THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TĂNG NI CỦA TÔNG PHÁI TÀO KHÊ, PHẬT GIÁO HÀN QUỐC VÀ PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN
NCS.SC. Giác Lệ Hiếu
- DẪN NHẬP
Có thể nói tri thức là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của một tổ chức hay một quốc gia. Có tri thức, con người sẽ sống bình an và hạnh phúc hơn. Bởi vì tri thức là cội nguồn của những ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình và kể cả chính trị, an ninh, phát triển kinh tế xã hội. Những tri thức này không đến một cách tự nhiên mà có được qua quá trình học tập, rèn luyện. Chính vì thế, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội.
Phật giáo cũng không là ngoại lệ. Giáo dục đào tạo và tu tập không chỉ là điều kiện tiên quyết đưa đến sự giác ngộ, giải thoát mà còn là phương tiện căn bản để hoằng pháp. Nếu chúng ta muốn tuyên dương giáo pháp, thì chúng ta phải hiểu rõ Phật pháp là gì cũng như phải biết xã hội cần gì. Phật pháp cũng không phải tự nhiên sinh ra là biết được mà cần phải trải qua quá trình tu học

![]()
*. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học, Đại học Dongguk, Seoul, Hàn Quốc.
nghiêm túc. Chính vì thế, Phật giáo cũng rất xem trọng vấn đề giáo dục đào tạo.
Giáo dục Phật giáo bao gồm giáo dục cho người xuất gia và đệ tử tại gia. Trong giới hạn bài viết này chúng tôi tìm hiểu về thực trạng, những hạn chế và đề xuất nhóm phương án cải thiện hệ thống giáo dục Tăng ni của tông phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc (gọi tắt là Tào Khê tông).
- MỤC TIÊU GIÁO DỤC TĂNG NI CỦA TÔNG PHÁI TÀO KHÊ, PHẬT GIÁO HÀN QUỐC
- Định hướng, mục tiêu của giáo dục Tăng ni
Đặc trưng của giáo dục Phật giáo có thể diễn đạt bằng cụm từ “như lý tác ý” (Yoniso manasikara, 如理作意). Đây là phương thức Đức Phật dạy chúng ta nhìn nhận mọi sự việc khách quan như nó đang là. Ngược lại, không tán thành cách đánh giá, tư duy chủ quan, không thực tiễn, không rõ ràng. Có thể nói đây là nguyên lý giáo dục của Phật giáo và không những chỉ đúng với xã hội Ấn Độ cổ đại mà còn rất hợp lý ở mọi thời điểm, mọi vùng miền.
Nói rộng ra, tuy Phật giáo là một tôn giáo nhưng phương pháp giáo dục không chỉ đặt hoàn toàn vào niềm tin mù quáng, ngược lại rất đề cao trí tuệ. Đồng thời, giáo dục Phật giáo không hướng dẫn tín đồ phó mặc mọi thứ vào những thế lực siêu nhiên, bởi mục tiêu, đối tượng giáo dục để được giải thoát trong Phật giáo chính là con người.
Luật giáo dục của Tào Khê tông ghi rõ định hướng và phương thức giáo dục như sau:1
-
-
- Phải giáo dục cho Tăng ni tín tâm sâu vào Tam bảo và phát nguyện dấn thân hành Bồ tát hạnh.
- Hiểu đúng về giáo pháp của Đức Phật và thực hành theo đúng giáo thuyết của người, áp dụng việc tu tập vào đời sống hàng ngày.
-
-
- Nhất quán giữa việc hiểu giáo lý và tu tập, hoằng pháp.
- Có tầm nhìn đúng đắn về lịch sử và biết tùy thuận chúng sinh để có thể áp dụng những phương pháp đúng đắn cho từng thời kỳ.
- Giáo dục Tăng ni có phẩm hạnh và trí tuệ xứng đáng là bậc thầy của nhân thiên, làm lợi lạc cho chúng sinh.
- Không tiếc thân mạng, nguyện dấn thân phụng sự Phật pháp, phụng sự giáo đoàn.
- Hình mẫu tu sĩ Phật giáo lý tưởng của tông phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc
Điều 1 chương 9 trong tông hiến của Tào Khê tông có ghi: “Tăng ni là những người xuất gia sống đời độc thân, thọ giới cụ túc và giới bồ tát trọn đời, nguyện cầu Phật đạo và hóa độ chúng sinh”. Còn theo điều 1 Luật Giáo dục của Tào Khê tông (Luật sửa đổi ngày 19/9/2012): “Mục tiêu giáo dục trong tông phái là đào tạo những người hiểu rõ được giáo lý của đức Phật, có đủ năng lực, trải nghiệm và tinh thần hóa độ chúng sinh, giúp mình và người cùng được giác ngộ, xây dựng Tịnh độ nhân gian”.2
Vị tu sĩ Phật giáo lý tưởng theo Tào Khê tông được ghi rõ trong “Luật Tăng ni” như sau: “Tu sĩ là người lãnh đạo tinh thần của xã hội, là nhà tu hành, là bậc thầy của đại chúng, là người thừa hành Đức Phật để hóa độ chúng sinh, hoằng truyền chánh pháp, có sứ mệnh xây dựng nước Phật ngay tại nhân gian”. Qua đó, chúng ta thấy được trách nhiệm, lý tưởng quan trọng của Tăng ni chính là tu tập và truyền giáo. Nói cách khác, hình mẫu Tăng ni lý tưởng của tông Tào Khê vừa là nhà lãnh đạo tinh thần vừa là hành giả tu tập chân chính vì mục tiêu “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Chính vì thế, mục tiêu của giáo dục Tăng ni Tào Khê là đào tạo nên những vị tu sĩ có đầy đủ những yếu tố như trên.

![]()
-
- Ko Sang Hyeon-Beopin, “Chuỗi chuyển hóa về chất của giáo dục Tăng ni”, Bulgyohakno66, Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo, 2013, tr. 222.
Trong Kinh Tăng Chi bộ và luật tạng (Kiến đạo phần) đều nêu rõ vị tu sĩ lý tưởng là người học và hành đúng theo Pháp Phật, giữ gìn giới luật, là nhà đạo đức, nhà lãnh đạo tinh thần, bậc thầy của chư thiên và loài người.3
Chúng ta cùng tìm hiểu về kết quả khảo sát gần đây: “Quan điểm của quần chúng về tôn giáo và văn hóa xã hội của Hàn Quốc” được thực hiện bởi viện nghiên cứu Xã hội Phật giáo. Khi được hỏi vế ấn tượng/hình ảnh của tu sĩ Phật giáo có 41,7% người trả lời: “Là người tu hành, hướng dẫn cách thức để tâm được an định”, 26,9% trả lời “là người tự do thoát khỏi thế tục”, 16,3% cho biết “là những người phụng sự dấn thân để cứu khổ thế giới”, và 8,9% nhận xét “là những chuyên gia về tôn giáo, giảng dạy về tri thức cuộc sống và có trí tuệ”. Một câu hỏi khác của nghiên cứu: “Vai trò đúng đắn của nhà sư trong xã hội hiện đại?” Với câu hỏi này, hơn một nửa số người tham gia khảo sát trả lời rằng “Là người chuyên tu để đạt giác ngộ” (52.0%), “cứu khổ cho xã hội bằng tinh thần từ bi” (22,0%), “Giữ gìn giới luật và có đời sống thanh tịnh” (16, 9%).4
Kết quả khảo sát này cho thấy dư luận quần chúng cũng xem tu sĩ lý tưởng là người phụng sự, người giải thoát, người lãnh đạo tinh thần, bậc thầy về trí tuệ có khả năng làm chủ tâm. Điều này thống nhất với lý tưởng người tu của Tào Khê tông và cả trong kinh điển nguyên thủy hay giới luật Đức Phật.
Tóm lại, từ thời Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo hiện đại, lý tưởng đặc trưng của Tăng đoàn chưa bao giờ thay đổi, đó phải là đoàn thể người tu thanh tịnh, có trí tuệ. Để có thể xây dựng được Tăng đoàn lý tưởng như thế, giáo dục Tăng ni đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu những cải cách, thay đổi của hệ thống giáo dục Tăng ni tông Tào Khê thời cận hiện đại cho đến hiện nay.

![]()
-
- Lee Cha Rang, “Sự thiết lập tư tưởng lãnh đạo Tăng già trên nền tảng Luật Tạng ‘Kiến đạo phần’”, Triết học Ấn Độ Quyển 32 (Seoul: Hội Triết học Ấn Độ, 2011), tr. 221-250.
- Viện Nghiên cứu Xã hội học Phật giáo (2012), “Báo cáo phân tích quan điểm của quần chúng về tôn giáo và văn hóa xã hội của Hàn Quốc”, Seoul: Viện Nghiên cứu Xã hội học Phật giáo Tào Khê tông, tr. 116-132.
- QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TĂNG NI CỦA TÔNG PHÁI TÀO KHÊ, PHẬT GIÁO HÀN QUỐC
- Quá trình cải cách giáo dục Tăng ni thời cận hiện đại
Quá trình cải cách giáo dục Tăng ni cận hiện đại được tiến hành từ cuối triều đại Chosun. Vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, sách Lý lịch (履歷) - một bộ sách đặc biệt của Phật giáo ghi lại hệ thống giáo dục Tăng ni trải qua các giai đoạn Sa di-Tứ tập (四集) - Tứ giáo (四 敎) - Đại học. Tuy vậy, người ta không xác định được bộ Lý lịch này được biên tập, hình thành từ khi nào, được ứng dụng rộng rãi như thế nào. Trên nền tảng hệ thống này, ở từng cấp bậc có giáo trình Kinh điển (經典) - Thiền tịch (禪籍) tương ứng. Trong đó, bậc Tứ tập đặc biệt tập trung giảng dạy về Khán thoại thiền (看話禪) và Thiền giáo kiêm tu (禪敎兼修).5
Tiếp theo, chương trình giáo dục Tăng ni được xem là nền tảng cho nền giáo dục hiện nay được cải cách bởi Lee Neung Hwa (1869
- 1943), giảng dạy theo chế độ Phật học viện tập trung, chia làm 4 cấp Sa di, Tứ tập, Tứ giáo và Đại học, ngoài ra còn một phân khoa tự chọn. Để theo học hết chương trình này cần 10-11 năm.6
Đến giai đoạn Hàn Quốc chịu sự đô hộ của Nhật Bản, giới Phật giáo Hàn Quốc đã cố gắng rất nhiều để thành lập tổ chức độc lập, trong đó có những nỗ lực đa dạng, đa diện trong giáo dục Tăng ni. Tiêu biểu là cuộc vận động thành lập đại học Phật giáo Dongguk (tiền thân là trường chuyên Hyehwa). Tuy vậy, có thể nói rằng, do những yếu tố khách quan và chủ quan (cuộc đấu tranh phân phái giữa Tân Tăng có gia đình theo Phật giáo Nhật Bản và các tu sĩ độc thân theo Tào Khê), mà Phật giáo Hàn Quốc thời kỳ này vẫn chưa xây dựng được chính sách phát triển giáo dục Tăng ni bền vững và có trình độ chuyên môn.

![]()
-
- Son Seong Pil-Jeon Hyo Jin, “Phân tích bộ Tứ Tập 四集 và những tranh luận trong giới Phật giáo vào thế kỷ 16・17”, 韓國思想史學第58輯, (2018. 04), tr. 242.
- Lee Neung Hwa, Lịch sử Phật giáo Chosun, Quyển hạ (Seoul: Boryeongak, 1990), tr. 989-990.
Sau đó, Phật giáo Hàn Quốc chính thức bước vào 3 thời kỳ cải cách giáo dục Tăng ni đáng chú ý như sau:
-
-
- Thời kỳ thứ nhất: từ cận hiện đại đến năm 1994
- Thời kỳ thứ hai: từ năm 1995-2009: hoàn thành chương trình giáo dục Tăng ni cơ bản, xây dựng hệ thống, khung chương trình chung. Tuy nhiên, có thể nói là cải cách này mang tính hình thức hơn là đạt được thống nhất về nội dung chương trình.
- Thời kỳ thứ ba: từ sau khi Viện trưởng Viện giáo dục nhiệm kỳ thứ 6 (HyeonEung Sunim) nhậm chức năm 2010-nay: Thống nhất cả nội dung và hình thức hệ thống giáo dục Tăng ni trong toàn tông phái.7
Thời kỳ thứ nhất được ghi từ cuối Chosun, nhưng thật ra cần hiểu chính xác là từ khi Hàn Quốc thoát khỏi ách đô hộ của Nhật cho đến năm 1994. Giai đoạn này chưa có phân viện giáo dục riêng biệt, Phật giáo Hàn Quốc trải qua cuộc phân phái lớn và nghiêm trọng nhất lịch sử giữa bộ phận Tăng ni sống đời độc thân và những tu sĩ Phật giáo có gia đình theo văn hóa Phật giáo Nhật Bản. Chương trình giáo dục Tăng ni về nội dung và cả hình thức vì thế chưa có sự nhất quán.
Từ tháng 1 năm 1964 đã dần hình thành những trào lưu thành lập các cơ sở đào tạo Tăng ni tập trung (tiền thân của những Phật học viện và đại học Phật giáo) ở những ngôi già lam có truyền thống giáo học và lịch sử lâu đời như Hwagyesa, Songwangsa, Haeinsa, Tongdosa. Tuy nhiên biến cố thời cuộc và khó khăn về sự không thống nhất giữa các giáo phái một lần nữa khiến cải cách giáo dục bị trì trệ. Kết quả thậm chí có giai đoạn Tăng ni phủ nhận vai trò của giáo học và đề cao thái quá thiền tập, chỉ chuyên tập trung các trường thiền. Nội dung giáo dục giai đoạn này vẫn còn thiếu các môn học mới, chủ yếu chỉ đọc hiểu và dịch kinh từ nguyên bản Hán cổ.

![]()
-
- Viện Giáo dục Tào Khê tông trong dịp kỷ niệm 10 năm khai viện, đã tự họp bàn và thống nhất phân chia 3 thời kỳ như thế, Giáo dục Tăng già, quyển 6, Nxb. Viện giáo dục Tào Khê tông, tr. 23-53.
Về sau, trong nỗ lực hình thành các trường đại học Phật giáo, căn cứ trên “đề án cải cách giáo dục đạo tràng Seonwoo”, vào năm 1994, cuối cùng thì Tào Khê tông đã thành lập Viện Giáo dục, ban hành pháp chế về giáo dục và chịu trách nhiệm chính về xây dựng và cải cách các chương trình giáo dục Tăng ni. Từ đây, quá trình cải cách và định hình khung giáo dục mới chính thức được tiến hành.8
Thời kỳ thứ hai từ năm 1995, căn cứ trên pháp chế sửa đổi của luật giáo dục, Tào khê tông xây dựng chương trình giáo dục gồm các cấp như sau: Giáo dục sơ cấp (dạy cho ngũ giới, tập sự) - Giáo dục căn bản (Đại học Tăng già trung ương, Đại học Tăng già địa phương (Phật học viện), Khoa Phật học, Khoa thiền học trường Đại học Dongguk…) - Giáo dục chuyên môn (Học Lâm) - Giáo dục đặc biệt - Tái giáo dục (Các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn ngày). Thời kỳ này, hành chính giáo dục đã đi vào ổn định, các hình thức và nội dung chương trình giảng dạy dần được nhất quán. 9
Tuy vậy, giáo dục Tăng ni thời kỳ này thực tế vẫn chủ yếu diễn ra theo phương thức truyền thống thầy trò tiếp nối (師資相承), trong đó, vai trò và sự tham gia hướng dẫn của tông phái là vô cùng hạn chế, chủ yếu chỉ để duy trì tối thiểu việc quản lý Tăng tịch mà thôi.
Thời kỳ cải cách thứ 3, từ năm 2010, khi chương trình giáo dục tiêu chuẩn được hoàn thiện, là thời kỳ diễn ra những thay đổi cả về chất lượng lẫn hình thức giáo dục mà các thời kỳ trước đó chưa làm được.
Giai đoạn này có những thay đổi bước ngoặt như cải cách sách giáo khoa, Hàn hóa giáo trình, hiện đại hóa phương pháp sư phạm, đào tạo thêm những môn ngoài ngành nhằm tăng cường sức sáng tạo của học tăng, thành lập những cơ sở để đào tạo ngắn ngày, đào tạo chuyên môn, mở nhiều khóa tập huấn đa dạng thu hút Tăng ni theo học… Để làm được những việc trên, viện giáo dục đã có những nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, thay đổi

![]()
-
- 2. Yoo Seung Mu, “Tìm hiểu 3 chương trình lớn của tông phái - Tập trung vào đánh giá kết quả tổng thể”, Giáo dục Tăng già, Quyển 6, Nxb. Viện giáo dục Tào Khê tông, 2004, tr. 370.
- Beopin, “Giáo dục Tăng đoàn, Phải phù hợp với lịch sử và có giao tiếp với xã hội”, Bulgyo PyeongnonSố 42 (Seoul: Tư tưởng Manhae, 2010), tr. 278-280.
phương pháp sư phạm, sửa đổi pháp chế liên quan đến giáo dục, nâng cao năng lực kể cả trong quản lý và trong công tác đào tạo...10
Căn cứ trên việc thông qua đề án sửa đổi chương trình đào tạo của Viện giáo dục năm 2011, vào năm 2013, viện đã đưa hướng dẫn thi hành chi tiết về các môn học bắt buộc và môn tự chọn như sau:
Bảng 1. Sự thay đổi môn học và phương pháp giảng dạy Tăng ni trong Phật học viện11
Thờikỳ3 (2010-nay) |
Thờikỳ1-2 (1945-2009) |
Cậnđại (LeeNeungHwa) |
|
Năm |
Họckỳ1 |
Họckỳ2 |
Bậc học |
Mônhọc chính |
|
Tên Mônhọc gọi |
Năm1
- Be
- K
|
Đọc dịch kinh chữ Hán I
Khái luận Phật giáo
Phật giáo nguyên thủy
Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc
opin (2010), nt, tr o Sang Hyeon-Beo |
Đọc dịch kinh chữ Hán II
Khái luận thiền học
Luật-Giới luật đại thừa
Lịch sử Phật giáo Thế giới
Tìm hiểu tôn giáo thế giới
(E-learning)
. 284-292.
pin, nt, tr. 228. |
Tri môn |
Trimôn |
|
Mười giới, sa di Bát Nhã tâm kinh,
Sadi Phát bồ đề
tâm văn,
Thiền lâm bảo huấn, Tri môn cảnh huấn |
Năm2 |
Đọc dịch kinh chữ Hán III
Phật giáo bộ phái và đạo đức hiện đại (E-learning)
Tiếng Anh Phật Pháp I
Tìm hiểu về di sản văn hóa Phật giáo (E-learning) |
Đọc dịch kinh chữ Hán IV
Lịch sử Phật giáo Thế giới (E-learning)
Tiếng Anh Phật Pháp II
Tư tưởng Bát Nhã-Trung Quán (E-learn- ing)
Nghi lễ Phật giáo I |
Tứ tập |
Tứ tạng,
đạo thư, thiền yếu |
Tứ tập |
Giáo trình thiền viện, Tứ tạng, Pháp tập biệt hành lục thiết yếu bình nhập tư ký (法集別 行錄節要 幷入私記), Cao Phong thiền yếu ( 高峰禪要) |
Năm3 |
Đọc dịch kinh chữ Hán V Ngữ lục
Phương pháp luận hoằng pháp (E-learn- ing)
Nghi lễ Phật giáo II |
Đọc dịch kinh chữ Hán VI
Hiểu về Thiền khán thoại
Tư tưởng Duy Thức-Như lai Tạng
Phật giáo và xã hội (E-learn- ing) |
Tứ giáo |
Kinh Lăng Nghiêm, Khởi Tín luận, Kinh Kim Cang, Kinh Viên Giác |
Tứ giáo |
Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Đại thừa khởi tín luận, Kim cang bát nhã kinh, Viên giác kinh |
Năm4 |
Đọc dịch kinh chữ Hán VII
Tư tưởng Hoa Nghiêm
Môn tùy chọn Môn tùy chọn |
Đọc dịch kinh chữ Hán VIII
Tư tưởng Tịnh độ
Thi tốt nghiệp, luận án tốt ng- hiệp, đánh giá |
Đại học |
Kinh Hoa Nghiêm |
Đại học |
Kinh Hoa Nghiêm, Thiền môn niệm tụng, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Thiền gia Bửu giám, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh |
Phương Giáo dục thông minh: Ứng pháp dụng hế thống E-leraning LMS, giáo chủ động học, chi tiết hóa môn dục học, Bài giảng của giáo sư
|
Giáo dục truyền thống: chủ yếu dùng sách giấy, giáo trình chính bằng tiếng Hán, bài giảng của giáo sư
|

![]()
2. Tình hình giáo dục Tăng ni hiện nay của Tào Khê tông
Từ trước khi tông phái tiến hành cuộc tổng cải cách năm 1994 thì giáo dục Tăng ni không có sự thống nhất. Ngoại trừ một vài ngôi chùa trọng yếu, còn lại các Tăng ni hầu hết đều không được tiếp nhận hệ thống giáo dục toàn vẹn. Thiếu cơ sở vật chất. Thiếu và yếu những nhà chuyên môn Phật học đủ tầm đứng lớp giảng dạy. Vì không có bộ sách giáo khoa chung, mỗi ngôi chùa, mỗi Phật học viện dĩ nhiên có chương trình đào tạo và tiêu chuẩn khác nhau.
Tháng 1 năm 1995, Viện giáo dục được tách riêng độc lập, với sự đầu tư mỗi nhiệm kỳ (4 năm) 10 tỷ won để phát triển chương trình cải cách giáo dục. Giáo dục Tăng ni chia thành bậc sơ cấp, căn bản, chuyên khoa với chương trình học cụ thể, thống nhất. Trong Viện giáo dục cũng phân ban như ban giáo dục, ban soạn giáo trình giáo khoa, và ban biên dịch kinh nhằm nâng cao tính chuyên môn trong từng phần việc.
Chế độ giáo dục bắt buộc (nghĩa vụ) được áp dụng từ năm 1995, yêu cầu toàn bộ người xuất gia phải tham gia hết chương trình giáo dục căn bản 4 năm mới đủ yêu cầu thọ cụ túc giới, mới chính thức được công nhận là tu sĩ Phật giáo tông Tào Khê (có Tăng tịch). Đồng thời, để phân định rõ tu sĩ dự bị (sa di, sa di ni, thức xoa ma na) với tu sĩ chính thức, chỉ có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mới được mặc áo đồng màu, còn sa di, sa di ni mặc áo có viền cổ màu nâu.
Về cơ sở giáo dục, Viện giáo dục chủ trương thành lập cơ sở đào tạo cho sa di, sa di ni, gọi là Phật học viện (Gangwon). Tính đến năm 2000, có 19 Phật học viện đủ tiêu chuẩn, trong đó có 13 Phật học viện Tăng, gồm Donghwasa, Baekyangsa, Beomeosa, Beopju- sa, Bulguksa, Songwangsa, Sudeoksa, Sanggyesa, Jikjisa, Haeinsa, Hwaomsa, Tongdosa, Seonunsa và Đại học Tăng già. Phật học viện
ni gồm Unmunsa, Donghaksa, Bongnyeongsa, Jeongamsa, Yumasa, và Đại học Phật giáo Samseon.
Tháng 7 năm 1996, Viện giáo dục đã ban hành pháp chế liên quan đến Đại học Tăng già và Luật viện, nhằm nâng cao, chuẩn hóa các cơ quan giáo dục chuyên sâu. Kết quả thành lập được 4 nơi gọi là trung tâm đào tạo chuyên môn như Geumgang Luật viện (chùa Bongnyeong), Yeongsan Luật viện (chùa Pagye), Lăng Nghiêm Học lâm (Bongseonsa) và Hoa Nghiêm Học Lâm (Silsangsa).12
Tháng 11 năm 2009, Hòa thượng HyeonEung nhậm chức viện trưởng viện giáo dục nhiệm kỳ 2 đã xúc tiến mạnh mẽ việc cải cách giáo dục. Từ đây, chương trình giáo dục Tăng ni không theo 4 cấp “Tri môn-Tứ tập-Tứ giáo-Đại học” như cũ, mà lấy Th n-Giáo-Luật nền tảng, kết hợp các chương trình giáo dục hiện đại như ngoại ngữ, máy vi tính, hoằng pháp xã hội học, các môn không phải tôn giáo học…
Về giáo trình, hòa thượng chủ trương “Hàn hóa” toàn bộ sách giáo khoa. Xã hội ngày nay với tầng lớp xuất gia trẻ là những người không thạo chữ Hán cổ, lối giáo dục xưa với giáo trình tiếng Hán làm chủ đạo gây không ít khó khăn cho người học. Để học một bài, người học phải mất rất nhiều thời gian cho phần dịch nghĩa, không còn đủ thời gian đầu tư nghiên cứu sâu vào nội dung kinh. Đây là điểm cần khắc phục. Học bằng giáo trình tiếng Hàn, giúp tu sĩ giảm bớt thời gian dịch nguyên tác, tập trung hiểu nghĩa lý đúng đắn của tư tưởng Phật giáo. Tuy nhiên, cũng không thể loại bỏ triệt để các môn đọc dịch tiếng Hán cổ- bởi đây là lối giáo dục truyền thống vốn đã có rất lâu tại các Phật học viện cũ.
Bước vào thế kỷ XXI, cụ thể là hơn một thập niên trở lại đây, giáo dục Phật giáo đối diện với những khó khăn mới. Nguyên nhân đến từ sự suy giảm người xuất gia, dẫn đến các Phật học viện thiếu học tăng, học ni rất nhiều. Viện giáo dục buộc phải tiến hành cải tổ cơ sở đào tạo Tăng ni. Cụ thể, ngày 1 tháng 3 năm 2014, “pháp chế liên

![]()
- Kwon Oh Young, Sức mạnh thay đổi thế giới của Phật giáo, Tạp chí Pháp bảo, số 1269, ngày 12/11/2014, http://www.beopbo.com/news/articleView.html?idxno=84344.
quan đến tiêu chuẩn vận hành các Phật học viện” có hiệu lực, ghi rõ như sau: Các học viện Phật giáo có dưới 40 người, mỗi niên khóa có không đủ 10 người sẽ không được nhận tài trợ của viện giáo dục cho việc vận hành học viện. Đồng thời, viện giáo dục khuyến khích các học viện này chuyển đổi thành Viện nghiên cứu sau đại học. Đây là quy chế nhằm ngăn ngừa việc giảm chất lượng giáo dục và hướng đến sự điều hành hiệu quả hơn các đại học Phật giáo. Theo đó, năm 2012, có ít nhất 6 học viện đã chuyển đổi thành cơ sở giáo dục căn bản (sơ cấp Phật học), hoặc chuyển đổi thành chuyên viện nghiên cứu, dịch kinh, luật viện...13
Ngoài ra, theo luật giáo dục sửa đổi năm 2010, sau khi thọ cụ túc giới, tu sĩ dưới 30 hạ lạp phải tham gia khóa đào tạo bắt buộc mỗi năm tối thiểu 12 tiếng.
Tóm lại, trong chiều dài lịch sử 1.700 năm Phật giáo, truyền thống giáo học của Tăng ni thời xưa đã đào tạo nên những bậc cao tăng xứng tầm Quốc sư - là bậc thầy giỏi nhất của thời đại. Trải qua những pháp nạn và biến cố, Phật giáo Hàn Quốc ngày nay có những hạn chế nhất định. Từ sau 1994, với chính sách cải cách giáo dục Tăng ni đã mang lại những thành công đáng kể. Tuy vậy, trình độ của Tăng ni ngày nay so với giới trí thức xã hội hiện đại, để được công nhận bậc thầy thì vẫn còn rất khó. Bên cạnh đó, những cơ sở cố thủ với cách giáo dục truyền thống hiện vẫn tồn tại. Bởi vậy, con đường cải cách giáo dục Tăng ni toàn diện vẫn còn rất dài và rất xa.

![]()
- Kwon Oh Young, nt.
Bảng 2. Hệ thống cơ sở giáo dục Tăng ni Tào Khê tông14
|
Giáo dục Sơ cấp |
Giáo dục Căn bản |
Giáo dục chuyên môn |
Giáo dục Đặc biệt |
Tái giáo dục |
Nội dung |
Tập sự/ ngũ giới (6 tháng)
Đào tạo tập trung cho bậc ngũ giới (21 ngày) |
Phật học viện (Gang- won)
Thiền viện căn bản (Haeinsa, Donghwasa) Đại học Dongguk Đại học Tăng già |
Học lâm (Silsangsa, Hwaom, Bongseonsa) Luật viện Thiền viện chuyên sâu |
Đại học Tăng già Tỳ kheo ni (Eunhaesa) Đại học Tăng già Tỳ kheo ni (Unmunsa) Osanhakgyo Munhwa hakgyo |
Viện đào tạo trung ương Đào tạo trụ trì
Đào tạo giáo chức
Đàotạoủy viêntổnghội Đào tạo bậc quản lý tại các chùa hành chính Đào tạo theo hạ lạp |
Thời gian |
6 tháng |
4 năm |
2 năm |
3 năm |
3-7 ngày |
So sánh |
Điều kiện để thọ giới sa
di- sa di ni |
Magoksa, Sudeoksa, Beomeosa, Baekyangsa, Songwangsa, Tongdosa, Donghaksa, Unmunsa, Bong- nyeongsa, Jeongamsa, Haeinsa, Beopjusa, Bulguksa, Hwaomsa, ĐH Tăng già Samseon |
Bậc thạc sĩ, đăng ký tại trường, Luật viện: Haeinsa, Songwangsa, Tongdosa, Pagyesa |
Tiến sĩ- Tam tạng
Osanhakgyo Munhwa hakgyo |
Là tiêu chuẩn để phong giáo phẩm, giáo chức |

![]()
- Đại học Dongguk, Hội đồng môn Seoklim (1997), Nxb. Phật giáo hiện đại, tr.263.
IV. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG GIÁO DỤC TĂNG NI CỦA TÔNG PHÁI TÀO KHÊ, PHẬT GIÁO HÀN QUỐC
- Những hạn chế: Giáo và hành phân ly
Phật giáo là tôn giáo của sự thực hành, tu tập. Mục tiêu của giáo dục Phật giáo chính là để đạt đến giải thoát, trở thành bậc giác ngộ.15 Hành giả học Phật đúng đắn đều hiểu rằng, để đạt đến giác ngộ thì phải song hành việc học và tu cho rốt ráo. Tuy nhiên hiện nay, giáo dục Tăng ni lại đang rơi vào tình trạng giáo hành phân ly.
Chương trình giáo dục căn bản tại học viện Tăng già như sau: Thiền học khái luận, Ngữ lục thiền 1, tu thiền luận, phương pháp luận hướng dẫn tham thiền, Khán thoại thiền là những môn bắt buộc. Về sinh hoạt tôn giáo có những môn Nghi thức Phật giáo, Thực tập
tu (수행실수), hòa chúng (대중습의). Về nghi lễ Phật giáo có các
môn Lễ Phật, Lễ thù ân, 108 lễ sám hối, cúng ngọ, pháp hội… Riêng về Thực tập tu, gồm niệm Phật, tọa thiền, lạy sám hối, tụng kinh, bố tát, tự tứ, chấp tác, tri sự… Ở các Phật học viện hiện vẫn còn duy trì nghi thức quá đường như nghi thức sinh hoạt chung cho đại chúng.16
Chương trình giáo dục chuyên môn tại các thiền viện (Viện ng- hiên cứu Tăng già sau đại học) gồm có Ngữ lục thiền, Lịch sử thiền tông, Tài liệu tham khảo liên quan thiền, Phương pháp luận hướng dẫn tham thiền.
Qua hai chương trình giáo dục căn bản và chuyên môn, chúng ta đều thấy có các môn giáo học liên quan đến thiền, nhưng lại hoàn toàn không có giờ thực tập thiền đúng nghĩa (實參實修). Nói cụ thể hơn, học tăng học ni có thể học về lý luận thiền tại học viện, nhưng không có thiền tập. Còn vào trường thiền chuyên biệt thì chỉ chuyên ngồi thiền mà không có giờ học giáo lý và phương pháp luận liên quan. Điều này dẫn đến sự phân cực giữa “giáo” và “hành”.

![]()
-
- Viện Giáo dục Tào Khê tông (2014), “Bách thư giáo dục cùng HyeonEung sunim - Viện trưởng Viện giáo dục nhiệm kỳ 6”, Nxb. Gyejong, tr. 31.
- Cho Ki Ryong, “Định hướng giáo dục Tăng già và đặc trưng cuộc cái cách tông phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc”, Thiền học, tập 50 (2018.8), tr. 22.
Ngay cả trước khi cuộc cải cách giáo dục được tiến hành thì việc chuyên tu (ngồi thiền) và chuyên học (chỉ học giáo lý) cũng đã diễn ra sự phân ly, không tiến hành song song trong quá trình đào tạo Tăng ni. Còn hiện nay, khi xây dựng hệ thống giáo dục chuyên biệt, thiền viện hoàn toàn biệt lập với Phật học viện/ đại học Phật giáo thì rõ ràng việc vừa học vừa thực tập tu là không thể diễn ra trong cùng một không gian. Sau khi tông Tào Khê tiến hành hàng loạt những cải tổ cho phù hợp hơn với thời đại, thì vấn đề học và hành của tu sĩ vẫn chưa có hướng đi hài hòa, thống nhất.17
Sự phân ly giữa giáo và hành trong cơ chế giáo dục đào tạo Tăng ni như thế này đưa đến kết quả tạo nên một nền giáo học không đủ thực hành và một sự tu tập không có đủ giáo điển để giải thích, phân tích. Ngoài ra, việc phân ly này còn dẫn đến một hệ lụy khác, là Tăng ni xem nhẹ giáo điển truyền thống (nội điển) mà tập trung tăng cường học ngoại điển. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tổn hại đặc trưng riêng có của giáo dục Phật giáo, khiến giáo dục Phật giáo không khác gì với việc đào tạo những nhà nghiên cứu, hơn là đào tạo một vị Phật tương lai.
Vậy nên, nhiệm vụ mới của giáo dục Tăng ni là cần phải xây dựng được môi trường học có tu và tu có học. Được vậy mới có thể đào tạo nên Tăng ni xứng đáng là bậc thầy của nhân thiên.18
- Đề xuất các nhóm giải pháp
2.1. Không tách rời tam học 三學
Mục đích tối hậu của Phật giáo chính là giải thoát, tự tại khỏi những nỗi khổ đau về thân và tâm. Con đường đưa đến sự giải thoát đó chính là tu tập Bát chánh đạo. Nội dung tu tập chính yếu của Bát chánh đạo không ngoài tam học: Giới-Định-Tuệ戒․定․慧. Không có chương trình tu học thay thế nào, không có cải cách nào ngoài ba môn học này có thể đem đến giác ngộ tuyệt đối. Tam học

![]()
- Cho Ki Ryong, nt, tr. 23.
- Viện giáo dục Tào Khê tông (2014), sđd, tr. 31.
chính là nền tảng, là nội dung, là đường lối tu tập khu biệt Phật giáo với các tôn giáo khác và với các chế độ giáo dục đào tạo khác.
Đầu tiên là giới. Giới chính là biểu hiện tư cách của người tu. Sa di có 10 giới, Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ kheo ni có 348 giới. Chính vì người tu giữ giới mới hình thành nên Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp. Giới là giềng mối, là căn cứ để người xuất gia khác với người tại gia, để hành giả có thể xứng đáng được gọi là người tu hành theo Phật giáo. Đối với tu sĩ, không thể có phương tiện tu tập nào thay thế ngoài giới định tuệ. Giới luôn đi cùng với định và tuệ, đây là ba yếu tố tương hỗ bất ly. Trong Thiền gia quy giám (禪家龜鑑) có ghi như sau: “Giới cũng là định định cũng là tuệ tuệ cũng vậy, một đủ cả ba không phải là tướng độc lập nhau.”19 Rõ ràng, chúng ta thấy trong giới có định tuệ, trong tuệ có giới định, trong định có giới tuệ. Vì thế khi tách rời Tam học thì không còn là Tam học nữa.
Hiện nay hệ thống chương trình, cơ sở giáo dục Tăng ni của Tào Khê tông đang khiến quá trình thực hành Tam học bị tách rời. Giáo dục Tăng ni nhằm phát triển định-tuệ, nhưng môi trường giáo dục của Tào Khê lại không đủ đảm bảo cho việc tu tập quán chiếu để phát triển định tuệ. Ngoài ra, việc tinh chuyên trì giới cũng không được đảm bảo. Đây là hạn chế rất lớn cần khắc phục.
Nếu chúng ta từ bỏ mục đích trở thành Phật trong chương trình giáo dục Tăng ni thì việc học Phật không khác biệt so với học các đạo đức khác. Tăng ni và cả Phật tử tại gia cần luôn ghi nhớ mục tiêu học Phật của mình là để thành Phật. Nếu không, những giá trị tôn giáo cao quý của đạo Phật sẽ bị mai một, tổn thương rất nhiều.
Trong Tam học này, chúng ta cũng không nên coi trọng thái quá một yếu tố nào và bỏ qua, không tu tập những yếu tố còn lại. Vì thực hành tam học là thực hành cùng lúc, tương hỗ với nhau, chứ không phải độc lập nhau. Tuy nhiên, hiện nay Tăng ni Hàn Quốc đang có khuynh hướng lựa chọn lấy hay bỏ (取捨選擇) một trong tam học. Thể hiện qua việc Tăng ni chọn giới thì đăng ký vào luật

![]()
19. 戒也定也慧也 擧一具三 不是單相”
viện, chuyên định thì vào thiền viện, và chọn trí thì vào học viện. Thậm chí có tư tưởng giữ giới học giới để trở thành luật sư, hành thiền để giữ chức phương trượng trong thiền đường, hay trở thành pháp sư giảng sư mà chuyên học giáo điển. Theo lối tư duy và chọn chuyên ngành như vậy, thì việc học Phật đó chỉ đào tạo nên những chuyên gia trong từng lĩnh vực chứ không thể đạt đến giác ngộ, giải thoát rốt ráo. Cũng nên nhấn mạnh một lần nữa, hành giả tu theo Phật phải thực hành Tam học đồng thời. Khi hành giả nghiêm túc trì giới thì tự nhiên có định tuệ sanh, khi có định thì giới tuệ cũng sanh và nhờ có tuệ thì giới định viên mãn.20
Liên quan đến vấn đề này, Tào Khê tông cần phải tham khảo mô hình giáo dục Tăng ni của Thiên Thai tông. Giáo dục Tăng ni của Thiên Thai tông có thể được mô tả bằng cụm từ thiền nông nhất thể (禪農一體). Tu sĩ xem việc làm nông và ngồi thiền là một, giữ truyền thống ban ngày làm việc, khi chiều tối thì học kinh (晝耕夜 讀), tu thiền. Dĩ nhiên lấy ví dụ này không phải để khuyên Tăng ni Tào Khê ban ngày làm nông tối học kinh như thế. Mà là chủ ý muốn đề xuất một hướng nghiên cứu cho mô hình giáo dục Tăng ni bao gồm trọn vẹn Giới Định Tuệ: buổi sớm dậy ngồi thiền, ban ngày chấp tác, tối đến học kinh.21
-
- Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Việc cải cách Tông phái bao gồm cả cải cách giáo dục Tăng ni, nỗ lực xây dựng chương trình giáo dục hiện đại hóa. Điều này thể hiện qua chương trình giáo dục có bổ sung nhiều môn ngoại điển. Tuy thế, hiện đại hóa là một khái niệm tương đối. Thời gian hiện tại ngay khi nói ra cũng trở thành quá khứ và tương lai cũng sẽ trở thành thì quá khứ. Chính vì vậy, chương trình giáo dục Tăng ni không chỉ nhấn mạnh vào ngoại điển, tập trung vào những môn học hiện đại mà cần phải có sự hài hòa giữa giáo điển truyền thống và những

![]()
- Lee Jeong Mo (Thae Won), “Phương pháp thực hành Phật giáo - trọng tâm Tam học”, Nghiên cứu Tịnh độ học 11, Hội Tịnh độ Hàn Quốc, 2008, tr.11.
- Baek Jun Hom, “Phương hướng thực hành tam học của Phật giáo Won”, Jeongsin gyebeok 14, Viện Nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Won trường Đại học Wonkang, 1995, tr.163.
môn học ngoài Phật học. Chúng ta xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với xã hội ngày nay không có nghĩa là đánh mất đi, chối bỏ hẳn truyền thống giáo dục đã và đang có.22
Hòa thượng Byeopin đã tóm gọn phương án cải thiện giáo dục Tăng ni như sau:23
Thứ nhất, sách giáo khoa cần phải được thống nhất triệt để và in mới. Hiện nay ở những cơ sở giáo dục địa phương vẫn còn dùng sách từ thời Chosun. Xã hội Hàn Quốc hiện đại trong những thập kỷ qua có quá nhiều thay đổi. Trong khi đó nhà chùa vẫn còn cố thủ vào giáo trình từ thế kỷ trước thì chắc chắn có rất nhiều sai biệt trong nhân sinh quan, thế giới quan, xã hội quan. Nếu chỉ dựa vào những môn học trong Tứ tập và Tứ giáo thì Tăng ni chẳng những không đủ tư chất để thích ứng với xã hội năng động hiện đại mà còn không thể tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáo một cách toàn diện và sâu sát. Theo đó, cần thiết kế chương trình có đầy đủ nội dung hơn, bao gồm những môn nội điển như lịch sử Phật giáo, Phật giáo nguyên thủy, tư tưởng Trung Quán, tư tưởng Duy Thức, Thực hành thiền, Phật giáo ứng dụng… để có thể tiếp cận tư tưởng Phật giáo đa diện, sâu sắc. Ngoài ra cũng cần bổ sung những môn ngoại điển, ứng dụng được trong xã hội hiện đại như triết học, xã hội học, nhân học…
Thứ hai, sách giáo khoa phải viết bằng tiếng Hàn. Hiện nay các Phật học viện truyền thống vẫn còn dùng giáo trình thời Chosun (nguyên bản tiếng Hán cổ) làm giáo trình chính khi học nội điển. Với khung thời gian ít ỏi cho từng môn, so với số lượng từ Hán cổ khó và không thông dụng quá nhiều, Tăng ni phải mất rất nhiều thời gian để đọc hiểu cho đúng nội dung kinh, dẫn đến kết quả để giảng dạy trọn vẹn một bộ kinh cho đúng giáo án, cho đủ nội dung là bất khả thi. Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn thay đổi toàn bộ giáo trình Hán cổ sang tiếng Hàn, lựa chọn những bản dịch chuẩn, và có đối chiếu nhiều bản dịch với nhau, sẽ có hiệu quả tốt hơn trong nghiên cứu.

![]()
- Viện giáo dục Tào Khê tông, sđd, tr. 32-33.
- Beopin, “Giáo dục Tăng đoàn, Phải phù hợp với lịch sử và có giao tiếp với xã hội”, Bulgyo Pyeongnon Số 42 (Seoul: Tư tưởng Manhae, 2010), tr. 284-290.
Thứ ba, cần hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Phương pháp sư phạm đúng và hiện đại hóa cũng quan trọng không kém so với công tác Hàn hóa giáo trình giảng dạy. Phương pháp giảng dạy chủ yếu hiện nay tại các Phật học viện là đọc dịch/đọc hiểu một bản kinh (tài liệu do giảng viên cung cấp). Đây là phương pháp sư phạm có nhiều hạn chế trong việc phát huy sức sáng tạo của học viên. Nhất là trong xã hội đặt nặng việc học như Hàn Quốc, chúng ta không thể giáo dục Tăng ni phương pháp thụ động với một bản kinh được cho và mày mò dò từ điển. Cần thay đổi phương pháp sư phạm, để có thể cung cấp cho Tăng ni năng lực giải quyết, phân tích, lựa chọn trong rừng thông tin mà thời đại kỹ thuật số cung cấp miễn phí. Đồng thời phải giúp nâng cao sức sáng tạo, sự chủ động cho học viên. Ngày nay, so với việc “giải mã” những “ám hiệu”, những chữ viết đã không còn thông dụng, thì kỹ năng quan trọng hơn cần rèn luyện đó chính là khả năng tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu, nội dung mà nội-ngoại điển đem lại. Học, hiểu được thì mới đem áp dụng những tri thức đó vào trong đời sống thực tiễn được. Để đạt được mục tiêu này, phương pháp sư phạm cần đổi mới cho phù hợp.
Thứ tư, rèn luyện năng lực phân tích và ứng dụng nhân học. Để Tăng ni nắm bắt được xu hướng thời đại, và có định hướng đúng đắn cho bản thân cũng như làm tốt vai trò hướng đạo cho Phật tử tại gia, thì ngoài những môn học truyền thống, chương trình giáo dục nên bổ sung các môn liên quan đến nhân học như triết học, văn học, lịch sử… Có những kiến thức đa dạng hỗ trợ, Tăng ni vừa có khả năng giải thích, diễn dịch tư tưởng Phật pháp phù hợp với thời đại, vừa phát huy tối đa sức sáng tạo và những năng lực riêng có của từng người. Xu hướng giáo dục hiện nay không chỉ cần có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà cần có tầm hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực có liên quan gần gũi đến chuyên ngành Phật học.
-
- Xúc tiến giao tiếp với cộng đồng xã hội
Phật giáo đã được công nhận là một tôn giáo đại chúng từ thời Tam quốc đến Shilla thống nhất cho đến Goryeo với lịch sử truyền thừa và hoằng pháp hiệu quả. Tuy nhiên, đến thời kỳ Chosun, Phậtgiáo
gặp pháp nạn lớn bởi chính sách sùng Nho bài Phật của triều đình. Từ đó, Phật giáo mất đi sức ảnh hưởng và dần trở nên kém thích ứng trong việc hoằng pháp cho giới trẻ trong bối cảnh xã hội hiện đại.24
Ngày nay, khi người ta nghe đến hai từ “già lam”, đa phần liên tưởng ngay đến những ngôi chùa tịch mặc nằm sâu trong rừng hay tít trên non cao. Đây không phải là mô hình vốn có của các ngôi chùa. Nói cách khác, một kiểu thụ động, im ắng, thiếu tính nhập thế vốn không phải là hình mẫu đúng đắn của các ngôi già lam truyền thống. Khi Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn của ngài không phải là một tập thể lánh đời, quay lưng với những trách nhiệm xã hội. Nếp sinh hoạt ôm bát khất thực căn bản đã không ủng hộ cho lối sống biệt lập, xa rời quần chúng. Chư Tăng là những người đã cắt đứt những mối nhân duyên ràng buộc cá nhân, nhưng Tăng đoàn không phải là tập thể đoạn tuyệt với những giao lưu, giao tiếp xã hội. Đức Phật đã dành 24 mùa mưa an cư tại Kỳ Viên tinh xá chứ không phải vào rừng sâu, sống ẩn dật. Trúc Lâm tinh xá hay Kỳ Viên tinh xá đều là những nơi có vị trí gần với hoàng thành, thích hợp cho những tương tác xã hội vừa đủ.
Tuy nhiên, vào thời Chosun, chịu tác động của chính sách sùng Nho bài Phật, những ngôi chùa lần lượt bịđánh bật ra khỏi kinh thành, bị dời lên non cao. Chính vị trí địa lý không thuận tiện này làm cho chùa chiền và xã hội mất sự nối kết, tu sĩ không hòa nhập được với thời cuộc.
Để khắc phục được vấn nạn này, chúng ta cần hướng đến lối sinh hoạt tôn giáo với mục đích cứu khổ độ sinh, hơn là cổ xúy nếp sống thụ động, tách rời xã hội. Tu sĩ là những người không chỉ tu tập vì mục đích tự lợi (giác ngộ thành Phật) mà còn vì lợi tha (cứu khổ ban vui, giúp người cùng chứng đắc). Phật giáo thời hiện đại cần xây dựng những trung tâm hoằng pháp có vị trí dễ tiếp cận, giúp cho việc hội nhập xã hội được tốt hơn. Phật giáo cần chứng minh những giá trị ứng dụng to lớn của mình, khởi đầu từ việc gần gũi với

![]()
- Cho Ki Ryong, “Định hướng giáo dục Tăng già và đặc trưng cuộc cái cách tông phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc”, Thiền học, Tập 50 (2018.8), tr. 28.
quần chúng, giúp mọi người dễ dàng có cơ hội học tập và thực hành những lời dạy minh triết của Đức Phật.
Đồng thời, Phật giáo cần một đối sách chiến lược mang tính tổng hợp để thu hút thêm nhiều tín đồ ở lứa tuổi mầm non, thanh thiếu niên. Đối với lứa tuổi này, cần phát triển nhiều chương trình đa dạng, hữu dụng có hệ thống, như các lớp học ngoại ngữ, giáo lý, những chương trình hoạt động xã hội và những lớp phát triển kỹ năng, năng khiếu… trên nền tảng giáo lý căn bản của Phật giáo.25
V. KẾTLUẬN
Bài tham luận này đã tìm hiểu về thực trạng, những hạn chế và đề xuất nhóm giải pháp cho giáo dục Tăng ni Tào Khê tông. Tính đến nay, đã hơn 50 năm kể từ khi tiến hành cuộc cải cách giáo dục, Phật giáo Hàn Quốc vẫn đang đối diện với hai luồng tranh luận lớn: giáo dục Phật giáo để đào tạo ra những học giả và hoằng pháp viên, hay giáo dục để đào tạo những nhà tu hành. Nguyên nhân của những tranh luận này đến từ hạn chế của chương trình đào tạo không triển khai trọn vẹn được Tam học, của việc phân chia quá rõ ràng ranh giới của Giáo-Thiền-Luật, khiến tu sĩ đối diện với hoàn cảnh phải lựa chọn một “chuyên ngành” mà không có cơ hội học và thực hành đồng thời những môn học, những thực tập vốn dĩ có giá trị và vai trò hỗ trợ cho nhau.26 Nghĩa là, chương trình giáo dục hiện nay đã gây nên nhận thức phân biệt, tạo lằn ranh giữa hành giả và học giả, thiền sinh và hoằng pháp viên, giảng sư và luật sư…
Xã hội hiện đại đặt ra yêu cầu cho một chương trình và phương pháp giáo dục mới, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa giáo và hành, giữ liên kết với xã hội và nhất là không phân ly Tam học- nền tảng của phương pháp tu tập để đạt đến giác ngộ giải thoát- vốn là mục tiêu tối hậu của tu sĩ Phật giáo.

![]()
- Park Kyeong Jun, “Triển vọng và khó khăn của Phật giáo thực tiễn”, Quan niệm và lịch sử của Phật giáo thực tiễn, Nxb. Đạo thư, Hyengwon, 2002, tr. 514.
- Beopin, Tăng đoàn ngày nay, ý chí và niềm tin?, 2013.07.31. http://www.bdgyofocus.net/news/artideView.html?idxo=68085, 2013.09.25.
Tài liệu tham khảo
Baek Jun Hom, “Phương hướng thực hành tam học của Phật giáo Won”, Jeongsin gyebeok 14, Viện Nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Won trường Đại học Wonkang, 1995, tr. 143-171.
Beopin, “Giáo dục Tăng đoàn, Phải phù hợp với lịch sử và có giao tiếp với xã hội”, Bulgyo Pyeongnon Số 42 (Seoul: Tư tưởng Manhae, 2010), tr. 278-280.
Cho Ki Ryong, “Định hướng giáo dục Tăng già và đặc trưng cuộc cái cách tông phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc”, Thiền học, Tập 50, 2018.8, tr. 5-37.
Đại học Dongguk, Hội đồng môn Seoklim (1997), Nxb. Phật giáo hiện đại.
Kim Bong Jun, “Kiểm nghiệm và phản tỉnh về cuộc vận động cải cách Phật giáo năm 94”, Bulgyo Pyeongnon 8, Nxb. Phật giáo thời đại, 2001, tr. 216-234.
Kim Jin Hyeon (Hyeon Sik), “Nghiên cứu về chương trình đào tạo căn bản của giáo dục Tăng ni Tào Khê tông”, Phật giáo học Hàn Quốc tập 65, Seoul: Hiệp hội Phật giáo Hàn Quốc, 2013.
Kim Kwang Sik, “Phật giáo Hàn Quốc hiện đại và cuộc vận động thanh tịnh hóa Phật giáo”, Viện Nghiên cứu sử Phật giáo hiện đại Hàn Quốc, Nxb. Phật giáo thời đại, 2006, tr. 149-169.
Ko Sang Hyeon-Beopin, “Chuỗi chuyển hóa về chất của giáo dục Tăng ni”, Bulgyohakno 66, Viện Nghiên cứu văn hóa Phật giáo, 2013, tr. 219-245.
Lee Cha Rang, “Sự thiết lập tư tưởng lãnh đạo Tăng già trên nền tảng Luật Tạng ‘Kiến đạo phần’”, Triết học Ấn Độ quyển 32 (Seoul: Hội Triết học Ấn Độ, 2011), tr. 221-250.
Lee Neung Hwa (1990), “Lịch sử Phật giáo Chosun”, Quyển hạ, Seoul: Boryeongak.
Park Kyeong Jun, “Triển vọng và khó khăn của Phật giáo thực tiễn”, Quan niệm và lịch sử của Phật giáo thực tiễn, Nxb. Đạo thư, 2002, tr. 487-525.
Son Seong Pil-Jeon Hyo Jin, “Phân tích bộ Tứ Tập 四集 và những tranh luận trong giới Phật giáo vào thế kỷ 16・17”, 韓國思 想史學第58輯, 2018. 04.
Viện Giáo dục Tào Khê tông (2014), “Bách thư giáo dục cùng HyeonEung sunim - Viện trưởng Viện giáo dục nhiệm kỳ 6”, Nxb. Gyejeong.
Viện Giáo dục Tào Khê tông (2006), “10 năm khai viện - Thành quả và những vấn đề tồn tại”, Giáo dục Tăng già, quyển 6, Nxb. Viện Nghiên cứu giáo dục Tào Khê tông.
Viện Giáo dục Tào Khê tông (1995), “Lịch sử và thực trạng của Đại học Tăng già địa phương”, Giáo dục Tăng già, quyển 1, Nxb. Viện Nghiên cứu giáo dục Tào Khê tông.
Viện Nghiên cứu văn hóa Phật giáo đại học Dongguk dịch, “Phật giáo học Đông Á cận đại”, Seoul: Nxb. Đại học Dongguk, 2008.
Viện Nghiên cứu xã hội học Phật giáo (2012), “Báo cáo phân tích quan điểm của quần chúng về tôn giáo và văn hóa xã hội của Hàn Quốc”, Seoul: Viện nghiên cứu xã hội học Phật giáo Tào Khê tông, tr. 116-132.
Yoo Seung Mu, “Tìm hiểu 3 chương trình lớn của tông phái - Tập trung vào đánh giá kết quả tổng thể”, Giáo dục Tăng già, Quyển 6, Nxb. Viện giáo dục Tào Khê tông, 2004.
‘Việc học phương pháp sư phạm hiện đại của những giáo sư tu sĩ – Lễ khai khóa phương pháp sư phạm Tăng già, Viện Nghiên cứu giáo dục’, Tạp chí Phật giáo, 2011.10.18,
‘Sức mạnh thay đổi thế giới của Phật giáo’, Tạp chí Phật giáo, 2014. 11. 12, http://www.beopbo.com
http://www.ibulgyo.com/news/artideView.htmPidx- no:114164.