GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VƯƠNG QUỐC ANH THỜI HIỆN ĐẠI
NCS. ĐĐ. Thích Đồng Tâm*
SƠ LƯỢC PHẬT GIÁO TẠI ANH
Phật giáo là một tôn giáo được du nhập gần đây tại Vương quốc Anh nhưng ảnh hưởng của Phật giáo lên đời sống tinh thần người dân thực sự bắt nguồn từ đầu thập niên thế kỷ XX. Theo số liệu điều tra dân số, năm 2011 có hơn 200 ngàn tín đồ tuyên bố chính thức theo Phật giáo trong đó 34% dân số sống tập trung ở thủ đô London1. Từ những giai đoạn bắt đầu, có vài sự kiện Phật giáo đáng kể thành công trong việc giới thiệu và quảng bá tôn giáo cũng như đời sống tăng đoàn, truyền thống tu tập tâm linh đến với dân Anh như việc thành lập tổ chức Hiệp hội Phật giáo London (London’s Buddhist Society), Phật tự London của Phật giáo Theravada (London Buddhist Vihara of Theravada), sáng lập tổchức Maha Bodhi Society, v.v... Sự ảnh hưởng truyền bá Phật giáo ban đầu vào Anh từ các quốc gia Phật giáo Nam tông như Myanmar, Thái Lan và Sri Lanka cuối cùng dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội Pali Text Society (PTS) ở Anh. Ngài Edwin Arnold đã biên soạn những bài thơ bất hủ, tổ chức Ánh sáng Á Châu (The Light of Asia) miêu tả cuộc đời của Đức Phật năm

![]()
*. Giảng viên Khoa Phật học, Đại học SIBA, Tích Lan.
1. Số liệu thống kê từ https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism_in_England
1879 trở thành tác phẩm kinh điển được đón nhận và tiếp tục in tái bản cho tới ngày nay.
Vào thời điểm này, mặc dù sách Phật giáo được in với số lượng rất hạn chế nhưng cũng đủ khơi gợi lên cảm hứng tu học theo Phật giáo ở nhiều người. Nhiều người dân Anh lên đường đi du lịch ở các quốc gia Phật giáo như Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện để học về Phật giáo. Một trong số đó là Allan Bennet đến Sri Lanka xuất gia và trở thành Tỳ-kheo theo truyền thống Theravada đầu tiên của Anh quốc với pháp danh là Ananda Metteyya. Sự kiện này tiếp tục trong nhiều năm và những vị tỳ-kheo này trở về Anh giới thiệu truyền thống Dhammakaya tại Anh năm 1954 theo bởi hiệp hội English Sangha Trust năm 1955 và khuyến khích nhiều tu sĩ gốc Á đến sống ở Anh. Nhiều hiệp hội Phật giáo danh tiếng và các phong trào Phật giáo ở Anh được đẩy mạnh phát triển nhanh chóng. Vì thế mà nhiều người tìm về phương Đông tu học, nghiên cứu Phật giáo và đặc biệt nhiều vị Lama Tây Tạng tị nạn đã tạo ra ảnh hưởng và làm đa dạng hóa cộng đồng Phật giáo tại Anh. Cuộc đàn áp Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc đã khiến hàng nghìn người Tây Tạng cùng Đức Dalai Lama trốn chạy khỏi nơi này năm 1959. Sự kiện này mang các vị lama (tu sĩ Phật giáo Tây Tạng) đến phương Tây, làm gia tăng ngày càng nhanh chóng số lượng tu sĩ và Phật tử tại Anh trong việc giới thiệu một hệ thống triết học Phật giáo mới góp phần định hình nhiều nhóm Phật giáo một cách sâu sắc.
Phật giáo tại Anh khác biệt như thế nào so với Phật giáo tại các nước Á Đông? Điểm khác biệt chính có lẽ là văn hóa. Nhiều ngôi chùa, tu viện Phật giáo tại Anh đa phần mô phỏng các công trình Phật giáo ở phương Đông. Ví dụ ngôi chùa Wat Buddhapadipa ở Wimbledon, London có rất ít sự khác biệt với những ngôi chùa tại Thái Lan. Không giống với các vị tu sĩ Phật giáo Nam tông từ Đông Nam Á có thể đi khất thực trên đường phố, trong khi ở Anh điều này sẽ khiến người đi đường ngạc nhiên, thắc mắc. Ở phương Đông, Phật tử dâng cúng thức ăn đặt vào bát của quý sư thì ở Anh, thức ăn được mang tới chùa bởi người hiến cúng hoặc nấu ở một góc nào
đó trong chùa. Dù truyền thống Phật giáo ở Anh có khác, tuy nhiên giáo lý Phật giáo vẫn duy trì đức tin theo truyền thống nguyên thủy ban đầu. Có thể nói rằng, cốt tủy của Phật giáo vẫn được lưu truyền trong tu tập, giáo lý ở Anh vẫn giống với truyền thống phương Đông, chút khác biệt về văn hóa là không quan trọng.
Việc cải đạo khá phổ biến ở Anh. Nhiều Phật tử thừa nhận rằng họ cải đạo, từ bỏ tôn giáo từ lúc sinh ra và theo Phật giáo, số khác không từ bỏ mà vẫn giữ đức tin tôn giáo truyền thống của mình nhưng cùng thực tập chung với Phật giáo. Phật giáo không bắt buộc cam kết độc tôn, loại trừ các hệ thống đức tin khác. Có nhiều người vẫn sống hòa hợp một cách an lạc hạnh phúc nhiều hơn một tôn giáo ví dụ có nhiều người phương Tây theo Do Thái – Chúa ( Judeo
- Christian) vẫn tu tập bổ sung thiền Phật giáo.
Các trung tâm Phật giáo khắp nơi trên thế giới khá đa dạng và phong phú, đặc biệt phát triển hơn 25 thế kỷ trong các nền văn hóa khác nhau vì thế chùa, tu viện, các trung tâm Phật giáo cũng được thành lập ở Anh hơn cả trăm năm. Các trung tâm Phật giáo này có nguồn gốc từ Sri Lanka, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và Tây Tạng. Một vài trung tâm được thành lập một cách đặc biệt dành riêng cho các cộng đồng sắc tộc nhất định dù các trung tâm này mở cửa cho tất cả mọi người đến chiêm bái và tu tập. Vị Tăng hoặc Ni trụ trì đảm nhiệm nghi lễ xướng tụng hàng ngày, sinh hoạt tâm linh và giảng dạy pháp thoại, ban phước cũng như các nghi lễ khác cho Phật tử tại gia. Trong khi đó, một số trung tâm Phật giáo kết hợp nét sinh hoạt truyền thống Phật giáo với văn hóa Tây phương. Người Tây phương được thọ giới ở Nhật hoặc Thái Lan rồi trở về phương Tây hành đạo, lập nên các tu viện đào tạo ở Anh, kế thừa truyền thống gốc và có những điều chỉnh về mặt văn hóa cho phù hợp. Tụng kinh mở rộng bằng tiếng Anh, bình đẳng giới được chú trọng nhiều hơn tại Anh. Trong khi những cộng đồng Phật giáo khác ở Anh chú trọng nhiều hơn về tu thiền, họ ít tụng niệm, lễ lạy hay bố trí nhiều tượng Phật mà chủ yếu nghiên cứu kinh điển và tập trung vào những kỹ thuật
thiền tập căn bản và thực tập chánh niệm, sự tỉnh thức trong đời sống hằng ngày.
Ngược lại với những nhóm này, một số tổ chức tạo nền tảng cho các trường nghiên cứu Phật học trên toàn thế giới. Họ không nhằm vào việc thích nghi hay điều chỉnh việc gì, điều mà họ hướng tới là mở ra một hướng phát triển căn bản cho sự định hình nền Phật giáo của Anh.
Một số trung tâm Phật giáo ở Anh tiêu biểu như sau:
-
- Amaravati Buddhist Monastery, Hertfordshire. Đây là một nhóm các tu viện được thành lập năm 1979 bởi ngày Ajahn Sumedho, một tu sĩ người Mỹ theo truyền thống Nam tông của truyền thống tu trong rừng ở Thái. Có cả Tăng và Ni tu ở đây, thường xuyên tổ chức các khóa tu cho cư sĩ, tại đây có một thư viện mở cửa cho du khách đến dự các buổi pháp thoại và tu tập cá nhân.
- The Buddhist Society, London. Đây là một trong những tổ chức Phật giáo ở Anh được thành lập năm 1924 bởi ngài Christmas Humphreys, QC. Trung tâm thường mở các buổi pháp thoại và lớp học cho tất cả các truyền thống Phật giáo, trung tâm có thư viện phục vụ bạn đọc.
- Jamyang Buddhist Centre, London là một tổ chức Tây Tạng theo truyền thống Gelugpa hoạt động dưới sự điều hành của ngài Geshe Tashi Tsering, thường tổ chức các khóa học và tu tập cho mọi cấp độ.
- Kagyu Samye Ling Tibetan Centre, Dumfriesshire. Trung tâm thành lập năm 1967 bởi hai nhà sư trụ trì người Tây Tạng dưới sự hướng dẫn của TS. Akong Tulku Rinpoche và ngài Lama Yeshe Losal. Tu viện tổ chức các khóa học Phật học về mọi chủ đề.
- Throssel Hole Buddhist Abbey, Northumberland. Một tu viện chuyên về đào tạo được thành lập bởi nhà sư Nhật Bản theo truyền thống thiền Soto Zen, thành lập năm 1972 bởi một
người phụ nữ người Anh, cố ni trưởng Jiyu-Kennett, hiện tại hoạt động dưới sự điều hành của Đại đức Daishin Morgan mở cửa cho cư sĩ Phật tử.
- Wat Buddhapadipa Temple, Wimbledon, London là ngôi chùa Phậtgiáođầutiên ở Vương quốc Anh thành lập nhằm mục đích truyền bá giáo lý và thực hành Phật pháp tại châu Âu.
- PTS (PALI TEXT SOCIETY) VÀ CÔNG TRÌNH DỊCH THUẬT NGHIÊN CỨU KINH TẠNG PALI CỦA THẾ GIỚI
Hiệp hội được thành lập năm 1881 bởi ngài T.W. Rhys Davids nhằm mục đích “nuôi dưỡng và quảng bá nghiên cứu kinh điển Pali”. Hiệp hội này đã trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Pali lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới, xuất bản kinh điển Pali bằng chữ La-tinh, dịch thuật sang tiếng Anh các tác phẩm bao gồm từ điển, sách dẫn mục lục, sách cho sinh viên chuyên ngành Pali và tạp chí chuyên ngành. Hầu hết các bản kinh cổ điển và chú giải được biên tập lại và nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Anh. Hiệp hội hướng đến việc giữ hầu hết các xuất bản ở dạng sách in và mỗi năm ít nhất in và xuất bản hai quyển sách mới cùng một volume tạp chí của hội mỗi năm.
Hiệp hội PTS hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận và dựa vào bán các xuất bản cho các thành viên đăng ký cùng sự bảo trợ của các mạnh thường quân. Bên cạnh hoạt động xuất bản, hiệp hội còn trao học bổng nghiên cứu cho những ai nghiên cứu trên lĩnh vực Pali tại nhiều nước trên thế giới. Hiệp hội còn hỗ trợ cho dự án Fragile Palm Leaves Project chuyên bảo tồn và nhận dạng các bản kinh văn chép tay tại vùng Đông Nam Á. Trụ sở của hội đặt tại Old Market Studios, 68 Old Market Street, Bristol, BS2 0EJ, U.K.
Các sách xuất bản của PTS bao gồm:
-
- Kinh tạng Pali bản dịch tiếng Anh, trọn bộ 33 quyển sách bao gồm:
The Book of Analysis
The Book of Discipline 6 Volumes Set
Buddhist Manual of Psychological Ethics Conditional Relations 2 Volumes Set Connected Discourses 2 Volumes Set Designation of Human Types
Discourse on Elements
Dialogues of the Buddha 3 Volumes Set Elder’s Verses 2 Volumes Set
Group of Discourses, 2nd Edition
Jātaka or Stories of the Buddha’s former Births 3 Volumes Set Middle Length Discourses of the Buddha
Minor Anthologies, Vol. III
Minor Readings and the Illustrator of the Ultimate Meaning Numerical Discourses of the Buddha
The Path of Discrimination Peta Stories
Points of Controversy
The Udāna and The Itivuttaka Vimāna Stories
Word of the Doctrine
-
- Bộ kinh tạng Pali bằng tiếng Pāli (Tipiṭaka), bộ 56 quyển bao gồm:
Aṅguttara-nikāya bộ 6 quyển Apadāna (2 quyển trong 1 bộ) Buddhavamsa và Cariyāpiṭaka
Dhammapada (von Hinueber & Norman, biên tập) Dhammasaṅgaṇī
Dhātukathā với chú giải Dīgha-nikāya bộ 3 quyển Itivuttaka
Jātaka với chú giải bộ 7 quyển Kathāvatthu bộ 2 quyển với mục lục Khuddakapāṭha với chú giải Majjhima-nikāya bộ 4 quyển
Niddesa bộ 3 quyển (Mahāniddesa, Cullaniddesa, mục lục) Paṭisambhidāmagga (2 quyển trong 1 bộ)
Paṭṭhāna bộ 2 quyển (Dukapaṭṭhāna, Tikapaṭṭhāna với chú giải) Puggalapaññatti & Chú giải (2 quyển trong 1 bộ) Saṃyutta-nikāya bộ 6 quyển
Suttanipāta
Theragāthā / Therīgāthā Udāna
Vibhaṅga
Vimānavatthu và Petavatthu
Vinaya-piṭaka bộ 6 quyển với mục lục Yamaka bộ 2 quyển
Ngoài ra còn hàng trăm xuất bản như sách dịch, sách tham khảo, tác phẩm phụ, tạp chí chuyên đề PTS và sách bìa giấy mềm.
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PHẬT HỌC TẠI ANH VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẬT HỌC NỔI TIẾNG TẠI VƯƠNG QUỐC ANH
Thông thường ở Việt Nam có quan điểm cho rằng tại Âu Mỹ có rất ít trường đào tạo Phật học và dẫu có cũng không đạt chất lượng cao và không chuyên sâu. Tuy vậy, nếu khám phá số lượng trường, trung tâm, viện nghiên cứu, trường đào tạo Phật học chắc chắn chúng ta sẽ choáng ngợp trước sự đa dạng và quy mô về lĩnh vực nghiên cứu của các trường đào tạo Phật học tại Vương quốc Anh. Tác giả xin giới thiệu danh mục các viện hàn lâm của Anh và trường đại học, trung tâm nghiên cứu Phật học, chuyên ngành gần Phật học hệ cử nhân và thạc sĩ cùng module môn học của chuyên ngành Phật học (bao gồm các module có nội dung Phật giáo quan trọng).
Sinh viên tham dự khóa học yêu cầu học cổ ngữ Pali, Phạn, Tạng để đọc các kinh điển gốc. Ngoài các module chính, sinh viên có thể lựa chọn các module mà mình quan tâm yêu thích thuộc các chuyên ngành khác. Cán bộ học thuật, giảng viên là những chuyên gia đầu ngành hoặc có liên quan với nghiên cứu tiến sĩ chuyên ngành Phật học được chào đón và tạo cơ hội làm việc.
-
- University of Aberdeen – trường đại học chuyên về Thần học, Lịch sử và Triết học.
Cử nhân chuyên ngành Tôn giáo: các môn học như Introduc- tion to Asian Religions; Buddhist Philosophy; Mahayana Ethics; Making Sacred Landscapes; MLitt Religious Studies; Readings in Buddhism, Confucianism, and Daoism. Chương trình Tiến sĩ 4 năm đáp ứng yêu cầu về giảng dạy tiếng Newari, Nepali, Sanskrit hoặc Tibetan.
ii. School of Social Science
Nghiên cứu: Nhân chủng học của các khu vực nói tiếng Tây Tạng và Tây Tạng và đặc biệt là đời sống tôn giáo (bao gồm các mối quan hệ giữa nghi lễ của tu viện Phật giáo Tây Tạng và nhà nước); những cách thức của các nhà dân tộc học hiện đại tại các khu vực Tây Tạng, chuyên gia văn bản và các học giả bản địa để nghiên cứu nhân học lịch sử của khu vực.
iii. School of Education
Khoa học quản trị bằng Chánh niệm, chương trình đào tạo đặc biệt do các giảng viên
Kagyu Samye Ling Tibetan Buddhist Monastery đảm trách.
- Bath Spa University
Tham khảo tại website www.bathspa.ac.uk Ngành: Công nghiệp Văn hóa và Nhân văn Khoa: Nhân văn
Bộ môn: Tôn giáo, Triết học và Đạo Đức học.
- Chương trình cử nhân với các chuyên đề Phật học:
1. Religions, Philosophies and Ethics (Specialized Award) (Single hons) |
2. Study of Religions (Major/Joint/Minor) |
3. Philosophy and Ethics (Major/Joint/Minor) |
Ba chương trình thiết kế với sự kết hợp các module khác. Sau đây là các module dành riêng cho Phật học tại thời điểm hiện tại:
SR5001-20 Buddhism: Historical and Doctrinal Developments |
|
SR6025-20 Buddhism in Practice |
|
Modules with a substantial Buddhist content |
|
SR/PE5000-40 Darshana, Dharma and Dao (Indian and Chinese philosophies) |
|
SR6006-20 Religion, Culture and Society in Japan |
|
Module các khía cạnh Phật học như một tôn giáo hay triết học:
PE/SR4003 Global Religions and Philosophies |
|
PE5003-20 Ethics, Religion and Humanism: Contemporary Moral Dilemmas |
|
SR/PE5009-20 Philosophy, Religions and the Environment |
|
SR5000 or SR6001-40 Studying Religions in the Contemporary World |
|
PE/SR6014-20 Religion, Philosophy and Gender |
|
SR/ED6077-20 Without Fear or Favour: National and International Perspectives on Religion, Culture and Education – includes teaching Buddhism at school level. |
|
Nghiên cứu sinh tiến sĩ trong các lĩnh vực Phật học, đặc biệt là Phật giáo Theravada, Đạo đức học Phật giáo (quan tâm đặc biệt tới hòa bình và chiến tranh), Phật giáo trong Giáo dục.
- University of Bristol
Khoa Tư tưởng và Tôn giáo
Cử nhân ngành nghiên cứu Tư tưởng và Tôn giáo:
Living Religions |
Indian Religious and Cultural Traditions |
The Buddhist Path to Awakening |
3000 Years of Chinese Religion |
Zen Buddhism |
Buddhist Psychology and Mental Health |
Theravada Buddhist Practice in Asia |
Yoga and Meditation |
Mahayana Buddhism |
Sanskrit |
Classical Chinese |
Thạc sĩ Phật học:
Buddhism: The Foundations
|
Buddhism: The Mahayana Tradition
|

![]()
The Practice of Theravada Buddhism in Asia |
Buddhist Psychology and Mental Health |
Yoga and Meditation |
Aspects of Chinese Buddhism |
Zen Buddhism |
Sanskrit |
Classical Chinese |
Buddhist Sanskrit and Pali |
VI. Cambridge University
Phòng nghiên cứu Mông Cổ và Châu Á, Khoa Khảo cổ và Nhân học.
Điều hành bởi TS. Hildegard Diemberger, Senior Associate in Research
Nghiên cứu: Lĩnh vực văn hóa Tây Tạng và giao thoa Tây Tạng-Mông Cổ; tác động của chính quyền địa phương và đối phó tác động lên sự thay đổi căn bản đối với các cộng đồng truyền thống; nghiên cứu cảnh quan, không gian và thời gian; lịch sử và ký ức về địa phương; thay đổi quan niệm về quyền lực và quan hệ họ hàng; các cuộc tranh luận về sự kế thừa tiếp nối, truyền thống và hiện đại.
- Canterbury Christ Church University
Chương trình cử nhân: tham khảo tại http://www.canterbury. ac.uk/arts-humanities/theology-and-religious-studies/Under- graduateProgrammes/Home.aspx
Chương trình sau đại học: tham khảo tại: http://www.canter- bury.ac.uk/arts-humanities/theology-and-religious-studies/Post- graduateStudy.aspx
Khoa nghiên cứu Tư tưởng và Tôn giáo học (Department of Theology and Religious Studies)
Cử nhân tôn giáo học (BA in Religious Studies)/ Cử nhân Tư tưởng và Tôn giáo học (BA in Theology and Religious Studies)
World Religions (Yr1 core module) |
|
Text and Context in the Study of Religions (Yr1 core module) |
|
Indian Traditions (Yr2 core module) |
|
Ethics in World Religions (Yr2 option) |
|
Understanding Asian Philosophy (Yr2 option) |
|
Tibetan Buddhism (Yr3 option) |
|
Modern Critiques of Religion (Yr3 option) |
|
Individual Study (Yr3 compulsory for single honours) |
|
Chương trình Thạc sĩ 2 năm và Tiến sĩ 3-5 năm.
- Cardiff University
Khoa nghiên cứu Tư tưởng và Tôn giáo học Cử nhân Tư tưởng và Tôn giáo học:
Introduction to Sanskrit (not running 2014-15) |
Introduction to Pali (not running 2014-15) |
The Life of the Buddha |
Buddhism – The First Thousand Years |
Buddhist Sanskrit Texts |
|
Year 2/3, available on a biennial rotational basis: |
Buddhism: Its Essence and Development (focusing on early Buddhism, Theravada) |
|
Foundations of Mahāyāna Buddhism (exploring the diversity of Mahāyāna traditions but with an emphasis on understanding its Indian roots) |
|
Indian Philosophy of Religion (half of course on Abhidharma, Madhyamaka and Yogācāra philosophy and their engagement with Brahmanical Philosophies) |
|
Supervision of dissertations in Buddhist Studies |
- . Kings College, London
Khoa Tư tưởng và Tôn giáo học: nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy; Ngôn ngữ và văn học tiếng Phạn và tiếng Pali, bao gồm văn học hỗn hợp tiếng bản địa và tiếng Pali; Truyền thống tu tập Phật giáo của Sri Lanka và Đông Nam Á; Phật giáo ứng dụng; Khoa học Lịch sử trong bối cảnh Phật giáo.
- University of Lancaster
Khoa Chính trị, Triết học và Tôn giáo Cử nhân Tôn giáo học:
Year 1: World Religions: Introduction to Buddhism |
|
Year 1: Ethics, Philosophy and Religion in Asia |
|
Year 2: Buddhism and Modernity in Asian Societies |
|
Year 3: Politics and Ethics in Indian Philosophy (explores the concept of dharma in inscriptions of Ashoka, Buddhist
Nikayas, Arthashastra, Law Codes of Manu, Mahabharata, and Kamasutra) |
Year 3: Reading Buddhism (scriptural passages from important texts in Mahāyāna and Theravāda traditions). |
Thạc sĩ Tôn giáo học:
- The Construction of Gender in Asian Religions
- Buddhism and Society
- University of Oxford
Cử nhân Tư tưởng và Đông phương học (BA in Theology and Oriental Studies)
Introduction to the Study of Religion |
|
Introduction to a Buddhist Canonical Language: Pali |
|
Introduction to a Buddhist Canonical Language: Tibetan |
|
Set Texts in a Buddhist Canonical Language: Pali |
|
Set Texts in a Buddhist Canonical Language: Tibetan |
|
Early Buddhist Doctrine and Practice |
|
Buddhism in History and Society |
|
Further Buddhist Texts: Pali |
|
Further Buddhist Texts: Tibetan |
Cử nhân cổ ngữ Sanskrit (BA in Sanskrit)
Sanskrit |
Pali |
Tibetan |
M.St. in Oriental Studies: |
Tailor-made courses depending on student’s interest |
Phó TS chuyên ngành Tôn giáo Ấn Độ cổ (M.Phil. in Classical Indian Religion):

![]()
PhóTSchuyênngànhnghiêncứu Tây Tạng và Himalaya(M.Phil. in Tibetan and Himalayan Studies)
Tibetan |
|
Buddhism |
|
Tibetan History and Civilization |
|
Tibetan Buddhism |
Phó TS chuyên ngành Phật học (M.Phil. in Buddhist Studies)
|
Chinese |
|
Methodological Approaches to the Study of Buddhism |
|
Reading Buddhist Texts in Primary Languages (Sanskrit, Tibetan, Chinese) |
- School of Oriental and African Studies (SOAS), Univer- sity of London
SOAS là một Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo, khởi xướng, hỗ trợ và phối hợp hoạt động trực tiếp và gián tiếp nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của Nghiên cứu Phật học trong trường; cung cấp một diễn đàn cho một cộng đồng trí thức quan tâm tới những những lợi ích chung trong nghiên cứu Phật học, điều hành chuỗi hội thảo thường xuyên về các chủ đề Phật giáo dưới tên gọi của Diễn đàn Phật giáo.
Chương trình Cử nhân Tôn giáo (ví dụ, trong BA Nghiên cứu về Tôn giáo)
Buddhism: Foundation |
|
Buddhism in Central Asia |
|
Buddhism in Pre-Modern China |
|
Themes in Japanese Religions |
|
Mahāyāna Buddhism |
|
Tibetan Buddhism |
Thạc sĩ nghiên cứu Phật học hoặc Thạc sĩ tôn giáo của châu Á và châu Phi.
History and Doctrines of Indian Buddhism |
|
Features of Buddhist Monasticism |
|
Buddhist Meditation in India and Tibet |
|
Buddhism in Tibet |
|
The Buddhist Conquest of Central Asia |
|
Chinese Religious Texts: A Reading Seminar |
|
Chinese Buddhism in the Pre-Modern Period |
|
East Asian Traditions of Meditation: From Taoism to Zen |
|
East Asian Buddhist Thought |
|
Religious Practice in Japan: Texts, Rituals and Believers |
|
Oriental Religions in European Academia and Imagination |
- York St John University Khoa Tư tưởng và Tôn giáo học Cử nhân Tôn giáo học:
Introduction to Asian Religions |
|
Buddhism in South and Southeast Asia |
|
Religions of East Asia |
|
Indian Philosophy |
|
Buddhist Ethics |
|
MA in Theology and Religious Studies: |
|
Religion in Practice |
Nghiên cứu về: Phụ nữ trong Phật giáo Ấn Độ sơ khai, Phật giáo và Giới; Văn bản Phật giáo; Tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Prakrit; Chữ khắc cổ Ấn Độ và Sri Lanka.
4. KẾT LUẬN
Thừa hưởng giá trị giáo dục tiên tiến bậc nhất của thế giới, Phật giáo Vương quốc Anh nói chung và giáo dục Phật học Anh nói riêng tuy còn non trẻ nhưng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và đào tạo Phật học. Hệ thống các trường đào tạo Phật học tại Vương quốc Anh không chuyên sâu nghiên cứu Phật học mà đa phần là nghiên các ngành gần Phật học. Nghiên cứu liên ngành và đa ngành được chú trọng nhằm hướng tới nghiên cứu ứng dụng thực tiễn Phật học trong các lĩnh vực của đời sống. Giáo dục Phật giáo ở Anh khá đa dạng, có những trung tâm, những chùa chuyên giảng dạy thực hành theo một pháp tu hay một tông phái, bên cạnh đó cũng có các trung tâm, trường đại học giảng dạy Phật học theo đúng chuẩn giáo dục quốc tế. Mặt hạn chế lớn nhất của
Phật giáo tại Anh hiện tại vẫn chưa có một nhóm hay một hội Phật giáo chính thức có thể đại diện cho tín đồ Phật giáo ở Anh để quản lý các hoạt động của Phật giáo. Nếu có sự quản lý của giáo hội, chắc chắn lĩnh vực giáo dục Phật giáo sẽ được quan tâm, đầu tư và phát triển mạnh hơn nữa.
***
Tài liệu tham khảo
R. Bluck, 2006, British Buddhism: Teaching, Practice and Develop- ment, Abingdon: Routledge.
Heinz Bechert & Richard Gombrich (Eds.), 1984 (pbk 1990), The World of Buddhism,London: Thames and Hudson.
Elizabeth J Harris, 1998, What Buddhists Believe, Oxford: One- world (a book that grew out of a radio series on Buddhism that Elizabeth wrote and presented for the BBC World Service).
Peter Harvey, 1990, An Introduction to Buddhism, Cambridge Uni- versity Press (a book that has been re-printed almost every year since 1990).
Ramona Kauth & Elizabeth Harris (Eds.), 2004, Meeting Buddhists, Leicester: Christians Aware (£12.20) This can be ordered from Christians Aware, 2 Saxby Street, Leicester LE2 0ND; www. christiansaware.co.uk
Damien Keown, 2005, Buddhism: A Very Short Introduction, Oxford University Press.Aloysius Pieris, 1988, Love Meets Wisdom: A Christian Experience of Buddhism, Maryknoll, New York: Orbis Books.
Perry Schmidt-Leukel (Ed), 2005, Buddhism and Christianity in Di- alogue: The Gerald Weisfeld Lectures 2004, London, SCM.
Tài liệu từ internet:
Society for Buddhist-Christian Studies:
European Network for Buddhist-Christian Studies: The Buddhist Society (London):
Amaravati www.buddhism.about.com www.buddhanet.net
www.bbc.co.uk/religion/religions/buddhism https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism_in_England