GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
TS.TT. Thích Nguyên Thành
- KHÁI QUÁT
Bàn về giáo dục đạo đức Phật giáo thì cần xác định ý nghĩa của những từ ngữ “đạo đức”, “đạo đức Phật giáo” và “giáo dục đạo đức Phật giáo.”
“Đạo đức” là từ miêu tả những giá trị đặc biệt về tính tình, thái độ ứng xử, hành vi của một người hay một nhóm người, đồng thời đánh giá hành động của họ là đúng hay sai, có lợi hay hại đối với họ và đối với những người khác. Ngôn ngữ phương Tây, ví dụ Anh ngữ, thường lấy gốc tiếng Hy Lạp, theo đó, có hai từ chỉ đạo đức là ethics (gốc ethikos) và morals (gốc mos), thường được dùng lẫn lộn nhau nhưng cũng có phần khác nhau. Ethics là quan điểm và tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của một người do xã hội đề ra. Morals là đạo đức của một cá nhân, thường được gọi là tính nết, tính chất của mỗi người. Ethics nêu những thái độ, hành vi đúng hay sai theo quan điểm xã hội, morals nêu những thái độ, hành vi tốt hay xấu của một người. Cả hai từ ngữ này đều được gọi chung là đạo đức và có thể

![]()
*. Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban Giáo dục Phật giáo TƯ, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế.
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
được xem là một môn khoa học, gọi là đạo đức học - môn học hệ thống hóa các tiêu chuẩn đạo đức, đánh giá hành động, thái độ đúng sai, tốt xấu của con người, đồng thời phổ biến những gì là đúng, sai, nên làm hay không nên làm, có lợi hay có hại đối với cá nhân và xã hội.
Sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, đức Phật quyết định không nhập Niết-bàn, Ngài ở lại thế gian để mang giáo lý dạy cho mọi người sự diệt khổ, giải thoát khỏi khổ, tu tập để tiến đến mục đích tối hậu, cứu cánh Niết-bàn. Do vậy, nhiều học giả Phật học đã tôn xưng đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại.
- ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO
Đức Phật dạy “Pháp và Luật của ta chỉ có một vị, đó là vị giải thoát” (kinh Phật tự thuyết và kinh Tăng chi bộ, chương 8). Những nội dung giáo lý của Ngài chính là nội dung của đạo đức học, đạo đức học Phật giáo. Có thể nói, toàn bộ giáo lý của Đức Phật, hay Phật học là đạo đức học, nêu những gì là thiện, là bất thiện, nên làm, không nên làm và tu tập thế nào để không rơi vào bất thiện, nhằm phát triển thiện để được an vui, diệt dần khổ đau, tiến đến mục đích tối hậu - Niết-bàn.
Đạo đức học Phật giáo nêu rõ những nguyên lý căn bản, khoa học được Ngài dùng trí tuệ siêu việtphát hiện ra, không phải do Ngài hay vị Thần tối cao nào đặt để, tạo dựng. Mọi người tu học đạo đức Phật giáo nhằm tạo hạnh phúc cho mình và tìm cách truyền bá Phật pháp, giúp người khác được an vui trong tinh thần tự lực, tự do, tự quyết định kết quả những hành vi của mình. Tự do, tự tạo, nhân văn, nhân bản là đặc tính của đạo đức học Phật giáo.
-
- Nguyên lý nhân quả, nghiệp, luân hồi: Nhân quả nghĩa là có nguyên nhân (hay nhân duyên) sẽ có kết quả, nhân nào quả ấy. Làm ác thì kết quả xấu, làm lành thì kết quả tốt. Hànhđộng tạo ranăng lực đưa đến kết quả phù hợp với hành động, gọi là nghiệp lực và cũng như định luật bảo toàn năng lượng, nghiệp lực đưa đẩy con người đến nghiệp quả và cứ mãi như thế từ đời này đến đời sau, chết đi rồi tái sinh mãi, gọi là luân hồi.
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
-
- Chân lý Tứ đế: Sự thật căn bản, công nhận đời là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ. Đây xét ra cũng là nội dung mà các môn đạo đức đều đề cập tới; khổ đau, hạnh phúc.
- Ngã, vô ngã: Do chấp “tôi” và “của tôi”, người ta bị tham ái, sân hận và si mê bao vây dẫn đến khổ, hành động sai trái, đó là thái độ chấp ngã. Không có gì chứng minh rằng có một cái ngã trường tồnnên phân tích con người chỉ nên dựa vào ngũ uẩn, chịu luật biến đổi, vô thường như mọi sự vật trên đời. Cho nên chấp ngã là khổ đau, thực hiện vô ngã thì an vui.
- Bất thiện và thiện: Đạo đức học Phật giáo nêu rõ những hành vi bất thiện và thiện để khuyên những gì không nên làm, những gì nên làm. Kinh Chánh tri kiến, (Trung bộ kinh, số 9) ghi lời Tôn giả Xá-lợi-phất giảng cho các Tỳ-kheo: “Chư hiền, thế nào là bất thiện? Chư hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân hận là bất thiện, si muội là bất thiện. Chư hiền, như vậy là bất thiện… Và này Chư hiền, thế nào là thiện? từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói dối là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, không tham dục là thiện, không sân hận là thiện, chánh kiến là thiện.”
Trong kinh Giáo giới La-hầu-la (Trung bộ kinh, số 61), Đức Phật dạy về kết quả bất thiện hay thiện theo ba loại nghiệp: Hành động, nói năng và ý nghĩ. “Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này đưa đến tự tại, hoặc đưa đến hại người, hoặc đưa đến tự hại và hại người; thì thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ...” Và “Thân nghiệp này của ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến tự tại, hoặc không đưa đến hại người, hoặc không đưa đến tự hại và hại người; thì thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc.” Đó là về hành động (thân). Về lời nói (khẩu), về ý nghĩ (ý) cũng như vậy…
Trong kinh Thập thiện nghiệp đạo (Hán tạng), Đức Phật giảng rõ hơn về ba loại nghiệp thân, khẩu, ý này cho Long Vương. Ngài nêu mười bất thiện nghiệp và việc loại trừ bất thiện nghiệp này là
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
mười thiện nghiệp, gồm: 3 thiện nghiệp về thân là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; 4 thiện nghiệp về khẩu là không nói dối, không nói thiêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời hung ác; 3 thiện nghiệp về ý là không tham lam, không sân hận, không si mê. Một người có các hành động thiện nghiệp như thế gọi là người đạo hạnh, người có đạo đức cá nhân (theo nghĩa morals nói trên) và cũng là người có đạo đức theo tiêu chuẩn xã hội (theo nghĩa ethics nói trên).
-
- Các giới điều: Khi được nhận là Phật tử, người phải quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và phải thọ năm giới cấm. Năm giới ấy là: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói điều sai trái và không dùng rượu hay chất gây nghiện, gây mê muội. Đây là năm giới điều căn bản về đạo đức của một Phật tử mà ta thấy các kinh vừa nêu và nhiều kinh khác cũng đề cập tới. Đó là những điều thiện, thiện nghiệp, không làm các điều ấy là bất thiện nghiệp. Năm giới này cũng là năm giới đầu trong mười giới Sa-di và có trong nội dung trong các giới điều của Tỳ-kheo.
- Bổn phận và trách nhiệm: Bổn phận và trách nhiệm là một đề tài của môn đạo đức học nói chung, đạo đức học Phật giáo cũng vậy. Điều này được thể hiện trong khá nhiều kinh. Kinh Thiện sanh nói đến bổn phận trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ, thầy dạy, vợ, bạn bè và thân thích, sư trưởng, người giúp việc. Kinh Báo ân cha mẹ, kinh Vu-lan bồn nêu cao chữ hiếu và bổn phận đối với cha mẹ. Kinh Tăng chi bộ, chương 7, 7 pháp nêu bảy loại vợ và bổn phận của vợ đối với chồng. Kinh Chuyển luân Thánh vương sư tử hống (Trường bộ kinh, số 26), kinh Cánh cửa bại vong (Kinh tập), kinh Thập vương pháp (trong Jataka) và nhiều kinh khác, nêu các đức tính, bổn phận, trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước… Tứ trọng ân (ơn cha mẹ, ơn Tam Bảo, ơn đất nước, ơn chúng sanh) là một tóm tắt của nhiều kinh về bổn phận làm người.
- Tu tập theo đạo đức Phật giáo: Tu tập thể hiện tâm quyết theo thiện nghiệp, theo những điều nên làm, tránh điều không nên làm. Có rất nhiều phương pháp tu tập: Tám vạn bốn ngàn pháp
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
môn. Do khuôn khổ hạn chế của bài viết, chúng tôi xin liệt kê vài pháp môn thường được áp dụng. Ví dụ: Tu vô ngã, các Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo gồm 4 niệm trụ, 4 chánh cần, 4 thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi và 8 chánh đạo…
- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Phổ biến, giải thích, bàn luận, khuyến khích… đạo đức Phật giáo có nghĩa là giáo dục Phật giáo. Chư Tăng Ni hoằng pháp là nhân tố chủ lực để giảng dạy đạo đức Phật giáo.
Các tự viện, các khóa tu, lễ lạc, các buổi giảng pháp… là những nơi quần chúng Phật tử tụ tập, dựa vào đó, việc giáo dục đạo đức Phật giáo có hoàn cảnh tốt để được thực hiện. Các cơ sở giáo dục Phật giáo đào tạo Tăng Ni chính là đào tạo những người có kiến thức, đạo đức và có trình độ chuyên môn để thực hiện giáo dục đạo đức Phật giáo. Trong thời đại mới, Phật giáo đang trên đà phát triển, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên thế giới có trên 500 triệu tín đồ Phật giáo, nhiều tự viện Phật giáo được thành lập. Các vị sư Tây Tạng, Sri Lanka, Nhật Bản, Ấn Độ… thường xuyên mang đạo đức Phật giáo giảng dạy tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 17.000 tự viện Phật giáo với khoảng 40.000 Tăng Ni, qua đó, có thể tạo hiệu năng giáo dục đạo đức Phật giáo. Trang web Thư viện Hoa Sen ngày 26/10/2010 liệt kê được 200 ngôi tự viện Việt Nam với đầy đủ địa chỉ tại hải ngoại.
Hãy lấy việc tuân giữ năm giới để xem ảnh hưởng giáo dục đạo đức Phật giáo đối với xã hội:
Không sát sinh: Tôn trọng đời sống của mọi sinh vật, sự sống của mình và người khác. Nếu mọi người đều thủ trì giới này, xã hội sẽ an lành, không bạo lực, giết chóc, thế giới sẽ không chiến tranh. Con người hay muôn thú đều có quyền tồn tại, môi trường sinh thái được ổn định.
Không trộm cắp: Không tham, tôn trọng những gì của người khác, tri túc, tự bằng lòng với những gì mình có.
Không tà dâm: Giữ ý nghĩ trong sáng, hiền thiện, tôn trọng phụ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
nữ, tôn trọng gia đình, hạnh phúc gia đình, không quan hệ lang chạ;, quan hệ nam nữ chính đáng, bình đẳng…
Không vọng ngữ: Không xuyên tạc sự thật, tạo sự nhu hòa, thân thiết, thành thật trong giao tiếp.
Không dùng chất say, gây nghiện tránh được sự u mê, mất lý trí nếu phạm giới điều này, có thể phạm đến cả bốn giới điều trước.
Như vậy, nếu năm giới cấm trên được mọi người tuân giữ thì xã hội được an lành. Cho nên, giáo dục đạo đức Phật giáo cần đặt căn bản trên đối tượng là một người bình thường. Đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội có thể căn cứ vào việc thủ trì năm giới cấm này.
- THAY LỜI KẾT: MỤC ĐÍCH TỐI HẬU CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO
Những nhà đạo đức học phương Tây (như Epicurus, Socrates, Plato, Aristotle, Kant, Max Scheler, Sartres…) thường đề cập đến hạnh phúc. Nhưng ý nghĩa của hạnh phúc không dễ xác định. Người ta thường bảo hạnh phúc là sự thỏa mãn vật chất và tinh thần. Thật ra, chỉ là sự thỏa mãn những đòi hỏi của ham muốn vốn cứ tăng lên mãi. Do đó, không bao giờ đáp ứng được. Đạo đức học Phật giáo dạy người ta diệt tham, sân, si bằng cách thực hiện vô ngã, không có cái gì gọi là “tôi”, “của tôi”. Cái tôi chỉ là sự kết hợp của năm uẩn vốn vô thường như mọi sự vật. Cho nên tu vô ngã thì dần loại bớt khổ đau, tức: Tham, sân, si. Kinh nghiệm cho thấy mỗi khi thực hiện vô ngã (bố thí, từ bi, giúp người, không giận hờn…) thì có niềm vui, đó là biểu hiện của hạnh phúc,sự giảm thiểu khổ đau. Và cứ thế, tu tập, thực hành cho đến khi thoát khỏi khổ đau ràng buộc, tiến đến hạnh phúc miên viễn, cứu cánh Niết-bàn. Đó là mục đích giáo dục của đức Phật khi Ngài dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên Khổ và Diệt khổ” (Kinh Xà dụ, Trung bộ kinh, số 23).
***
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Tài liệu tham khảo
Kinh: Trường bộ kinh (Chuyển luân Thánh vương sư tử hống), Trung bộ kinh (Chánh kiến, Giáo giới La-hầu-la, Xà-dụ), Tăng chi bộ kinh (Chương Bảy, Bảy pháp), Tiểu bộ kinh (Phật tự thuyết, Cánh cửa bại vong, Thập vương pháp), Hán tạng (Thập thiện nghiệp đạo, Vu-lan-bồn, Báo ơn cha mẹ)
Đạo đức học Phật giáo, Nhiều tác giả, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995.
Địa chỉ các ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại (thuvienhoasen.org) Buddhist ethics (Buddhanet.net)
Difference between morals and ethics for Freedom and Happiness (resaunders.liberty.me)
Ken Fones, Buddhism and social action (accesstoinsight.org)