TÔN GIÁO HỌC SINH THÁI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHẬT HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Trần Kỳ Đồng
- NGUY CƠ SINH THÁI - VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
Sự sống của con Người trên trái đất này có được tiếp diễn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự đa dạng của các hệ sinh thái. Có thể nói, đa dạng hệ sinh thái là nền tảng của sự sống của con Người trên trái đất. Nhưng chính con người lại đang tâm hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp hay gián tiếp làm ô nhiễm môi trường, phá vỡ sự ổn định của khí hậu và thời tiết, đe dọa tới sự sinh tồn của các loài vật khác và hủy hoại những lợi ích mà sự đa dạng hệ sinh thái mang đến cho con Người.1 Nguy cơ sinh thái đã xuất hiện.

![]()
*. Giảng viên Khoa Nhân học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Các số liệu gần đây của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho thấy, mất môi trường sống là mối nguy hại lớn nhất của các loài đang bị đe doạ, sau nữa là việc khai thác trực tiếp (săn bắn, thu lượm) và tiếp đó là sự thâm nhập của các loài ngoại lai. Theo phân tích của UCN - tổ chức có số liệu đầy đủ nhất về các loài bị tuyệt chủng, loài đang bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng - có 811 loài đã tuyệt chủng trong vòng 500 năm qua. Hầu hết chúng bị giới hạn lãnh thổ sinh sống, chẳng hạn như các loài được tìm thấy trên các đảo. IUCN dự tính rằng, trên toàn thế giới có hơn 40% số loài hiện được xếp vào bậc bị đe doạ, đa số chúng ở vùng nhiệt đới, nơi có đa dạng sinh học phong phú nhất. Đứng đầu vể danh sách các loài bị đe doạ về chim, cá, thú là Indonesia – một nước nhiệt đới với nhiều đảo có các loài đặc hữu nhưng tập trung thành quần thể nhỏ và môi trường sống của chúng đang bị tàn phá ở quy mô lớn. (Xin được lưu ý, dữ liệu của IUCN không đề cập đến những ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu,
Nguy cơ sinh thái (ecological crisis) là quá trình sinh thái được sản sinh ra do những hoạt động không hợp lý của con người trên phạm vi toàn cầu hoặc trong khu vực cục bộ, gây sự tổn hại về cơ cấu và công năng của hệ thống sinh thái, sự hủy hoại của hệ thống duy trì sự sống, từ đó gây ra những hiện tượng nguy hại đến lợi ích của con người, đe dọa sự sinh tồn và phát triển của con người.2
Nguy cơ sinh thái đã được cảnh báo từ lâu nhưng mãi đến những nămđầuthậpniên 70 củathếkỷ XXmớiđượcđặtramộtcáchnghiêm túc và đầy đủ do hậu quả của sự khai thác tự nhiên quá mức và bừa bãi hiển hiện khá rõ. Con người đang tự hủy diệt môi trường sống của chính mình sau khi các nguồn tài nguyên không thể tái tạo đã bị vắt kiệt, môi trường đất - nước - không khí bị ô nhiễm nặng đến mức không thể tự thực hiện sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái. Hậu quả, chúng ta đang phải đối diện với các vấn đề môi sinh và quản lý tài nguyên thiên nhiên: nước biển dâng cao, tăng lượng khí thải CO2, CFCs, ô nhiễm nguồn nước, không khí, phá rừng đầu nguồn, khai thác tài nguyên thiên nhiên vô lối dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Năm 2007, giới khoa học cảnh báo nếu rừng Amazon, lá phổi chính của hành tinh chúng ta, mất đi 40% diện tích của nó, một quá trình huỷ diệt không thể cứu vãn sẽ bắt đầu, do Amazon không còn khả năng tự tái tạo nước để tồn tại.Nhưng nay, mức dự báo đã bị hạ xuống chỉ còn 20-25%. Nạn cháy rừng Amazon lại mới xảy ra đang đẩy mức dự báo bị hạ xuống thấp hơn nữa?
Nguy cơ sinh thái cũng đang diễn ra ở Việt Nam. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình của Việt Nam tăng 0,70C, mực nước biển dâng khoảng 20cm. Dự báo, vào năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng thêm 30C, mực nước biển sẽ tăng thêm 1m. Khi đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven

![]()
mặc dù tác nhân này ngày càng được coi là một nguồn quan trọng gây áp lực sinh học lên các hệ sinh thái và các loài).
-
- Nguyễn Đình Cửu (2019), Triết học tự nhiên, Hà Nội, Nxb. Tri thức, tr.263.
biển của Việt Nam sẽ bị ngập, 90% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long bị mất trắng(6). Mỗi năm, rừng bị mất khoảng 200.000ha (trong đó 50.000ha do khai hoang để trồng trọt). Với tốc độ phá rừng như hiện nay, tính đến 2040, mỗi ngày sẽ có từ 20-70 loài động thực vật bị tuyệt chủng...
Con người là thủ phạm chính của ô nhiễm môi trường, điều nầy cũng có nghĩa nguy cơ sinh thái đã được tạo ra trong quan hệ giữa người với tự nhiên và chính xác hơn là sự phát triển không có sự kiềm chế của văn minh công nghiệp.
Từ thuở hồng hoang, thời kỳ đồ đá, con người sống bằng hoạt động săn bắn và hái lượm, hoàn toàn dựa vào tự nhiên, sức sản xuất thấp kém, nên con người chưa làm tổn hại tự nhiên. Con người dường như nghe dư âm của những lời nói của cây, cỏ, gió, dầm lầy, dòng sông, ngọn núi… nhiều hơn để đến với sự kết nối với tự nhiên một cách tất nhiên và tin tưởng vì con người ý thức tự nhiên đang bảo bọc cuộc sống của họ. Tự nhiên như là chúa tể thống trị con người là lực lượng quyết định cuộc sống của con người và con người chỉ biết thần phục giới tự nhiên. Tự nhiên là Thần linh đối với Con người. Đến thời đại đồ đồng, đồ sắt con người biết đốt rẫy, làm nương, khai thông sông ngòi, đắp đê điều làm thủy lợi… văn minh nông nghiệp hình thành và phát triển nhưng lực lượng sản xuất vẫn còn ở trình độ thấp, vẫn tùy thuộc vào sự vận hành của tự nhiên. Tuy nhiên vị thế con người với tự nhiên đã thay đổi. Quan niệm con người từ vị thế lệ thuộc vào tự nhiên đã trở thành vị thế ngang bằng, hòa hợp với tự nhiên như trong thuyết thiên nhân hợp nhất, thiên nhân giao cảm… Nhưng đến những năm sau nửa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra. Việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất bằng cơ giới hóa với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế công nghiệp. Quan niệm con người với vị thế ngang bằng, hòa hợp với tự nhiên đã thay đổi bằng quan niệm con người là chúa tể, thống trị tự nhiên. Con người có sứ mệnh chinh phục tự nhiên, tự nhiên phải thần phục con người. Lợi ích con người là tối cao, là thước đo, là chuẩn mực duy nhất quyết định sự sinh tồn hay mất đi của các thực thể tự nhiên khác. Con người đã ngộ nhận sự thống trị nầy đến mức không nhận ra vòng tuần hoàn sinh thái tự nhiên đã bị phá vỡ một cách trầm trọng. Hành tinh chúng ta sống ngày càng xuất hiện những bãi phế liệu khổng lồ. Nguy cơ sinh thái đã thức tỉnh con người phải nhận thức lại tầm quan trọng của sinh thái tự nhiên với tư cách là một chỉnh thể mang tính hệ thống.
- Hệ thống sinh thái tự nhiên là hệ thống sinh mệnh vì sức sống sinh thái là có sẳn trong những sinh vật đang tồn tại trên trái đất. Sinh vật là chủ thể của các vùng sinh thái
- Hệ thống sinh thái là hệ thống với bản chất như một mạng lưới toàn thể mà nhân tố hữu cơ bao gồm các sinh vật và các thể phi sinh vật gắn liền các nhân tố phi hữu cơ tạo nên môi trường sống cho con người.
- Hệ thống sinh thái là hệ thống mở và cân bằng động được duy trì nhờ vào sự tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài chủ yếu là bức xạ mặt trời để tạo ra quá trình quang hợp của thực vật, các nguyên tố vô cơ được chuyển hóa thành chất hữu cơ nuôi sống thực và động vật và cuối cùng các vi sinh vật phân giải để trả lại cho môi trường các chất hóa học và nguyên tố đơn giản, khởi đầu cho vòng tuần hoàn mới của hệ thống sinh thái.
Với tính hệ thống của sinh thái tự nhiên đã buộc cho con người ở vào vị thế là chủ thể năng động đồng thời cũng là đối tượng bị động. Vì con người là vật tồn tại trong tự nhiên với tư cách là cộng đồng xã hội có động lực bên trong để cải tạo tự nhiên để nhân hóa tự nhiên theo như cầu Sống của mình. Đồng thời con người là một thành phần của tự nhiên, hoàn toàn không thể tách rời khỏi tự nhiên. Mọi sự chủ động của con người đều chịu sự khống chế của tự nhiên, buộc phải tuân theo quy luật tự nhiên. Do đó, sự cải tạo tự nhiên của con người là sự thống nhất về thước đo bên trong con người với thước đo bên ngoài con người3. Nghĩa là, hoạt động của con người vừa phải phù hợp với nhu cầu của mình vừa phải phù hợp với quy luật của tự nhiên. Nói khác đi, con người vừa khai thác tự nhiên vừa phải có trách nhiệm bảo dưỡng tự nhiên trong quá trình tiến hóa của văn minh của nhân loại.
- ĐẠO ĐỨC SINH THÁI – GIÁ TRỊ CHUẨN CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trong cuốn Tương lai của cộng đồng chúng ta của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới đã nêu định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển một mặt đáp ứng được nhu cầu của con người đương đại, mặt khác, không gây ra nguy hại tới năng lực đáp ứng nhu cầu của con người đời sau”. Định nghĩa này có hai khái niệm với hàm ý:
Khái niệm về nhu cầu “nhất là nhu cầu cơ bản của nhân dân nghèo đói trên thế giới cần được xét tới một cách đặc biệt ưu tiên”.
Khái niệm hạn chế vì số lượng của loại tài nguyên không tái tạo và dung lượng môi trường tự nhiên đều có hạn. Đòi hỏi con người phải tự giác hạn chế nhu cầu của mình trong khai thác tài nguyên duy trì khả năng sinh vật quyền đáp ứng cho sự sống lâu dài của con người trên hành tinh nầy. Với ý nghĩa này, báo cáo “Bảo vệ trái đất: chiến lược sinh tồn bền vững” do Hội đồng minh bảo vệ tài nguyên tự nhiên – cơ quan quy hoạch môi trường Liên hợp quốc và Quỹ sinh vật hoang dã trên thế giới viết năm 1991 đã giải thích định nghĩa của Brundtland như sau: “cải thiện chất lượng sốngcủa con người trong điều kiện không vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống sinh thái”4. Điều này cũng có nghĩa phát triển bền vững là chìa khoá bảo tồn đa dạng sinh học, nghĩa là đồng thời cải thiện cuộc sống của người nghèo trên toàn thế giới trong khi giảm sự tiêu thụ lãng phí ở những nước giàu.
Nội hàm của phát triển bền vững đã hình thành nên đạo đức sinh thái trong đời sống đương đại.Vì:

![]()
- Nguyễn Đình Cửu (2019), Triết học tự nhiên, Hà Nội, Nxb. Tri thức, tr. 292-298.
- Nguyễn Đình Cửu (2019), Triết học tự nhiên, Hà Nội, Nxb. Tri thức, tr. 308-309.
-
- Phát triển bền vững là quyền lợi chung của loài người kể cả những nước phát triển hay đang phát triển mà không ai có thể tước đoạt. Đích đến của phát triển bền vững là chất lượng sống của con người ngày càng tươi đẹp.
- Phát triển bền vững không phải vì phát triển ngắn hạn nhất thời, không lấy lợi ích ngày mai làm lợi ích hôm nay nên không được “ăn cơm của tổ tông, làm tuyệt đường sinh sống của con cháu”
- Phát triển bền vững đòi hỏi những hành động vì an toàn cộng đồng trong hiện tại và tương lai, không vì sự phát triển của quốc gia này mà đổ tai họa sang quốc gia khác.
- Phát triển bền vững không thể tách rời nguy cơ tự nhiên với mâu thuẫn, xung đột xã hội. Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, xã hội mới có thể đạt tới sự hài hòa giữa người với tự nhiên.5
Đạo đức sinh thái là yêu cầu mang tính nhân loại, hình thành trong ba chiến lược phát triển bền vững về sinh thái.
Thứ nhất: Thực hiện sự phát triển hài hòa giữa xã hội, kinh tế và môi trường
Thứ hai: Thực hiện sự phát triển cộng đồng bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Thứ ba: Thực hiện phát triển hết đời này sang đời khác 6
Nói khác đi: lý thuyết phát triển bền vững trong tầm nhìn của sinh thái học nhắc nhở các nhà chính trị cũng như các nhà khoa học
- kỹ thuật rằng: Quan niệm về sự phát triển văn mình – kỹ thuật có thể khai thác tự nhiên đến vô cùng nhằm đáp ứng nhu cầu vô hạn

![]()
- Nguyễn Đình Cửu (2019), Triết học tự nhiên, Hà Nội, Nxb. Tri thức, tr.310-315.
- Tháng 6 năm 1992, Liên Hiệp Quốc triệu tập một hội nghị quốc tế có quy mô lớn trong lịch sử lấy tên là “Đại hội môi trường và phát triển” tại Rio de Janeiro (Brazin) có 183 quốc gia và khu vực tham dự, có 102 vị nguyên thủ quốc gia hoặc đứng đầu chính phủ. Hội nghị đã đề ra khẩu hiệu”loài người muốn được sinh tồn, Trái Đất muốn được cứu vãn thì phát triển và môi trường phải được hài hòa. Hội nghị đã thông qua các văn kiện “Tuyên ngôn môi trường và phát triển”được mọi người tôn vinh là “Bản hiến chương trái đất”, “Chương trình thế kỷ XXI… Các bản văn kiện đều quán triệt Chiến lược phát triển bền vững là sự lựa chọn chung của cộng đồng nhân loại ngày nay với ba vấn đề cần thực hiện như đã nêu trên.
của con người trong sự hữu hạn của trái Đất là một ảo tưởng. Các kế hoạch phát triển không thể chỉ dựa theo các định luật của khoa học kỹ thuật mà còn phải trong sự giới hạn của luân lý. Đó là đạo đức sinh thái. Đạo đức sinh thái mang lại sự giải phóng đích thực cho con người trong quan hệ với tự nhiên. Ngày nào con người gạt bỏ đạo đức sinh thái qua một bên thì ngày đó cảnh tượng con người tiêu diệt con người sẽ diễn ra, không chỉ là kẻ mạnh tiêu diệt kẻ yếu mà những kẻ mạnh cũng hủy diệt lẫn nhau.
- TÔN GIÁO HỌC SINH THÁI – MÔN HỌC MỞ RỘNG SỰ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO
- Trên phương diện từ nguyên, sinh thái học đã có liên quan đến tôn giáo
Từ sinh thái học (Ecology, Ökologie) lần đầu tiên do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel (1834-1919) đưa ra vào năm 1866 trong tác phẩm Generellen Morphologie der Organismen (Hình thái học sinh vật đại cương) của ông. Từ sinh thái học xuất hiện đầu tiên bằng tiếng Đức là Ökologie ở phương Tây. Ökologie được tạo thành do hai từ căn oikos và logos của tiếng Hy Lạp. Oikos có nghĩa là: chỗ ở, sự chiếu cố (Haus, Wohnhaus, Haushalten) về chỗ ở. Logos có nghĩa là nghiên cứu hay là thảo luận. Đương thời, Ernst Haeckel định nghĩa sinh thái học như sau: “Sinh thái học là môn học nghiên cứu toàn bộ mối quan hệ của động vật đối với môi trường hữu cơ và vô cơ”. Từ đó về sau, nhiều học giả đã giải thích sinh thái học không giống nhau. Hiện nay, sinh thái học được nhiều người định nghĩa đơn giản là:“Khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa sinh vật và môi trường xung quanh của chúng”7.
Nghiên cứu của Hubertus Mynarek lại chỉ ra: Trên phương diện từ nguyên, Ecology (Ökologie) ngay từ đầu đã có liên quan đến tôn giáo (Religion). Bởi lẽ, từ căn Religio của từ Religion (tôn giáo), có nghĩa là Rück-Bindung an das Ganze (quay lại và kết hợp với chỉnh thể), nhưng sinh thái học (Ecology, Ökologie) trên ý nghĩa về mặt

![]()
- Gia Cát Dương 諸葛陽 biên, Sinh thái bình hoành dữ tự nhiên bảo hộ (生態平衡與自 然保護) Đài Bắc, Thục Hinh xuất bản xã, 1991, tr.4.
từ nguyên là Oeconomie des Natur-Ganzen (kinh doanh quan tâm đến chỉnh thể tự nhiên).8 Nói cách đơn giản, sinh thái học (Ecology, Ökologie) liên quan đến sự chiếu cố và hiến thân đối với quan điểm tự nhiên mới, liên quan đến sự tồn tại của con người đối với tính chỉnh thể của tự nhiên, là một loại Das ganzheitliche Denken (tư duy mang tính chỉnh thể)9.
Sự chỉ ra thuật ngữ sinh thái học (Ecology) có liên quan đến tôn giáo của Hubertus Mynarek đã bắt nguồn từ Phiếm thần luận (xuất phát từ các chữ Hy lạp: pan = tất cả và theos= thượng đế) – luận thuyết chủ trương: Vũ trụ xét như một toàn thể, xứng đáng với lòng sùng kính sâu xa và chỉ có Vũ trụ và thiên nhiên mới xứng đáng với mức độ sùng kính sâu xa ấy. Phiếm thần luận là con đường tâm linh vốn sùng kính và quan tâm đến Thiên nhiên10. Con đường đó vui sướng chấp nhận cuộc đời này như là một cuộc sống duy nhất của chúng ta và Trái đất này như là Thiên đường duy nhất của chúng ta nếu chúng ta chăm sóc nó. Phiếm thần luận hân hoan trước cái đẹp của Thiên nhiên, của bầu trời đêm và kinh ngạc trước sự huyền bí và uy lực của nó như cách diễn giải của nhà sinh thái học Aldo Leopold: “Chúng ta đã lạm dụng đất đai vì coi đó như một sở hữu của mình. Nhưng khi chúng ta coi đất đai như là một nơi mà chúng ta thuộc về, lớn lên, và sinh sống, thì chúng ta sẽ sử dụng chúng với tình yêu và sự kính trọng”.11
Phiếm thần luận tin rằng mọi sự vật đều được nối kết trong một

![]()
- Hubertus Mynarek, Ökologische Religion. Ein neues Verständnis der Natur (Tôn giáo sinh thái: Lí giải mới về tự nhiên, München, 1986, tr.14.
- Das ganzheitliche Denken (tư duy mang tính chỉnh thể) ở cội nguồn phương Tây, xin xem Das Verständnis der Natur. II Die Geschichte des ganzheitlichen Denkens của Karen Gloy, München, 1996.
- Điều đó đã được ghi nhận ở Việt Nam. Nhiều cánh rừng nguyên sinh như rừng Và (Sơn Tây), rừng Y Tý (Lào Cai), rừng Cấm (Hà Giang), rừng Miếu cấm (Quảng Nam), rừng Cư HLăm (Đaklak), vì gắn với tên gọi “rừng thiêng” nên được bảo tồn không phải bằng luật pháp mà bằng các luật tục mang tính thần bí. Llewellyn Vaughan-Leetrong tác phẩm Spiritual Ecology: The Cry of the Earth(2) (Sinh thái học tâm linh: tiếng kêu của trái đất) thì cho rằng, sinh thái học tâm linh có thể giúp chữa lành “cơ thể” trái đất đang bị hư hỏng nặng nề do sự khai thác quá mức của con người.
- J.L. Ruiz de la Pena, Teologia della creazione, Borla, Roma 1988.
sự hợp nhất sâu xa. Mọi sự vật đều có một nguồn gốc chung và một số phận chung. Mọi sự vật đều tương liên (interconnected) và tương thuộc (interdependent). Trong cuộc sống và trong cái chết thì chúng ta, với tư cách là một con người, là một bộ phận bất khả phân ly của nhất thể này, và khi nhận thức được điều này, chúng ta có thể tìm thấy niềm vui và sự bình an trong tâm hồn mình.12
-
- Phật giáo cũng đã luận bàn về sinh thái
Trong Phật giáo, khủng hoảng sinh thái là một biểu hiện rộng hơn của khái niệm Khổ (Dukkha). “Khổ đế” – áp dụng trong ngữ cảnh môi trường cho phép chúng ta hiểu rõ về khủng hoàng sinh thái như là sự nhận thức về một thực tại do các hành vi cố ý của con người đã làm tổn thương môi trường và đảo lộn cân bằng vi sinh thái.Tập đế” chỉ ra nguồn cội bất thiện đối với môi trường sinh thái do tham lam (lobha), sân hận (dosa) và si mê (moha). Hóa ra con người tạo Nghiệp không chỉ trong quan hệ giữa người với người mà cả trong quan hệ con người với tự nhiên khi cứ mải mê dục lạc vật chất mà thiếu sự quan tâm đối với đồng loại, đối với các thế hệ mai sau và với các sinh vật khác. Khủng hoảng sinh thái đề do chính tâm thức của con người tạo ra. Khổ đau vì thế mà bất tận. Diệt trừ tham, sân si trong quan hệ với tự nhiên sẽ tái lập sự cân bằng giữa con người với tự nhiên. Đạo đế chính là con đường làm giảm khủng hoảng sinh thái. Quan hệ con người với tự nhiên là quan hệ bình đẳng. Con người phải thay đổi tâm thế từ là chủ thể thống trị tự nhiện trở thành chủ thể hợp tác với tự nhiên bằng Bi (karunà) và Từ (mettà). Chỉ với tâm thế này mới có thể có được cân bằng sinh thái bằng thái độ phải tôn trọng tự nhiên, nâng đỡ tự nhiên bằng Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định như là những giới điều trong quan hệ với tự nhiên với tư cách là môi trường sống của con người. Với tâm thế này mới tạo ra được sự hòa hợp tự nhiên với con người. Lý thuyết về sinh thái thấm nhuần tâm

![]()
- Paul Harrison , Elements of Pantheism, Đỗ Tư Nghĩa dịch (2018), Hà Nội, Tri thức, tr 8-9.
bi (compassionate ecology) là con đường chinh phục tự nhiên theo triết lý sống của nhà Phật13.
Trong bài giảng: Phật giáo và môi trường, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã có những lời giáo huấn sâu sắc: “Trong thân thể chúng ta nếu có một phần bị thương thì chúng ta sẽ bị đau toàn thân và đau cả tâm hồn. Cũng vậy, ngũ ấm thân có mối liên kết chặt chẽ với vũ trụ. Chính vì mối tương quan cộng tồn rất mật thiết giữa muôn sự, muôn vật, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, vũ trụ, mà Phật dạy rằng “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”, cho nên một cái mất thăng bằng sẽ ảnh hưởng xấu đến những cái khác. Nhận thức như vậy, chúng ta phải bảo tồn các loài khác, người khác, bảo tồn xã hội, bảo tồn thiên nhiên thì đó là bảo tồn chính chúng ta. Làm chúng sinh đau khổ, làm xã hội mất thăng bằng không phải là đệ tử Phật.”14
“…Quốc độ là gì? Quốc độ là thế giới, là chỗ cho chúng sinh nương tựa, tồn tại. Từ ngũ uẩn hiện ra quốc độ, cho nên Phật coi quốc độ và ngũ uẩn đều là thân của Phật….Bảo vệ quốc độ hay bảo vệ trái đất này là bảo vệ sự tồn tại của tất cả chúng sinh. Loài người do vô minh không nhận thấy lý này, nhưng ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học đã mở ra cho chúng ta thấy sự cân bằng thiết yếu này của môi sinh. Nếu trong hư không, chúng ta xả những chất độc hại vào, chúng ta sẽ chết vì thiếu không khí trong lành. Trong nước cũng vậy, nếu làm ô nhiễm dòng nước, bệnh tật và tử vong sẽ đến với con người. Vì vậy, bảo vệ tất cả các loài sống trên mặt đất, sống trong không khí, sống trong nước là bảo vệ sự sống của chính con người”.
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đã phát đi thông điệp thống thiết kêu gọi tín đồ thập phương bảo vệ môi trường nhân ngày Phật Đản năm 2011: “Thế giới nói

![]()
- http://redsvn.net/moi-tuong-hop-giua-dao-phat-va-sinh-thai-hoc/
- HT. Thích Trí Quảng, Phật giáo và môi trường, Phần I, Bài giảng khóa tư: Một ngày an lạc lần thứ 68 tại chùa Phổ Quan ngày 7/6/2009. Trong: giác ngộ. Online. Webside:http:// www.giacngo.vn/phathoc/2010/04/13/52741A
chung và đất nước ta nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn tác hại do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, nhiệt độ trái đất gia tăng, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, sóng thần, động đất, nước biển dâng... đang là những thảm họa đe dọa đến sự an nguy của sự sống con người. Hơn lúc nào hết, tôi kêu gọi mỗi tăng, ni, Phật tử chúng ta cần hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật Đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên để chung tay cùng cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường xã hội và sự an nguy của trái đất, đó là việc làm thiết thực để kính dâng đản sinh Đức Phật tử phụ của chúng ta”15. Có thể nói rằng, khác với các tôn giáo độc thần như Kitô giáo, Do thái giáo hay Islam giáo, Phật giáo lý giải vấn đề khủng hoảng sinh thái trong tầm nhìn bản thể luận của Phật học.
-
- Bảo vệ môi trường cũng được các tôn giáo khác quan tâm
Kitô giáo đã quan niệm nếu như các Kitô hữu không thức tỉnh và tiên phong trong việc kiến tạo cũng như bảo vệ sinh thái thì cũng chẳng hơn gì người vô thần trong việc tuân theo luật của Đấng Tạo Hóa. Giáo hội Công giáo đã chủ trương xây dựng một xu hướng thần học riêng biệt vềvấn đề bảovệ môi trường gọi là thần học sinh thái (Ecotheology).
Thần Học Sinh Thái” ra đời như một lời cảnh tỉnh, dựa trên mạc khải về tạo vật. Có một mối tương giao giữa Thần học và Sinh thái học trong kế hoạch của Thiên Chúa. Có một mối liên tương quan, liên nối tiếp, liên lệ thuộc giữa các vật thể với nhau trong môi trường của chúng. Có một hệ thống tự cân bằng, tự điều hóa, tự duy trì của mọi vật thể trong môi trường sống của chúng. Thế giới chúng ta đang sống là một cộng đồng sự sống, cộng đồng hiệp thông. Làm thế nào cho cộng đồng này luôn tốt đẹp, phát triển là một vấn đề lớn.16 Thần học sinh thái dựa trên nền tảng: Kitô học (Christology); Thần học Ba Ngôi (Trinitarian Theology) và Thần học về Nhân Chủng (Theological Anthropology).

![]()
- Thích Phổ Tuệ: Thông điệp Phật đản 2011.
- http://catechesis.net/than-hoc-sinh-thai/
Từ nền tảng Kitô học: Đức Kitô có trước tất cả mọi vật. Người là viên mãn của mọi tạo vật. Tạo vật đây không phải chỉ là con người tội lỗi cần ơn tha thứ, nhưng là toàn thể mọi tạo vật chưa đạt đến sự thành toàn như là mục đích.
Từ nền tảng Thần học Ba Ngôi: Thiên Chúa tự bày tỏ mình ra nơi tạo vật. Điều đó làm nên mối tương giao giữa Thiên Chúa với tạo vật và Người chính là Thiên Chúa tương giao(Relational God). Mối tương giao giữa Thiên Chúa với tạo vật: Chúng ta nhìn mọi tạo vật, vũ trụ, sinh thái, con người, các vật sống, các tế bào… như là trong những mối tương quan cơ bản, đồng thời là thành phần trong một hệ thống, một mạng lưới các tương quan hỗ tương. Nền tảng của mọi mối tương giao giữa tạo vật với nhau là mối tương giao giữa Thiên Chúa với tạo vật. Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự như một tổng thể có tương giao. Con người chỉ là một thành phần nhỏ trong tổng thể to lớn này.
Từ Thần học về nhân chủng: Thiên Chúa đã trao cho con người việc “bá chủ mặt đất” (St 1,28); điều đó không có nghĩa là con người được toàn quyền lạm dụng bừa bãi thiên nhiên. Con người cần phải biết đối xử với thiên nhiên cũng giống như Thiên Chúa: Ngài đã tạo dựng nó do tình thương và chăm sóc nó cách âu yếm. Hơn thế nữa, Thiên Chúa không hề trao cho con người quyền định đoạt về tính cách luân lý của hành vi: con người không hề lãnh được quyền “biết lành biết dữ”, để có thể tráo ngược trật tự (gọi điều xấu là tốt, và ngược lại). Con người cũng không có quyền thanh toán tha nhân, coi tha nhân như đối thủ cần loại trừ kiểu như trường hợp của Cain. Trong Tân ước, Thánh Phaolô đã nói tới sự liên đới giữa con người với tạo vật. Trong thư gửi Rôma, chương 8 câu 19-22: vì tội lỗi con người đã lôi kéo thụ tạo vào vòng nô lệ; chúng trông mong cho con người được cứu chuộc ngõ hầu chúng cũng được giải thoát.
Người ta cũng đã lật lại những trang Kinh Thánh để chứng minh rằng, Kitô giáo không hề cho phép con người phá hủy thiên nhiên. Thí dụ, trong Cựu ước, sách Lêvi chương 25,2-5 đã buộc sau 7 năm thì phải ngưng việc canh tác trên cùng một mảnh đất đai; còn đối với con người và súc vật, thì sau 6 ngày làm việc thì luật buộc phải dành 1 ngày nghỉ ngơi (Xh 23,12). Sách Sáng Thế 2,15 nói tới việc con người phải “săn sóc đất đai” chứ không phải là khai thác bừa bãi. Con người chỉ là người quản lý đất đai; còn chủ tể là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải chỉ có ra luật lao động cho con người, nhưng còn buộc con người nghỉ ngơi vào ngày thứ 7, không những là để dưỡng sức mà còn để săn sóc phần tâm linh qua việc tham dự phụng vụ Thiên Chúa. Các Thánh Vịnh đã cho thấy rằng, Kinh Thánh muốn cho con người nhìn ngắm vũ trụ như là phản ánh tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ là một khối đất đá vô tri giác tha hồ khai thác.
Sách “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” đã nói tới sự liên đới giữa con người với tất cả các loài thụ tạo ở số 344. Đặc biệt khi giải thích giới răn thứ bảy, các số 2415-2417 nói tới nghĩa vụ phải tôn trọng sự toàn vẹn của tạo vật: “Việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên không được tách rời khỏi việc tôn trọng các yêu sách luân lý. Sự bá chủ của con người trên các vật vô tri giác và trên các sinh vật khác… không có tính cách tuyệt đối; nó cần phải được đo lường bằngmối quan tâm tới phẩmchất của sự sống tha nhân, bao gồm cả sự sống của các thế hệ tương lai”.17
Những mối nguy cơ của sự phát triển kỹ nghệ bừa bãi đã được các Đức Giáo Hoàng nói tới trong các văn kiện về Học thuyết xã hội. Thí dụ: Thông điệp “Mater et Magistra” (của Đức Gioan XXIII, 15-5-1961, số 196-197), Tông thư “Octogesima adveniens” (của Đức Phaolô VI, 14-5-1971, số 21), Thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis” (của Đức Gioan Phaolo II, 30-12-1987, số 34). Trước đó, vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã đặt Thánh Phanxicô Assisi làm bổn mạng của các nhà sinh thái (Tông thư “Inter Sanctos”: AAS 71,1979,1509 s). Kế đó, Ngài đã dành cho ngày Thế giới hòa bình năm 1990 chủ đề là “Hòa bình với Chúa, hòa bình với toàn thể tạo vật”. Vấn đề sinh thái được bàn rộng trong Thông điệp “Centesi- mus Annus” (1-5-1991) số 37-39. Ngoài “sinh thái thiên nhiên”, Đức

![]()
- http://catechesis.net/than-hoc-sinh-thai/
Gioan Phaolo II còn nói tới “sinh thái nhân bản”, nghĩa là khung cảnh luân lý đạo đức nữa.
Trong quan niệm của Thần học sinh thái thì khủng hoảng sinh thái là biểu hiện bề ngoài của khủng hoảng xã hội, do đó, giải quyết vấn đề sinh thái phải trên tiền đề giải quyết các vấn đề xã hội, chỉ có thể xóa bỏ những hiện tượng “tha hóa” trong xã hội mới có thể xóa bỏ được những hiện tượng “tha hóa” trong giới tự nhiên. Một khi con người vẫn còn đeo đuổi lợi nhuận “không đáy”, tiêu dùng vô độ, những cuộc chạy đua vũ trang thì xã hội và thiên nhiên thực sự sẽ nghèo đi. Th u thốn cũng làm cho con người dễ đi đến tha hóa, vi phạm đạo đức, nhưng nếu giàu có đạt được trên một nền kinh tế phi đạo đức, phi nhân bản thì cũng sẽ đưa xã hội đến sự băng hoại khác.
Thần Học Sinh Thái là một nỗ lực để suy tư về chính sinh thái trong nhãn giới cứu độ. Nó cố làm cho mọi thành phần nhân loại hiểu rằng cộng đồng sự sống của sinh thái này đang bị đe dọa trầm trọng, cần phải cứu vãn khi còn có thể. Đây không phải chỉ là vấn đề môi trường sống thôi, nhưng còn là vấn đề con người, thái độ sống và cả với cách cư xử với nhau.18
Giám mục Giampaolo Crepalidi, Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã đưa ra 10 nguyên tắc (còn gọi là 10 điều răn về bảo vệ môi trường) tóm lược từ học thuyết xã hội của Giáo hội, trong đó khẳng định, thiên nhiên tuy là một sáng tạo của chúa nhưng không có nghĩa là một thực tại linh thiêng, tuyệt đối hóa, đặt trên phẩm giá và sự can thiệp của con người)19.
Vấn đề môi trường cũng là một chủ đề quan trọng trong các thuyết giảng của các chức sắc Công giáo Việt Nam. Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, trong lá thư Mục Tử Tổng Giáo Phận Sài Gòn, “Trách nhiệm gìn gữ và bảo vệ môi trường sống” - 28.5.2009 nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản của người Kitô hữu trong

![]()
- http://catechesis.net/than-hoc-sinh-thai/
- Xem Giampaolo Crepaldi, Mười điều răn về môi trường, Đàn Quan Tân dịch. Web- site: www.sinhvienconggiao.com
vấn đề này như sau: “Môi trường thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hóa và là tài nguyên thiên nhiên dành cho hết mọi người. Quà tặng và tài nguyên thiên nhiên này được dành cho tất cả mọi người, chứ không chỉ dành riêng cho một ai hoặc một thiểu số nào, cũng không chỉ dành riêng cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai. Do đó, mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ môi trường sống của mình và cũng là của mọi người trong cộng đồng dân tộc cùng thế giới hôm nay”. Vị Hồng y kết luận Lá thư mục tử như sau: “Thánh kinh kể lại rằng khi tạo dựng con người, Th n Chúa đã trao cho con người trách nhiệm chăm sóc, trông coi công trình tạo dựng của Ngài (St, 1, 28). Vì thế, đối với các Kitô hữu, gìn giữ, bảo vệ môi trường thiên nhiên không chỉ là một trách nhiệm xã hội mà còn là đòi hỏi của niềm tin, là một một nghĩa vụ cao cả, vì lẽ ta được cộng tác với Th n Chúa trong công trình tạo dựng. Chúng ta hãy tích cực góp phầnvàocông trình đó để tất cả nên lời tôn vinh Th n Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Cha yêu thương hết mọi người”.
Hồi giáo cũng kêu gọi việc thành lập một tổ chức bảo trợ có tên là Hiệp hội Hồi giáo cho các Hành động Thay đổi Khí hậu (MAC- CA), sẽ đại diện cho các nước và các cộng đồng Hồi giáo khắp thế giới. Tổ chức này cũng kêu gọi cho một hệ thống môi trường Hồi giáo mang tên “một Haji Xanh” để trong vòng 10 năm việc hành hương truyền thống của Hồi giáo sẽ được nhìn nhận là thân thiện với môi trường, và xây dựng một kiểu “Nhà thờ Hồi giáo Xanh” để giới thiệu cách thực hành tốt nhất về sức nóng, ánh sáng và thiết kế. Kế hoạch của Đạo Sikh thúc giục các Đền thờ Sikh sử dụng việc tái sinh, bón phân trộn (com-pốt), sử dụng năng lượng xanh, sử dụng lò sưởi sinh thái, bắt đầu sử dụng mưa nhân tạo để thu hoach vụ mùa, mua sắm chén, bát, đĩa có thể dùng lại.20
Qua đó, cho thấy rằng bảo vệ môi trường sinh thái đã trở thành nhiệm vụ chung của các tôn giáo trên thế giới

![]()
- http://bahai.org.vn/2009/11/cac-to%cc%82n-giao-chinh-tre%cc%82n-the-gioi- trinh-bay-ke-hoa%cc%a3ch-hanh-do%cc%82ng-de%cc%89-ba%cc%89o-ve%cc%82-mo%c- c%82i-tru%cc%9bong/
-
- Thông qua giáo dục và thực hành tôn giáo học sinh thái, Phật giáo Việt Nam phát triển sự kết nối hòa hợp liên tôn giáo
Tầm quan trọng của tôn giáo trong việc thực hiện bảo vệ môi trường sống của con người là không thể phủ nhận. Vì thế vào năm 1996, Trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới thuộc Đại học Har- vard (Mỹ) đã thành lập một dự án Harvard về Tôn giáo và Sinh thái để tạo lập một diễn đàn lớn cho đối thoại liên tôn giữa 10 tôn giáo lớn trên thế giới gồm Phật giáo, Kitô giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Do Thái giáo, Hindu giáo, Jaina, Khổng giáo, Đạo giáo, Shinto (Thần đạo) và các tín ngưỡng truyền thống bản địa. Dự án nhằm mục đích tìm hiểu những hàm ý tôn giáo liên quan đến các vấn đề môi trường. Giải thích các văn bản tôn giáo bàn về cách thức bảo vệ môi trường hoặc các dự án cụ thể mà các nhóm tôn giáo thực hiện như sáng kiến làm sạch sông hoặc tái trồng rừng, chủ trương xây dựng các cộng đồng sống theo nhịp điệu của tự nhiên. Trong khoảng ba năm, dự án Harvard về Tôn giáo và Sinh thái đã tổ chức hàng loạt hội nghị với các chủ đề “Phật giáo và sinh thái”, “Kitô giáo và sinh thái”, đỉnh cao vào năm 1998, một cuộc họp báo tuyên bố thành lập Diễn đàn về Tôn giáo và Sinh thái.
Tổng thư ký Liên Hợp quốc (2007- 2016) Ban Kimoon đã từng tuyên bố rằng, các cộng đồng tôn giáo là yếu tố quan trọng cho những nỗ lực toàn cầu trong việc giải quyết thách thức về khí hậu. Tôn giáo nhắc nhở chúng ta về những khía cạnh đạo đức của biến đổi khí hậu và về nghĩa vụ chăm sóc môi trường mong manh của trái đất và mối quan tâm trợ giúp đối với các nước láng giềng đang bị thảm họa của thiên nhiên.
Tại Hội nghị Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (năm 2015) tại Paris (Pháp) các tôn giáo thế giới đã ra Bản tuyên bố chung cho hành động liên chính phủ về biến đổi khí hậu và đã kết hợp hơn 10.000 nhà hoạt động, giáo sư, hàng giáo phẩm và các nhà lãnh đạo từ 73 quốc gia và 50 đức tin để đối phó với biến đổi khí hậu. Trên thực tế, quan điểm sinh thái của tôn giáo đã được thực hành bằng những hành động thiết thực, cụ thể và hình thành những phong trào mới về sinh thái đang lan rộng khắp thế giới21 .Việc các tổ chức tôn giáo đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ sinh thái toàn cầu cho thấy khả năng thích nghi của các tôn giáo đối với bối cảnh xã hội hiện đại bằng các phương tiện đại chúng, dễ quảng bá, đi vào lòng người, giáo dục cho người dân có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động cụ thể nhất, thiết thực nhất, khơi dậy trách nhiệm xã hội cho mỗi người dân. Nhiều quốc gia trên thế giới đã biết tận dụng nguồn lực xã hội (nguồn vốn và nhân lực xã hội) từ các tổ chức tôn giáo trong các phong trào và hoạt động xã hội nêu trên, biết tận dụng các phong trào lấy cảm hứng từ tôn giáo để làm thay đổi xã hội. Các tôn giáo còn quan tâm, chia sẻ kịp thời nỗi đau của những quốc gia, những nhóm người yếu thế bị tổn thương khi thảm họa môi trường xảy ra.
Do đó, việc đưa môn Tôn giáo học sinh thái vào trong chương trình giáo dục Phật học càng trở nên cấp thiết. Trong chương trình này, Tôn giáo học sinh thái không chỉ thông diễn nội dung Phật giáo với môi trường (Sinh thái học Phật giáo) mà còn mở rộng sự thấu hiểu về bảo vệ môi trường sinh thái trong các tôn giáo khác để Phật giáo có được tiếng nói chung trong quá trình thực hiện sự hòa hợp liên tôn giáo vượt qua mọi thành kiến, có được sự khoan dung trong sứ mệnh vì một thế giới an toàn hơn trong hiện tại và hạnh phúc hơn trong tương lai.
***

![]()
- http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2361-ton-giao-hoc-sinh- thai-thuc-tien-tren-the-gioi-va-o-viet-nam-hien-nay.html