KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC TẠI ĐỨC
NCS. ĐĐ. Thích Thanh An
- DẪN NHẬP
Phật giáo dù khảo sát ở bất cứ góc độ nào đều mang một tầm vĩ mô vượt lên trên giới hạn bình thường của nhân sinh. Tuy tất cả các yếu tố cấu thành nên sự phát triển lâu dài và bền vững của đạo Phật đều có chung một xuất phát điểm là con người và thế giới, nói thế không có nghĩa Phật giáo mang một âm hưởng siêu quần của triết lý huyền bí hay hơi hướng siêu nhiên kỳ vỹ, mà bởi, tư tưởng Phật giáo phát xuất từ chính những tinh hoa trí tuệ của một Con người đã thấy suốt căn nguyên của vạn hữu và với ý tưởng tối cao đưa con người đi trên con đường hướng thượng lìa xa mọi nỗi đau thương thống khổ của sự bủa vây giăng kín bởi vô minh. Chính bởi từ cuộc đời và nhân sinh mà cấu thành rồi quay ngược trở lại phục vụ và hướng chuyển nhân sinh, cuộc đời đến mục đích cao đẹp của các tâm lành và ý thiện, giáo lý Phật đã chuyển tải tất cả những nhu cầu thiết yếu mà con người ở mọi thời đại, mọi quốc độ tìm kiếm. Cũng thế, nhu cầu hạnh phúc là nhu cầu thiết yếu của nhân loại và ở đâu có con người thì các vấn đề hạnh phúc được hướng đến. Giáo lý Phật đà đáp ứng được tất cả những nhu cầu nhân sinh đó.
Lịch sử tiếp cận Phật giáo của Âu châu có thể nói là rất sớm từ
thế kỷ III trước Tây lịch bởi cuộc chinh phạt Tây Bắc Ấn của Đế quốc Hy Lạp song song với quá trình gởi các nhà truyền giáo vào các nước châu Âu của Hoàng đế Ashoka đến Hy Lạp và thành lập các trung tâm như Alexandria thuộc vùng Kavkaz. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XVIII thì Phật giáo Âu châu mới có những nền móng vững chắc và hình thành nên những mô hình cụ thể trên tất cả mọi lĩnh vực như cơ sở tự viện, truyền thống Phật giáo và đặc biệt hơn cả là hệ thống tư tưởng và học thuật đã có những bước tiến đáng kể trong công cuộc nghiên cứu giáo lý Kinh điển của cả 2 văn hệ Sanskrit và Pali. Nền móng Phật giáo đầu tiên phải kể đến đó là những công trình di sản Phật giáo của các nước như Đức, Nga, Áo, Ý hay Quốc gia Phật giáo Siberia vào thế kỷ XVII v.v…
- DI SẢN PHẬT GIÁO TẠI ĐỨC
- Cơ sở thờ tự
Một trong những nền móng cổ xưa và giá trị nhất phải kể đến đó là nền móng Phật giáo Đức quốc. Ngôi chùa được xem là cổ xưa nhất của Phật giáo nước Đức có tên là Das Buddhaische Haus đây là một quần thể chùa thuộc truyền thống Theravada nằm ở Frohnau, Berlin, Đức. Đây cũng chính là di sản Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất không những của Đức quốc mà còn của cả châu Âu. Đây là quần thể thờ tự mang ảnh hưởng yếu tố văn hóa kiến trúc chùa chiền của Sri Lanka. Để lí giải cho điều này, chúng ta cần trở lại duyên khởi đầu tiên của quần thể, đó chính là người khởi xướng và kiến tạo cho công trình lịch sử này bác sĩ người Đức Paul Dahlke. Paul Dahlke thường xuyên có những chuyến tham vấn tìm hiểu đến Sri Lanka vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất và đã trở thành Phật tử nơi đây. Sau khi trở về Đức, ông đã phát tâm kiến tạo quần thể này và đã hoàn thành vào năm 1924. Với lối kiến trúc kết hợp đậm nét văn hóa Sri Lanka và Ấn Độ (mô phỏng dựa trên lối vào ngôi chùa Sanchi Vihara linh thiêng), tọa lạc trên một khu đất có diện tích rộng trên 5 mẫu Anh, ngôi chùa này trong một thời gian dài trở thành trung tâm Phật giáo ở Đức gắn liền với các hoạt động văn hóa Phật giáo nơi đây. Sau khi qua đời vào năm 1928, cơ
sở này được chuyển giao lại cho thân nhân của ông và họ cũng là những Phật tử. Vào khoảng 10 đến 15 năm sau đó, chính quyền Đức quốc xã nghiêm cấm các hoạt động tâm linh cũng như học thuật nên nơi này đã có lúc bị liệt vào cơ sở bị dỡ bỏ. Song, được sự ủng hộ tận lực của Walter Schmidts, một Phật tử người Đức đã mua lại với giá 550.000 DM và được hiệp hội Xổ số Đức ủng hộ 298.000 DM để mở rộng khuôn viên vào năm 1973, sau đó lại được Bộ Văn hóa Sri Lanka hỗ trợ 11.000 Rs để xây dựng Tăng xá cho tu sĩ. Cơ sở vật chất cho thư viện cũng như nội thất cũng được Chính phủ Liên bang Đức cúng dường 10.000 DM vào năm 1967 bởi sự vận động của Đại sứ Sri Lanka, ông G. S. Peiris.
Kể từ lúc Hiệp hội Phật giáo Đức quốc của Sri Lanka mua lại cơ sở này từ năm 1957, một hệ thống thư viện nguy nga tráng lệ đã được xây dựng và được đầu tư với số tiền khoảng 357.500 Rs. Đã có 3 nước tích cực đóng góp sách cho thư viện, năm 1963, Đại sứ Thái Lan tại Bonn đã tặng bộ Tam tạng được in bằng tiếng Thái. Năm 1965, Đại sứ Ấn Độ đã tặng bộ Tam tạng Pali gồm 41 quyển. Năm 1966, Đại sứ Nepal tại Bonn cũng đã tặng bộ Tam tạng bằng tiếng Nepal và tất cả sách này đều được sử dụng vào mục đích ng- hiên cứu Phật học tại đây. Thời kỳ này, người phụ trách quản lý hầu hết là các vị sư Sri Lanka. Vào năm 1972, một công dân Đức tên là Rhenia Stráu đã phát tâm xuất gia sau đó đến Sri Lanka theo học các lớp cao học và trở lại Đức năm 1975. Với mong muốn độc lập tất cả mọi thứ nên việc xúc tiến đàm phán độc lập về thủ tục được gấp rút tiến hành.
Dần dà, phong trào tu và học Phật của người Đức phát triển, đặc biệt, phong cách hành trì và học tập của người Đức khá khác so với truyền thống Sri Lanka. Các tu sĩ có trình độ đã chuyển ngữ từ Pali và Sanskrit sang tiến Đức để cho Phật tử đọc tụng nghiền ngẫm và nghiên cứu. Ở Đức, sự cúng dường lúc đó rất khó và do môi trường phương Tây cũng như văn hóa ở đó nên mọi thời đều trả phí. Không phải nơi truyền đạt yêu cầu mà chính những người có nhu cầu tìm hiểu, học tập nghiên cứu và hành trì họ làm vậy như
một nét văn hóa đặc trưng, ngày nay tham dự khóa tu là họ sẽ đóng phí chứ không có văn hóa cúng dường như Sri Lanka hay các nước Á châu. Các văn bản cũng như nghiên cứu hay kinh kệ được in và phát dưới dạng bản tin mỗi ngày cho những Phật tử và không phải Phật tử có nhu cầu tìm hiểu và tu tâp.
Đến nay hệ thống chùa chiền tự viện tại Đức đã phát triển tương đối đáng kể nhờ sự du nhập các nền văn hóa khác nhau trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka, Nhật Bản v.v… do nhu cầu sinh hoạt tâm linh của kiều bào dân tộc nước đó đang sinh sống và làm việc tại Đức. Điều này tạo nên một sắc thái đa dạng của hệ thống tự viện Phật giáo Đức quốc.
-
- Màu sắc trường phái Phật giáo ở Đức
Đã có nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu về Phật giáo Đức ra đời vào những năm đầu thế kỷ XVII vô cùng giá trị và bộc lộ rõ tính khoa học, ưu việt cũng như phác thảo bức tranh toàn cảnh một cách phong phú về tình hình nghiên cứu Phật học lúc bấy giờ. Một tác phẩm được xem như là đánh dấu bước đầu cho phong trào nghiên cứu Phật học nơi đây phải kể đến là “The Religion of the Buddha” (Tôn giáo của Đức Phật) ra đời vào những năm 1857 đến 1859 bởi một học giả người Đức Carl Friedrich Koeppen. Tập sách này phác thảo lại cuộc đời Đức Phật Thích Ca, tổng quan về truyền thống Theravada cũng như những giáo lý cơ bản đầu tiên của Đức Phật. Tuy nhiên, càng về sau này và đến hôm nay, đây chỉ là một tác phẩm được xem như khơi mào cho phong trào nghiên cứu. Song, ở quyển thứ hai, Lamaism - tác giả quyển này đã trình bày vẫn còn giá trị đến hôm nay. Trong một khía cạnh khác, một nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ - Constantin Regamey đã thống kê và trình bày bằng tiếng Đức một thư mục hệ thống Triết học tại Berne năm 1950 phân chia các tác phẩm Phật học Mỹ - Âu làm 3 nhánh chính gồm trường phái Anglo-German, trường phái Leningrad và trường phái Hiện đại.
Đối với các bộ phận thuộc trường phái Anglo-German, tất cả các học giả đa phần đều dựa trên các công trình nghiên cứu văn
hệ Pali của T. W. Rhys Davids (1842-1922). T. W. Rhys Davids tên đầy đủ là Thomas Williams Rhys Davids, sinh ngày 12-5- 1843 tại Colchester Anh quốc, con của mục sư Thomas Williams Davids. Ông theo học Sanskrit với giáo sư Stenzler tại trường đại học Breslau ở Đức, và tốt nghiệp bằng Tiến sĩ Triết học. Năm 1864, ông được bổ nhiệm giữ chức Dân sự tại Sri Lanka. Nhờ kiến thức về ngữ học đã giúp giáo sư bấy giờ nghiên cứu dễ dàng hai thứ tiếng Tamil và Sinhalese. Trong quá trình nghiên cứu học tập, ông theo đuổi ngôn ngữ văn hệ Pali và tư tưởng triết học Phật giáo văn hệ này. Năm 1881, ông đứng ra thành lập The Pali Text Society (Hội Phiên dịch Kinh tạng Pali) tại Luân Đôn, đồng thời giữ chức vụ chủ tịch, với sự tham gia của nhiều học giả Đông phươmg và Tây phương như Viggo Fausboll, Đan Mạch (1824-1908); Hermann Oldenberg, Đức (1854-1920); Emile Senart, Pháp (1847-1928) và Richard Morris. Phần lớn các tác phẩm dịch thuật và biên chép là từ Tạng kinh và Tạng luật, chỉ một số ít là từ Tạng Abhidhamma mà thôi. Một tác phẩm trứ danh của trường phái này được hoàn thành vào năm 1881 với tựa đề “Buddha, His Life, His Doctrine, His Order” (Đức Phật, Cuộc đời, Giáo pháp và Tăng đoàn của Ngài) do Hermann Oldenberg viết. Cũng chính ông, người đã chuyển ngữ phiên bản tiếng Anh sang tiếng Đức tác phẩm này và đã tái bản đến 14 lần. Do sự tiếp cận bằng văn bản gốc của văn hệ Pali cũng như nghiên cứu các tư tưởng từ văn hệ này, ông đã bác bỏ các lập luận và một số công trình nghiên cứu thời bấy giờ về Đức Phật khi họ cho rằng Đức Phật chính là sự đồng bộ và nhân cách hóa của mặt trời. Ông đã bày tỏ quan điểm dựa trên các văn bản chính thống để cải chính lại những suy nghĩ lệch lạc như thế.
Về Tạng luật Pali, Hermann Oldenberg đã chỉnh sửa lại gồm 5 tập trong khoảng thời gian từ 1879 đến 1883, và cũng trong năm 1883 chính ông đã chỉnh sửa lại một số vấn đề trong Trưởng Lão Tăng kệ và Trưởng Lão Ni kệ. Để thuận tiện cho việc truyền bá giới luật trong nước nhà, ông đã chuyển ngữ Tạng luật Patimokkha sang tiếng Đức đồng thời cho ra đời tác phẩm “The Teaching of the Upanishads and the Beginnings of Buddhism” (Giáo lý Upanisads và
khởi nguyên của đạo Phật) vào năm 1915. Và những phương thức tầm tra của Oldenberg về việc khảo cứu Phật điển cũng đã được kế thừa một cách triệt để, đặc biệt là các tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau như “Mara and the Buddha” (Ma vương và Đức Phật) của Ernst Richard (1844 - 1918), “Life and Doctrine of the Buddha” (Cuộc đời và Giáo lý của Đức Phật) của Richard Pischel (1849 - 1908), “Buddhism - The Buddha and His Doctrine” (Đạo Phật - Đức Phật và Giáo pháp) của Herman Beckh (1875 - 1937). Thời kỳ 1920 đến 1925 công trình phiên dịch kinh điển đầu tiên tại Đức của bộ Samyutta Nikaya đó là 2 quyển đầu do học giả Wilhelm Gei- ger (1856 - 1943) chuyển dịch, và một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của ông đó là “Pali Literature and Language” (Văn học và Ngôn ngữ Pali) được ra đời vào năm 1916.
-
-
- Tăng thân và các tác phẩm
Từ môi trường học thuật và phong trào nghiên cứu Phật giáo ngày càng lan rộng, bên cạnh các chuyên gia Phật học, các học giả nhà nghiên cứu trong và ngoài nước phát tâm đi theo con đường cát ái từ thân, đi trên con đường giải thóat để đem giáo lý nhiệm mầu làm an lạc cho cuộc đời; phát nguyện là một cánh sen trong đoá sen thanh tịnh vô cấu nhiễm của hàng ngũ con Phật, với xưng danh Thích tử. Một trong các vị nổi tiếng nhất thời bấy giờ đó là Thượng tọa Ñyanātiloka Mahā. Ngài sinh ngày 19 tháng 2 năm 1878 tại Wiesbaden, Đức, tên là Anton Walther Florus Gueth. Cha của Ngài là Anton Gueth, một giáo sư kiêm hiệu trưởng của Phòng tập thể dục thành phố Wiesbaden, đồng thời là một ủy viên hội đồng. Tên của mẹ Ngài là Paula Auffahrt. Ngài đã học tại Königliche Realgymnasium ở Wiesbaden từ năm 1888 đến 1896. Từ năm 1896 đến 1898, Ngài nhận được học bổng về lý thuyết và sáng tác âm nhạc, và khi chơi violin, piano, viola và clarinet. Từ năm 1889 đến 1900, Ngài học lý thuyết và sáng tác âm nhạc cũng như chơi violin và piano tại Nhạc viện Hoch’sches tại Frankfurt. Từ năm 1900 đến năm 1902, ông học sáng tác theo Charles-Marie Widor tại Học viện Âm nhạc Paris. Năm 1903, Ngài đến thăm Sri Lanka một thời gian
ngắn và sau đó tiến tới Miến Điện để gặp Thượng tọa người Anh Bhikkhu Ananda Metteyya. Tại Miến Điện, ngài được trao thọ tam quy ngũ giới làm Phật tử Theravada tại chùa Nga Htat Kyi dưới sự truyền giới của Hòa thượng U Asabha vào tháng 9 năm 1903, lúc Ngài 25 tuổi.
Vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm 1904, Ngài nhận được sự chấp nhận đăng đàn thọ Cụ túc giới với U Kumara Mahathera, trở thành một Tỳ kheo với tên Nyāṇatiloka. Sau năm 1904, Ngài đến thăm Singapore, có lẽ với ý định thăm nhà sư Ailen U Dhammaloka của Ailen. Vào cuối năm 1904, Ngài rời Rangoon cùng với nhà sư Ấn Độ Kosambi Dhammananda, học giả Harvard sau này là Dharman- anda Damodar Kosambi. Trong một hang động ở dãy núi Sagaing, Ngài thực hành thiền định và thiền minh sát.
Mong muốn nghiên cứu sâu hơn về kinh điển Pali và kinh điển Pali, ông đã đến Sri Lanka vào năm 1905. Năm 1905, Nyanatiloka ở lại với nhà sư hoàng tử Cambodia Jinavaravamsa, cùng nhau thực tập thiền định về bản chất của cơ thể bằng cách quan sát bộ xương hoặc suy ngẫm về cái chết.
Vào năm 1911, Ngài xây dựng tu viện ở trong vùng Ratgama Langoo, Doanduwa, thuộc miền Nam Sri Lanka cho các tu sĩ đến từ Tây phương tu tập. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Ngài tu tập tại Sri Lanka và Úc, sau đó Ngài đến Nhật Bản và giảng dạy tại Đại học Tokyo. Sau 5 năm Ngài trở lại Sri Lanka và tu hành cùng các Tăng sĩ người Đức. Tác phẩm đầu tay của Ngài là “the Word of the Buddha” (Lời dạy của Đức Phật) bằng tiếng Đức và được xuất bản vào năm 1906. Đây được xem như là tác phẩm kinh điển của Phật giáo Đức quốc trải qua hơn 12 lần phiên bản với 9 loại ngôn ngữ khác nhau và số lượng đầu sách bán ra vô cùng đáng kể. Bên cạnh đó, những tác phẩm khác như “The Fundamentals of the Buddha” (Những nguyên tắc cơ bản của Đức Phật), “The Path of Deliverence” (Con đường giải thoát), “The Guide through Abhidhamma Pitaka” (Dẫn vào Tạng Vi diệu pháp), “The Buddhist Dictionary” (Từ điển Phật học) v.v… là những đóng góp to lớn của Ngài đối với việc nghiên cứu Phật học
Đức quốc. Ngoài những tác phẩm trước tác ra, một bộ phận công trình dịch thuật đồ sộ cũng được ra đời đóng góp vào tủ sách Phật giáo thế giới và chiếm một vị trí quan trọng trong đó. Các tác phẩm chuyển dịch của Ngài phải kể đến Anguttara Nikaya với 5 quyển, Thanh Tịnh Đạo, Puggalapannatti.
(Bộ Nhân chế định 1 trong 7 bộ lớn của Vi diệu pháp), đồng thời cho ra mắt bộ ngữ pháp Pali và chuyển tất cả sách Anh ngữ của mình sang Đức ngữ.
Đệ tử lớn của Ngài chính là tác giả của tác phẩm lừng danh “The Heart of Buddhist Meditation” (Trái tim của Thiền Phật giáo, Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã chuyển dịch sang Việt văn) – Thượng tọa Ñānapodika Mahā hay Nyanapodika Thera. Nyanapodika Thera tên thật là Siegmund Fenige sinh ra ở Hanau, Đức vào ngày 21 tháng 7 năm 1901 là con trai duy nhất của một gia đình Do Thái. Năm 1921, ông cùng cha mẹ chuyển đến Berlin, nơi ông gặp gỡ các Phật tử Đức và cũng được tiếp cận với văn học Phật giáo bằng tiếng Đức. Lần đầu tiên Nyanapodika Thera bắt gặp các tác phẩm của Ngài Nyanatiloka Thera, ông đã tìm hiểu và biết được rằng Nyanatiloka Thera đã thành lập một tu viện cho các tu sĩ phương Tây Polgasduwa, Dodanduwa đặt tên là Đảo Hermitage, điều này đã thôi thúc Nyanapodika Thera quyết tâm đến tham vấn và Bồ đề tâm xuất gia nung nấu từ đó. Đầu năm 1936, cuối cùng, Nyanapodika Thera cũng có thể rời châu Âu đến Sri Lanka. Sau vài tháng nghiên cứu và học tập hành trì, vào tháng 6 năm 1936, ông xuất gia và được đặt tên là Nyanaponika. Năm 1937, ông thọ Cụ túc giới dưới sự dạy dỗ của Ngài Nyanatiloka Thera và theo học tập tu hành với Bổn sư. Năm 1952, cả Hòa thượng Nyanatiloka Thera và Nyanaponika Thera đều được Chính phủ Miến Điện mời làm cố vấn cho kỳ kết tập lần thứ sáu, được triệu tập vào năm 1954 để chỉnh sửa và in lại toàn bộ văn hệ Pali. Sau khi công việc của họ với Hội đồng được hoàn thành, Nyanaponika Thera ở lại Miến Điện trong một thời gian đào tạo về Vipassana (Thiền minh sát) dưới sự hướng dẫn của thiền sư nổi tiếng Hòa thượng Mahasi Sayadaw
Thera. Ông cũng đã chuyển dịch bộ Dhammasangani (Bộ Pháp tụ) sang tiếng Đức.
-
-
- Các dịch giả lớn của Trường phái Anglo-German
Nếu xét trên bình diện châu Âu, đứng sau hội Pali Text Society của Luân Đôn thì các nhà dịch thuật Đức chiếm vị trí kế cận bởi những đóng góp dịch thuật vô cùng to lớn cho nền giáo dục Phật giáo Đức quốc. Một trong số đó là Karl Eugen Neumann. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1865 tại Vienna. Neumann đã đến Halle vào năm 1891 hoàn thành luận án về Pali văn bản học, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Richard Pischel. Trong cùng năm đó, ông đã xuất bản “Zwei buddhistische Suttas und ein Traktat Meister Eckharts” (Two Buddhist Suttas and a treatise of Meister Eckhart – 2 bài kinh và luận án của Meister Eckhart). Năm 1892, sau khi trở về Vienna, Neumann đã xuất bản một tuyển tập các văn bản từ Pali bằng tiếng Đức nhân dịp sinh nhật lần thứ 104 của Schopenhauer. Sau khi hoàn thành bản dịch Pháp cú vào năm 1893, Neumann nhận ra mong muốn lớn lao của mình là đến thăm các quốc gia nguyên thủy của Phật giáo. Sau khi du lịch đến các nước Phật giáo Theravada trở về, ông đã bắt đầu chuyển dịch tất cả các Tập Kinh từ văn hệ Pali sang tiếng Đức. Các bản dịch của ông bao gồm Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Pháp cú, Kinh tập, Trưởng lão Tăng kệ và Trưởng lão Ni kệ.
Một nhân vật nổi trội khác trong giới nghiên cứu đó là Kurt Scimidt cùng thuộc trường phái Anglo-German này. Ông sinh vào năm 1879, các tác phẩm của ông phần lớn là nghiên cứu về truyền thống Theravada và các dịch phẩm đều từ Pali. Ông đã cho xuất bản một quyển sách tóm tắt Kinh Trung bộ theo dạng bỏ túi và hơn 12 tác phẩm lớn nhỏ cùng các dịch phẩm tiêu biểu khác. Một đóng góp to lớn của ông đối với nền học thuật của Phật giáo Đức đó là đầu tư phân tích cặn kẽ và ra mắt quyển Từ điển Thuật ngữ Pali trong đó giải thích các từ khó hiểu hay dễ gây nhầm lẫn mà trong quá trình nghiên cứu ông đã nhận ra từ các dịch giả đi trước. Bên cạnh đó, ông cũng tham gia giảng dạy tại Đại học Tây Berlin về các bộ môn như Ngôn ngữ Giáo pháp và Pali. Tính thẩm quyền học thuật của
ông sở dĩ có cấp bậc như vậy vì ông đã đạt được bằng L.L.D vào năm 1901 của Đại học Rostock. Chính bởi từng làm báo và biên tập báo chí chuyên nghiệp nên cách tiếp cận và sử dụng cũng như phân tích ngôn ngữ bắt buộc phải có yêu cầu về chuẩn mực nguồn cao. Điều này tạo thành phong cách trong các nghiên cứu của ông như một phần tất yếu. Bởi lẽ, trong quá trình nghiên cứu thì ông nhận thấy các dịch bản có sự sai lệchvà để xác minh cũng như tìm cái chuẩn mực thì chỉ có một cách duy nhất đó là tự học lấy Pali và rồi tự mình định hình nên sự rạch rồi giữa nguyên bản và cảm tác. Và rồi, ông trở thành bậc thầy của Pali – ‘Master of Pali’. Bên cạnh đó, ông cũng được biết đến như một học giả lỗi lạc của Sanskrit và tiếng Trung. Vào năm 1917, ông được mời giảng dạy Phật học tại Munich và sau đó 15 tác phẩm khác nhau về Phật học ra đời kèm theo nhiều bài nghiên cứu khác về Phật họcđược công bố1. Đặc trưng tư tưởng trong những tác phẩm của ông có thể đề cập đến những vấn đề chính như: Giới thiệu học thuyết, Sử liệu về các Thánh đệ tử Phật, Thế giới Không tánh, Thú lời Phật dạy, Tuyển tập lời dạy của Đức Phật từ thánh điển Pali (2 quyển), Ngữ pháp Pali, nổi bật nhất trong đó là tác phẩm Học thuyết Phật đà năm 1947 và Từ điển Phật học (1948) như đã đề cập ở trên.
-
-
- Trường phái Hiện đại và các tác giả tác phẩm
Sở dĩ có tên gọi như thế (The Morden school) là bởi vì hầu hết các công trình nghiên cứu và các học giả đều có chung một cách tiếp cận đó là tiếp cận phổ quát. Các nhà nghiên cứu không chỉ tập trung nghiên cứu chuyên biệt một truyền thống riêng biệt nào như Theravada, Mahayana hay Mật tông mà nghiên cứu tất cả các nguồn dữ liệu liên quan đến Phật giáo bao gồm các nguồn từ Sanskrit, Pali, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Tây tạng. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai thực sự là bậc lỗi lạc trong từng ngôn ngữ riêng biệt. Các tác phẩm đầu tiên của trường phái này thuộc về các học giả người Pháp và Bỉ, chính vì lẽ đó, nên đôi khi, trường phái này còn có một tên gọi khác

![]()
- German Buddhist Writers, A Wheel publication, PBS, Kandy, Srilanka, 1991.
đó là Trường phái Pháp Bỉ (Franco-Belgian). Học giả L.de la Vallee Poussin được sinh ra tại Liège năm 1869.
Ông học tại Đại học Liège từ năm 1884 đến 1888, nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 19. Ông học tiếng Phạn, tiếng Pali và Avestan dưới thời Charles de Harlez và Philippe Colinet từ năm 1888 đến năm 1890 tại Đại học Louvain. Ông cũng đã giữ chức vụ Giảng viên tiếng Phạn tại Đại học Liège. Ông tiếp tục nghiên cứu về Avestan và Zoroastrian Gathas dưới thời Hendrik Kern tại Đại học Leiden, nơi ông cũng tiếp tục nghiên cứu về tiếng Trung và tiếng Tây Tạng. Ông có một học trò tiêu biểu là Etienne Lamotte, người đã có một công trình kỳ vỹ về các nghiên cứu Phật học. Tác phẩm tiếng Pháp “Histoire du Bouddisme Indien” (Lịch sử Phật giáo Ấn Độ) nổi tiếng ở Pháp. Người Đức được biết đến như học giả đầu tiên của trường phái này là Max Walleser (1874 - 1954).
Max Walleser sinh năm 1874 và mất năm 1954. Ông là một giáo sư danh tiếng của Đại học Heidellberg, đồng thời cũng là người sáng lập Học viện Kiến thức Phật giáo “Institu Fur Buddhismus Kunde” với số lượng lớn sinh viên Đức, Nhật và Ấn Độ, Giáo sư Edward Conze cũng là một trong những giáo sư giảng dạy tại trường này. Công trình nghiên cứu chính của ông là bộ sách gồm 4 quyển “Buddhist Philosophy and Its Historical Development” mất 21 năm kể từ khi ông bắt tay vào việc năm 1904. Ông cũng tham gia phiên dịch và hiệu đính cùng Hội đồng Pali Text Society năm 1924 ở Luân Đôn với các công trình đóng góp như quyển đầu của tập Manorathapurani và chú giải Kinh Tăng Chi bộ. Năm 1904, ông viết “Philosophical Foundation of Early Buddhism” (Nền tảng Triết học của Phật giáo Sơ kỳ), chuyển dịch Aṣṭasāhasrikā (Bát thiên tụng Bát Nhã). Năm 1912, Trung quán luận của Bồ tát Long-thọ được chuyển ngữ từ cả 2 phiên bản tiếng Tây Tạng và Trung Quốc sang tiếng Đức. Bộ phận phiên dịch Sanskrit của ông vô cùng đáng nể với các tác phẩm vừa nêu và các tác phẩm như Vajracchedika (Kinh Kim Cang), một số bộ luận của Duy thức tông.
Trong giai đoạn này đã có những khám phá mới trong công
cuộc tìm kiếm nguồn tư liệu cổ xưa về văn bản đó là các phiên bản Sanskrit. Hai nhà khoa học người Đức gồm có Albert Von Le Coq (1860 - 1930), Albert Gruenwedel (1856 - 1938) vào khoảng những năm 1904 - 1914 họ đã đến Turfan một đảo nhỏ thuộc Turkestan Sinkiang Trung Quốc. Tại đây, họ đã tìm được các mảnh của các văn bản Sanskrit và Tocharic. Các mảnh tư liệu này đa phần như những so sánh giữa các phái Nhất thiết Hữu bộ và Hinayana. Sau đó, Ernst Waldschmidt (xem II.1) đã khôi phục gần như sát với nguyên bản nhất.
Ernst Waldschmidt Và cộng sự của ông đã hệ thống và biên chép lại thành “The Tradition of the Life End of the Buddha” (Truyền thống về sự kết thúc cuộc đời của Đức Phật) gồm 2 quyển hoàn thành vào năm 1948 trong vòng 4 năm; Mahaparinirvanasutta (Đại bát niết bàn kinh) 3 quyển hoàn thành năm 1951. Từ kết quả đó, ông đi đến kết luận 3/4 độ chính xác về ngôn ngữ Pali, Sanskrit và thẩm định các mảnh tư liệu từ thế kỷ III trước Tây lịch, qua đó xác định các vấn đề liên quan đến cuộc đời Đức Phật2. Ngoài ra, tác phẩm “Observations on the Language of the Buddhist Original Canon” (Khảo cứu về Ngôn ngữ của Văn bản Phật giáo nguồn). Đây là một tác phẩm vô cùng quan trọng nhưng cũng dấy lên nhiều tranh luận khi cho rằng ngôn ngữ Pali ở một số câu cú đoạn chưa rõ nghĩa và nó dường như sáng tỏ hơn khi chuyển thành Magadhi. Ông cho rằng tiếng Magadhi là nguyên bản gốc, là Lời của Phật và các văn bản Pali đều được dịch từ Magadhi, các văn kiện Hinayana cũng có sự tương đồng với Pali và Magadhi.
Helmuth Von Glassenapp (1891 - 1963) là một vị giáo sư của trường Đại học Tuebinge, là một người có am hiểu về Mahayana, Theravada và Tantrayana. Xuất phát từ niềm thích thú bởi các nghiên cứu của Roénberg và Stcherbatsky, ông đã viết nên tác phẩm “History and Origin of the Buddhist Dhamma Theory” (Lịch sử và Nguồn gốc của Lý thuyết Giáo lý Phật giáo) năm 1939. Trong tác

![]()
- Peris, W., Buddhsim in Germany, Buddhist Culture Centre, Colombo, 2001, tr.129.
phẩm này, ông khảo sát triết lý của Abhidhamma của sự vô thường trong văn hệ Pali. Các tư tưởng về Vô thường, Vô ngã và triết lý Duyên khởi được ông trình bày so sánh đối chiếu và đưa ra những nhận định mới mẻ nhằm phá tan những định kiến về cái Tôi to lớn trong thời đại ông. Một tác phẩm kinh điển khác của ông là “The Philosophy of the Indians” (Triết học của người Ấn), qua đó chứng minh quan điểm vì sao triết thuyết của Đức Phật được truyền bá và ảnh hưởng sâu rộng bền vững lên các vùng lãnh thổ Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Tây Tạng, Mông Cổ, Miến Điện v.v… Với câu nói nổi tiếng của ông: “Phật giáo đã đóng góp cho lịch sử Triết học một giá trị ý nghĩa vô song”3. Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu khác của ông như “Buddhism in India and Far East” (Phật giáo ở Ấn Độ và vùng Viễn Đông - 1936), “The Wisdom of the Buddha” (Trí tuệ của Đức Phật - 1946), “The Indian Image of German Thinkers” (Hình tượng Ấn Độ qua suy nghĩ người Đức - 1960).
Friedrich Max Müller, ông sinh năm 1823 và mất năm 1900 ở Dessau, Đức. Cha là Wilhelm Müller, mẹ là Adelheid Müller. Ông phần lớn sống và làm việc tại Anh và được Đại học Oxford phong hàm giáo sư năm 1858. Ông là Tổng biên tập của Thánh điển Phương đông gồm 50 quyển chuyển dịch sang tiếng Anh của chính ông và 20 học giả xuất sắc. Đồng thời, ông cũng đảm nhiệm chức vụ Tổng biên tập Thánh điển Phật giáo dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Pali Text Society, Luân Đôn và đã xuất bản 25 ấn phẩm chuyển ngữ tiếng Anh. Hầu hết các tác phẩm liên quan đến Phật giáo hay các nghiên cứu tại Oxford cũng như hiệp hội đều qua sự chỉnh sửa của ông. Ông còn là tác giả của bộ sách ngữ pháp Sanskrit nổi tiếng mà đến nay được xem là giáo trình chính của các chuyên khoa Sanskrit của các trường nổi tiếng trên thế giới. Ông là học giả Tây phương đầu tiên bác bỏ nhận định Phật giáo là một chủ nghĩa hư vô. Xuyên suốt cuộc đời, ông cống hiến sức lực trí tuệ cho giáo dục mà đặc biệt là cho ngôn ngữ Sanskrit và Phật giáo cũng như tư tưởng Vệ đà. Tất

![]()
- “Buddhism still has for the general history of philosophy an incoparably great significance”, sđd, tr.84.
cả các tác phẩm lớn nhỏ của ông đều xoáy sâu vào Phật giáo, Vệ đà và Sanskrit và kịch liệt đả phá tư tưởng Ki-tô giáo. Ông đã thuyết giảng rất nhiều trường lớp với các chủ đề đa dạng nhưng trong đó phải kể đến 4 bài giảng nổi tiếng đó là Tôn giáo Tự nhiên, Tôn giáo Vật lý, Tôn giáo Nhân học và Thần học hay Tôn giáo Tâm lý.
Georg Grimm, ông sinh 1868 mất 1945. Cha mẹ muốn ông trở thành một linh mục, tuy nhiên, bước đầu vâng lời cha mẹ nhưng sau đó ông lại theo đuổi giấc mơ tri thức và học tại một trường Đại học Luật, kết thúc ở thứ hạng nhất. Sau đó, ông được giao chức vụ Chánh án tối cao. Song, các thay đổi về tư tưởng cũng như những tác động của triết học Schopenhauer (1788 - 1860) đang hướng ông sang một con đường hoàn toàn mới. Chính bởi niềm đam mê, ông đã tiếp xúc với người học trò của triết gia Schopenhauer là tiến sĩ Paul Deusen (1845 - 1919), một vị triết gia và nhà nghiên cứu về Triết học Ấn Độ. Cả hai người nhanh chóng trở thành tri kỷ và thường xuyên trao đổi kiến thức với nhau. Chính vì lẽ đó, Schopenhauer - người đánh giá rất cao Phật giáo đã hướng dẫn cho Grimm từng bước tiếp cận đạo Phật. Ông đã đọc Kinh Trung bộ với bản dịch của Neumann (xem 2.2) nhưng vì chưa sáng tỏ ở một số điểm nên Grimm bắt đầu tự tìm hiểu bằng cách học và nghiên cứu Sanskrit và Pali. Trong thời gian ngắn, Grimm đã thông thạo cả 2 ngôn ngữ này. Để tỏ lòng mến mộ và biết ơn dẫn đạo nên Grimm thường xuyên ủng hộ Naumann về phương diện tài chính và cũng chấm dứt công việc tòa án sớm hơn độ tuổi để dành trọn thời gian cho việc nghiên cứu và truyền bá Phật giáo, thời gian còn lại của cuộc đời lên đến 37 năm. Grimm thường xuyên giảng dạy tại Đại học Munich và các trường đại học lớn tại Đức. Chính điều này làm cho Grimm có một lượng lớn các thính giả cùng đam mê nghiên cứu đạo Giải thóat và đây là nhân duyên để Cộng đồng Phật giáo ra đời. Số lượng trước tác về Phật giáo của Grimm vô cùng đáng kể, bên cạnh các bài báo nghiên cứu, tham luận Grimm còn là tác giả của 8 đầu sách Phật học khác. Tác phẩm nổi tiếng là “The Doctrine of the Buddha: the Religion of reason and Meditation” (Học thuyết của Đức Phật: Tôn giáo của Lý tính và Thiền) được viết bằng tiếng Đức
năm 1915 và được dịch sang tiếng Anh bởi một Tỳ kheo người Anh tên Silācāra. Ngoài bản dịch này thì hầu hết 15 quốc gia có nền học thuật Phật học tiên tiến đều có bản dịch riêng. Sau này, có một bản dịch tiếng Anh khác vào năm 1958 của E.F.J Payne và do chính con gái của Grimm viết lời giới thiệu.
Quyển sách có độ dày 414 trang dựa vào các kinh điển trong tạng Nikaya để giải thích các quan điểm về Giáo pháp Đức Phật. Với tiêu chí trở về với nguyên bản của đạo Phật nên Grimm dựa vào hầu hết những dữ liệu xác thực trong văn hệ Pali để trình bày. Các vấn đề về Ngã, Vô ngã, Luân hồi và tái sinh được ông đề cập rõ ràng trong tác phẩm này đều dựa vào Kinh tạng Pali. Bên cạnh đó, Grimm cũng đề cập đến những tình trạng phân chia bộ phái và chỉ rõ những yếu tố đưa đến sự phân chia theo ông.
-
-
- Trường phái Leningrad
Đây là trường phái ngoài việc chú trọng Kinh và Luật ra còn quan tâm cả các bộ Abhidhamma. Họ không những nghiên cứu Abhidhamma hệ Pali mà còn tập trung nghiên cứu các bộ luận của Ngài Vasubandhu của văn hệ Sanskrit như Abhidharmakosha. Dựa vào các văn bản cổ xưa ở châu Á để khảo sát và có những kết quả khả quan. Các tác phẩm Phật học của trường phái này nếu tính riêng cho học giả người Đức thì chỉ vỏn vẹn 2 tác phẩm được xem như nổi trội đó là “The Problems of Buddhist Philosophy” (Nhữnh vấn đề của Triết học Phật giáo) và “The Central Conception of Buddhism and the Meaning of the word Dhamma” (Khái niệm trọng tâm của Phật giáo và Ý nghĩa của chữ Pháp) của Otto Rosenberg và E. Obermiller.
-
-
- Mật tông ở Đức
Vẫn xuất hiện lác đác trên trường nghiên cứu Phật học nước Đức một số đầu sách hay sơ sài vài nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Nguyên nhân là bởi người Đức tiếp cận với Phật giáo và nền học thuật Phật học như ở 2 phạm trù đã trình bày ở trên đó là nghiên cứu thực hành giáo pháp từ các vị thầy tu sĩ qua văn hệ Pali và tập trung nghiên cứu dựa trên văn bản cổ xưa từ Sanskrit và Pali. Tuy nhiên,
một số tác phẩm nghiên cứu về Mật tông cũng xuất hiện như “My- thology of Buddhism in Tibet and Mongolia” (Thần thoại Phật giáo ở Tây Tạng và Mông Cổ - 1900) của Albert Gruenwedel, “Buddhist Mystries” (Bí ẩn Phật giáo - 1940) của Helmuth von Glassenapp, “The History of Tibetan Religion” (Lịch sử của Tôn giáo Tây Tạng - 1956) và “The Symbolism of Tibetan Religions and Shamanism” (Biểu tượng của Tôn giáo Tây Tạng và Đạo Shaman - 1967) của Helmuth Hoffmann. Một quyển sách khác của học giả người Đức có ảnh hưởng sâu đậm trong Phật học phương Đông như “Foundation of Tibetan Mysticism” (Nền tảng của Thần bí Tây Tạng - 1956) của Lama Anagārika Govinda.
-
-
- Nghiên cứu Phật học
Chức vụ Giáo sư Phật học là chức danh đầu tiên ra đời vào năm 1966 ở Đức tại Đại học Hamburg dành cho Franz Joseph Bernhard. Ông nổi tiếng với tác phẩm Udanavarga gồm 33 chương là tập hợp các câu thơ Sanskrit về một hệ thống từ lịch sử đến giáo lý như một sự tương đồng như Kinh Pháp cú trong văn hệ Pali. Ông mất năm 1971 ở Mustang, Nepal. Trong giai đoạn này có đến 17 vị giáo sư chuyên ngành Pali làm việc tại Đại học Cộng hoà Liên bang Đức và cũng xuất bản những ấn phẩm nghiên cứu Phật học. Các giáo sư Phật học tại các trường đại học danh tiếng như Đại học Leipzig ở phía Đông Đức có một thời gian dài nghiên cứu Phật học. Giáo sư Ulrich Schneider của Đại học Freiburg, Giáo sư Frank Richard Hamm của Đại học Bonn là nhưng vị giáo sư lỗi lạc về Pali. Năm 1963, công trình hiệu đính và xuất bản Tam tạng được hoàn thành với 40 quyển. Đại học Gottingen đã phát triển chuyên ngành Phật học nhờ sự hỗ trợ của Giáo sư Heinz Bechert, ông cũng ấn hành nhiều tác phẩm và bài báo nghiên cứu về Phật học mà nổi trội nhất vẫn là tác phẩm “Buddhism, State and Society in Theravada Coun- tries” viết từ năm 1966 và hoàn thành năm 1967 đề cập đến tình hình Phật giáo truyền thống Theravada tại các nước như Sri Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam mà vẫn còn giá trị mãi đến hôm nay.
-
-
- Hiệp liên hiệp Pali Đức
Kể từ lúc Đại đức Ñyānātiloka (xem 2.1) xuất gia, phong trào xuất gia tu tập theo truyền thống Theravada ngày càng đông. Trong đó, Đại đức Markgraf là người năng nổ nhất trong việc vận động quyên góp để mong muốn xây dựng nên một hệ thống tự viện tại châu Âu, song mọi chuyện không tốt đẹp như dự tính. Vì vậy, Markgraf quay trở về Đức và xây dựng một Nhà xuất bản ở Breslau, bắt đầu công việc xuất bản các ấn phẩm Phật giáo toàn thế giới. Những người biên tập như Seidenstucker, Wolfgang Bohn. Và thời gian này, The German Pali Society được ra đời. Sau khi Thượng tọa Ñyānātiloka quay trở lại Đức năm 1910 và vận động xây dựng hệ thống tự viện Âu châu đã ủng hộ và đầu tư cho hiệp hội này để đẩy mạnh hơn nữa những đóng góp học thuật về Pali cho nước Đức.
-
-
- Tình hình Giáo dục Phật giáo tại Đức ngày nay
Chương trình đào tạo Phật học ngày nay tại Đức chỉ ở dạng trung bình, tuy vẫn có những phân khoa Phật học tại các trường Đại học như Munich, Harmburg nhưng tầm phổ quát của nó không sâu rộng như các nước Sri Lanka, Úc, Mỹ hay Anh. Hiện tại vẫn có chương trình Phật học cho hệ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Chương trình Nghiên cứu Phật giáo ở Đại học Hamburg cung cấp nền tảng kiến thức ở các lãnh thổ như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Thái Lan. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh và tiếng Đức. Các khóa học về Ấn Độ, Tây Tạng và Thái Lan được dạy bằng tiếng Anh và các khóa học về Trung Quốc và Nhật Bản bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Chương trình tập trung đặc biệt vào việc trau dồi các kỹ năng trong ngôn ngữ của khu vực được đề cập. Ngoài các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực Phật giáo, Nghiên cứu Phật giáo tập trung vào các câu hỏi về phương pháp và phương pháp tiếp cận đối với ngành học. Với thời gian đào tạo 4 năm cho hệ Cử nhân và 2 năm cho Thạc sĩ. Ngoài ra, các trường Đại học như Ludwig-Maximilians cũng có chuyên khoa Phật học mà ngày nay cũng mở ra các chương trình học bổng để khuyến khích phong trào nghiên cứu Phật học tại Đức.
Phật học viện Ứng dụng châu Âu được đặt tại Đức cũng là một mô hình vừa tu vừa học song song do Thiền sư Nhất Hạnh chủ xướng đang ngày một gây ảnh hưởng tích cực lên cộng đồng châu Âu và thế giới. Ở đó, không những được nghiên cứu học hỏi Phật học bằng tiếng Anh, Đức, Pháp, Việt mà còn ứng dụng tại chỗ các giáo lý ấy vào tự thân để loại bỏ những phiền muộn khổ đau và thực tập những phương pháp giúp con người đặt những bước chân nhẹ nhàng đi trên con đường hạnh phúc do chính mình xây tạo.
Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Đức dưới sự hướng dẫn của Hoà thượng Thích Như Điển cũng thường xuyên tổ chức những hội thảo Quốc tế bằng 3 ngôn ngữ Anh, Đức và Việt để cùng nhau nghiên cứu và chia sẻ những khám pháp mới mẻ cũng như sở học sở tu cho cộng đồng Tăng ni Phật tử ở Đức và châu Âu nhằm mong xây dựng cuộc đời đẹp hơn dưới ánh sáng Giáo lý Phật đà.
III. KẾT LUẬN
Tình hình nghiên cứu và công trình học thuật của Phật giáo tại Đức có thể xem là những kho tàng vô giá cho nền học thuật Phật giáo Thế giới, nó thể hiện không những ở khối lượng đồ sộ của các tác giả tác phẩm mà còn ở giá trị vô song của nền tảng triết lý, trí tuệ được chuyển tải qua mỗi trang sách hay bài nghiên cứu. Đức cũng là nơi sản sinh ra số lượng lớn học giả chính yếu với các công trình nghiên cứu không thể thay thế về ngôn ngữ cổ xưa Phật học và để lại cho đời những tinh hoa trí tuệ. Không chỉ làm việc, nghiên cứu và cống hiến bằng cả tâm trí, sức lực, tài sản mà còn cả đam mê và cuộc đời. Phật học ở Đức có thể nói là tiên phong về sự bao quát đầy chất lượng và kỹ lưỡng về sự sâu sắc, tỉ mỉ và nghiêm túc kể cả phương diện truyền đạt kinh nghiệm tự thân tu tập và lĩnh vực học thuật hàn lâm. Cho đến nay, các công trình và những giá trị về Phật học Mahayana, Theravada và Vajrayana đều có ảnh hưởng tích cực như là kho tàng dữ liệu vô tận cho học giả thời nay và thời sau nghiên cứu. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu và phiên dịch cổ ngữ như Sanskrit, Pali, Tây Tạng gần như là những bản sách cần có cho mọi học giả hay hành giả nghiên cứu hành trì Đạo Phật.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và học tập Phật học và ngôn ngữ. Để có thể xây dựng nên một môi trường học thuật chất lượng, một phong trào nghiên cứu phát triển thì điều cần thiết là phải đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự có thẩm quyền về mặt văn bản gốc. Chúng ta cần mạnh dạn đẩy mạnh và nỗ lực trong việc đào tạo, học tập, nghiên cứu phiên dịch những tài liệu gốc của kho tàng Phật học bằng tiếng Sanskrit và Pali để có những cái nhìn riêng hơn và cụ thể hơn với nền tảng gốc rễ của đạo Phật. Tiếng Anh và tiếng Trung tuy rất cần thiết, song, nên ưu tiên khuyến khích chuyên sâu 3 loại ngôn ngữ Sanskrit, Pali và Tạng để hy vọng trong nay mai ngoài bộ Kinh tạng Pali bảng tiếng Việt ra còn có những phiên bản Tam tạng được chuyển dịch từ nguyên bản Sanskrit và Tạng để mở ra những chân trời mới và nâng tầm học thuật Phật giáo Việt Nam lên một tầng cao mới.
***
Tài liệu tham khảo
Ñānajivako, Schopenhauer và Đạo Phật, Nxb. Buddhist Publication Society, Kandy, 1989.
William Peiris, The Western Contribution for Buddhismnce (Đóng góp của Tây phương cho Phật giáo), Buddhist Cultural Centre, Colombo, 2000.
Max Müller, Collection of Essays, (Tuyển tập Nghiên cứu), Luân Đôn, 1881.
Reproduced from German Buddhist Writers, Tuyển tập Pháp luân của Buddhist Publication Society, Kandy, 2003.
William Peiris, Buddhism in Germany, (Đạo Phật ở Đức), Nxb. Bud- dhist Cultural Centre, Colombo, 2018.
K. Piyartane, Teaching methodology and Strategies Highlingted in Buddhism (Phương pháp dạy và các Chính sách nổi bật trong Phật giáo), Nxb. Pubudu zprinter Maloka, Colombo, 2002.