
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN HIỆN NAY
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Với triết lý từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn…, Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, khoan dung. Triết lý Phật giáo phù hợp với tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam và đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đào tạo con người, việc giáo dục đạođức cho thế hệ trẻ chiếm mộtvị trí rất quan trọng. Những giá trị tích cực, thiết thực của Phật giáo đã góp phần giáo dục thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhânbản. Có thể nói, đến với giáo dục Phật giáo là đến với con đường và phương pháp đạt được cuộc sống hạnh phúc, an lạc trước những biến đổi trong đời sống xã hội hiện nay.
- GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VÀ XU HƯỚNG THẾ TỤC Ở VIỆT NAM
- Giáo dục Phật giáo Việt Nam - công tác tổ chức và đào tạo hiện nay
Không phải ngẫu nhiên ngày nay, Phật giáo được nhân loại tôn

![]()
*. Tiến sĩ Lịch sử, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức với những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận được các giá trị hạnh phúc. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, đạo Phật không chỉ đơn thuần truyền tải niềm tin của con người mà còn có vai trò góp phần duy trì đạo đức xã hội vì thế có thể xem nó như một phần tài sản văn hóa dân tộc. Ngoài những điểm phù hợp với tình cảm đạo đức của con người, giáo dục Phật giáo còn thực hiện thông qua tình cảm, tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý. Do đó, giáo dục Phật giáo được người Việt tiếp thu, tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của quần chúng trong các quan hệ cộng đồng.
Cùng với việc truyền đạt các tư tưởng đạo đức, giáo lý, Phật giáo còn tích cực đào tạo một đội ngũ trí thức. Chính đội ngũ trí thức tôn giáo này làm nòng cốt trong việc bảo tồn và phát triển đạo Phật, đồng thời làm phong phú thêm hệ thống tri thức đạo đức Phật giáo ở Việt Nam thông qua việc dịch kinh sách nhà Phật, truyền đạt, giảng dạy những tri thức đạo đức Phật giáo mới tạo điều kiện, cơ sở cho việc hình thành những quan niệm sống tích cực, nhân văn.
Kể từ ngày thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nền giáo dục Phật giáo đã và đang trên đà phát triển cùng với xu hướng hội nhập của đất nước, Phật giáo Việt Nam cũng có những bước phát triển khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó hệ thống giáo dục Phật giáo phát triển phải kể đến như Phật giáo Việt Nam đã có 3 Học viện Phật giáo Bắc tông, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. Hệ thống giáo dục các cấp đang từng bước được hoàn thiện, cả nước có chương trình giáo dục, nội dung giáo dục cũng đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, số lượng tăng ni, cư sĩ tham gia ngày càng đông đảo.
Nhằm đào tạo một thế hệ Tăng ni trẻ có trình độ về Phật học và thế học, chương trình giáo dục và đào tạo Tăng ni luôn được Giáo hội quan tâm đặc biệt. Giáo hội thường xuyên tổ chức các buổi làm việc, trao đổi với các Học viện Phật giáo Việt Nam, các trường Trung cấp Phật học và các lớp Cao đẳng Phật học, để nắm tình hình sinh hoạt tại các điểm trường, hướng dẫn và giải quyết các vấn đề phát sinh; trao đổi, thảo luận việc thực hiện cải cách giáo dục các cấp; tổ chức biên soạn sách giáo trình và các buổi Hội thảo về giáo dục Phật giáo.
Để phát triển, nâng cao hệ thống giáo dục đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, theo đề nghị của Ban thường trực Hội đồng Trị sự, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trung ương Giáo hội mở thí điểm đào tạo thạc sĩ (MA) chuyên ngành Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh. Sau gần 5 năm thực hiện thí điểm, đã có 19 Tăng ni sinh tốt nghiệp MA và 45 Tăng ni sinh đang bảo vệ luận văn tốt nghiệp và đã chiêu sinh khóa II. Ngày 22/8/2017, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị để đánh giá việc đào tạo thí điểm thạc sĩ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của Trung ương Giáo hội, 04 Học viện Phật giáo Việt Nam và các Bộ ngành Trung ương có liên quan. Sau khi thảo luận và đánh giá, các Bộ ban ngành của Chính phủ đã chấp nhận chủ trương cho Giáo hội chính thức đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Phật học tại 04 Học viện Phật giáo Việt Nam. Đây được đánh giá là bước tiến lớn trong Giáo dục Phật giáo bởi nó đánh dấu sự phát triển của giáo dục Phật giáo Việt Nam sánh vai với bạn bè thế giới đồng thời có những bước tiến lớn đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc.1
Trong thời gian 2012 - 2017, đã có 2.460 Tăng ni sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học hệ chính quy; 156 cử nhân Phật học hệ đào tạo từ xa; đang đào tạo 1.655 Tăng ni sinh hệ chính qui; 680 sinh viên hệ đào tạo từ xa ; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer có 30 Tăng sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa II, đang đào tạo khóa III và
- Ngoài ra, các Học viện Phật giáo trong toàn quốc còn liên kết
-
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII,
Hà Nội, 2017, tr. 24,
với các trường mở các lớp Hán Nôm, lớp Sư phạm mầm non, Tôn giáo học để các Tăng ni đủ điều kiện theo học.
Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ Phật học: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: 108 học viên đã và đang chuẩn bị thực hiện đề cương Luận văn thạc sĩ Phật học khóa I (2017 - 2019). 04 học viên đủ điều kiện làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Đã có 59 học viên trúng tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ khóa I Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; 54 thí sinh trúng tuyển khóa II (2018 - 2022) thạc sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình đào tạo cử nhân Phật học: Năm 2018, có 632 Tăng ni sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học; Đang đào tạo: 2.075 Tăng ni sinh; 08 lớp cao đẳng Phật học đã tốt nghiệp và đang đào tạo 679 Tăng ni sinh cao đẳng Phật học; 5.446 Tăng ni sinh hệ trung cấp Phật học; trên 1.500 Tăng ni sinh theo học các lớp sơ cấp Phật học tại các tỉnh, thành.2 Ngoài ra, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh liên kết tổ chức đào tạo cử nhân Sư phạm mầm non khóa I (2015 - 2019), với 66 sinh viên; đào tạo 03 khóa (2015 - 2019; 2017 - 2021; 2018 - 2022) về môn Y học Cổ truyền cơ bản với tổng số 358 Tăng ni theo học.3
Do tính đặc thù của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, chương trình giáo dục đào tạo dành cho Hệ phái đều có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp. Phật giáo Nam tông khmer đã tổ chức các lớp dạy Vini, Pàli Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3; mở lớp dạy Anh văn, tin học cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer. Nhiều chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo học các trường đại học, cao đẳng với các ngành như: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, Chính trị, điêu khắc gỗ và 75 chư Tăng đang du học tại các

![]()
-
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2018 của Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 01/2019.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2018 của Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 01/2019.
nước như Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ. Giáo hội tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện cho 250 Tăng ni sinh toàn quốc du học các nước về chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học và các chuyên ngành khác.
Về công tác giảng dạy và nội dung học tập tại các trường có sự kết hợp hài hòa giữa nội điển và ngoại điển. Thái độ học tập của Tăng ni sinh nghiêm túc, chuyên cần. Nề nếp sinh hoạt của nhà trường cũng như đời sống tu học của Tăng ni sinh luôn được Ban Giám hiệu và Ban Trị sự quan tâm giúp đỡ và nâng cao.4
-
- Giáo dục Phật giáo - xu hướng thế tục đồng hành cùng dân tộc
Ngoài việc đào tạo ra đội ngũ trí thức tôn giáo và các chức sắc cho Phật giáo Việt Nam, giáo dục Phật giáo còn có vai trò rất lớn trong việc phát triển đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của con người, góp phần giảm thiểu các hủ tục trong đời sống xã hội của nhân dân thông qua hoạt động của các chùa, khóa tu, các giờ giảng đạo, chương trình từ thiện... Phật giáo đã đi vào tâm thức của hầu hết người dân Việt Nam, lấy chùa làm nơi tu tập, tìm chốn bình yên cho tâm hồn. Mục đích của Phật giáo không phải chỉ đem lại cho Phật tử cảm giác yên ổn, nơi hiện thế mà xa hơn là đem lại sự an lạc miên viễn. Sự an lạc của tâm hồn chan hòa với một xã hội phồn vinh, thực hiện phương châm tốt đời, đẹp đạo. Đạo Phật còn chỉ ra phương pháp, con đường để đạt tới hạnh phúc, con đường để tạo ra một con người hoàn chỉnh. Thượng tọa Thích Chơn Thiện khi nói về mục tiêu giáo dục Phật giáo cũng có nhận định: “một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh”.5
Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam đã từng bước hiện thực hóa mục đích này bằng con đường xã hội hóa, lý tưởng của Phật

![]()
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII,
Hà Nội, 2017, tr. 24,
- Dẫn theo Minh Chi, Về những dòng tư tưởng cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Một số vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam, tr. 60, Viện Triết học, Hà Nội, 1984.
Pháp là làm cho chúng sinh đều được giác ngộ, tức là đưa đạo Phật vào đời, thực hiện thông điệp cứu khổ của Đức Phật đến với từng cá nhân, từng nhóm người, từng tập thể, tiến đến việc phổ biến cho quảng đại quần chúng.
Đạo Phật truyền đến nước ta vào khoảng những năm đầu công nguyên và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng tôn giáo có sức sống lâu dài và có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa - xã hội ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo đang có xu hướng thế tục hóa, ngày càng có sự thay đổi để thích ứng với điều kiện xã hội mới. Những sinh hoạt Phật giáo theo hướng văn hóa với những giá trị nhân văn đích thực phù hợp với công cuộc đổi mới đã có tác dụng tích cực trong sự phát triển xã hội.
Đạo đức truyền thống Việt Nam thường tập trung vào các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội trong quá trình bảo vệ nền độc lập dân tộc vì thế chuẩn mực về đạo đức và khái niệm thiện - ác có những điểm khác với phương Tây. Lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn với lịch sử dân tộc Việt Nam, vì thế Phật giáo Việt Nam và những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đức và văn hóa quí báu của dân tộc. Trải qua bao bước thăng trầm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn sát cánh với dân tộc, hòa nhập vào dân tộc như nước với sữa đúng như thi sĩ Hồ Dzếnh viết: “Trang sử Phật, đồng thời là trang sử Việt, trải qua bao độ hưng suy, có nguy mà chẳng mất”.
Khi Đức Phật răn dạy: “này các Tỷ kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự dứt khổ”.6 Lời dạy của Đức Phật đều hướng đến mục đích duy nhất là cứu khổ độ sanh. Đức Phật lại khuyên các đệ tử xuất gia: “Hãy tu hành vì hạnh phúc của quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đòi, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”.7 Một lời dạy liên hệ giữa đạo đức và hạnh

![]()
- Kinh Kim Cương, (Người dịch: Thích Duy Lực), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 384,
- Kinh Tương Ưng I, (Người dịch: Thích Minh Châu), trang 128, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 1972.
phúc cho người và cho chính mình. Đối với Đức Phật, một đời sống có đạo đức là một đời sống có hạnh phúc, một đời sống có hạnh phúc là một đời sống có đạo đức.
Nếp sống mà Đức Phật giới thiệu là nếp sống trung đạo, không ham mê dục lạc, không ép xác khổ hạnh. Đó là nếp sống theo năm giới, mười thiện - được các nhà đạo đức học hiện đại đánh giá cao. Nhà nghiên cứu Albert Schweitzer - người Đức đã nhận xét: “Đức Phật đã sáng tạo ra một nền đạo đức nội tâm hoàn thiện nhất, và trong lĩnh vực này, Đức Phật đã nói lên những chân lý đạo đức có giá trị bất hủ, nền đạo đức không phải của riêng đất nước Ấn Độ mà của cả loài người nói chung. Đức Phật là một trong những nhà đạo đức học vĩ đại nhất…”.8
Những quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội - chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội đó là đạo đức. Nếu nhìn nhận từ khía cạnh đạo đức xã hội truyền thống với những khái niệm cơ bản như thiện và ác, thì tôn giáo Phật giáo có nhiều giá trị đạo đức tương đồng và giữa chúng có sự ảnh hưởng, xâm thấu lẫn nhau.9
Trong điều kiện hiện nay, để thích ứng với xã hội, Phật giáo phải tiếp thu nhiều tư tưởng, quy phạm đạo đức để hoàn thiện quy phạm và giới luật của mình. Phật giáo chú trọng nhiều đến đời sống xã hội hiện thực và đời sống kiếp này. Mục tiêu cứu cánh của Phật giáo có thể thành đạt trong chính kiếp sống này.10 Chú trọng đời sống hiện thực, chủ trương “Phật giáo trần gian” nhưng Phật giáo Việt Nam không hề xa rời ý tưởng tôn giáo “Phật pháp là đời sống, đời sống là Phật pháp”.11

![]()
- Thích Minh Châu, Chánh Pháp và hạnh phúc, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr. 208,
- Nehru, Phát hiện Ấn Độ, (Người dịch: Phạm Thúy Ba), tập I, Nxb. Văn học, 1990, tr.
119.
- Naradathela, Đức Phật và Phật Pháp, (Người dịch: Phạm Kim Khánh), Thành hội
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 9.
- Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập II, Chuyên đề Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội,
Lục tổ Huệ Năng nói: “… Phật pháp tại thế gian. Bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ Đề, Kháp như cầu thố giác…” .12
Như vậy, thế tục hóa chính là việc đưa tôn giáo vào đời sống thường ngày, thật sự thể hiện tinh thần gắn bó với cuộc sống con người của các định chế tôn giáo, biến những giáo lý khô cứng hướng đến giải thoát của tôn giáo thành những bài học sống động để có thể áp dụng vào việc xây dựng một xã hội hiền thiện. Với xu hướng thế tục hóa tôn giáo theo quan điểm vừa nêu, ngoài nỗ lực hướng đến một cuộc sống giải thoát dành cho những vị xuất gia đã hoàn toàn từ bỏ cuộc sống thế tục chuyên tâm tu hành, hoạt động Phật giáo còn hướng vào các vấn đề của đời sống xã hội, thể hiện được tinh thần Phật giáo gắn bó với con người và dân tộc, đồng hành cùng đất nước, phát huy được truyền thống yêu nước và tinh thần xây dựng đất nước, tạo được một khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo như: nuôi trẻ mồ côi, cứu trợ người tàn tật, ủng hộ người có hoàn cảnh hiểm nghèo, thực hiện nồi cháo tình thương tại bệnh viện, xây dựng nhà tình thương, tham gia cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt, tham gia các dự án tăng cường khả năng đáp ứng của tôn giáo trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS…; từ đó, khẳng định thái độ “nhập thế” của hạnh nguyện Bồ - tát trong giáo lý nhà Phật.
Nhấn mạnh vai trò của trí tuệ, Phật giáo không ngừng nâng cao trình độ của con người bằng các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, xuất bản kinh sách, tạp chí… Cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo Việt Nam ngày càng gắn bó với đời sống hiện thực bằng nhiều phương thức sinh hoạt và cống hiến cho xã hội trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, Phật giáo luôn tìm thấy chỗ đứng của mình trong lòng dân tộc.

![]()
1998, tr. 106.
- Kinh Pháp bảo đàn, Kệ vô tướng (Người dịch: Thích Thiện Hoa), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Hướng tới thế tục, Phật giáo hết sức chú trọng đến khía cạnh đạo đức xã hội. Trên phương diện đạo đức, Phật pháp là một hệ thống luân lý truyền dạy con đường dẫn đến hạnh phúc, an bình. Tôn giáo này được mệnh danh là con đường chân chính của cuộc sống, một hệ thống đạo đức triết học và một tôn giáo giải thoát và trí tuệ với việc khuyên con người thực hành ba điều chính: Loại bỏ những điều ác; thực hiện các hạnh lành; giữ ý thanh tịnh. Phật giáo ngày càng tỏ ra hấp dẫn đối với không ít bộ phận quần chúng trong xã hội hiện đại. Thế tục hóa của Phật giáo chính là xây dựng nền đạo đức trong xã hội hiện thực để đem lại dấu ấn trong đời sống đạo đức vẫn còn được bảo lưu như một nếp sống, một thói quen suy nghĩ và giao tiếp, hòa nhập vào phạm trù văn hóa dân tộc.
Ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã được quần chúng nhân dân đón nhận một cách nồng nhiệt bởi tư tưởng của Phật giáo rất gần gũi với văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc ta. Cùng với chiều dài lịch sử dân tộc, tư tưởng “Từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn” của nhà Phật đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa của Việt Nam. Trong suốt quá trình tồn tại, đạo Phật đã không ngừng truyền bá các giáo lý và tư tưởng đạo đức của mình. Sự truyền bá đó không chỉ có ảnh hưởng đến các Phật tử, mà còn có ảnh hưởng rộng rãi đến quần chúng nhân dân. Giáo dục Phật giáo là để tạo nên một con người tự do, có đạo đức, có trí tuệ, sống có lý tưởng, suy nghĩ hợp lý, thích ứng được với bối cảnh xã hội, điều này còn có ý nghĩa đặc biệt đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Giáo dục Phật giáo, theo quan điểm của Đức Phật, thể hiện trong Kinh Pháp Cú chương 11 đã chỉ ra 4 nội dung giáo dục cho giới trẻ:
- Giáo dục trí tuệ: Giáo dục trí tuệ giúp cho những người trẻ tuổi luôn luôn biết tư duy và hành động một cách đúng đắn.
- Giáo dục đạo đức: Nhằm giúp cho người trẻ tuổi biết về các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, biết đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
-
- Giáo dục về sức khỏe: Giúp tuổi trẻ hiểu rõ về bản thân và đóng góp của bản thân cho nhân loại.
- Giáo dục thiên hướng nghề nghiệp: Một người trẻ tuổi khi đến tuổi trưởng thành thì phải thông thạo nghề nghiệp để nuôi sống mình và góp phần phụng dưỡng cha mẹ và người thân.13
Giáo dục Phật giáo được hiểu là dạy cho con người biết và hiểu giáo lý Phật giáo. Qua đó, bồi dưỡng, phát triển con người hoàn thiện hơn về mặt trí thức và tâm thức, để trở thành những con người tốt hơn, có phẩm hạnh và có đạo đức, trở thành những người tốt, chân thật, từ bi và biết kính trọng người khác, trở thành những con người có trí tuệ, sống có lý tưởng, suy nghĩ hợp lý, thích ứng được với bối cảnh xã hội. Giáo dục Phật giáo là để phát triển trí tuệ, thấu hiểu bản chất thật sự của các pháp, hiểu được những điều chân thực và có giá trị. Học Phật là đi theo con đường Đức Phật đã dạy để nhận sự chân thật, qua đó loại bỏ những quan điểm sai lầm, trái đạo đức.
Ngày nay, trước những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0 đang đến gần, những biến đổi trong đời sống xã hội… thanh niên Việt Nam cần phải giữ cho mình một bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, nhân ái, biết đoàn kết, yêu thương con người, biết vươn lên làm chủ bản thân. Giáo lý Phật giáo hướng con người hành thiện, nhân ái, bao dung dần đi vào tâm thức con người Việt Nam nói chung, thanh niên Việt Nam nói riêng, góp phần xây dựng cuộc sống phồn vinh, tốt đời đẹp đạo.
Giáo dục Phật giáo với rất nhiều giáo lý khuyên răn con người, xây dựng cho họ lối sống lành mạnh. Phật giáo khuyên con người sống ở đời phải nhớ “Tứ ân” là bốn ơn lớn: ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn quốc gia, ơn Tam bảo. Công lao sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của cha mẹ cả đời mỗi người cũng không thể đền đáp hết. Giáo dục Phật giáo hướng lớp trẻ phải hiếu hạnh, luôn biết cung kính cha mẹ, vâng lời và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, ơn thầy, ơn bạn,

![]()
-
- Thích Nhật Từ (dịch), Kinh Cú Pháp - 423 Lời vàng của Đức Phật, Nxb. Hồng Đức, 2018.
vì đó là những người đem đến cho ta những tri thức để ta trưởng thành, khôn lớn, có đạo đức. Ơn Tổ quốc, vì nhờ đó ta có được cuộc sống bình an. Ơn Tam bảo, là ơn Đức Phật đã xây dựng nên một học thuyết đạo đức. Những điều Giới luật trên đã góp phần hướng quảng đại quần chúng nói chung, thanh niên nói riêng sống vì lòng từ bi, bình đẳng, luôn tu dưỡng rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách bản thân.
Có thể nói, quan niệm về từ bi hỷ xả và làm việc thiện là một trong những quan niệm giá trị nhất của Phật giáo không chỉ giúp con người sống cuộc đời đạo đức, lành mạnh mà còn giúp ngăn ngừa và vượt qua các tệ nạn xã hội, đồng thời nó kích thích con người yêu thương lẫn nhau và làm nhiều việc thiện. Nghiêm túc thực hành các điều hướng thiện như trong kinh Phật răn dạy thì chúng ta sẽ xây dựng được một cộng đồng chia sẻ, đùm bọc nhau trong tình thân ái. Vì thế, Hồ Chủ tịch đã nhận xét: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. 14
Bên cạnh đó, Phật giáo còn góp phần rèn luyện lối sống kham nhẫn. Đó là những hình thức tu tập kiên nhẫn, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để lòng được thanh cao, tâm hồn được giải thoát. Để đạt được điều đó người tu hành phải kiên nhẫn thực hành Giới
- Định - Tuệ. Giới là giới luật mà tín đồ phải tuân theo nhằm không phạm phải lỗi lầm về tư tưởng, lời nói và hành động; Định là thiền định bài trừ tạp niệm; Tuệ là trí tuệ, bài trừ dục vọng, bao gồm văn tuệ (học hành mà có được), tư tuệ (suy nghĩ mà có tuệ), tu tuệ (thực hành mà có tuệ). Muốn đạt được Tam học của Phật giáo, tín đồ Phật tử phải có lối sống kiên nhẫn, chịu đựng, khắc kỷ. Giáo sư Lương Ninh15 đã nhắc đến mặt tích cực này của Phật giáo khi đề cập đến tính cách của người Nhật: “Người Nhật rất thực tế. Họ từng có Nho học, theo Nho giáo không độc tôn mà lưu giữ như một yếu tố có tác dụng giáo dục ý thức bổn phận và sự ứng xử hợp lý, đồng thời

![]()
-
- Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (tập 4), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1958, tr.39.
- Lương Ninh (2009), Một con đường sử học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
duy trì yếu tố Thần đạo để giáo dục ý thức phục tùng, võ sĩ đạo để rèn luyện bản thân, tinh thần tự trọng và đề cao Phật giáo để giáo dục tinh thần nhẫn nại, khắc kỷ”. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có không ít người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, có lối sống liều lĩnh, bất chấp tất cả, thiếu kiên nhẫn, ít có khả năng chịu đựng, gặp thất bại dễ buông xuôi… thì lối sống khiêm cung, nhẫn nại của Phật giáo càng có ý nghĩa giáo dục tính cách lối sống cho bộ phận này.
Ngoài ra, hệ thống Giới luật chặt chẽ, phong phú với nội dung được thể hiện chủ yếu trong Ngũ giới, Giới luật Phật giáo vừa chỉ ra con đường tu tập để thoát khỏi mọi khổ đau trên thế gian này, vừa chỉ ra những lời khuyên răn, khuôn khổ của hành động, phạm vi đạo đức và con đường tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người. Bằng tinh thần tự giác, tự nguyện giữ gìn Giới luật, trước những biến động của đời sống, thanh niên Việt Nam sẽ có được lối sống lành mạnh, nhân văn, an lạc.
Phật giáo khuyên con người giữ Ngũ giới, nếu bất cứ ai thực hành các chỉ dẫn này sẽ gặt hái được ích lợi. Thực hành Ngũ giới, lớp trẻ sẽ hạn chế sát sinh, có ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sống, sự sống của muôn loài, trong đó có con người, con vật, thực vật... Tôn trọng và bảo vệ đời sống của mọi loài là động lực hữu ích nhất và thiết thực nhất để tôn trọng và bảo vệ đời sống của chính bản thân.
Giữ giới không trộm cắp là không tàng trữ những của cải phi pháp, không buôn lậu, không tham nhũng, không khai khác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, giới trẻ dưỡng mình phải sống trung thực, sống lương thiện, sống vị tha, sống đạo đức, không tham sân si, sống biết đủ với của cải của mình tạo ra, không xâm phạm tài sản của người.
Giữ được giới không tà dâm cuộc sống sẽ luôn bình thản, không sợ tình cảm gia đình sứt mẻ, không sợ xã hội chê bai, thăng tiến trên đường đời, đường đạo. Dù là Phật tử hay không phải Phật tử, nếu giữ được giới này thì bản thân luôn được an lành, gia đình an lạc, đoàn kết, hòa hợp, không bị tan vỡ.
Không nói dối sẽ giữ được niềm tin ở tất cả mọi nơi, nó đem lại hòa bình, hòa hợp, đoàn kết cho mọi người.
Giới không uống rượu là bởi các thứ ấy dễ khiến cho con người ta mất minh mẫn, hành động và lời nói thường dẫn đến những điều sai trái, không kiểm soát được. Việc giữ gìn giới không uống rượu và các chất kích thích khác là để bảo vệ an ninh trật tự và hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Một đời sống có đạo đức là một đời sống hạnh phúc. Đạo đức mà tôn gáo này hướng tới là nền đạo đức dựa trên sự hiểu biết, đây cũng là phương tiện để con người tự nguyện hành trì giới luật. Người hiểu biết “có khả năng đâm thủng được vô minh để cuối cùng được giải thoát”.16 Trong sự giải thoát trí khởi nên biết rằng “ta đã giải thoát”. Người ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm. Sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.17 Sự hiểu biết tạo thêm sức mạnh cần thiết để con người làm chủ được bản thân, làm chủ được hoàn cảnh, “tự mình là ngọn đèn cho chính mình”; “hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa gì khác”.18
Thuở xa xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã rời bỏ hoàng cung, từ chối giàu sang và quyền lực vào ở ẩn trong núi Tuyết Sơn để tu tập thiền định. Qua thực tế tu hành, Tất Đạt Đa hiểu ra rằng, từ cuộc sống giàu sang tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh ép xác đều đi chệch khỏi con đường đúng đắn. Con đường đúng đắn là con đường tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý, con đường dẫn tới yên tĩnh và sự bừng sáng của tâm hồn trí tuệ, đó là con đường đạt được cuộc sống hạnh phúc của quảng đại quần chúng nhân dân. Điều này được hiểu rộng ra là: tốt đời đẹp đạo luôn là biểu hiện bên trong và bên ngoài của lối sống tích cực, an lành, là mối quan hệ hữu cơ trong đời sống xã hội của

![]()
-
- Thích Minh Châu, Chánh Pháp và hạnh phúc, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr. 57.
- Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung I, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 1972, tr. 279.
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, (Người dịch: Thích Trí Tịnh), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
đồng bào có đạo và cả đồng bào không có đạo, sự đồng thuận trong suy nghĩ của Phật tử và các tầng lớp nhân dân với đạo đức Phật giáo nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh.19
- KẾT LUẬN
Là một trong những thành tố tạo nên văn hóa dân tộc trong suốt hàng nghìn năm, Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo; tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo phù hợp với lối sống cởi mởi của dân tộc; lòng từ bi, bác ái góp phần xây dựng nhân cách, tạo nên lối sống hòa đồng giữa người với người; tinh thần hỷ xả, cứu khổ cứu nạn góp phần cứu giúp những người hoạn nạn, giữ vững tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc, triết lý vô thường vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ… Phật giáo là một tôn giáo không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng giữ gìn môi trường tự nhiên cân bằng sinh thái. Đó là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững xã hội nước ta trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Vì thế, giáo dục Phật giáo là một công việc cần thiết phải làm thường xuyên, có hệ thống và rộng khắp cho nhiều đối tượng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, đáng tiếc là đã có không ít nhận thức lệch lạc trong việc thế tục hóa tôn giáo, dẫn đến việc gắn đời sống tu hành với thái độ thực dụng, với tinh thần thụ hưởng của nền kinh tế thị trường và xã hội tiêu thụ, chạy theo các giá trị vật chất… Hướng tới thế tục là một xu hướng của Phật giáo, tuy nhiên, do sự suy thoái của một bộ phận Tăng ni trong một thời gian dài mà ở một số nơi, sinh hoạt tín ngưỡng trở nên thần bí, xa rời những giáo lý khai minh, từ bi của nhà Phật. Chùa chiền như một ốc đảo để ẩn náu, an tâm cho những ai mệt mỏi khiếp sợ trước các chấn động của cá nhân hoặc thời đại. Phật dạy: “Dù tụng nhiều kinh mà buông lung không

![]()
-
- Dẫn theo Ngô Hữu Thảo, Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr. 164.
thực hành thì chẳng hưởng được phần lợi ích của Sa môn, khác nào kẻ chăn bò thuê lo đếm bò cho người”.20
Vì vậy, hơn bao giờ hết, giáo dục Phật giáo cần quan tâm đến một số vấn đề trọng tâm sau để đưa Phật pháp gần hơn, thiết thực hơn với đời sống xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện nay:
Đưa nếp sống đạo và giáo dục Phật giáo hòa vào đời sống xã hội, các Tăng ni Phật tử cần nhập thế hơn nữa, nâng cao tinh thần bác ái, cứu khổ cứu nạn của người tu sĩ đối với cộng đồng. Từ những hoạt động đó giáo lý Phật giáo góp phần xây dựng nhân cách, lối sống đạo đức lành mạnh, an lạc cho mọi người.
Các hoạt động từ thiện của Phật giáo cũng cần phải đẩy mạnh, thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hóa được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, tránh xa tội ác, bỏ qua lối sống vô cảm, lạnh lùng để quan tâm đến con người và xã hội.
Sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần chủ yếu từ các nhà sư có nhân cách đạo đức, thanh tao thực hiện. Chính nhân cách của họ đã cảm hóa con người, họ được xem như những nhà mô phạm có tâm hồn cao đẹp, những vị thầy tâm linh có khả năng hướng dẫn con người xa rời tội lỗi. Vì vậy, các Tăng ni Phật tử phải thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân. Đó là điều kiện quan trọng để Phật giáo truyền bá sâu rộng và tồn tại lâu bền cùng với dân tộc, góp phần xây dựng những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam hiện nay.
Chú trọng phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch thiện nguyện để cảnh chùa, tính cách, lối sống của Phật tử, các hoạt động Phật sự thu hút đông đảo du khách. Bản thân vẻ đẹp, sự trang ng- hiêm, thanh tịnh của ngôi chùa, khu vườn chùa, lối sống từ bi hỷ xả của các Tăng ni, Phật tử là nội dung thông điệp giáo dục Phật giáo gửi đến công chúng thông qua du khách.

![]()
-
- Kinh Tứ Thập Nhị Chương, (Người dịch: Thích Hoàn Quan), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
Đổi mới chương trình đào tạo ở các học viện Phật học cũng là một nội dung cần chú trọng. Nên chăng bổ sung một số môn học mới để phù hợp với sự biến đổi Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tăng ni Phật tử không chỉ học triết học, giáo lý lễ nghi Phật giáo, lịch sử văn học Phật giáo mà còn phải học các môn học có nội dung Phật giáo trong môi trường đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Phật giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Phật giáo với các gia đình Phật tử và chương trình đào tạo không chỉ bó hẹp trong học viện, chốn chùa chiền mà còn phải mở rộng ra ngoài xã hội bằng các chương trình ngoại khóa, thực tế, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án với những đề tài gắn Phật giáo với đời, lấy Phật giáo giải quyết những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong xã hội nước ta.
Tóm lại, mặc dầu trong sự nghiệp giáo dục con người, triết lý từ bi, vô vi xuất thế, lấy bình yên làm cứu cánh đã làm bớt đi tham vọng, sống nhẫn nhịn, an phận thủ thường… ít nhiều còn mang yếu tố hạn chế, nhưng nổi bật hơn cả là yếu tố tích cực trong giáo dục Phật giáo, đưa con người đến với đức tin, hướng thiện, góp phần duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp và nếp sống đạo đức trong sáng của dân tộc. Giáo dục Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Ngày nay, toàn cầu hóa đã làm biến đổi toàn bộ đời sống xã hội. Nhưng cũng vì thế mà những mâu thuẫn nội tại trong nhận thức của con người ngày một tăng mà không thể giải quyết hết bằng khoa học hiện đại. Trong miền sâu thẳm của nhận thức, con người vẫn còn những khoảng trống chưa lý giải được. Giáo dục Phật giáo là giáo hóa con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, coi trọng thiên nhiên, nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo”.
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã thích ứng với hoàn cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, trở thành một cái gì đó rất gần gũi, thân thương với dân tộc Việt, với con người Việt, đúng như một nhà thơ đã ca ngợi: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Nếp sống và nhịp sống của người dân Việt Nam từ xa xưa đã quyện chặt với nếp sống của nhà chùa, của Phật giáo. Và chất siêu tục toát lên từ nếp sống đó hẳn đã giúp cho người dân Việt, khi cần, có thể vượt lên trên những cái tầm thường của đời sống thế tục như danh vọng, hơn thua… để hướng tới những giá trị đạo đức và tâm linh cao cả.
***
Tài liệu tham khảo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội, 2017.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2018 của Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 01/2019.
Minh Chi, Về những dòng tư tưởng cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Một số vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội, 1984.
Thích Minh Châu, Chánh Pháp và hạnh phúc, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1996.
Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung I, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 1972.
Nehru, Phát hiện Ấn Độ, (Người dịch: Phạm Thúy Ba), tập I, Nxb.
Văn học, 1990.
Naradathela, Đức Phật và Phật Pháp, (Người dịch: Phạm Kim Khánh), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (tập 4), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1958.
Lương Ninh (2009), Một con đường sử học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, (Người dịch: Thích Trí Tịnh), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
Kinh Pháp bảo đàn, Kệ vô tướng (Người dịch: Thích Thiện Hoa), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập II, Chuyên đề Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
Dẫn theo Ngô Hữu Thảo, Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương, (Người dịch: Thích Hoàn Quan), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Văn hóa tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.