CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NCS.ĐĐ. Thái Cao Đa (Thích Thiện Tấn)
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục – Đào tạo hiện nay đang được đặt trong bối cảnh đổi mới với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đặc điểm đó đã làm cho Giáo dục – Đào tạo phải luôn luôn đổi mới, phát triển về mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện đảm bảo và việc tổ chức đánh giá. Việc tổ chức quá trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Việt Nam cũng nằm trong quy luật chung đó. Chương trình đào tạo hiện hành của Học viện Phật giáo được xây dựng trên cơ sở các môn học phần lớn các kinh điển đại thừa, tiểu thừa và một số môn thế học đại cương chung theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù đã có những chủ trương về phát triển, cập nhật chương trình đào tạo, nhưng so với yêu cầu chung của thế giới hiện nay cũng như của Giáo hội Phật giáo, công tác quản lý chương trình đào tạo cần phải tiếp tục đổi mới, phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, có những giải pháp có tính khả thi và cần thiết.
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO
- Khái niệm đổi mới quản lý chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của một ngành học ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp và quy trình đào tạo; Đánh giá kết quả đào tạo.
Đổi mới quản lý chương trình đào tạo không phải chỉ quá trình hình thành, xây dựng mà còn bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục trong chương trình giảng dạy để giúp việc học có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng. Đổi mới công tác quản lý chương trình đào tạo là nhằm làm cho nội dung đào tạo cập nhật với nhu cầu nhân lực của xã hội, tiếp cận với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đưa lại lợi ích cho nhà trường, người học, cho xã hội. Đổi mới công tác quản lý chương trình đào tạo là việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu của thời gian qua, phát triển và vận dụng trong bối cảnh mới, phải dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để không sa vào duy ý chí, chủ quan, hình thức.
-
- Đặc trưng của chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo
Đặctrưng củachươngtrìnhđào tạo Học viện Phậtgiáo Việt Nam là xây dựng chương trình đào tạo trong hệ thống giáo lý nhà Phật, nhưng phải dựa trên nội quy của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương làm nền tảng. Chương trình đào tạo chỉ dành cho giới tu sĩ về giáo lý nhà Phật và tín đồ Phật giáo, toàn bộ các môn học chủ yếu là kinh điển Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa; không có trường nào có chương trình đào tạo này. Những giáo lý về các môn học là đặc thù trong chương trình học các môn học, nặng về vấn đề tâm linh hơn là lý thuyết.
Chính đặc trưng của chương trình đào tạo này sẽ quy định, chi phối việc tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, từ công tác tuyển sinh đầu vào, hoạt động đào tạo, tài liệu dạy - học, đội ngũ giảng sư và cán bộ quản lý, tổ chức hoạt động giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập của Tăng Ni sinh, tổ chức đánh giá kết quả đào tạo, các hoạt động thực hành theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
-
- Mục đích của chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo
Mục đích chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo là đào tạo Tăng Ni thật sự giỏi về thế học và Phật học, có nền tảng kiến thức Phật học phong phú, đảm bảo hài hòa giữa chất lượng và số lượng, giữa tri thức, kỹ năng, nhân cách, phẩm hạnh của người học. Người học phải trở thành những tu sĩ Phật giáo chân chính. Học để tu, học để hoằng pháp và giúp đời, trong đó tu là chính, tu từ khi bước chân vào chùa cho đến khi chấm dứt cuộc đời; học để trau dồi đạo đức và trí tuệ, để thuận lợi hơn trên con đường tiến đến giác ngộ giải thoát tối hậu.
-
- Nội dung chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo
Nội dung chương trình đào tạo có tính đặc thù của Phật giáo; các môn học có tính thiên về tâm linh hơn là các môn học xã hội, mang tính chất tu chứng hơn là những kiến thức của thế gian. Chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo chuyên sâu vào nội điển Phật giáo nhiều hơn là các môn học xã hội, giáo lý nhà Phật mang tinh thần xuất thế gian nhiều hơn. Quản lý nội dung chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo là để tổ chức hoạt động đào tạo được tốt, giúp cho người học có cái nhìn mới dễ hiểu dễ tiếp thu giáo lý Phật Đà.
Chương trình đào tạo ở các Trường Phật học bao gồm toàn bộ Kinh, Luật, Luận (Tam tạng kinh) trong hệ thống kinh điển Bắc tông cũng như Nam tông (Đại thừa và Tiểu thừa, Nam truyền và Bắc truyền) văn hóa Phật giáo, các kiến trúc của nhà Phật; học một số môn học đại cương quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo chủ yếu dựa trên chương trình do Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương hoạch định, nhưng luôn được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện những môn học để nâng cao năng lực toàn diện cho người học. Cụ thể: Khối kiến thức đại cương 24 tín chỉ; Khối kiến thức cơ sở ngành 27 tín chỉ; Khối kiến thức chuyên ngành Phật học 48 tín chỉ; Khối kiến thức cổ ngữ chuyên ngành 12 tín chỉ; Khối kiến thức ngoại ngữ, thuật ngữ Phật học 12 tín chỉ.
Nội dung chương trình đào tạo sẽ chi phối, quy định việc thực hiện phương pháp, quy trình, cách thức đánh giá và các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo, đáp ứng được quy định chung và phù hợp với đặc trưng của cơ sở đào tạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
-
- Yêu cầu đối với việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo
Trước các yêu cầu cấp bách về đổi mới giáo dục của Việt Nam, xu thế hội nhập và giao lưu sâu rộng của Phật giáo trên thế giới, giáo dục Phật giáo cũng cần có những đổi mới để hoà nhập chung với nền giáo dục nước nhà. Trước xu thế đó, yêu cầu đối với việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo cần đảm bảo:
-
-
- Đổi mới quản lý chương trình đào tạo nhằm đào tạo ra được đội ngũ Tăng Ni, phục vụ đắc lực cho sứ mệnh hoằng dương chính pháp. Nội dung quan trọng nhất của giáo dục Phật giáo là Tam vô lậu học, được tóm lược trong Giới, Định và Tuệ nhằm đạt được giác ngộ về bản chất cuộc đời.
- Việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến một xã hội, ổn định, hòa bình và phát triển. Mục đích của đạo Phật là thay đổi tư cách đạo đức, biến đổi những xúc cảm và thể chất của con người, khắc phục được những nỗi khổ đau đang hiện hữu và hóa giải những nỗi khổ đau mang lại cho người khác.
- Việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo quy định những tiêu chí và phương pháp dạy học hiệu quả đối với người dạy và người học. Phương pháp giảng dạy của giảng sư hướng tới người học, sử dụng những phương pháp phù hợp với đối tượng nghe (khế cơ); kết hợp với phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, hỗ trợ tốt hơn cho Tăng Ni sinh trong quá trình học tập, tu luyện.
- Việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo hoàn thiện những quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người dạy và người học nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò và vị thế của Phật giáo Việt Nam đối với dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Đổi mới quản lý chương trình đào tạo góp phần hoàn thiện, thống nhất hệ thống chương trình đào tạo của các trường đào tạo về Phật giáo; chuẩn hóa các quy định về tiêu chí trường lớp, chỉ tiêu chiêu sinh và các vấn đề liên quan khác.
- CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giảng sư và học viên về mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo
- Mục tiêu của giải pháp nhằm hình thành ý thức giảngdạy, học tập cho giảng sư, Tăng Ni sinh trên tinh thần tự học để rèn luyện phẩm chất đạo đức và phạm hạnh cá nhân của mỗi thành viên ở Học viện Phật học, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo.
- Nội dung của giải pháp được thể hiện ở nhận thức của giảng sư và của học viên. Trong trường Phật học, người thầy là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục, là cầu nối giữa văn hoá nhân loại và văn hoá dân tộc. Vì vậy, người thầy cần có phẩm chất và năng lực nhất định. Các giảng sư phải nhận thức được rằng, đổi mới công tác quản lý chương trình đào tạo là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo ở Học viện Phật giáo. Bên cạnh đó, cần nhận thức sâu sắc rằng, quản lý học tập của người học là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, bổn phận học tập của Tăng Ni; thực hiện tốt những tri thức, kỹ năng, phẩm hạnh đã được học; quản lý việc nghiên cứu, rèn luyện và thực hành của người học trò trong quá trình đào tạo.
- Để thực hiện tốt giải pháp này, cần xác định, phân cấp trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, của Học viện, của giảng sư và Tăng Ni ở Học viện Phật giáo về việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của việc đổi mới công tác quản lý chương trình đào tạo.
-
- Tổ chức khảo sát nhu cầu người học để xây dựng kế hoạch điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với người học, đáp ứng mục tiêu đào tạo của Học viện Phật giáo
- Mục tiêu của giải pháp nhằm đánh giá về chương trình đào tạo của Học viện như thế có phù hợp cho người học chưa; chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo có đáp ứng về những tri thức, kỹ năng, phẩm hạnh và những tiêu chuẩn khác theo tôn chỉ của Phật giáo Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhằm giúp cho quá trình quản lý chương trình đào tạo kịp thời chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật để phù hợp với sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay.
- Nội dung của giải pháp thể hiện qua các kết quả khảo sát, nắm bắt thông tin từ thực tiễn hoạt động của Giáo hội Phật giáo để bổ sung, đổi mới chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, cần cập nhật những thông tin, số liệu liên quan đến trình độ, sự am hiểu về Phật học, phẩm hạnh và những điều kiện khác của Tăng Ni, người học để làm cho chương trình đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu của người học. Cần vận dụng những quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước về việc phát triển Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để cập nhật, cụ thể hóa trong việc phát triển, đổi mới chương trình đào tạo. Và điều quan trọng là phải thể hiện được tôn chỉ, nguyên tắc hoạt động của Giáo hội Phật giáo để làm cho chương trình đào tạo có khả năng đào tạo, rèn luyện người học trở thành nhưng Tăng sư, Phật tử uy tín của Phật giáo.
- Chương trình đào tạo của Phật giáo là một chương trình học đặc thù; sự nhận thức để hiểu biết về các môn học là điều cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm linh của các hành giả chỉ có giáo lý nhà Phật. Chương trình đào tạo của Phật giáo khác với chương trình đại học quốc dân ở chỗ các môn học của Phật giáo thể hiện sự tu tập tự thân mới thấu hiểu lời Phật dạy. Nếu người học có duyên và có căn cơ sâu dày với Phật pháp thì sự ngộ nhận sẽ mau giác ngộ được chân lý mầu nhiệm đặc biệt về các môn học. Vì vậy, chương trình đào tạo có phù hợp với Tăng Ni sinh, khuyến khích được tinh thần ham học của họ và đem lại kết quả rất cao trong học tập, tu luyện. Chương trình đào tạo cần phải thường xuyên bổ sung, cập nhật, phát triển để đảm bảo đúng mục tiêu, tôn chỉ của Phật giáo, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tiếp cận được với những thành tựu của các Học viện Phật giáo quốc tế.
- Cần được cụ thể hóa trách nhiệm cho các tập thể, bộ môn, cho bộ phận quản lý hoạt động đào tạo, bộ phận tuyển sinh và toàn thể giảng sư. Có như vậy, mới có kết quả toàn diện, chính xác về khảo sát nhu cầu người học để điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với người học, đáp ứng mục tiêu đào tạo của Học viện Phật giáo.
3.3. Chỉđạođổimớithựchiệnchươngtrìnhđàotạophùhợpvớingười học và điều kiện của Học viện Phật giáo trong bối cảnh hiện nay
- Mục tiêu của giải pháp nhằm giúp cho chương trình đào tạo có tính thực tiễn, khả thi; góp phần bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng sư trong quá trình chuẩn hóa, chất lượng hóa, có tinh thần từ bi hóa trong nghề nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu của đất nước và Phật giáo trong thời hội nhập Phật giáo thế giới. Phát triển đội ngũ giảng sư đủ về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch của Học viện, góp phần thực hiện sứ mệnh Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
- Nội dung giải pháp cần chú trọng chỉ đạo tổ chuyên môn có kế hoạch đổi mới thực hiện chương trình đào tạo phù hợp với người học và điều kiện của Học viện trong bối cảnh hiện nay. Việc đổi mới chương trình đào tạo cần tuân thủ những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời phải bám sát nguyên lý hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích những nhu cầu thực sự của người học và thực tiễn hoạt động của Phật giáo trong cuộc sống; cập nhật những thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới; xem xét những điều kiện đảm bảo của Học viện trong việc thực hiện đổi mới quản lý chương trình đào tạo.
-
- Tổ chức hội nghị, quán triệt tinh thần đổi mới thực hiện chương trình đào tạo phù hợp với người học và điều kiện của Học viện trong bối cảnh hiện nay. Tăng cường phát triển đội ngũ giảng sư và cán bộ quản lý chương trình đào tạo. Sắp xếp tuyển chọn những cán bộ quản lý và giảng sư đủ điều kiện tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đạo hạnh và các điều kiện khác (tin học, ngoại ngữ, sử dụng thiết bị hiện đại trong đào tạo). Tổ chức, triển khai chiến lược, kế hoạch đến giảng sư, nhất là chính sách, pháp luật, nhu cầu mới của đất nước và của Phật giáo để đảm bảo việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo có chất lượng, hiệu quả.
3.4. Đảmbảocácđiềukiệnnhằmthựchiệntốtđổimớiquảnlýchương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo
-
- Mục tiêu của giải pháp nhằm làm cho việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo đảm bảo thiết thực, không hô hào, hình thức. Bởi vì, việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo phải dựa trên những điều kiện, nguồn lực, bối cảnh nhất định. Nắm hiểu được vấn đề này, Học viện Phật giáo sẽ huy động, thiết lập được các điều kiện cần và đủ cho việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo nói riêng và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Học viện Phật giáo nói chung.
- Nội dung giải pháp tập trung vào việc củng cố, tăng cường các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hiện chương trình đào tạo. Xây mới phòng học, tăng xá ở nội trú. Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập, máy chiếu. Trùng tu cải tạo thêm phòng học vi tính, các phòng máy hiện đại, cải tạo sửa chữa trang thiết bị dạy học. Lên kế hoạch xin hỗ trợ kinh phí từ các cấp quản lý, địa phương và các chùa; huy động nguồn lực (nhất là tài lực) để đầu tư, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
Biên soạn, dịch thuật giáo trình bằng việc huy động các chuyên gia, các giảng sư lâu năm, nhà nghiên cứu về tôn giáo, nhất là Phật giáo. Sang các nước bạn Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc thỉnh kinh điển và tài liệu tham khảo tiên tiến của nước bạn để phục vụ nghiên cứu học tập và giảng dạy. Thành lập Phân viện Nghiên
cứu Dịch thuật trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhập sách giáo khoa, sách tham khảo từ các học viện trong nước và nước ngoài. Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho các giảng sư và Tăng Ni.
- Đảm bảo các điều kiện đổi mới quản lý chương trình đào tạo phải đồng bộ với nhiệm vụ đổi mới chương trình, nội dung dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Tổ chức hội nghị, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm về việc đảm bảo các điều kiện cho việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo; khắc phục những mặt yếu kém, phát huy những mặt mạnh về việc phát triển các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài lực) cho việc quản lý chương trình đào tạo nói riêng và hoạt động đào tạo của Học viện nói chung.
- Cần có thông số, tiêu chuẩn rõ ràng về các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho từng hạng mục trong chương trình đào tạo. Cần có kế hoạch chi tiết, trong đó có lộ trình rõ ràng cho việc đề xuất các hạng mục về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được ưu tiên quan tâm và tiếp tục cải thiện. Nguồn tài chính phải được đảm bảo ổn định, thu chi và quản lý hợp lý, có quy chế chi tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực một cách tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo những người chuyên nghiệp làm công tác mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Giảng sư và Tăng Ni cần ý thức hơn nữa trong việc sử dụng đúng quy định về các thiết bị trong chương trình đào tạo, làm đúng quy trình, ghi lý lịch thiết bị đầy đủ. Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhu cầu thực tế và việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học kịp thời có quyết định điều chỉnh và bổ sung kế hoạch đầu tư, quản lý sử dụng thu, chi ngân sách hợp lý.
3.5. Đánh giá kết quả, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện đổi mới quản lý chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện trong giai đoạn hiện nay
- Mục đích của giải pháp nhằm đánh giá, xác định mức độ thực
hiện mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo của Học viện dựa trên những qui định của Học viện và Giáo hội Phật giáo Trung ương đã ban hành, giúp Học viện tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng hiệu quả của chương trình đào tạo.
Qua đó công bố với xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của Học viện để người học và xã hội biết được; giúp cho các nhà quản lý có chính sách điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo; thúc đẩy việc cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của Học viện.
-
- Nội dung của giải pháp thể hiện ở việc xây dựng một quy trình thống nhất làm công cụ phục vụ hoạt động quản lý đánh giá kết quả đầu ra phù hợp với đặc trưng đào tạo nhân lực cho Giáo hội Phật giáo. Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá đúng với mục tiêu, sứ mạng của Học viện, phù hợp với chuẩn đầu ra của hoạt động đào tạo, bám sát những yêu cầu của thực tiễn hoạt động Phật giáo cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới quản lý chương trình đào tạo cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiện rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng sư và Tăng Ni, các tầng lớp xã hội khác.
Cần chú ý phát hiện xem chương trình đào tạo được thiết kế, phát triển và thực hiện có đạt được kết quả mong muốn; xác định các điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế của chương trình đào tạo.
Trên cơ sở đó để đề xuất, kiến nghị việc quản lý chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực của Giáo hội Phật giáo.
-
- Lập kế hoạch đánh giá kết quả đầu ra và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đổi mới quản lý chương trình đào tạo với sự tham gia và phối hợp của các tập thể, cá nhân trong và ngoài Học viện. Đảm bảo đúng các tiêu chí, quy trình về kiểm tra, đánh giá của các cơ sở giáo dục theo quy định chung, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc, tôn chỉ hoạt động của Giáo hội Phật giáo; học tập kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá của Giáo hội Phật giáo thế giới.
- Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới quản lý chương trình đào tạo cần đảm bảo tính định hướng mục tiêu, tính hệ thống, tính hiện đại và tính hiệu quả, khả thi. Tăng cường hiệu lực các kết luận của công tác kiểm tra, đánh giá. Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình đánh giá, kiểm tra giám sát, để điều chỉnh, uốn nắn công tác quản lý chương trình đào tạo. Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát hiệu quả đổi mới quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo.
- KẾT LUẬN
Cũng như các cơ sở Giáo dục – Đào tạo khác, hoạt động đào tạo của Học viện Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, trình độ, uy tín của đội ngũ nhân lực của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, phù hợp với điều kiện mới của hoạt động Phật giáo là có tính cấp thiết. Tuy nhiên, việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, phải thực hiện từ việc nâng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo. Có như vậy, hoạt động của Học viện Phật giáo nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung mới thực hiện tốt mục tiêu đưa lại thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, luôn luôn đồng hành cùng dân tộc và loài người tiến bộ.
***
Tài liệu tham khảo
Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển, NXB. Tôn giáo Hà Nội.
Trần Văn Cát (2016), Quản lý đào tạo tại học viện Phật giáo Việt Nam theo cách tiếp cận đảm bảo chất lượng, (luận án tiến sĩ) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Đức Chính (2007), Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo, Tập bài giảng cho lớp cao học, Hà Nội.
Nguyễn Tiến Hùng (2015), “Phát triển và quản lí phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113, tháng 2/2015.
Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (2012),
Chương trình cử nhân Phật học.
Phạm Kim Khánh (dịch, 1998), Đức Phật và Phật pháp, NXB. TP.Hồ Chí Minh.
Thích Thiện Siêu (chủ biên, 2001), Giáo dục Phật giáo trong hiện đại, NXB. Tôn giáo Hà Nội.
Lương Việt Thái (2017), “Một số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục nhà trường”, Tạp chí Khoa học giáo dục,số 138, tháng 3/2017.