ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ANH VĂN PHẬT PHÁP VÀOCÁC TRƯỜNG PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM
Hà Thị Kim Chi
- DẪN NHẬP
Thời đại ngày nay, Anh văn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội ở mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, thương mại, giáo dục và kể cả tôn giáo. Có thể nói Anh văn là một trong những ngoại ngữ quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay nếu chỉ tính đến dân số và quốc gia nói tiếng Anh. Ở lĩnh vực học thuật nghiên cứu, nguồn tài liệu bằng tiếng Anh hiện nay cũng được xem là kho tàng phong phú nhất ở hầu hết mọi lĩnh vực và phương diện.
Theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng giảng dạy Anh văn trong các trường Phật học tại Việt Nam ngày càng được quan tâm và chú ý. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương cũng đã soạn giáo trình Anh văn Phật pháp cho các trường Trung cấp Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời thành lập khoa Anh văn Phật pháp từ khóa VIII với hệ thống chương trình Anh văn tương đối hữu ích cho thế hệ Tăng Ni trẻ trong việc trau dồi ngôn ngữ học thuật và nghiên cứu. Điều này đã cho thấy được rằng Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương và các
trường Phật học nước nhà đã chú trọng nhiều hơn đến Anh văn trong việc giảng dạy, nghiên cứu Phật giáo. Nhờ đó, vị thế của Phật giáo Việt Nam ngày càng được nâng cao trong mối quan hệ với các nước bạn khu vực và trên thế giới. Điển hình, Anh văn là một trong những ngôn ngữ chính được sử dụng trong ba kỳ Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008, 2014 và 2019 mà Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai.
Nhận thức được vấn đề trên, chúng tôi xin trình bày những định hướng phát triển chương trình Anh văn Phật pháp vào các trường Phật học tại Việt Nam hiện nay nhằm góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các Tăng Ni sinh và đưa Phật giáo Việt Nam hội nhập vào dòng chảy của Phật giáo thế giới.
- NỘI DUNG
- Khái quát các cấp đào tạo Phật học tại Việt Nam
Các trường lớp đào tạo Phật học tại Việt Nam hiện nay tổ chức khá chặt chẽ và bài bản, quy định cụ thể đến từng cấp học, từng nội dung. Theo Nội quy của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua,1 hệ thống đào tạo Phật học bao gồm ba cấp bậc: Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học và Đại học Phật học. Sơ cấp Phật học là loại hình giáo dục được đào tạo tại các sơ sở tự viện hoặc do Phật giáo các địa phương tổ chức; Trung cấp Phật học tùy tình hình cụ thể về nhu cầu học tập của Tăng Ni địa phương mà Ban Trị sự Phật giáo xin thành lập Trường Trung cấp Phật học; Đại học Phật học được đào tạo tại các Học viện Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, còn có hệ Cao đẳng chuyên khoa Phật học do các tỉnh, thành hội Phật giáo các địa phương thành lập để nâng cao trình độ chuyên môn cho các Tăng Ni có nhu cầu học tập nhưng không đủ điều kiện vào học tại Học viện.

![]()
-
-
- Nội quy Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua bằng Quyết định số 55/QĐ - HĐTS ngày 10/02/2009.
-
- Sơ cấp Phật học
Theo quy định của Giáo hội, sơ cấp Phật học là một trong ba cấp đào tạo Phật học tuy nhiên nếu xét trên góc độ quản lý Nhà nước, thì cấp học này chỉ có tính chất trang bị những kiến thức cơ bản về Phật học cho Tăng Ni, mang tính sơn môn, pháp phái theo hình thức gia giáo. Các lớp cơ sở này thường do các cơ sở tự viện của Giáo hội, mà trực tiếp là thầy Bổn sư hoặc Y chỉ sư hướng dẫn. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết đối với các vị có ý định xuất gia tu tập cần phải có những kiến thức nhất định về Phật giáo và các nghi thức, nghi lễ bắt buộc mà mỗi Tăng Ni phải ghi nhớ, thực hiện trong suốt cả cuộc đời.
Ở những chùa tập trung đông Tăng Ni tu tập, các thầy Bổn sư hoặc Y chỉ sư thường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức ngay tại chùa của mình. Với những chùa có ít Tăng Ni, tổ chức Phật giáo địa phương, thường là Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện, tùy điều kiện và nhu cầu thực tế, thường tổ chức thành các lớp để tập hợp Tăng Ni hướng dẫn, phổ biến các kiến thức Phật học. Ngoài ra, Tăng Ni cũng phải thường xuyên chấp tác, công phu ở chùa để rèn luyện và tu dưỡng thân tâm, nâng cao kiến thức Phật học.
Cũng theo quy định của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, cấp sơ cấp Phật học kéo dài 2 năm. Đây cũng là thời gian tối thiểu bắt buộc ở trong chùa của mỗi Tăng Ni trước khi được thọ giới tỳ kheo. Chương trình học do thầy Bổn sư hoặc Y chỉ sư trực tiếp biên soạn theo hướng dẫn chung của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương nhưng không bắt buộc theo một khung cố định. Theo thống kê, số lượng Tăng Ni đang học tại các lớp sơ cấp Phật học khoảng 5.000 vị, trong đó có một nửa là các vị sư theo Phật giáo Nam tông Khmer.2
-
- Trung cấp Phật học
Trường Trung cấp Phật học, trước đây được gọi là Trường Cơ bản Phật học với ý nghĩa là cấp học trang bị cho Tăng Ni những

![]()
-
-
- Số liệu thống kê của Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ trong Dự án “Khảo sát đào tạo, bồi dưỡng Tăng Ni trẻ, thực trạng và giải pháp”.
kiến thức cơ bản về Phật học. Đây là một cấp học do Ban Trị sự Phật giáo các địa phương, trên cơ sở điều kiện thực tế về số lượng Tăng Ni, nhu cầu học tập, cơ sở vật chất… xin thành lập. Tăng Ni sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Phật học được cấp các văn bằng chứng chỉ do cấp có thẩm quyền xác nhận và đủ điều kiện để học các chương trình cao hơn.
Trước đây, do chưa có quy định cụ thể thống nhất cấp học Trung cấp Phật học nên thời gian đào tạo ở các trường có khác nhau. Có địa phương cấp học Trung cấp Phật học kéo dài bảy năm chia làm hai hệ: Hệ Trung cấp Phật học I, kéo dài bốn năm và hệ Trung cấp Phật học II kéo dài ba năm. Có địa phương chia cấp học Trung cấp Phật học làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài ba năm.
Hiện nay, theo quy định của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, cấp học Trung cấp Phật học đào tạo trong ba năm. Chương trình, nội dung, giáo trình… do trường biên soạn trên cơ sở hướng dẫn của Ban Trị sự Phật giáo và Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương theo các bộ môn kinh, luật, luận, sử học và văn học Phật giáo… Chương trình học của hệ Trung cấp gồm hai phần nội điển và ngoại điển. Nội điển là phần cung cấp kiến thức về giáo lý của đạo Phật qua kinh, luận, luật. Ngoại điển là những phần kiến thức xã hội bổ trợ như: văn học, lịch sử, triết học, xã hội học, ngoại ngữ… Đội ngũ giảng sư do trường đề nghị và được sự hỗ trợ từ Ban Trị sự Phật giáo ở địa phương và Ban Hoằng pháp Trung ương.
Theo quy định trước đây đối với hệ Trung cấp Phật học, tuổi tối thiểu để vào học giai đoạn 1 là 12 tuổi. Những vị xuất gia dưới 12 tuổi cần hành điệu một thời gian trước khi được vào học. Trình độ văn hóa phải qua cấp Tiểu học (cấp I). Tuổi tối thiểu để vào học giai đoạn 2 là 16 tuổi. Trình độ văn hóa phải qua cấp Trung học cơ sở (cấp II). Theo quy định mới của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, hệ Trung cấp chỉ còn một giai đoạn và đào tạo trong thời gian 3 năm, điều kiện với đối tượng Tăng Ni dự học tương đương hệ Trung cấp Phật học giai đoạn 2. Trong quá trình học tập tại Trường Trung cấp Phật học, các Tăng Ni sinh phải đồng thời học các môn
bổ túc văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nếu chưa hoàn thành trình độ văn hóa theo yêu cầu. Tăng Ni sinh tốt nghiệp Trung cấp Phật học được cấp văn bằng chứng chỉ của trường và đủ điều kiện để học tiếp lên các trình độ Phật học cao hơn.
Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 54 Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo cấp tỉnh thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng Trường Trung cấp Phật học là 32 trường thuộc 32 địa phương, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu học tập của các Tăng Ni.
-
- Đại học Phật họcCấp học này được đào tạo tại hệ thống các Học viện Phật giáo, trước đây, gọi là Trường Cao cấp Phật học
Năm 1982, Trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội được thành lập và tuyển sinh khóa đầu. Năm 1983, Trường Cao cấp Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và năm 1984 tuyển sinh khóa đầu. Năm 1997, Trường Cao cấp Phật học tại Huế được thành lập và tuyển sinh khóa đầu. Cũng trong năm 1997, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định đồng ý để Giáo hội Phật giáo Việt Nam đổi tên Trường Cao cấp Phật học thành Học viện Phật giáo Việt Nam. Năm 2006, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Như vậy, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam có bốn Học viện phân bố theo khu vực là Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Riêng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer là trường đào tạo chuyên biệt cho hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, ba Học viện còn lại đào tạo Tăng Ni sinh của Phật giáo Bắc tông.
Nội quy của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương quy định cấp Đại học Phật giáo có hai hệ là Cử nhân Phật học và Cao học Phật học, trong đó, hệ cử nhân đào tạo bốn năm và hệ cao học đào tạo hai năm. Theo quy định, điều kiện để được dự thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni phải có trình độ cơ bản Phật học, tức tương đương hệ Trung cấp Phật học, trình độ văn hóa phải đạt mức phổ thông trung học hoặc tương đương. Các Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp Học viện được cấp văn bằng xác thực và được những
Trường Phật giáo của các quốc gia khác chấp nhận để theo học thạc sĩ hoặc nghiên cứu sinh về Phật học.
Với tâm nguyện nuôi dưỡng, đào tạo thế hệ Tăng Ni trong nước và quốc tế cũng như các thiện hữu tri thức có thiện duyên với Phật pháp và say mê nghiên cứu Phật học, bắt đầu từ năm 2019, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tuyển sinh khóa đào tạo chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế. Đây là lần đầu tiên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh sinh viên quốc tế (đối tượng bao gồm cả tu sĩ và cư sĩ, cả trong và ngoài nước) theo học cấp Thạc sĩ (2 năm) và Tiến sĩ (từ 3 đến 5 năm) chuyên ngành Phật học hoặc nghiên cứu Phật giáo. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cấp học bổng toàn phần cho 200 sinh viên quốc tế đạt chỉ tiêu và trúng tuyển trong đợt tuyển sinh này.
Được biết, sau thời gian ra thông báo chương trình này, hiện đã có 27 quốc gia đến từ năm châu lục đăng ký với tổng số 250 hồ sơ bao gồm cả bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ dự tuyển. Sự quan tâm của sinh viên quốc tế đến từ khắp các châu lục trên thế giới đối với chương trình học bổng này là một tín hiệu rất tích cực và lạc quan đối với nền giáo dục Phật giáo nói chung và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học dành cho sinh viên quốc tế không chỉ là việc truyền trao ánh sáng trí tuệ, giáo lý của đức Phật, giữ gìn và duy trì mạng mạch của Phật pháp mà còn là một chương trình giúp nâng cao hình ảnh bảo trợ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về nghiên cứu Phật giáo trên thế giới. Đồng thời, là dịp để giới thiệu về hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam đến với thế giới. Về lâu dài, chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ dành cho sinh viên quốc tế của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng vai trò rất to lớn trong việc mở rộng và củng cố mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và thế giới, những sinh viên quốc tế tham gia chương trình này sẽ là
nhịp cầu nối giữa Việt Nam, Phật giáo Việt Nam với đất nước của họ cũng như Phật giáo ở quốc gia họ sinh sống.
-
- Định hướng phát triển chương trình Anh văn Phật pháp vào các trường Phật học
-
- Mục đích
Với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Phật học, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, để biến ngoại ngữ nói chung vàAnh văn Phật pháp nói riêng trở thành một trong những môn học cần thiết, đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa về học thuật Phật giáo và gắn kết quan hệ giữa các giáo hội Phật giáo trên thế giới, Ban Giáo dục Tăng Ni cũng đã soạn giáo trình khung Anh văn Phật pháp cho các trường Trung cấp Phật học. Có thể nói, đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục ngoại ngữ nói chung vàAnh văn Phật pháp nói riêng của Giáo dục Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, việc chuẩn hóa các giáo trình Anh văn Phật pháp cho các cấp học khác vẫn chưa được chú trọng tương xứng như Sơ Cấp, Cao đẳng hay bậc đại học.
Việc định hướng phát triển chương trình Anh văn Phật pháp tại các trường Phật học ở Việt Nam đòi hỏi chư tôn đức Tăng Ni đồng tâm hiệp lực, cùng nhau nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở triển khai, mục tiêu, phương pháp đến cách thực hiện. Để nhiệm vụ này thành tựu, Ban Giáo dục Tăng Ni cần nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ Tăng Ni giáo thọ Anh văn Phật pháp.
Xây dựng, ban hành chương trình dạy và học Anh văn Phật pháp thống nhất trên toàn quốc ở các cấp bậc Phật học, làm cơ sở để phát triển giáo trình Anh văn Phật pháp.
Thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Anh văn Phật pháp; xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Anh văn Phật
pháp, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, xây dựng trung tâm khảo thí Anh văn Phật pháp độc lập để bảo đảm sự minh bạch, chính xác và thống nhất trong hoạt động khảo thí Anh văn Phật pháp ở các cấp Phật học trong cả nước.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học Anh văn Phật pháp; tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ, có thể học mọi nơi mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng Anh văn Phật pháp.
Xây dựng môi trường thuận lợi như câu lạc bộ Anh văn Phật pháp, cộng đồng Tăng Ni học tập Anh văn Phật pháp... Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học Anh văn Phật pháp như khuyến khích các trường trung cấp và đại học mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc gia bản ngữ hoặc có ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học Anh văn Phật pháp ở Việt Nam.
-
- Biên soạn sách giáo khoa chương trình Anh văn Phật pháp các cấp
Hiện nay, các trường trung cấp Phật học đã được triển khai việc dạy và học Anh văn Phật pháp theo giáo trình Anh văn Phật pháp do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương chỉ đạo biên soạn. Tuy nhiên, giáo trình Anh văn Phật pháp ở các cấp bậc Phật học khác vẫn chưa được chú trọng. Do đó, việc biên soạn sách giáo khoa chương trình Anh văn Phật pháp nên được biên soạn một cách hệ thống nhất từ sơ cấp đến bậc đại học Phật giáo. Cho nên, việc này cần được chú trọng và đầu tư thích đáng mới có hiệu quả.
Việc biên soạn sách giáo khoa chương trình Anh văn Phật pháp các cấp cần chú ý những vấn đề sau:
Để tổ chức biên soạn bộ giáo trình Anh văn Phật pháp các cấp học, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương cần thảo luận và lập danh sách mời các vị chủ biên, tác giả và tổ chức biên soạn giáo trình; thành lập Hội đồng thẩm định bộ giáo trình.
Bước đầu tiên trong quy trình là Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương tổ chức biên soạn bộ giáo trình. Phối hợp với nhà xuất bản tổ
chức biên tập qua nhiều vòng, từ biên tập minh họa, thiết kế, chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo.
Sau khi bản thảo mẫu được hoàn thiện và Hội đồng thẩm định thông qua, Ban Giáo dục Tăng Ni phê duyệt, nhà xuất bản sẽ in bộ giáo trình thí điểm. Sách này được dùng để dạy thí điểm ở một số trường Phật học các cấp trên các vùng miền trong hai năm. Sau khi lấy ý kiếnđóng góp từ các trường Phật học dạy thí điểm, chư Tôn đức, các chuyên gia, bộ giáo trình thí điểm được hoàn thiện.
Hội đồng chuyên môn sẽ thẩm định bộ giáo trình thí điểm theo 2-3 vòng. Các tác giả phối hợp với biên tập viên, họa sĩ chỉnh sửa, hoàn thiện sau thẩm định rồi in thử bộ giáo trình để tập huấn giáo viên đồng thời gửi sang các trường đại học ngoại ngữ, trung tâm Anh ngữ để lấy ý kiến nhận xét... Sau bước này sẽ trình Hội đồng thẩm định thông qua và trình Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương phê duyệt.
Khi Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương duyệt và ký ban hành chính thức bộ giáo trình, nhà xuất bản sẽ nhận nhiệm vụ và tiến hành khâu cuối cùng trong quy trình là in và phát hành đến các trường Phật học.
Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đã có bộ giáo trình Anh văn Phật pháp tại các trường Trung cấp Phật học. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan nhất về mức độ hiệu quả của bộ giáo trình này đòi hỏi có cuộc khảo sát tổng quát và hệ thống trong vòng ba năm để kiểm tra , đánh giá.
Giáo trình Anh văn Phật pháp tại các trường Phật học là một đặc thù riêng nên Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương cần nghiên cứu kỹ lưỡng một cách hệ thống về mặt lý luận, thực tiễn, học hỏi và tham cứu các giáo trình Anh văn Phật pháp ở các nước trên thế giới nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ giao tiếp thứ hai.
2.3. Ưu tiên áp dụng chương trình Anh văn Phật pháp vào các cấp Phật học thời kỳ hội nhập
Nhiều nước trên thế giới, tiếng Anh dần trở thành môn học bắt
buộc ở mọi cấp học, mọi lứa tuổi. Những người làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp và các cơ quan công quyền đều cần phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Những yêu cầu về năng lực sử dụng tiếng Anh một mặt tạo cơ hội việc làm, mặt khác chúng cũng đặt ra nhiều thách thức cho những người làm nghề giảng dạy tiếng Anh trên phạm vi thế giới.
Việc áp dụng chương trình Anh văn Phật pháp cần thỏa mãn năm điều kiện sau đây:
- Cần nâng cao chất lượng dạy và học Anh văn Phật pháp hiệu quả, nhất là sử dụng Anh văn Phật pháp làm phương tiện nghiên cứu các môn học khác.
- Để có năng lực sử dụng Anh văn Phật pháp tốt, cần phải dạy và học càng sớm càng tốt.
- Việc dạy và học Anh văn Phật pháp nến chú trọng nhất về mặt giao tiếp.
- Đồng nhất kỹ năng giao tiếp liên nhân cơ bản với năng lực ngôn ngữ mang tính học thuật tri nhận trong việc đề ra mục tiêu và tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng Anh văn Phật pháp tại các trường Phật học.
Có thể nói trong những năm gần đây, các trường Phật học rất tích cực thúc đẩy việc dạy và học Anh văn Phật pháp. Trải qua ba kỳ đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Việt Nam thì Anh văn Phật pháp ngày càng được chú trọng và đánh giá cao. Đáng tiếc, việc áp dụng dạy và học Anh văn Phật pháp vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong các cấp Phật học.
-
- Đào tạo nguồn nhân lực Tăng Ni giáo thọ Anh văn Phật pháp
Có thể nói hiện tại đang có sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ Tăng Ni sinh giáo thọ bộ môn Anh văn Phật pháp. Hầu hết các trường Phật học đều thỉnh các vị giáo viên bên ngoài để phụ trách môn Anh văn Phật pháp. Nếu xem Anh văn Phật pháp là một bộ môn đặc thù và chuyên ngành thì hầu như việc giảng dạy và học tập môn
Anh văn Phật pháp tại các trường chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thể loại Anh văn tổng quát. Do đó, việc ưu tiên đào tạo các vị Tăng Ni giáo thọ, vốn đã có kiến thức nội điển vững chắc, môn Anh văn Phật pháp cần được chú trọng và đầu tư một cách bài bản và có hệ thống.
Trước hết, ở các trường trung cấp Phật học, cần tạo điều kiện cho các vị Tăng Ni trẻ trau dồi học tập các kiến thức và kỹ năng Anh văn bằng cách trao các suất học bổng cho các vị có năng lực và tâm nguyện hướng về sự phát triển của bộ môn Anh văn Phật pháp. Sau mỗi khóa, nhà trường cần tuyển chọn từ hai đến ba vị xuất sắc trao học bổng du học ở các nước sử dụng Anh văn là ngôn ngữ chính thức. Việc tài trợ các suất học bổng này có thể do mỗi trường đảm trách. Đây sẽ là nguồn lực giáo thọ Anh văn Phật pháp trong tương lai. Nguồn nhân lực Anh văn Phật pháp tại các trường đại học Phật giáo có thể thỉnh mời chư Tôn đức Tăng Ni có năng lực và tâm nguyện giảng dạy bộ môn này, đặc biệt là các vị đã tốt nghiệp tiến sĩ Phật học tại các nước sử dụng Anh văn là ngôn ngữ giảng dạy và học tập.
Kế đến, ở các cấp học, cũng nên tổ chức các khóa học bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo thọ Anh văn Phật pháp hàng năm. Mỗi năm nên tập trung một tháng để đào tạo chuyên môn. Chúng ta có thể mời các chuyên gia thiên về ngôn ngữ Anh văn đến chia sẻ và huấn luyện hoặc có thể gửi đội ngũ giáo thọ Anh văn Phật pháp đến các nước bản ngữ trau dồi và học tập trong vòng một tháng mỗi năm. Có như vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn và công tác giảng dạy của các vị giáo thọ Anh văn Phật pháp sẽ rất hiệu quả, giúp cho ngành Anh văn Phật pháp của nước nhà ngày càng hoàn thiện và phát triển.
-
- Tạo động lực cho Tăng Ni sinh học tập Anh văn Phật pháp
Có thể nói rằng, trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, Anh văn Phật pháp là công cụ nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Phật giáo Việt Nam phát triển, sánh vai với bạn bè quốc tế. Thời gian qua, dù Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đã có nỗ lực để cải
thiện chất lượng dạy và học, đặc biệt quan tâm nhiều đến Anh văn Phật pháp, song kết quả vẫn chưa như mong muốn.
Cần nhận thức rằng, nâng cao chất lượng dạy và học Anh văn Phật pháp là việc trước mắt và mang tính lâu dài nhưng không thể chậm trễ hơn nữa. Cho nên, đưa chương trình Anh văn Phật pháp một cách hệ thống vào các trường là quá trình, không thể nóng vội và còn tùy theo mục đích, điều kiện đầu tư, động lực của người học. Chúng ta chấp nhận sự đa dạng, khác biệt vùng miền, tâm tư nguyện vọng của Tăng Ni sinh mỗi vùng miền, nhưng nếu ngay ở bậc sơ cấp hay trung cấp có thể đào tạo căn bản được Anh văn Phật pháp thì những cấp học cao hơn sẽ không mất nhiều công sức.
Đánh giá nội dung, phương pháp, học liệu Anh văn Phật pháp thời gian qua đã có cố gắng để đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, cần có nguồn lực hỗ trợ từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào trường Phật học, trong đó gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo thọ.
Chất lượng dạy và học Anh văn Phật pháp tại các trường Phật học phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo thọ. Phải từng bước hoàn thiện quy trình chuẩn hóa. Giáo thọ cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
Chúng ta cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để Tăng Ni sinh có thể linh hoạt học mọi lúc mọi nơi, bên cạnh đó cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh văn Phật pháp chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi trường một kiểu như hiện nay.
Quan trọng là tạo được động lực cho Tăng Ni sinh, khi nhận thấy học Anh văn Phật pháp là cần thiết cho việc nghiên cứu Phật học, tăng cường khả năng giao tiếp, kết nối các Tăng đoàn thuộc các quốc gia khác nhau... thì việc học Anh văn Phật pháp sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng.
- KẾT LUẬN
Phật giáo lấy “duy tuệ thị nghiệp” làm phương châm tu học và hành đạo đã chứng tỏ đạo Phật rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Điều đó đã được khẳng định bằng những bước tiến trong công tác giáo dục đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những năm qua, đào tạo được một thế hệ Tăng Ni có trình độ Phật học và thế học, đáp ứng nhu cầu công tác Phật sự của Giáo hội từ Trung ương đến địa phương và nhu cầu đòi hỏi hội nhập và giao lưu quốc tế.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển của Giáo hội trong thời đại mới, trong những năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong công tác giảng dạy cũng như học tập tại các cơ sở đào tạo, từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục ở các cấp nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đào tạo Tăng tài cho các cấp Giáo hội. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo, tạo tiền đề cho việc xây dựng một hệ thống giáo dục Phật học thống nhất, đồng bộ và chuyên nghiệp. Đặc biệt, một trong những điều đáng quan tâm nhất hiện nay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần xây dựng đội ngũ Tăng Ni có trình độ chuyên môn về Anh văn Phật pháp, nhằm xây dựng và phát triển các chương trình Anh văn Phật pháp từ cơ bản đến chuyên sâu, làm nền tảng cho sự phát triển chiến lược về trao đổi học thuật, nghiên cứu, ngoại giao và phương diện hành trì ngày một ổn định, vững mạnh và khẳng định vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.
***