góp cho hội thảo những ưu tư, kiến nghị của một người đã từng học và trải nghiệm môi trường của học viện, những đóng góp, kiến nghị, xây dựng đó thông qua các vấn đề: Lý luận về triết lý giáo dục đông tây, các quan niệm về giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại, khái quát về mô hình đào tạo của học viện và đề xuất những điểm cần cải tiến, đặt vấn đề về việc thống nhất chương trình đào tạo giữa các học viện, tiến đến khả năng lưu chuyển các học viện từ học viện này sang học viện khác; vấn đề cuối cùng là mấy điều bàn bạc về chất lượng Tăng Ni sinh tốt nghiệp và cơ hội cống hiến của họ sau khi tốt nghiệp học viện.
Trên tất cả, Phật giáo Việt Nam cần ý thức và tự hào về một học viện Phật giáo đang dần hoàn thiện chính mình trong suốt 35 năm qua, không ngừng vươn lên những tầm cao mới.
Tài liệu tham khảo
“Giới thiệu về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 2010”: https://thuvienhoasen.org/a5937/hoc-vien- phat-giao-viet-nam-tai-tp-ho-chi-minh
Lê Thị Hoài Thanh, 2015, “Truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức”, http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index. php/dao-tao-boi-duong/item/1000-truyen-thong-va-hien-dai- trong-giao-duc-dao-duc.html.
Thích Thanh Thắng, “Mô hình nào cho Học viện Phật giáo Việt Nam”: http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11299- Tham-luan-ve-mot-mo-hinh-Hoc-vien-Phat-hoc-tai-Viet-Nam. html
Thích Viên Trí, “Tínhkhảthicủatriếtlýgiáodục Phậtgiáo”, https:// www.dieungu.org/a18621/tinh-kha-thi-cua-triet-ly-giao-duc- phat-giao-thich-vien-tri
Trần Ngọc Thêm, 2016, “Đừng bắt triết lý giáo dục phải ôm tất cả”: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/dung-bat-tri- et-ly-giao-duc-phai-om-tat-ca-phan-3-348493.htmlTrần Ngọc Thêm, 2018, “Triết lý giáo dục cho Việt Nam: Góc nhìn Trần Ngọc Thêm”: https://giaovn.blogspot.com/2018/12/triet-li- giao-duc-cho-viet-nam-goc-nhin.html
Trang thông tin Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, http://www.vbu.edu.vn/