CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ VĂN BẰNG PHẬT HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHẬT GIÁO
ThS.ĐĐ. Aggapañño Kim Chươl
MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập và phát triển hiện nay trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của các dân tộc. Sự phát triển của giáo dục Phật giáo hiện nay cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Giáo dục là cơ hội để nhân loại có được nền tri thức đa dạng hơn, và cũng là yếu tố quan trọng để mỗi tộc người nhìn lại bản sắc văn hóa của tộc người mình. Học viện Phật giáo với sứ mạng thiêng liêng cao cả của mình, chắp cánh bay cao cho tương lai một nền giáo dục Phật học tốt đẹp, mang tính khoa học và nhân bản, hướng nội của Phật giáo đặt trên nền tảng Giới, Định, Tuệ để phục vụ cho con người và xã hội bằng tinh thần đạo lí giải thoát, an lạc thân tâm, viên thành Phật sự, tốt đời đẹp đạo trong hiện tại và tương lai.
Theo định hướng phát triển giáo dục trong thời đại mới, Ủy ban Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra bốn tiêu chí là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Từ tiêu chí trên ta có thể hiểu: Học

![]()
*. Ủy viên Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân viện Phó Phân viện Phật giáo Nam tông Khmer.
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
để hoàn thiện mình, học để phát triển toàn diện, hài hoà về trí tuệ, kĩ năng, lẫn đạo đức, lối sống [2]. Đã từ lâu Bác Hồ kính yêu cũng khẳng định: “Có tài không có đức là người vô dụng, có đức không có tài làm gì cũng khó”. Từ xa xưa, trong nền giáo dục truyền thống, ông cha ta đã nêu một triết lí dung dị mà vô cùng sâu sắc: “Học ăn, học ở, học gói, học mở - tức là học kĩ năng sống, học để làm người”. Đến thời đại cách mạng, Bác Hồ nâng tầm nhìn giáo dục thành sự nghiệp trồng người với thiên chức dạy để người học có trí thức làm việc, làm người cán bộ cách mạng [3].
Lâu nay, giáo dục Phật giáo chỉ nhắm vào đối tượng người xuất gia hay con em Phật tử đa số là dân tộc Khmer, với mục đích chính là để phục vụ cho tín ngưỡng - tôn giáo, làm thế nào để họ biết nghi lễ, biết phong tục tập quán, biết văn hóa lễ hội, biết hướng thiện… Nếu chỉ như vậy là chưa đủ, chưa thiết thực với nhu cầu mới hiện nay, đồng thời chưa phát huy hết chức năng và sứ mạng của giáo dục theo tiêu chí của UNESCO đặt ra.
Ở trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã luôn chủ động trên mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [1].
Trải qua 35 năm trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo đã khẳng định được vị thế và sự phát triển của mình trong khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; đóng góp và phát huy vai trò của mình vào những thành tựu chung mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đạt được. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, Học viện Phật giáo cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
Học viện Phật giáo Việt Nam có những ảnh hưởng nhất định đến các phương diện lịch sử, văn hóa, xã hội,… của dân tộc. Từ đó, truyền thống ngành nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam phát triển
- SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO
- Nhu cầu đào tạo ở Học viện Phật giáo
Để thấy được tầm quan trọng đào tạo ở Học viện Phật giáo, trước hết cần hiểu rõ đặc điểm của bối cảnh hiện nay, những đặc điểm này chi phối và quyết định sự cần thiết đổi mới trong các cơ sở đào tạo, nó vừa mang lại những cơ hội, vừa tạo ra những thách thức cho sự phát triển. Giáo dục Phật giáo Việt Nam đang hòa nhập vào những đặc điểm lớn nhất của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Điều này đã cho thấy, trong các phương tiện dẫn dắt con người đến với đạo Phật thì giáo dục và đào tạo là phương tiện gần gũi, phổ biến và hiệu quả hơn hết. Mặt khác, sức truyền cảm sự chuyển hóa của giáo dục để đáp ứng nhu cầu tâm tư tình cảm của đại đa số quần chúng, nên giáo dục trong Phật giáo luôn có sức thu hút để thuyết phục lôi cuốn quần chúng hơn. Do đó, cần có một Viện Đại học Phật giáo mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Với mô hình Học viện Phật giáo – Đại học Phật giáo mang tầm vóc khu vực và quốc tế sẽ mở rộng đường hướng, phạm vi giáo dục trong nước và quốc tế, trao đổi giáo sư, Tăng Ni sinh quốc tế theo học tại các Học viện Phật giáo Việt Nam một cách thuận lợi. Qua đó, sẽ giúp cho Phật giáo ngày càng hội nhập cộng đồng Phật giáo thế giới và giáo dục thế giới trong các lĩnh vực văn học, khoa học, quản trị hành chính, ngôn ngữ, tin học v.v…, làm cầu nối trong lĩnh vực giao lưu giáo dục và quan hệ quốc tế với các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar v.v…, góp phần đóng góp tri thức Phật học cho nhân loại của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới trong hiện tại và tương lai.
CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ VĂN BẰNG PHẬT HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHẬT GIÁO
khá mạnh và có những đóng góp đáng kể đối với việc xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả giáo dục Phật giáo, ngoài việc phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống mang sắc thái riêng của dân tộc và hệ phái Phật giáo thì cần có những thay đổi, chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới của đất nước và xu thế hội nhập, trong đó có sự thay đổi về giáo dục.
-
- Vai trò của đào tạo ở Học viện Phật giáo
Theo nhận thức trên, đào tạo Tăng Ni, cán bộ trong bối cảnh hiện nay cần chú trọng cung cấp các khối kiến thức, kĩ năng và phẩm chất sau:
-
-
- Về kiến thức: Có cả kiến thức Phật học và thế học, kiến thức chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp, kiến thức tổng quát về nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lí, chính trị, kinh tế - xã hội và các xu hướng phát triển chủ đạo.
- Về kĩ năng: Kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn; kĩ năng về nhận thức và kĩ năng giao tiếp. Ngoài kĩ năng trên, Tăng Ni sinh có các kĩ năng của người xuất gia trong vô vàn những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được thể hiện rải rác trong các bộ kinh, luật, luận.
- Về phẩm chất: Giáo dục cho người học phẩm chất dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi; có tầm nhìn thời đại, có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp; có nhân cách lãnh đạo phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại, xã hội phát triển theo hướng nhân văn; có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc được giao, có tri thức tổng hợp và chuyên sâu; có khả năng sáng tạo, khám phá, phát hiện và đề xuất cái mới; có năng lực quyết đoán.
- Tác động của chuẩn đào tạo với hoạt động đào tạo ở Học viện Phật giáo
Chuẩn đào tạo ở Học viện là văn bản định hướng cho việc xây dựng khung chương trình và chương trình đào tạo là cái đích mà Học viện phải hướng tới. Chương trình đào tạo phải hướng theo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong chuẩn, để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của chuẩn tiếp cận nhằm đáp ứng hệ thống yêu cầu và đảm bảo chất lượng đào tạo. Các nội dung, kiến thức, kĩ năng được xác định theo các khối kiến thức mô tả trong quy chế đào tạo. Việc xây dựng chuẩn đào tạo được giao cho đơn vị đào tạo chủ trì, khoa hoặc bộ môn thực
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO
- Các yếu tố chủ quan
- Chất lượng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo
Nội dung, chương trình đào tạo cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kĩ năng thực hành, xây dựng chương trình dạy theo Mođul, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục Phật học và thế học; xây dựng nội dung chương trình đào tạo trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Chất lượng phương pháp dạy học của Học viện cần theo hướng phát huy được năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.
-
-
- Công tác quản lí kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo
Chất lượng và sự phối hợp của hệ thống quản lí, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lí các phòng, khoa, tổ môn. Năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết qui mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước.
Sự chủ động, tự chịu trách nhiệm và tích cực tham gia của các bộ phận Học viện
về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo.
-
- Các yếu tố khách quan
- Bối cảnh trong nước và quốc tế
Xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ VĂN BẰNG PHẬT HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHẬT GIÁO
hiện. Chuẩn đào tạo được sử dụng làm cơ sở để thiết kế, điều chỉnh chương trình đào tạo, tổ chức thực thi chương trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
-
-
- Nhận thức về đào tạo của Phật giáo trong xã hội
Nhận thức về đào tạo Phật học trong xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt. Một trong những tính chất nổi bật của Phật giáo chính là từ bi và trí tuệ. Những người con Phật đều khẳng định “duy tuệ thị nghiệp” (duy nhất chỉ có trí tuệ là sự nghiệp tu học và giáo dục của người tu học Phật pháp).
Cần thay đổi nhận thức cho phù hợp hơn đối với cơ sở đào tạo đã, đang và sẽ đóng góp lợi ích cho dân tộc, cho đất nước. Có cơ chế hành lang pháp lí công bằng giáo dục quốc dân, giáo dục dân lập và giáo dục tôn giáo, cụ thể là giáo dục Phật giáo. Lịch sử cho thấy, giáo dục Phật giáo cũng đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Nhìn lại tình hình giáo dục của Phật giáo Nam tông Khmer trong hai khóa trước một cách khách quan và trung thực, trước những thành quả đạt được, cũng như những mặt hạn chế mà cần phải mạnh dạn đối mặt, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc đào tạo đạt kết quả cao.
-
-
- Sự phân biệt của xã hội về văn bằng Phật học
Cho đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng như lãnh đạo các cấp đều quan niệm về hình thức đào tạo Phật học là một sản phẩm hạng hai, đứng sau hình thức chính quy của thế học. Từ quan niệm như vậy nên thực tế, hình thức đào tạo Phật học phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi ở hầu hết các phương diện. Từ cơ sở vật chất giảng dạy đến con người, thời gian đều được quan niệm và thực hiện một cách nửa vời, đến đâu cũng được. Chính từ lối tư duy
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục. Sự phát triển của giáo dục Phật giáo hiện nay cũng không nằm ngoài xu thế ấy.
CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ VĂN BẰNG PHẬT HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHẬT GIÁO
này mà đã làm cho cả xã hội và người học nhận thức không đúng về Phật học. Về quản lí, tổ chức, vì đạo tạo của Phật học nên có tình trạng thiếu kiểm tra, quan sát, trách nhiệm không rõ ràng của các cơ sở đào tạo, các cấp quản lí. Đây cũng là một lệch lạc khá phổ biến của nhiều cơ sở đào tạo. Hình thức đào tạo nào cũng phải trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Rất tiếc, trên thực tế, có nhiều lớp Phật học thiếu các điều kiện cần thiết của một lớp học như giáo trình, tài liệu, nội quy, kỷ luật học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế quản lí chung, công bằng, dân chủ những cơ sở đào tạo cả thế học lẫn Phật học, để cho mọi cơsởđàotạođivàokhung pháp lí, hoạt động phục vụ lợi ích chung cho đất nước và dân tộc.
***
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Tài liệu tham khảo
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo trong điều kiện thị trường và hội nhập quốc tế.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (2016), Hội thảo khoa học: Giáo dục Phật giáo Việt Nam – Truyền thống và hiện đại.
Phùng Hữu Phú (2014), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Đại học theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 19, tháng 2/2014.