GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TẠI ANH QUỐC
TS. ĐĐ. Thích Đồng Thành*
Tóm tắt nội dung:
Trong số những quốc gia phương Tây được tiếp cận với hệ tư tưởng triết học Phật giáo và đã có những đóng góp trên lĩnh vực nghiên cứu Phật học, Anh quốc được xem là một trong những quốc gia châu Âu xuất hiện rất nhiều nhà nghiên cứu Phật học lỗi lạc cùng với các công trình nghiên cứu Phật học giá trị, các hội Phật học quymô, và các chương trình đào tạo Phật học tiêu chuẩn. Bài viết này trình bày khái quát sự hình thành Phật giáo tại Anh quốc và những điểm đặc thù của hệ thống giáo dục Phật giáo tại quốc gia này, thông qua đó nêu bật những đóng góp của các học giả Anh quốc trong lịch sử nghiên cứu và phát triển giáo dục Phật giáo của thời đại hôm nay.
DẪN NHẬP
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, khi người Anh chính thức cai trị Ấn Độ cũng là lúc phương Tây khám phá một cách sâu sắc hơn những giá trị văn hóa và tâm linh của vùng đất huyền bí này. Trong số những hệ tư tưởng triết học tôn giáo của Ấn Độ, Phật giáo đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực sớm nhận được chú ý, quan tâm và nghiên cứu của các học giả Anh quốc. Cũng từ đó, Phật giáo đến với xứ

![]()
*. Giảng viên HVPGVN tại Huế và TP. HCM, Hiệu trưởng Trường TCPH Bình Định.
sở sương mù khởi đầu bằng con đường tri thức khoa học và từng bước đã định hình phát triển trong xã hội Anh quốc dưới nhiều hình thức, đặc biệt là phương diện học thuật và đời sống tâm linh.
- KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO TẠI ANH QUỐC
Phật giáo được truyền đến Anh quốc vào giữa thế kỷ XIX thông qua các tác phẩm dịch thuật Phật học từ cổ ngữ Pāli và Sanskrit của các học giả Anh quốc và châu Âu. Một trong số các ấn bản sớm nhất từ tiếng Pāli được các học giả Anh chú ý là Kinh Pháp cú của Viggo Fausbøll (1821–1908) vào năm 1855. Trong bản dịch trên, ông chú thích kỹ càng các thuật ngữ quan trọng của bản kinh nổi tiếng này.
Trong thời gian từ 1869 đến năm 1876, Robert Caesar Childers đã dịch Tiểu Tụng Kinh, biên soạn từ điển Pāli1 và viết nhiều bài khảo cứu Phật học giá trị được đăng trong các Tạp chí Hội Hoàng Gia Á Châu (Journal of the Royal Asiatic Society, JRAS), và các tạp chí Academy, Athenaeum, Trubner Literary Record phát hành tại London. Nhờ các công trình mở đường đó mà giới trí thức Anh quốc thời bấy giờ bắt đầu chú ý và tìm hiểu về Phật giáo.
Năm 1881, T. W. Rhys Davids (1843-1922) thành lập Pāli Text Society (Hội Văn bản Pāli) ở London. Đây là một tổ chức học thuật Phật giáo đầu tiên tại Anh với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng châu Âu và Tích Lan, để nghiên cứu, phiên dịch và ấn hành kinh điển của Phật giáo từ Pāli sang tiếng Anh. Hội này đã phiên dịch và ấn hành được 45 bộ kinh thuộc hệ Nikaya, trong đó quan trọng nhất là toàn bộ Tam tạng Nguyên thủy (Pāli Tipitaka).
Hiện nay, tổ chức này vẫn hoạt động đều đặn do Rupert Mark Lovell Gethin làm chủ tịch2. Chính nhờ Hội này mà hầu hết các văn bản Pāli và các ấn bản Phật học biên dịch từ tiếng cổ ngữ này được xuất hiện ở phương Tây.
Đối với các văn bản Phật học Sanskrit, việc nghiên cứu kinh điển

![]()
-
- A Dictionary of the Pali Language, Trubner, London, 1875.
- Các vị chủ tịch của hội đều là những học giả Phật giáo uy tín và nổi riếng của Anh quốc với những công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật giá trị.
thuộc hệ ngôn ngữ này tại châu Âu được bắt đầu vào năm 1837, khi Thống sứ của Anh quốc tại Nepal là Brian Houghton Hodgson (1800-1894), đã chuyển 88 bộ kinh Phật tiếng Sanskrit sang Paris. Những bản kinh này được khảo sát kỹ lưỡng bời Eugène Burnouf (1801-1852) - người châu Âu đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ Pāli và Sanskrit một cách chu đáo. Các tác phẩm Introduction à l’histoire du Buddhisme Indien (1814), dịch và chú giải Kinh Pháp hoa (1852) của Eugène Burnouf, bộ Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Hendrik Kern (1882-1884), và tác phẩm nghiên cứu về cuộc đời Đức Phật của Émile Senart (1847-1928), là những công trình dịch thuật và khảo cứu có tính khoa học cao về Phật học thời ấy.
Đối với các học giả người Anh, một nhân vật khác có công thức tỉnh các học giả phương Tây về chân giá trị Phật giáo là Edwin Arnold (1832-1904), với thi phẩm bất hủ Ánh sáng Á châu (The Light of Asia). Tác phẩm này làm dấy lên trong lòng độc giả một niềm tôn kính, ngưỡng mộ đối với Đức Phật và giáo lý của Ngài3.
Nhờ đọc tác phẩm này mà Allan Bennet đã quy y theo Phật giáo, sang Tích Lan học Phật, xuất gia tu học tại Miến Điện với pháp danh Ananda Metteyya4. Đây là vị sư người Anh đầu tiên được thọ giới Tỳ-kheo theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy. Phong trào thần học do Madame Blavatsky và Henry Steel Olcott lãnh đạo lan tỏa đến Anh quốc đã mang lại cho Phật giáo một hình ảnh mới mẻ hơn đối với giới trí thức Anh - Mỹ.
Trong khi Davids và Burnouf dồn tâm huyết vào công trình nghiên cứu kinh điển, các viên chức Anh quốc khác là Alexander Cunningham (18l4-1893), James Burgess (1832-1917), và James Fergusson (1808-1886), đã dấn thân vào sự nghiệp khai quật những thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Công việc này được tiến hành dựa vào sự chỉ dẫn trong tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký của

![]()
-
- Bhikkhu Bodhi, “Promoting Buddhism in Europe”, https://www.budsas.org/ebud/ ebdha194.htm.
- Harris, Elizabeth J. Theravada Buddhism and the British Encounter: Religious, Missionary and Colonial Experience in Nineteenth Century Sri Lanka, 2006, tr. 150.
ngài Huyền Trang (600-664). Việc khai quật các thánh tích Phật giáo với hệ thống bia ký, trụ đá vua A-dục của các nhà khảo cổ đã càng tạo thêm niềm tin và động lực hướng về đạo Phật của giới trí thức và tín đồ Phật giáo tại Anh quốc.
Đến đầu thế kỷ XX, Phật giáo Anh đã có một bước chuyển mình mới với sự ra đời của Hội Phật giáo Anh và Ailen (Buddhist Society of Great Britain and Ireland) tại London vào năm 1907 do Rhys Davids làm chủ tịch. Hội đã cho xuất bản tạp chí Buddhist Review để phổ biến giáo lý. Tạp chí này được sự cộng tác của nhiều cây bút nổi tiếng ở nước ngoài như D. T. Suzuki, David Neel, A. Dharmapala...
Vào tháng 10 năm 1924, Hội Phật giáo Luân Đôn (London Buddhist Society) ra mắt tại London do Christmas Humphreys (1901 – 1983) thành lập và làm Hội trưởng. Tổ chức này đã cho xuất bản tờ báo Buddhism in England (Phật giáo tại Anh), đến năm 1934 được đổi tên là The Middle Way (Trung Đạo), đến nay tờ báo này vẫn còn phát hành. Năm 1951 hai cuốn sách đã thu hút nhiều độc giả và tạo tiếng vang lớn được xuất bản là cuốn Phật giáo của Humphreys (phát hành 110.000 cuốn trong vòng 4 năm) và Tinh hoa và sự phát triển của Phật giáo của Eward Conze5. Năm 1954, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập hội, Humphreys đã phát biểu khẳng định hội là một tổ chức có tầm vóc và ảnh hưởng nhất ở phương Tây và là tiếng nói chung của Phật giáo Anh quốc6.
Ngoài các văn bản truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, những tác phẩm thiền của D.T Suzuki đã tạo cảm hứng, ảnh hưởng đến nhận thức, sự hành trì của các Phật tử tại Anh và mở đường cho các truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên du nhập Anh quốc.
Trong thập niên ba mươi của thế kỷ XX, các tín đồ trí thức của Phật giáo Anh như Francis Payne, B. L. Broughton và H. N. Hardy

![]()
174.
-
Bluck, R. British Buddhism: Teachings, Practice and Development, Routledge; 2006, tr. 9.
- Humphreys, “Our Thirtieth Anniversary Celebrations”, Middle Way, 29, 1955, tr. 171-
đã biên soạn nhiều tác phẩm Phật học và các tiểu luận Phật học, đồng thời sang Thụy Sĩ để khai mở Phật giáo cho xứ sở này. Tháng 9 năm 1934, Đại hội Phật giáo châu Âu lần thứ nhất được tổ chức tại trụ sở của Hội Phật giáo Anh trong hai ngày. Trong thời gian này, có nhiều hội Phật giáo mới thành lập ở Cambrigde, Brighton và Edinburgh. Năm 1967, Sangharakshita, một Tăng sĩ người Anh xuất gia tu học tại Ấn về nước thành lập Hội Phật giáo thân hữu Tây phương (the Friends of the Western Buddhist Order).
Số lượng các hội đoàn và tổ chức Phật giáo tại Anh cũng tăng lên nhanh chóng. Từ 10 tổ chức vào năm 1971 đã tăng lên 36 (1972), 74 (1979), 76 (1981), 107 (1983), 201 (1991) và 359 (2001), đến
năm 2007 đã có 492 tổ chức và trung tâm Phật giáo7. Các tổ chức Phật giáo quy mô và nổi tiếng tại Anh hiện nay là The Buddhist Society, The Forest Sangha, Triratna Buddhist Community, The House of Inner Tranquillity, The Karma Kagyu tradition, The Samatha Trust, Serene Reflection Meditation (SRM), Soka Gakkai International of the United Kingdom (SGI-UK). Ngoài các tín đồ Phật giáo bản địa và phương Tây, phần lớn cộng đồng Phật tử tại Anh quốc đến từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Tích Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Mã-lai, Miến Điện, Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ và Nepal.
Bước sang thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hóa, Phật giáo Anh quốc đã có những bước phát triển mới, đó là sự mở rộng sinh hoạt các cơ sở Phật giáo, sự gia tăng số lượng tín đồ Phật giáo (năm 2011 là 247.7438, đến nay có hơn 300.000 Phật tử). Hầu hết các ngôi chùa tại Anh quốc luôn hướng đến việc dung hợp truyền thống cổ xưa và khuynh hướng mới của văn hóa phương Tây. Một số nhóm Phật tử Anh chú trọng đến thiền định, không quan tâm việc tụng niệm, lễ bái. Một số khác duy trì Phật giáo truyền thống, tạo nên sư đa dạng của Phật giáo tại Anh quốc.

![]()
-
- Theo The Buddhist Directory, Buddhist Society, 2007.
- Thanissaro, Templegoing Teens: the Religiosity and Identity of Buddhists growing up in Britain, tr. 29.
- GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TẠI ANH QUỐC
- Tình hình nghiên cứu Phật học tại Anh quốc
Khi đến với Phật giáo, giới trí thức châu Âu luôn có xu hướng nghiên cứu một cách nghiêm túc và chuẩn mực về các văn bản kinh điển nguyên thủy của đạo Phật. Ta có thể nhận thấy các học giả đó thuộc về ba trường phái chính9 như sau:
Trường phái Anh - Đức chú trọng nhiều đến kinh tạng Pāli. Công việc của các học giả thuộc trường phái này gắn liền với những thành quả của Hội Thánh điển Pāli với các học giả tiêu biểu như Rhys Davids (1843-1922), Oldenberg (1854-1920), Wood Ward (1871-1952), Helmer Smith (1882-1956), I.B. Horner (1896-
1981), Christmas Humphreys (1901-1983) v.v...
Trường phái thứ hai Pháp - Bỉ (Franco - Belgian) chuyên nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ cả về Nguyên thủy lẫn Đại thừa thông qua các bản kinh bằng tiếng Sanskrit, Tây Tạng và Trung Quốc. Những học giả uy tín thuộc trường phái này là Eugène Burnouf, Leon Feer (1830-1902), Senart, Sylvain Lévi (1863 1935), Louis de la Vallée Poussin (1869-1938), Alfred Foucher (1865-1952), và Étienne Lamotte (1904-1983). Về Hán học gồm có Edouard Chavannes (1865- 1918), Paul Pelliot (1878-1945), và Paul Demiéville (1894-1979).
Trường phái thứ ba là trường phái Nga với các học giả tiêu biểu như Stcherbatsky (1866- 1942), Rosenberg (1888-1919) và Obermiller (1901-1935) . Trường phái này chuyên nghiên cứu tư tưởng Phật học Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác, đặc biệt là Tây Tạng.
Có thể nói các học giả Anh quốc đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong công cuộc truyền bá Phật giáo và nghiên cứu Phật học. Tiêu biểu trong số đó là Rhys Davids (1843-1922), ông đến Sri Lanka trong tám năm để học Pāli và Phật giáo10. Khi trở về Anh

![]()
-
-
- Bhikkhu Bodhi, sđd.
- Harris, Elizabeth J. Sđd, tr. 127.
quốc vào năm 1872, ông dấn thân vào những công trình khảo cứu về Đông Phương học và hợp tác với những học giả trứ danh như Victor Fausbøll, Hermann Oldenburg và Robert Childers. Ông từng sang Mỹ để thuyết giảng tại Hibbert. Ông được người Phật tử và giới nghiên cứu Pāli khắp thế giới tri ân nồng nhiệt vì sự đóng góp lớn lao của ông trong công trình nghiên cứu Đông Phương11. Chính ông đã xuất bản nhiều kinh điển Pāli và chuyển dịch một số. Ông cũng là giáo sư về Pāli ngữ và Văn học Phật giáo tại Đại học London, ông đứng ra thành lập viện nghiên cứu Đông Phương (London School of Oriental Studies)12.
Dù gặp phải những trở ngại của hai cuộc thế chiến và sự thiếu thốn về mặt tài chính, các học giả tại các viện nghiên cứu và trường đại học Anh quốc càng ngày càng quan tâm, nghiên cứu Phật giáo sâu sắc, quy mô hơn. Vào năm 1976, khi nhận thấy Giáo sư A.K. Narain chuyển từ Benares, Ấn Độ về đại học Wisconsin và thành lập Hiệp hội nghiên cứu Phật học quốc tế (International Association of Buddhist Studies) tại Hoa Kỳ và cho ra đời tạp chí Nghiên cứu Phật học quốc tế của hội này, tại Anh quốc, Peter Harvey, Ian Harris, cùng các đồng nghiệp đã thành lập Hiệp hội Nghiên cứu Phật học Vương quốc Anh (UK Association for Buddhist Studies). Đây là trung tâm nghiên cứu Phật học lý tưởng cho các học giả, sinh viên sau tốt nghiệp, cũng như những ai quan tâm đến Phật giáo. Hiệp hội thường tổ chức các hội nghị thường niên, chuỗi hội thảo, và sau đó, đã cho ra đời tạp chí Nghiên cứu Phật học Buddhist Studies Review.
Một nỗ lực đáng trân trọng khác trong việc thúc đẩy nghiên cứu Phật học với công nghệ mới, đó là sự ra đời của Tạp chí Đạo đức Phật giáo ( Journal of Buddhist Ethics) của Damien Keown và Charles Prebish.

![]()
-
-
- Richard Gombrich, “Fifty Years of Buddhist Studies in Britain”, Buddhist Studies Review, Equinox Publishing, 2006, tr. 144.
- Các tác phẩm của ông gồm: Từđiển Pali - Anh, 1921, tái bản 1925, 1992 và 1995; Những câu hỏi của vua Milinda, phần I, 1890; Lịch sử và văn học của Phật giáo, 1896; ; Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ, 1903; Giáo lý về nghiệp trong Phật giáo, 2005.
- Phật học tại các trường đại học hiện nay tại Anh quốc
Trong số các nền giáo dục tại phương Tây, hệ thống giáo dục Anh quốc được xem là một trong những hệ thống giáo dục tiêu chuẩn, chất lượng và có lịch sử lâu đời so với nhiều quốc gia khác. Điều đặc biệt là rất nhiều đại học tại quốc gia này đã mở ra nhiều chương trình Phật học từ cấp cử nhân đến cao học, tiến sĩ. Hiệp hội Phật học Anh quốc đã liệt kê danh sách các trường đại học có chương trình Phật học, hoặc giảng dạy Phật học trong các khoa tôn giáo, nhân văn, thần học13 như sau:
-
- Đại học Aberdeen: các cơ sở của trường có dạy về Phật học là Trường Thần học, Lịch sử và Triết học; Trường Khoa học xã hội; Trường Giáo dục: Cao học chuyên nghành về Chánh niệm.
- Đại học Oxford: Cử nhân Thần học và Đông phương học, Cử nhân Phạn ngữ, Pali và Tạng ngữ, Cao học và tiến sĩ Phật học; Khoa Thần học và tôn giáo học; Đại học All Souls; Đại học Mansfi ld; Đại học Wolfson; Trung tâm Phật học Oxford.
- Đại học Edinburgh: Trường Văn học, ngôn ngữ và văn hóa Á Châu; Trường Thần học.
- Đại học Bath Spa: Trường Công nghệ văn hóa và nhân văn.
- Đại học Bristol: Trung Tâm Phật học thuộc Khoa Tôn giáo và Thần học.
- Đại học Cambridge: Khoa Khảo cổ học và Nhân chủng học.
- Đại học Canterbury Christ Church: Khoa Nghiên cứu Tôn giáo và Thần học.
- Đại học Cardiff: Khoa Nghiên cứu Thần học và Tôn giáo
- Đại học Chester: Khoa Nghiên cứu Thần học và Tôn giáo, TS. Wendy Dossett.
-
- Đại học Durham: Khoa Nhân Chủng Học; Khoa Khảo Cổ học
- Đại học Gloucestershire: Trường Nhân văn.
- Đại học Luân Đôn: Khoa Lịch sử; Trung tâm Phật học; Thạc sĩ Phật học
- Đại học Kent: Khoa Tôn giáo học, GS. Richard King
- Đại học Kings: Khoa Thần học và Tôn giáo học.
- Đại học Lancaster: Khoa Chính trị, Triết học và tôn giáo.
- Đại học Leeds: Khoa Thần học và tôn giáo học.
- Đại học Liverpool Hope: Khoa Thần học và Tôn giáo học.
- Đại học Manchester: Khoa Thần học và Tôn giáo học, Khoa Đông Á học.
- Đại học Mở: Khoa Nghệ thuật.
- Đại học South Wales: Trường Nhân văn.
- Đại học Stirling: Trường Ngôn ngữ, Văn hóa và Tôn giáo.
- Đại học Winchester, Khoa Thần học và Tôn giáo học.
- Đại học York St John: Khoa Thần học và Tôn giáo học.
- Hai Trung tâm nghiên cứu Phật học tiêu biểu
- Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Đại học Bristol
Trong số những đại học trên thì Trung tâm Nghiên cứu Phật học (The Centre for Buddhist Studies14, trực thuộc Khoa Tôn giáo và Thần học) tại Đại học Bristol được xem là Trung tâm Nghiên cứu Phật học đầu tiên ở Anh thành lập năm 1993. Sinh viên cấp cử nhân sẽ đăng ký khoa Khoa Tôn giáo và Thần học, trong đó, ngoài các môn học về tôn giáo, còn có các môn về Phật học như: Các tôn giáo hiện nay, Các Truyền thống văn hóa và tôn giáo Ấn Độ, Con đường tỉnh thức của Phật giáo, Ba ngàn năm tôn giáo Trung Quốc, Thiền

![]()
- http://www.bristol.ac.uk/religion/buddhist-centre/
Phật giáo, Tâm lý Phật giáo và sức khỏe tinh thần, Thực hành Phật giáo Nguyên thủy tại châu Á, Yoga và Thiền, Phật giáo Đại thừa, Phạn ngữ, Cổ ngữ Trung Quốc.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân, các nghiên cứu sinh Phật học sẽ trực tiếp được trung tâm hướng dẫn để học chương trình cao học với các nội dung: Phật giáo: những nền tảng, Phật giáo: Truyền thống Đại thừa, Tâm lý Phật giáo và sức khỏe tinh thần, Thực hành Phật giáo Nguyên thủy tại châu Á, Yoga và Thiền, Các sắc thái Phật giáo Trung Quốc, Pāli, Phạn ngữ, Cổ ngữ Trung Quốc, Phật giáo thiền. Và sau đó là một trong ba chương trình nghiên cứu: MPhil (1 năm), MLitt (2 năm), PhD (3 năm).
Các giáo sư hướng dẫn và giảng viên hiện nay của trung tâm là GS. Prof. Rupert Gethin (giáo sư Phật học, chuyên ngành lịch sử, tư tưởng, văn học Phật giáo Nguyên thủy, Thiền học Phật giáo Ấn Độ, vi diệu pháp), TS. Rita Langer (giảng viên Phật học, chuyên ngành tâm lý học và nghi lễ Phât giáo Nguyên thủy), TS. Eric Greene (giảng viên tôn giáo Đông Á, chuyên ngành Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Thiền học Trung Quốc, lịch sử và phiên dịch kinh điển Phật giáo tại Trung Quốc), GS. Paul Williams (giáo sư Triết học Ấn Độ và Tây Tạng, chuyên ngành Triết học Phật giáo và tôn giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng, Triết học Trung Quán, Phật giáo Đại thừa). Ngoài ra, trung tâm còn là nơi thực hiện dự án nghiên cứu về các nghi thức cận tử thần theo truyền thống Phật giáo ở Đông Nam Á và Trung Quốc, tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm.
- Trung tâm nghiên cứu Phật học Oxford, Đại học Oxford
Trung tâm nghiên cứu Phật học Oxford (Oxford Centre for Buddhist Studies - OCBS15) là một Trung tâm độc lập của Đại học Oxford được thành lập năm 2004. Mục đích của trung tâm là thúc đẩy nghiên cứu học thuật trong môi trường trường đại học và các môi trường khác, về các lĩnh vực, ngôn ngữ, văn bản, xã hội, lý thuyết và thực hành Phật giáo dựa trên các tiêu chuẩn cao nhất.

![]()
- https://ocbs.org/
Trung tâm còn hướng đến việc mở rộng cách tiếp cận với giáo lý Phật giáo và đề xuất tính ứng dụng tư tưởng Phật giáo để giải quyết những vấn nạn của xã hội đương đại.
Các chương trình đào tạo của trung tâm gồm có:
- Cử nhân Thần học và Đông Phương học, gồm các môn: Giới thiệu về nghiên cứu tôn giáo; Giới thiệu Pāli; Giới thiệu Tạng Ngữ; Nghiên cứu văn bản học của kinh tạng Phật giáo hệ Pāli và Tạng ngữ; Giáo lý và thực hành của Phật giáo Nguyên thủy; Phật giáo trong lịch sử và xã hội, Chuyên sâu văn bản học Phật giáo hệ Pāli và Tạng ngữ.
- Cử nhân Phạn ngữ: chuyên ngành Pāli, Sanskrit, Tạng ngữ.
- Cao học Tôn giáo cổ điển Ấn Độ: Chuyên ngành Sanskrit và các văn bản tôn giáo bằng Sanskrit.
- Cao học về Tây Tạng và Himalaya học: Tạng ngữ, Phật giáo, Lịch sử và văn minh Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng.
- Cao học Phật học: Sanskrit, Tạng ngữ, Hoa ngữ, Các đường hướng và phương pháp luận khi nghiên cứu Phật giáo; Nghiên cứu văn bản học Phật giáo bằng tiếng Phạn, Tạng, Hoa.
Các giáo sư và giảng viên hiện nay của trung tâm là: TS. Cathy Cantwell, chuyên ngành: Sự truyền thừa và phát triển văn bản Tạng ngữ, nghi lễ Mật tông, biểu tượng, nghệ thuật, nghi lễ Phật giáo Tây Tạng; TS. Khammai Dhammasami, chuyên ngành: Tăng đoàn Nguyên thủy, Giáo dục Phật giáo; George FitzHerbert, chuyên ngành: Phật giáo Tây Tạng; GS. David Gellner, chuyên ngành: Nhân chủng học Nam Á, Phật giáo, Ấn giáo; GS. Richard
F. Gombrich, chuyên ngành: Phật giáo Nguyên thủy, TS. Robert Mayer, chuyên ngành: Phật giáo Tây Tạng; TS. Charles Ramble, chuyên ngành: Xã hội dân sự và tôn giáo tại Himalaya, đạo Bôn tại Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng; TS. Ulrike Roesler, chuyên ngành: Văn học và tôn giáo Vệ-đà, Phật giáo Ấn-Tạng; TS. Sarah Shaw, chuyên ngành: Kinh tạng và Luận tạng Phật giáo Nguyên thủy, văn học truyền miệng Phật giáo ban sơ, Thiền tại Nam và Đông Nam
Á; GS. Professor Stefano Zacchetti, chuyên ngành: Văn học Đại Thừa, dịch thuật và sớ giải kinh điển tại Trung Quốc, Đại tạng kinh Trung Quốc.
Các hoạt động của trung tâm rất đa dạng. Ngoài việc chú trọng đến đào tạo, trung tâm còn hỗ trợ cho việc ấn bản các công trình nghiên cứu Phật học của các học giả Phật giáo, tổ chức các hội nghị và các giờ giảng ngoại khóa, xuất bản sê-ri chuyên khảo của trung tâm và điều hành Tạp chí Trung tâm nghiên cứu Phật học Oxford
III. ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ANH QUỐC
- Những học giả và các công trình nghiên cứu Phật học tiêu biểu
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với phong trào nghiên cứu Phật học nở rộ khắp nơi, giới học giả Anh quốc đã xuất sắc đóng góp nhiều công trình nghiên cứu chuẩn mực và rất nhiều tác phẩm đó được chọn làm giáo trình Phật học cho các chương trình đào tạo Phật học trên khắp thế giới.
Trên lĩnh vực Sử học Phật giáo, nhiều nhà nghiên cứu đã có những cống hiến giá trị qua các tác phẩm chuẩn mực và sự nghiệp giảng dạy tại các trường đại học, tiêu biểu như Richard Gombrich16 (Phật giáo Nguyên thủy), Michael Barnes Carrithers17 (Phật giáo Nguyên thủy), Paul Williams18 (Phật giáo Đại thừa), David N.

![]()
-
- Những tác phẩm tiêu biều của ông gồm: Theravåda Buddhism: a social history from ancient Benares to modern Colombo. London: Routledge and Kegan Paul, 1988. How Buddhism began: the conditioned genesis of the early teachings. London: Th Athlone Press, 1996. Precept and practice: traditional Buddhism in the rural highlands of Ceylon. Oxford: Clarendon Press, 1971.
- The Forest Monks of Sri Lanka: An Anthropological and Historical Study (Oxford University Press, 1983). Founders of Faith (Oxford University Press, 1986). Why Humans have Cultures: Explaining Anthropology and Social Diversity (Oxford University Press, 1992). The Buddha: A Very Short Introduction (Oxford University Press, 2001).
- Mahayana Buddhism: The Doctrinal Foundations (London: Routledge, 1989; Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition (London: 2000).
Gellner19 (Phật giáo Nhật Bản và Nepal), Geoffrey Samuel20 (Phật giáo Tây Tạng), Ian Reader21 (Phật giáo Nhật Bản).
GS. K.R. Norman22 được xem là một học giả hàng đầu về cổ ngữ Prakrit, đặc biệt là Pali. Ông theo học tại Đại học Cambridge và dành phần lớn thời gian giảng dạy tại đại học này. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Luân Đôn và tại Berkeley, đồng thời là chủ tịch của Pali Text Society từ năm 1981 đến năm 1994. Ông đã có đóng góp rất lớn cho việc dịch thuật và nghiên cứu Pali. Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Anh.
Trên lĩnh vực Phật giáo và xã hội, đặc biệt là đạo đức học Phật giáo, GS. Peter Harvey23 đã có những trước tác vô cùng giá trị, đặc biệt là hai tác phẩm Giới Thiệu Phật giáo: Giáo lý, lịch sử và thực hành, và Giới thiệu đạo đức Phật giáo: Nền tảng, giá trị và thực hành do NXB Đại học Cambridge ấn hành. Các tác phẩm của ông đã góp phần nghiên cứu rất có giá trị về nhân chủng học của Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim Cương thừa.
Damien Keown tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oxford và là nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực đạo đức sinh học Phật giáo. Hiện nay ông đang giảng dạy tại Đại học Luân Đôn và là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học, đặc biệt là Bản Chất Đạo đức Phật giáo,

![]()
-
-
Monk, Householder, and Tantric Priest: Newar Buddhism and its Hierarchy of Ritual, Cambridge Studies in Social and Cultural Anthropology, 1992. The Anthropolgy of Buddhism and Hinduism: Weberian Themes, Oxford India Paperbacks, 2003. Rebuilding Buddhism: The Theravada Movement in Twentieth-Century Nepal , Harvard University Press, 2007.
-
Civilized Shamans: Buddhism in Tibetan Societies, Smithsonian Series in Ethnographic Inquiry, 1995. The Origins of Yoga and Tantra: Indic Religions to the Thirteenth Century, 2008. Introducing Tibetan Buddhism, World Religions, 2012.
- Japanese religions on the Internet: Innovation, representation, and authority, 2010.
-
- Các tác phẩm và dịch phẩm của ông gồm: Elders’ Verses, 2 vols, 1969–71. Pali Literature, Otto Harrassowitz, Wiesbaden, 1983. The Group of Discourses, Pali Text Society: translation of Sutta Nipata. The Word of the Doctrine, Dhammapada. Patimokkha, edition & translation with William Pruitt, Pali Text Society.
- An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices, Cambridge University Press, 2012. The Selfless Mind: Personality, Consciousness and Nirvana in Early Buddhism. An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Practices, Cambridge University Press, 2000. Buddhism and Monotheism, Cambridge University Press, 2019.
Phật giáo và Đạo đức sinh học, Phật giáo: Giới thiệu khái lược24.
Trong lĩnh vực Phật giáo Đại thừa, nhiều học giả hiện đang làm việc và giảng dạy tại các đại học Anh quốc đã có nhiều đóng góp nổi bậc như GS. David Seyfort Ruegg25, Rob Mayer26, Ulrich Pagel27 và Bulcsu Siklos28. Có thể nói truyền thống nghiên cứu và học thuật Phật giáo tại Anh quốc trong những thập niên qua luôn được kế thừa bởi nhiều thế hệ học giả xứng đáng, tạo nên một sắc thái nổi bậc trong lĩnh vực Phật học quốc tế.
- Phật giáo ứng dụng tại Anh quốc
Đối với cộng đồng Phật giáo tại Anh quốc, đường hướng sinh hoạt tu học hiện nay được thể hiện qua bảy tổ chức Phật giáo chính:
- Đầu tiên Forest Sangha là cộng đồng các nhà sư thực hành theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy chuyên về Thiền Tứ Niệm Xứ.
- Cộng đồng Samatha Trust cũng học tập và hành trì theo truyền thống Nguyên Thủy, nhưng thành viên chỉ là Phật tử tại gia. Việc giảng dạy và hưứng dẫn thực hành do các vị cư sĩ đảm nhiệm và sinh hoạt theo từng nhóm ở mỗi địa phương. (3) Truyền thống Thiền Mặc Chiếu (Serene Reflection) dựa trên nền tảng của dòng Thiền Tào Động Nhật Bản và có sự uyển chuyển thích ứng với đương đại.
(4) Thành viên tổ chức Soka-Gakkai, gồm các cư sĩ tại gia, thường trì niệm Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Nam-myoho-renge-kyo re) theo Tông Nhật Liên của Nhật Bản. (5) Tông phái Karma Kagyu gồm các tu sĩ và cư sĩ chuyên thực hành theo truyền thống Phật

![]()
-
- The Nature of Buddhist Ethics (1992) and Buddhism & Bioethics (1995). Buddhism, A Very Short Introduction (Oxford University Press), 2013.
- La théorie du tathâgatagarbha et du gotra : études sur la sotériologie et la gnoséologie du bouddhisme, Paris, 1969. The literature of the Madhyamaka school of philosophy in India, Wiesbaden, Otto Harrassowitz (History of Indian Literature). 1981. Buddha-nature, Mind and the problem of Gradualism in a comparative perspective: On the transmission and reception of Buddhism in India and Tibet, University of London. 1989
- A Noble Noose of Methods, The Lotus Garland Synopsis: A Mahāyoga Tantra and its Commentary, Geistesgeschichte Asiens , 2012.
- The Bodhisattvapitaka : Its Doctrines, Practices and Their Position in Mahayana Literature, Tring, U.K., 1995.
- The Vajrabhairava tantras: Tibetan and Mongolian versions, English translation and annotations, Institute of Buddhist Studies, 1996.
giáo Tây Tạng dưới sự hướng dẫn của các Tăng sĩ Tây Tạng thông qua các khóa tu và các kỳ nhập thất. (6) Truyền thống Kadampa mới (New Kadampa Tradition - NKT) noi theo dòng truyền thừa Gelug của Tây Tạng do Geshe Kelsang hướng dẫn. Truyền thống này thu hút nhiều người Anh bản xứ, nhưng lại không được sự đồng thuận và ủng hộ của người Tây Tạng. (7) Hội Phật giáo thân hữu Tây phương hướng đến việc Tây hóa và hiện đại hóa Phật giáo.
Việc học và hành của thành viên dựa vào lời dạy, lối sống và tư tưởng của nhà sáng lập Sangharakshita, một hành giả kết hợp việc hành trì của hai truyền thống Nguyên thủy và Tây Tạng. Ngoài bảy tổ chức chính trên, các cộng đồng Phật giáo di cư đến Anh quốc còn lại trải nghiệm đời sống tâm linh theo văn hóa Phật giáo bản địa của mình.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các hành giả, hội đoàn và tổ chức Phật giáo, trong những năm qua, đạo đức Phật giáo đã được giới thiệu vào trường Tiểu học và Trung học ở Anh và Wales. Cả giáo viên lẫn học sinh đều quan tâm đến đạo Phật, một truyền thống tâm linh luôn thể hiện tinh thần vi tha, giúp họ đạt được sự an tĩnh và thanh thản nội tâm. Đối với một số người, dù không phải là Phật tử, họ cũng tìm đến lý tưởng đạo đức thanh cao của Phật giáo, đó là, lòng từ bi đối với các loài động vật, là sự chọn lựa những nghề nghiệp lương thiện và tinh thần trân quý và bảo vệ môi trường.
Những lời dạy về bất bạo động, nhân quả, ngũ giới… được mọi người yêu thích và ứng dụng trong cuộc sống. Nhiều người đã cảm nhận và ý thức được rõ ràng về chân giá trị của đạo Phật qua những nguyên lý đạo đức và nghệ thuật sống không giáo điều, lân mẫn, khoa học và minh triết.
Thiền tập và thiền chánh niệm hiện nay được thực tập rộng rãi tại Anh. Bộ y tế và Bộ giáo dục Anh quốc đã quyết định cho học sinh tại 370 ngôi trường ở khắp nước Anh sẽ được học cách thực hành thiền, các kỹ thuật thư giãn cơ bắp và các bài tập hít thở để đạt được sự chánh niệm. Các học sinh cấp hai cũng sẽ được dạy nhiều hơn về chánh niệm để làm tăng sự tỉnh giác này trong cuộc sống
hàng ngày. Chương trình này đang được triển khai theo một nghiên cứu quốc gia về sức khỏe tinh thần của chính phủ Anh và sẽ tiến hành đến năm 2021.
KẾT LUẬN
Từ sự tiếp cận ban đầu về Phật giáo trên phương diện học thuật, trải qua hơn hai thế kỷ , người dân Anh đã dần quen thuộc với hình ảnh các nhà sư Phật giáo, các tự viện và trung tâm Phật giáo trên khắp nước Anh, cũng như những triết lý sống nhân bản và thiết thực của đạo Phật. Được truyền bá vào một đất nước với hệ thống giáo dục lâu đời và quy mô, Phật giáo, một tôn giáo nhân bản, khoa học và trí tuệ sớm đã trở thành một lĩnh vực học thuật được các học giả chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn quan tâm, nghiên cứu, giảng dạy và đặc biệt ứng dụng trong đời sống xã hội.
Điều đáng mừng là trong những thập niên qua, thiền chánh niệm và các pháp hành của Phật giáo đã được nhiều người Anh tìm hiểu và thực tập, mang đến cho họ một sinh khí mới, một năng lượng mới ở xứ sương mù. Với sự tiếp thu và trân trọng của thành phần trí thức Anh quốc, Phật giáo càng thể hiện rõ vai trò tư tưởng nhập thế của mình, góp phần cung ứng những giải pháp thiết thực cho các vấn đề của thời đại, thiết lập nếp sống an bình trong xã hội hôm nay.
***
Tài liệu tham khảo
Batchelor, Stephen. The Awakening of the West: The Encounter of Buddhism and Western Culture, Berkeley, Parallax Press, 1994.
Bell, Sandra. Buddhism in Britain - Development and Adaptation.
Unpublished PhD, University of Durham, 1991.
Bluck,Robert.BritishBuddhism:Teachings,PracticeandDevelopment, New York, Routledge, 2006.
Gombrich, R. “Fifty Years of Buddhist Studies in Britain”, Buddhist Studies Review, Equinox Publishing, 2006.
Harris, Elizabeth J. Theravada Buddhism and the British Encounter: Religious, Missionary and Colonial Experience in Nineteenth Century Sri Lanka, Routledge, 2006.
Harvey, Peter. An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices. Cambridge: Cambridge University Press, 1990.
Henry, Philip Micheal. Socially Engaged Buddhism in the Uk: Adaptation and Development within Western Buddhism. Unpublished PhD, University of Liverpool, 2008.
Kay, David N. Tibetan and Zen Buddhism in Britain: Transplantation, Development and Adaptation, London, RoutledgeCurzon, 2004.
Robert Bluck, British Buddhism: Teachings, Practiceand Development, Routledge, 2006,
Tomalin, E. and Starkey, C. A Survey of Buddhist Buildings in England, The Centre for Religion and Public Life, University of Leeds, 2016.
Thanissaro, B.P. Templegoing Teens: the Religiosity and Identity of Buddhists growing up in Britain, Unpublished PhD, University of University of Warwick, 2015.
Vishvapani. Introducing the Friends of the Western Buddhist Order, Birmingham, Windhorse Publications, 2001.