PHẬT GIÁO ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỜI SỐNG VÀ HỌC ĐƯỜNG TẠI HOA KỲ
ThS.ĐĐ. Thích Thiện Trí*
Hoa Kỳ là một quốc gia gồm 50 tiểu bang nằm ở lục địa Bắc Mỹ. Diện tích 9,4 triệu m2 và dân số hơn 2,55,2 triệu người. Nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ thì dân số Hoa Kỳ đứng thứ ba. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ XVIII (từ 13 thuộc địa của Anh Quốc). Đến cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã trở thành đất nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa và mở rộng thị trường trên khắp toàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
Phật giáo bắt đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ XIX do hai nhà truyền giáo là cư sĩ, ông Henry Steel Olcott và bà Phật tử người Nga - Petrova Blavatsky. Hai vị cư sĩ này đã thành lập Hội Thông thiên học Phật giáo (Buddhist Theoophical Socialty) vào năm 1875 tại New York. Đó là tổ chức Phật giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ, tổ chức này đã nhanh chóng gây được sự chú ý với giới trí thức Mỹ. Bên

![]()
*. Cựu Tăng sinh Khóa IV Học viện Phật giáo Việt Nam (1997-2001).
cạnh sự nỗ lực truyền bá đạo Phật của ông Henry Steel Olcott và bà Petrova Blavatsky, còn có những thành viên quan trọng khác đã dấn thân và có công rất lớn trong giai đoạn đầu như: R.W. Emerson,
- Whitman (người Mỹ); A.Dharmapala (người Tích Lan); Soyen Shake (người Nhật) và Paul Carus (người Đức)…
Từ cuối thế kỷ XIX, xuất hiện làn sóng người phương Tây muốn tìm về phương Đông để tìm hiểu và học hỏi giáo lý Phật giáo. Năm 1893 Đại hội Tôn giáo thế giới (Word Parliament of Religion) được tổ chức tại bang Chicago. Trong kỳ hội nghị này có rất nhiều đại biểu Phật giáo nổi tiếng từ châu Á về tham dự.
Hiện nay, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống và học đường tại Hoa Kỳ. Nhiều trường tiểu học, trung học và đại học, ban giám hiệu đã mang giáo lý và thiền Phật giáo giảng dạy cho học sinh, sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm. Giáo lý Tứ đế, Bát chánh đạo được áp dụng thành phương cách sống bắt đầu từ học đường. Có những tu sĩ đăng ký tham gia vào các trường có phân khoa Tuyên Uý Phật Giáo1 để phát nguyện dấn thân vào quân đội Hoa Kỳ hướng dẫn Phật học và Thiền học cho lính Mỹ2. Sự ảnh hưởng này là thành quả mà các bậc tiền nhân đi trước đã dày công thao thức và thực hiện. Phật giáo ở Hoa Kỳ đã kết hợp nhiều nhánh của Phật giáo như: Nguyên thủy (Theravada)3, Phật giáo Đại thừa (Mahayana) và Phật giáo thuộc dòng Kim cang thừa (Vajrayana). Các bậc thầy trưởng thượng, những vị đã dày công lan toả Phật giáo trong các dòng truyền thừa như Đại sư Suzuki, Lạt ma Thubten Yesbe, Hòa thượng Seon Samim, Hòa thượng Thiên Ân, Thiền sư Nhất Hạnh, Hòa thượng Tuyên Hóa, Kaly Rinpoche.v.v… Dầu Phật giáo chỉ hội nhập vào đất nước Hoa Kỳ từ những năm 1960 trở đi nhưng đã có sức ảnh hưởng làm cho giới thượng lưu trí thức hướng tới tìm hiểu và thực tập mỗi ngày một đông. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số các trường Đại học, các phân

![]()
-
- Chaplain: Religious leadership title.
- Mindfulness practice meditation and Buddhism
- Therevada, Mahayana and Vajrayana
khoa hay các hội đoàn mang tính sinh hoạt Phật giáo trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay.
Cuốn sách “Buddhist - Based Universities in the United Sates: Searching for a New Model in Higher Education” (tạm dịch: Các Trường Đại Học dựa trên nền giáo dục Phật giáo trong đất nước Hoa Kỳ: Tìm hiểu cho mô hình giáo dục hiện đại hóa) của tác giả Storch Tanya xuất bản năm 2015, Strorch Tanya đã liệt kê một số các trường Phật giáo tại Hoa Kỳ hiện nay như:
- University of the West4
- The Dharma Realm Buddhist University
- Naropa University
- Soka University of America
Trường “University of the West” nằm trên đường Walnut Grove Ave, tại thành phố Rosemead, thuộc bang California. Trường được mở vào năm 1991, khuôn viên rộng khoảng 10 mẫu tây do Hòa Thượng Hsing Yun (Hòa thượng Tinh Vân) và Ban Hội đồng điều hành sáng lập. Tiêu chí của “ University of the West”: Đào tạo cho sinh viên hệ Cử nhân (BA), Cao học (Master) và Tiến sĩ (Ph.D), bao gồm cả sinh viên trong nước và quốc tế. Sinh viên đăng ký học có cả Tăng-Ni và hàng cư sĩ.
Trường “The Dharma Realmadrid Buddhist University”5 được thành lập vào năm 1976 do Cố Đại lão Hòa thượng Hsuan Hua (Hòa thượng Tuyên Hoá) sáng lập. Trường đại học nằm trên đường Bodhi Way, tại Thành phố Ukiah, thuộc bang California. Tiêu chí của “The Dharma Realm Buddhist University”: Đào tạo giống như trường “University of the West”. Tuy nhiên, trong khuông viên rộng 488 mẫu tây với trên 60 tòa nhà, “The Dharm Realm Buddhist University” không chỉ đào tạo cho chương trình Phật học mà còn là nơi mở ra các khóa tu, nhập thất và nhiều sinh hoạt khác, dành cho mọi tầng lớp và sắc tộc.

![]()
- www.uwest.edu/Universtiy of the West/ A Small School with big Ideas
- Dharma Realm Buddhist University, Private university in Talmage, California
Trường “Naropa University”6 được thành lập vào năm 1974 do vị thầy Phật giáo Tây Tạng - ngài Chogyam Trungpa7 và Ban hội đồng điều hành sáng lập. Trường nằm trên đường Arapahoe Ave, thành phố Boude, bang Colorado, khuôn viên của trường rộng khoảng 12 mẫu tây. Trường “Narapa Univrsity” có tiêu chí: Đào tạo cho những lớp ACT hoặc SAT để cho sinh viên chuẩn bị trước khi vào hệ cao đẳng hay đại học. Ngoài chương trình đào tạo hệ Phật học, trường Naropa còn mở ra các khoa như: Tâm lý học, Văn chương học, Nghệ thuật học v.v… Sinh viên được đào tạo gồm có các cấp bậc Cử nhân (BA), Cao học (MA) và Tiến sĩ (Ph.D).
Trường “Soka University of America”8 được thành lập vào năm 2001 do Ngài Tsunesahuro Makiguchi và Ban hội đồng điều hành sáng lập. Diện tích của đại học Soka rộng khoảng 103 mẫu tây, nhìn xuống một công viên rộng 4.000 mẫu tại thị trấn Aliso Viejo, thuộc quận Cam, bang California. Hệ thống giáo dục Soka nguyên khởi từ Tsunesaburo Makiguchi, một nhà giáo dục Nhật Bản và là một lãnh tụ Phật giáo. Trường Soka University of America đào tạo từ bậc mẫu giáo cho tới bậc đại học.
Ngoài các trường đại học Phật giáo mà Storch Tanya đề cập, có thể điểm qua thêm các tổ chức Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn tại Hoa Kỳ như: Hội Thông thiên học Phật giáo (Buddhist Theosophical Society) được thành lập năm 1875 tại New York; các trung tâm Thiền học ở nhiều tiểu bang như California, New York, New Jersey, Texas, Colorado, Washington State, Washington DC.v.v… Nhiều vị Tăng sĩ đến từ khắp các quốc gia và họ đều có nhiệt quyết mang Phật giáo đến lan toả trên vùng đất hứa.
Nhắc đến Thiền học, không thể không nhắc đến vị Hòa thượng đã dày công đầu tư cho nền Phật giáo tại California, đó là cố Hòa thượng Thiên Ân. Vào những năm 1967, Hòa thượng đã mở trung

![]()
- Naropa University :Boulder, Co. Private, non-profit. 4-year
- Chogyam Trungpa, it is named for the 11th- century Indian Buddhist sage Naropa, an abbot of Nalanda.
- Soka University of America is a private university in Aliso Viejo, California.
tâm Thiền học quốc tế tại đây. Trung tâm này thu hút đông đảo giới trẻ Mỹ đến học và hành thiền. Đến năm 1973, Hòa thượng Thiên Ân kết hợp với các nhà giáo dục Hoa Kỳ, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng, Tích Lan để sáng lập Trường Đại học Đông Phương (University of Oriental Studies). Theo bà Nguyễn Thị Loan - người diễn thuyết trong hội thảo của Hội Phật học Đuốc Tuệ ngày 13 tháng 11 năm 2016 về chủ đề “Phật giáo phát triển ở Hoa Kỳ, bài được đăng trên trang mạng của Thư viện Hoa Sen, bà nói: “Phật giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh từ 1992 đến nay. Người Việt bắt đầu xây dựng chùa chiền, phát tâm cúng dường, đi hành hương những danh lam thắng cảnh có liên quan đến Phật giáo như: Tứ Động Tâm ở Ấn Độ, in sách, làm báo, CD, DVD, Internet, các website v.v…”.
Ngoài cố Hòa thượng Thiên Ân là vị Thiền sư người Việt được nhiều Tăng-Ni và Phật tử trí thức biết tới, còn phải nhắc đến vị Thiền sư cận đại mà cả thế giới quy ngưỡng, đó là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Người đã viết rất nhiều tác phẩm và hầu hết đều có mặt tại các nhà sách lớn của Hoa Kỳ. Nếu cố Hòa thượng Thiên Ân đã làm lan toả Thiền học Phật giáo tại Los Angeles, California, là vị giảng viên của trường Đại học nổi tiếng UCLA9 thì Thiền sư Nhất Hạnh là cha đẻ của dòng phái thiền “MINDFULNESS”. Thiền sư Nhất Hạnh thành lập ba trung tâm Thiền lớn tại Hoa Kỳ, đó là ba Thiền viện: Deer Park Monastery-Escondido, California; Blue Cliff Monastery ở Pine Bush-New York và Magnolia Grove Monastery ở Batesville-Mississippi. Hiện nay, Ngài đã chọn quê hương Việt Nam để sống đời sống bình yên và an lạc nhưng sức ảnh hưởng của Ngài vẫn luôn lan toả qua nhiều tác phẩm nổi tiếng và phương pháp hành trì “MINDFULNESS” trong đời sống người phương tây. Bộ phim được công chiếu gần đây ở khắp các rạp phim tại Hoa Kỳ: “WALK WITH ME”10 là bộ phim nói về công trạng và cuộc đời hoằng pháp

![]()
- UCLA: The Universtiy of California, Los Angeles, is a public research university in Los Angeles.
- Walk With Me-Thich Nhat Hanh.
của Ngài. Người Mỹ đã đặt riêng cho Thiền sư Nhất Hạnh một danh hiệu rất thân thương: “FATHER OF MINDFULNESS” (cha đẻ của dòng thiền Chánh Niệm).
Ngoài các trường chuyên về Phật học của các bậc cao Tăng thạc đức và hàng cư sĩ trí thức Phật giáo thành lập tại các tiểu bang Hoa Kỳ, có thể tìm hiểu thêm một số các trường nổi tiếng khác đào tạo về phân khoa Phật học để học sinh, sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu vào các chuyên ngành Tôn giáo, Tâm lý học, Triết học, Tâm thần học v.v…
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HARVARD11
Trường đại học Harvard là một trường trong những viện đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ và là thành viên chủ chốt trong liên đoàn Ivy tọa lạc ở Cambridge thuộc bang Massachusetts. Không chỉ nổi tiếng ở Mỹ, đại học này có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới với độ uy tín cao, các sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp luôn được sự săn đón vào rất nhiều công ty, doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn thế giới.
Tại đại học Harvard, sinh viên còn tìm hiểu, nghiên cứu những lớp chuyên ngành Phật học. Sau đây, chúng ta hãy cùng đọc một bài viết của Vân Tuyền được lấy từ nguồn từ Harvard trên trang Web: phatgiao.org.vn
Đại học Harvard bắt đầu mở khóa “Phật học qua Thánh điển Phật giáo” bắt đầu ngày 05/02/2018 trên nền tảng học tập trực tuyến của học viên: https://www.edx.org/course/Buddhism- through-its-scriptures.
Khóa học được giảng dạy bởi Giáo sư Tiến sĩ Charles Hallisey
- giảng viên cao cấp của Yehan Numata về Văn học Phật giáo tại trường Harvity Divinity. Khoá học gồm 8 ngày học, được trình bày qua video và văn bản có thể hoàn tất vào thời gian của học viên. Khoá học trước đây đã có sẵn như nội dung lưu trữ, nhưng lại bắt đầu trở lại vào ngày hôm nay, một khoá học tương tác bao gồm các chủ đề thảo luận trong mỗi bài học. Sinh viên hoàn thành khóa học

![]()
11. Harvard University: Cambridge, MA. Private, non-profit. 4 -year.
đến ngày 30/08/2018, tại thời điểm đó nội dung của khóa học sẽ được lưu trữ. Sinh viên tuỳ chọn đễ đóng phí một chứng chỉ, để xác minh hoàn thành khoá học, bất cứ ai cũng có thể ghi danh và tham gia khoá học miễn phi.
Các giáo trình khóa học: Cho dù các bạn là người mới đến nghiên cứu về tôn giáo hoặc nghiên cứu Phật giáo hay các bạn đã nghiên cứu rồi và các bạn đã thực hành trong nhiều năm, khóa học này sẽ cung cấp cho các bạn cơ hội để làm quen với một loạt các Thánh điển Phật giáo trong khi hướng dẫn các bạn suy nghĩ về nó - nội dung cũng như địa điểm của nó trong đời sống Phật giáo - theo những cách mới.
Thông qua sự kết hợp giữa những bài đọc đã được lựa chọn cẩn thận, cả về các Thánh điển Phật giáo lẫn thông tin, cũng như tiếp xúc với các hình thức thực hành Phật giáo khác nhau như thiền định, nghệ thuật, tín ngưỡng và các tác phẩm văn học, các bạn cũng sẽ học cách diễn giải, suy ngẫm và kết nối các Thánh điển Phật giáo cho cuộc sống của chính các bạn và làm sâu sắc hơn sự hiểu biết của các bạn về thế giới quan, cũng như trong tiến trình học Phật.
Giáo sư Tiến sĩ Charles Hallisey lưu ý rằng, không giống như trong Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo, Tam tạng Thánh điển Phật
giáo rất phong phú, đa dạng cần được nghiên cứu. Các trích đoạn từ kinh Diệu Pháp Liên Hoa (The Lotus Sūtra - सद्धर्मपुण्डरीक सूत् -
妙法蓮華經), kinh Kim Quang Minh Tứ Thiên Vương Hộ Quốc
(The Suvarṇaprabhāsa-sūtra- सुवर्णप्रभासोत्तमसूत्रेन्द्रराज - 金光
明經四天王護國之寺) và Bát nhã Tâm kinh (The Heart Sūtra) đều được nghiên cứu trong khóa học, cùng với nhiều bài viết khác của Phật giáo và các bài báo liên quan.”
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC YALE12
Đại học Yale (hay Viện Đại học Yale) tọa lạc tại thành phố New Heaven, bang Connecticut, thành lập năm 1701 và là một trong

![]()
12. Yale Universtiy: New Haven, CT. Private, non-profit. 4-year.
những viện đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Đại học Yale có rất nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu dành cho sinh viên, đặc biệt nổi tiếng ở các khoa Nghệ thuật và Khoa học, Thần học, Lâm nghiệp và môi trường, Quản trị kinh doanh, Luật hay Y khoa. Những nhân vật nổi tiếng từng theo học Đại học Yale là các cựu tổng thống Mỹ như: William Howard Taft, Gerald Ford, George H.W.Bush, Bill Clinton và George W.Bush, các Ngoại trưởng Mỹ như Hillary Rodham Clinton, Cyrus Vance, và Dean Acheson…
Đại học Yale còn có các lớp học Phật giáo do Sư cô Sumi Loundon Kim giảng dạy. Lớp tối thứ ba về thảo luận Phật pháp và tối thứ năm thực tập thiền. Nhóm sinh hoạt Phật pháp mở rộng và chào đón tất cả sinh viên nào muốn tham gia với nhóm. Bên cạnh thảo luận Phật pháp, thực tập thiền, nhóm sinh hoạt còn có những bài trắc nghiệm, hội thảo đặt biệt được nối kết với các giảng viên. Trong các buổi sinh hoạt còn phục vụ thức ăn cũng như những lễ hội mang tính truyền thống Phật giáo.
Tại Đại học Yale, cố Thượng tọa Thích Tâm Khanh, cựu sinh viên khóa 3 Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, trụ trì Tĩnh Tâm Thiền Tự tại bang North Carolina đã từng là khách mời (a guest speaker) hằng năm cho trường.
Chúng ta có thể tìm hiểu các lớp sinh hoạt Phật pháp tại Đại học Yale qua nguồn: https://chaplain.yale.edu/religious-literacy/ buddhism
- ĐẠI HỌC BERKELEY13
Trường Đại học Berkeley là trường đại học nghiên cứu công lập, được coi là một trong những trường đại học nhà nước có uy tín nhất ở Mỹ. Là một phần của hệ thống Đại học California, được thành lập vào năm 1868. Các giảng viên của Berkeley đã giành được 19 giải Noel, chủ yếu về vật lý, hoá học và kinh tế. Cựu sinh viên đáng chú ý gồm tiểu thuyết gia và nhà báo Jack London, nam diễn viên

![]()
13. The University of California, Berkeley is a public research university in Berkeley, California.
từng đoạt giải Oscar Gregory Peck, cựu thủ tướng và chủ tịch của Pakistan Zulfikar Ali Bhutto, tác giả Joan Didion và cầu thủ bóng đá Mỹ Alex Morgan thắng giải World Cup nữ.
Đặc biệt, tại trường Berkeley, sinh viên sẽ tìm hiểu, nghiên cứu cho các chuyên ngành về ngôn ngữ, văn hoá, các khoa học Đông Nam Á, Khoa Thần học hoặc nghiên cứu cho bằng Tiến sĩ trong chuyên ngành Phật học.
Đặc biệt, tại trường Đại học Berkeley, một vị tu sĩ đến từ Ski Lanka - Hòa thượng Bante Seelawimala, Ngài đã và đang dạy môn Triết học Phập giáo cho các sinh viên sau Đại học và hướng dẫn Thiền cho một nhóm sinh viên thực tập đời sống chánh niệm kể từ năm 1976, tính đến nay, tổng cộng 43 năm (1976-2019).
Trong khóa tu Bắc Mỹ lần thứ 9 tại San Jose14, do Hòa thượng Đổng Tuyên đăng cai tổ chức, Ngài Bante Seelawimala được mời giảng dạy một buổi cho Phật tử tại gia và một buổi thảo luận về đề tài “Làm sao để mang Phật giáo đến với người bản xứ” (How to bring Buddhism in America). Buổi thảo luận của Ngài được rất đông Tăng-Ni tham dự và chia sẻ.
- ĐẠI HỌC LOYOLA15 TẠI THÀNH PHỐ NEW ORLEANS
Trường Loyola tại Hoa Kỳ có nhiều chi nhánh và nhiều phân khoa khác nhau, nhưng Luật là phân khoa quan trọng nhất. Đây cũng là một trong nhiều trường có uy tín tại Hoa Kỳ.
Tôi hân hạnh được Phân khoa Thần học của trường Loyola (LIM, Loyola Institute Ministry) tiếp nhận hồ sơ dạy về môn Thiền thực tập Chánh niệm (Mindfulness Practice Meditation) vào tháng 9 năm 2017. Từ lớp Thiền Chánh niệm theo hệ đào tạo ngoại khóa (Continue studying) trường đã chuyển thẳng lớp của tôi lên thành lớp chính quy dành cho sinh viên đang theo học hệ Cử nhân và Cao học vào năm 2018. Đây là một bất ngờ và là niềm vui rất lớn dành

![]()
-
- Khoa Tu hoc Phat Phap Bac My Lan Thu 9, ngay 25-29 thang 7 nam 2019 tai Double Tree by Hilton Newark, California
- Loyola University New Orleans is a private Jesuit university in New Orleans, Louisiana.
cho những người giảng dạy nói chung và là niềm vui riêng dành cho một tu sĩ Phật giáo Việt Nam như tôi tại hải ngoại. Bước đầu khi nộp hồ sơ vào trường, tôi chỉ nghĩ mình có thể tiếp cận các sinh viên trẻ để chia sẻ Phật pháp và giúp các bạn hướng tới đời sống Chân - Thiện - Mỹ như lời Phật dạy. Tuy vậy, trường Loyola đã ưu ái dành cho tôi một niềm vui bất ngờ khi để tôi trở thành giảng viên của trường. Phật tử Andrew Vũ, người đến tham dự buổi hội thảo của tôi vào tháng 9 năm 2017 đã viết lại buổi chia sẻ đó và được trang Đạo Phật Ngày Nay đăng tải. Dưới đây là bài viết của ông:
“Năm 2017 vào khoảng tháng 9, chúng tôi có tham dự một buổi ra mắt của lớp Thiền Chánh niệm tại trường Đại Học Loyola - một trong những trường Đại học nổi tiếng ngành Luật ở Mỹ tại thành phố New Orleans. Trong buổi ra mắt của lớp Thiền này, thầy Thiện Trí, một Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam được mời để hướng dẫn và giới thiệu lớp thiền tập của thầy cho các giáo sư, các bậc trí giả tại đây. Trong buổi ra mắt, thầy Thiện Trí đã cho các học viên của thầy, từ mọi ngành như: các thầy yoga, bác ssĩ, luật sư, giáo sư v.v…chia sẻ và giới thiệu từng đề tài thiền tập cũng như giáo lý Phật Giáo căn bản: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Lục căn lục trần v.v… đến với các vị khách mời tại trường Loyola đêm hôm đó.
Buổi ra mắt lớp thiền chánh niệm để lại nhiều âm hưởng tích cực trong mọi người và chúng tôi cũng không quên chụp lại những tấm hình lưu niệm sau buổi chia sẻ.
Năm nay, 2018, chúng tôi rất hân hoan vui mừng khi được tin chính thức thầy Thiện Trí đã được trường Đại học Loyola mời dạy chương trình “chính quy” , tín chỉ thiền chánh niệm cho sinh viên cấp cử nhân (BA) và cao học (MA) vào khóa mùa thu tại đây (The Fall semester). Lớp học bắt đầu từ ngày 24 tháng 08-2018 và kết thúc vào ngày 15 tháng 12-2018. Giáo sư Tiến sĩ Khoa Thần học, ông William Thiele, người cùng đồng hành với thầy Thiện Trí cho lớp học này đã viết thư giới thiệu đến các sinh viên đầu tiên đăng ký lớp như sau:
“Dear Mindfulness class participants,
You all are the first five to register for our new course in “The Practice of Mindfulness Meditation: Buddhist and Christian Perspectives.” I just wanted to touch base to let you know we are looking forward to connecting with you this fall. The “we” includes my friend and Buddhist monk, Ming C. Nguyen (pronounced when). He uses terms like Monk or Thay (teacher) when he emails. We will teach the course together, with an emphasis on mindfulness meditation practice in every class, including sitting, standing, and walking meditation in the early classes.
We will have room for up to 20 students, so feel free to bug your friends and invite them to register. We noticed the course was “hidden” so to speak under a section called theology and ministry, perhaps because it has never been taught at Loyola. We believe the practice can be of great benefit to the stresses of student life and the transition into the working world.
Have a great summer, and we look forward to being with each of you,
William Thiele, PhD
The School for Contemplative Living”.
Ngoài những lớp dạy ở trường, ở các trung tâm của người bản xứ, tôi còn mở ra nhóm thiền “Zen and Mind Family”16 được đặt tại trụ sở của Trung tâm Phật Giáo Vạn Hạnh thuộc thành phố New Orleans. Bên cạnh các lớp dạy về Thiền Chánh niệm, tôi còn dạy và thảo luận giáo lý nhà Phật lồng vào các buổi Thiền tập. Các anh chị đến học có những vị là giáo sư của một số trường tại thành phố này và họ thường mời tôi làm khách mời (a guest speaker) cho lớp của họ.
Như chúng ta thấy, Phật giáo tại Hoa Kỳ với các bậc long trượng như cố Hòa thượng Thiên Ân, Hòa thượng Tuyên Hóa rồi hiện tại như Ngài Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Nhất Hạnh v.v… là những vị Tăng sĩ xuất chúng đã mang hình ảnh Phật giáo từ khắp các đất

![]()
-
- Zen and Mind Family is a group of organization of non-profit
nước đến Hoa Kỳ. Có thể nói, Hoa Kỳ là nơi dung hợp nhiều loài hoa, nhiều sắc tố như chính tên gọi của đất nước này, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ!
Trong nămmươitiểubang Hoa Kỳhầunhưmỗibangđềucóchùa Phật giáo: Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia, Miến Điện, Tích Lan v.v… Có nhiều tiểu bang trong nước Mỹ như California, Taxes, New York, Virginia v.v… có đến hàng chục ngôi già lam. Tăng-Ni tự mở chùa và cả đến hàng cư sĩ cũng có thể tự mở chùa. Mọi sinh hoạt truyền thống của mỗi nước, lớp thiền tập dành cho người bản xứ, lớp Việt ngữ, lớp thảo luận, giảng thuyết, lễ hội v.v… đã mang lại nhiều ấn tượng, nhiều sắc màu Phật giáo làm cho người Mỹ phải liếc nhìn từ xa và tiến dần vào hội nhập. Từ các trường tiểu học, trung học, đại học đã mời các giáo viên, giảng viên, tu sĩ Phật giáo giảng dạy giáo lý, thực nghiệm Thiền tập… Chúng ta còn thấy rằng sự trao đổi văn hoá như lễ hội Trung thu, Tết, Phật Đản, Vu Lan được các chùa mở ra và tất cả mọi tầng lớp đều có thể đến tham dự. Những buổi thảo luận, thuyết giảng Phật giáo tại các tụ điểm, trung tâm thiền, trung tâm Yoga, các trang mạng còn mở ra để chia sẻ những đề tài Phật giáo. Có thể nói, dầu Phật giáo từ mọi miền đất nước du nhập sang Hoa Kỳ chưa là bao so với tôn giáo bản địa, thế nhưng tầm ảnh hưởng của Phật giáo đã bước những bước đáng kinh ngạc trong vài thập niên qua. Nhiều người Mỹ đã tìm tới các chùa tu tập, học giáo lý và quy y. Trong số đó có cả những người phát nguyện xuất gia sống trọn đời cho lý tưởng. Điển hình như các Tăng-Ni tại Vạn Phật Thánh Thành, đệ tử của cố Hòa thượng Tuyên Hoá, các trung tâm thiền của Thiền sư Nhất Hạnh, các chùa theo dòng Kim cang thừa của Ngài Đạt Lai Lạt Ma v.v… Hiện nay, các lớp giáo lý, thiền, khoa Phật học đã nở rộ trong nền giáo dục của Hoa Kỳ. Các học sinh, sinh viên và cả những người giảng dạy đã ảnh hưởng rất sâu đậm triết lý Phật Đà. Thời đại công nghệ giúp cho những giới sinh viên trí thức dễ dàng tìm hiểu, nghiên cứu. Họ có thể tìm xem những kho tàng tích trữ kinh điển Phật giáo từ thư viện tại trường tiểu học, trung học và đại học. Sinh viên, học sinh, các nhà nghiên cứu trí thức được tìm đến những thánh tích vẫn còn
nguyên vẹn tại Nepal, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Việt Nam v.v… để thấy và cảm được sự ảnh hưởng của Phật giáo trong suốt mấy nghìn năm qua với nhân loại. Có thể nói, giáo lý đức Phật là một chân lý để sống, để chứng nghiệm. Giáo lý của Phật không chỉ để trưng bài theo tín ngưỡng, theo tập tục dân gian. Hay hơn nữa, mọi người đều có thể học và thực hành lời Phật dạy bằng phương pháp thiết thực nhất thông qua bài học Bát chánh đạo. Nếu có cách nhìn đúng thì suy nghĩ sẽ đúng. Từ suy nghĩ chân chánh, chúng ta sẽ hành động đúng. Mạng sống của chúng ta cũng theo đó mà được thừa hưởng trên việc làm đúng, không cần gian dối, lộc lừa. Từ đó, mọi nỗ lực của cũng sẽ thành tựu hơn, thiết thực hơn và hiệu quả hơn. Mỗi niệm của chúng ta trở nên chân chánh và an lạc trong từng nụ cười, từng bước chân đi. Có chánh niệm, sẽ có được sự định tĩnh trong mỗi việc làm, trong đời sống thực tế và dòng tâm thức luôn được định tĩnh, an lạc vững chãi.
Hiện nay, các giới trí thức giả như các nhà tôn giáo, khoa học, chính trị hay giáo dục… đang chung tay để tìm ra hướng đi chân chính, hoàn hảo, hoà bình và đạo đức cho nhân loại. Hướng đi đó là hướng đi mà giáo lý Phật giáo đã, đang và tiếp tục tồn tại trong suốt mấy nghìn năm. Đó chính là hướng đi của Chân - Thiện - Mỹ. Chúng ta luôn luôn mong rằng, với sự liên kết của tâm từ bi, trí tuệ và lòng kiên định của chư Tăng-Ni và giới trí thức Phật giáo khắp năm châu, chúng ta sẽ cùng mang lại cho đất nước Hoa Kỳ nói riêng, cho thế giới nói chung có sức ảnh hưởng giáo lý Phật Đà bằng cách làm lan toả giáo lý ấy vào văn hóa, giáo dục và truyền thống trong mỗi đất nước bản địa. Giáo lý mà chúng ta đang đề cặp đến là một chân lý sống, là một cách nhìn thiết thực mang tính khoa học có lợi ích cho cả nhân sinh quan và vũ trụ này. Nói như nhà bác học Albert Einstein: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn
giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là đạo Phật”.
Gần 20 năm định cư tại Hoa Kỳ, tôi may mắn được sống, được tiếp xúc và học tập cùng với những sinh viên bản xứ. Trong những năm đầu, sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Á Đông và Tây phương khiến tôi có rất nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm nên tôi cũng cần có thời gian để chấp nhận và thích nghi với văn hóa, con người, thời tiết, phong tục… nơi đây.
Trước khi sang Hoa Kỳ, tôi theo học bốn năm khoa ngoại ngữ của trường Đại học Mở bán công, khóa 1993-1997 và tốt nghiệp khóa IV Học viện Phật giáo tại TP. HCM, khóa 1997-2001. Mùa hè năm 2002, tôi sang định cư tại Hoa Kỳ, những năm đầu tại đây, tôi vừa sinh hoạt với cộng đồng người Việt, vừa mở lớp thiền hướng dẫn cho người Mỹ, trận bão Katrina năm 2005 đã cuốn đi tất cả những gì mà tôi đã gây dựng trong suốt mấy năm. Cơn bão đi qua, tôi lại mất vài năm xây dựng lại chùa và củng cố tinh thần cho người dân tại thành phố Biloxi, bang Mississippi.
Ước nguyện tiếp tục được trau dồi tri thức đã thôi thúc tôi vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trong những năm đầu tại Hoa Kỳ. Sau đó, tôi trở lại trường Hinds Community College tại Thành phố Jackson, bang Mississippi năm 2009-2014. Năm 2015, tôi chuyển về thành phố New Orleans, bang Louisiana và nộp đơn xin dạy lớp Thiền tại trường Đại Học Xavier và Loyola từ năm 2016 và 2018. Hiện nay, tôivẫnđangtiếp tục chương trình Cao học (Master program) ngành Giáo dục Tôn giáo học (Religious Education) do trường Loyola cùng hội Phật giáo tại miền nam California tài trợ và sẽ tiếp tục chương trình Ph.D để hoàn tất các khóa học, các chương trình đào tạo tại Hoa Kỳ, đồng thời dấn thân phụng sự trong công việc giảng dạy.
Khi còn là Tăng sinh tại Học viện Phật giáo trong nước, tôi từng học được câu nói: “Nơi nào Phật pháp cần con đến, chúng sanh cần con đi, chẳng ngại gian lao, không từ khó nhọc”. Tôi xin phát nguyện dấn thân, tiếp nối vì lý tưởng phụng sự, hoằng dương chánh pháp Như Lai như các bậc thầy Tổ, các bậc trưởng thượng và các bậc đàn anh đi trước đã từng dấn thân.
Tài liệu tham khảo
Dưới đây là những trang web, những tác phẩm mà người viết đã trích dẫn, soạn thảo cho bài viết này.
Buddhist-Based Universities in the United Sates: Searching for a New Model in Higher Education
Book-Storch, Tanya-2015-Rowman & Littlefiel, Publishers, Lan- ham, MD-LC929.7.U6 S76 2015
Topics: Academic Histories and Contexts Uwestt.edu
Dharma Realm Buddhist Association
Vietbao.com “Đại học Phật giáo Soka sắp khai giảng ở quận Cam”
Thư Viện Hoa Sen (Phật giáo phát triển ở Hoa Kỳ. Bài thuyết trình trong hội thảo của Hội Phật học Đuốc Tuệ do Nguyễn Thuý Loan diễn thuyết)
Website: phatgiao.org (Hoa Kỳ: Đại Học Harvard đào tạo khoá Phật Học trực tuyến miễn phí)
Buddhist Studies, nguồn:
Http://guide. Berkeley.edu/departments/buddhist-studies/ daophatngaynay.com
Những tác phẩm tham khảo
Mindfulness for Beginners (Reclaiming the present moment and your life)- Jon Jaratatacas-Zing
The Miracle of Mindfulness (An Introduction to Practice of Meditation)- Thích Nhất Hạnh
The Foundation of Mindfulness (Zen and Mind Family Organization)- Thích Thiên Trí
Mindfulness(INPLAINENGLISH)-BhanteHenepolaGunaratana