GIÁO DỤC PHẬT GIÁO CHO THIẾU NHI TRONG CUỘC SỐNG
NCS. Lý Siều Hải (PD. Huệ Hải)
TS. Huỳnh Lâm Anh Chương (PD. Tịnh Chương)*
|
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Phật giáo Việt Nam đã trải qua hàng thế kỷ từ những buổi sơ khai cho đến cận đại và thời đại hiện nay của chúng ta. Trong diễn trình thời gian đó, Phật giáo cũng đã dần thay đổi từng bước để hội nhập và phát triển theo xu thế của thời đại, có như thế mới phát triển và hội nhập.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, trong đó có các nhà nghiên cứu về Phật học, tâm lý Phật học cho rằng, việc hình thành và phát triển con người trong giáo dục, đặc biệt là nhân cách, phẩm chất đạo đức ở tuổi thiếu nhi là hết sức quan trọng và nó được phát triển theo từng qui luật của những lứa tuổi ấy, được bắt đầu từ lúc khởi đầu (thọ thai) cho đến lúc trưởng thành. Do đó, việc tích hợp giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi trong thực tiễn là điều hết sức nên làm và thực hiện theo từng giai đoạn, đều có sự phát triển và những đặc điểm riêng của chúng. Phật giáo bao giờ và luôn luôn cũng hướng
![]()
*. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
các em đến những giá trị CHÂN, THIỆN MỸ để gieo lòng hướng thiện, tâm. Giáo dục Phật giáo cũng không tách biệt các đặc điểm ấy, luôn giáo dục thông qua từng đặc điểm riêng biệt, từng lứa tuổi riêng biệt. Mỗi thế hệ, mỗi lứa tuổi, cụ thể là thiếu nhi chúng ta phải giáo dục từ những đặc điểm tâm sinh lý theo từng giai đoạn phát triển, từ nội dung cơ bản đến sự phát triển lâu dài, từng nội dung ấy đều có cách thức riêng để phù hợp.
- KHÁI NIỆM VỀ TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
Tích hợp (Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh (integer): integration với nghĩa là: xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Theo Từ điển Tiếng Việt1: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo Từ điển Giáo dục học2: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Dạy học tích hợp3 là tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”.
Tích hợp giáo dục Phật giáo, ta giáo dục từ những kinh tạng, những lời giáo huấn của chư Phật kết hợp với thực tiễn trong đời sống thường nhật để giáo hóa cho nhân loại và chúng sinh, đặc biệt trong bài tham luận này chủ yếu dành cho thiếu nhi/ trẻ em.

-
- Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
- Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 383,
- Nguyễn Văn Khải (2008), Báo cáo đề tài cấp Bộ về dạy học tích hợp.
Trong Phật giáo, chủ trương giáo dục thiếu nhi rất cụ thể và rõ ràng đã được cố Đại lão Hoà thượng Thích Minh Châu4 chỉ dạy rất cụ thể trong tài liệu Gia đình Phật tử năm 1952 và sau này là một trong những phần không thể thiếu về việc hướng dẫn Phật tử và gia đình Phật tử của Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Trung ương đến các cơ sở học viện, chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất. Cụ thể giáo dục từ lúc thai nhi chưa lọt lòng đến khi chào đời và cả trường thành sau này, mà nội dung giáo dục, hình thức và phương pháp giáo dục, cách thức tổ chức giáo dục phải có những nét riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thiếu nhi với đầy đủ nhận thức và tâm sinh lý5 và tâm lý giáo dục, được tính từ lúc thọ thai (0 tuổi) cho đến lúc trưởng thành thiếu nhi/trẻ em (15 tuổi). Chúng tôi xin phép trình bày một vài hình thức và sự việc giáo dục thiếu nhi/trẻ em thông qua sự nhận thức Phật pháp của bản thân như sau:
- NỘI DUNG TÍCH HỢP TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
3.1. Nhậnthứcvềtíchhợpgiáodục Phậtgiáothiếunhitừthuởcònthơ hay từ bao giờ
Mỗi gia đình đều có cách giáo dục Phật pháp khác nhau và riêng biệt cho con trẻ, đây cũng là nhiệm vụ khá quan trọng đối với những ai đã là Phật tử, người tu học Phật, theo từng lứa tuổi khác nhau, từng giai đoạn khác nhau và từng tầng lớp gia đình xã hội cũng khác nhau.
Trước đây, giáo dục Phật giáo hầu như chỉ có ở những người trưởng thành hay gọi chung là người lớn, quan trọng thông qua các bài Pháp thoại, lời kinh tiếng kệ hàng đêm, các băng từ thuyết giảng

- Thích Minh Châu (1918-2012) là một tu sĩ Phật giáo người Việt Nam. Ông là một tăng sĩ thâm niên trong hàng giáo phẩm, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ông từng là Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, Phó chủ tịch Hội Phật giáo châu Á vì Hòa bình (ABCP) và là Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam. Ông còn là một học giả và là một dịch giả với nhiều công trình phiên dịch kinh Tạng Pàli.
- Huỳnh Lâm Anh Chương (2017), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.
của các bậc tôn túc giảng sư ở các cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất. Ngày nay sự phát triển vượt bậc của thế giới cách mạng công nghệ ngày một vươn cao, các Phật tử lại được hưởng thụ các công nghệ ấy ngày một gia tăng thông qua các buổi ghi hình thuyết giảng, các băng đĩa tụng kinh, giảng pháp phổ biến trên mạng internet, các trang mạng YouTube, Facebook rồi dần thông qua các chuyến đi, các chuyến đi tham quan, chuyến đi thập tự vào những ngày lễ hội lớn hay đầu năm mới, các chuyến đi từ thiện… chủ yếu tổ chức dành cho người lớn. Do đó, trẻ thơ được giáo dục Phật giáo vào thời điểm nào sẽ thích hợp và tốt đẹp nhất, hay đợi các trẻ lớn hoặc trưởng thành rồi thì hãy giáo dục Phật giáo song song với xã hội, e rằng có thể là không kịp, vì xã hội ngày một phát triển, mà nhân cách của trẻ cũng hình thành từ đó, cho nên không đợi trưởng thành mà ta nên giáo dục Phật giáo từ sớm, như vậy thì trẻ có sự định hướng phổ cập kiến thức càng sớm sẽ càng sâu rộng hơn, kỹ năng giáo dục tiếp cận như vậy phần nào đem lại sự hạnh phúc và tốt đẹp cho trẻ lợi tha và bi mẫn.
Như trong kinh Đại phẩm6, Đức Phật đã dạy các chư Tỳ kheo rằng: “Hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá Chánh pháp”.
-
- Tích hợp giáo dục Phật giáo ở trẻ những điều gì
Rõ ràng là phải dạy cho trẻ những tư duy, những hiểu biết về Phật pháp, tất cả những lời dạy ấy đều chứa trong tất cả các tạng kinh mà Đức Phật đã lưu truyền cho nhân thế qua hàng ngàn năm, hàng thế kỷ đối với những bậc tu sĩ nói chung và tại gia cư sĩ hay gọi là Phật tử tại gia nói riêng. Trẻ thơ có những suy nghĩ còn non nớt và sự thấu hiểu cũng còn hạn hẹp, cho nên việc tích hợp giáo dục Phật học cho thiếu nhi phải đi từ thực tiễn trong cuộc sống, không thể lấy nguyên vẹn các ý kinh để nói với trẻ mà ta phải trích từng ý

- Đại phẩm 19-20, Luật tạng kinh.
hay, từng ý phù hợp thông qua từng câu chuyện để có quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, đơn giản hóa và cụ thể hóa giáo lý đạo Phật để truyền đạt cho thế hệ trẻ là điều rất cần thiết.
-
- Tích hợp giáo dục Phật giáo về giáo lý căn bản với thực tế xã hội
Trong cuộc sống hằng ngày, giáo lý Phật học chỉ ra rằng con người chúng ta luôn có “Khổ, Tập, Diệt và Đạo”, than vãn đó là do tâm bực bội, một khi trẻ có điều gì đó cảm thấy bực bội thì ta lý giảiđó chính là Khổ, mà khổ từ tâm sinh ra thì sẽ dẫn đến sự không an lạc; mọi sự việc hằng ngày, trẻ thường hay tham luyến, khoe kho- ang các bạn khác từ những cái đẹp, cái xấu mà mỗi ngày chúng có đó chính là Tập, nảy sinh qua từng ngày lâu dần sẽ dẫn đến sự tham lam tột cùng trong tâm trí trẻ, do đó phải giảm trừ đoạn diệt cái tập dần dần sẽ bớt đi tính xấu; cũng chính từ đó, những trạng thái không tốt đẹp ngày qua ngày dẫn trẻ đi theo con đường tốt trong đạo đó là Diệt; Một ngày nào đó, trẻ nhận thức ra rằng, mọi thứ xung quanh có tốt, có xấu và không thực hành theo cái xấu ấy nữa, đoạn diệt chúng đi và hành theo cái tốt đẹp mà được cha mẹ, các sư, các thầy hướng dẫn đó chính là Đạo.
Phật pháp rất cao thượng, trong sáng nhưng cũng rất tư duy, nhưng trẻ thì luôn có sự hạn chế về tư duy đó, tùy mỗi lứa tuổi mà tư duy được ứng phó với trí tuệ, được soi sáng dẫn đường từ cha mẹ mà các trẻ sẽ được phát triển phong phú hơn và sẽ biết được thêm một vài khái niệm về Phật pháp. Chẳng hạn, trong thực tế, chúng ta lấy triết lý Nhân – Quả, thuyết giảng cho trẻ biết được cái nào tốt (Nhân) và cái nào xấu (Quả) qua từng câu chuyện cụ thể trong đời sống hàng ngày trong gia đình, trong học tập thì trẻ sẽ tránh được các điều ác, và thực hiện thêm các điều lành để áp dụng một cách linh hoạt trong mọi tình huống.
-
- Tích hợp giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi những phẩm chất và hành vi tốt thông qua ngũ giới
Trí tuệ của trẻ lúc nào cũng trong sáng và luôn hướng đến những cái đẹp, nếu cha mẹ và môi trường xung quanh dạy cho chúng những
giá trị CHÂN, THIỆN, MỸ thì trẻ sẽ đạt được những điều hay và lẽ phải ở đời và hiểu đúng chánh pháp. Học và hành theo đúng chánh pháp đạo Phật, con trẻ cũng như người Phật tử chúng ta sẽ luôn an lạc, chuyển biến mọi cái tiêu cực thành tích cực để nuôi dưỡng đạo tâm và phát huy đạo tâm được rốt ráo, tinh chuyên để từ bỏ bản ngã, kiêu căng để thực hành sống đời sống an lạc, vị tha, từ bi, hỷ xả…
Trong thực tế, nếu ta tích hợp giáo dục Phật giáo cho con trẻ ngay từ đầu, ở cấp bậc chúng nhận biết sơ khởi từ lúc 5 tuổi về ngũ giới7 từ thấp đến cao. Tuy nhiên trẻ chưa hiểu hết được ngũ giới là gì, mà các bậc cha mẹ, quí chư Tăng ni phải tích hợp vào đó những câu chuyện thực tế có ảnh hưởng hay sức hút thực tế cho trẻ thấy đó là việc không nên làm theo Phật pháp mà giáo lý nhà Phật đã nêu ra trong từng bộ kinh và tạng kinh, chẳng hạn:
Thấy trẻ chơi đùa và giết kiến, sâu bọ… thì đấy là phạm giới cấm sát sinh, hại mạng, ta nói trẻ không được hành theo những việc như thế vì mọi loài chúng sinh đều có sự sống.
Lấy những đồ vật, hay lấy những đồ vật của bạn bè trong lớp hoặc những cái không thuộc về mình mà không xin phép thì đấy là phạm lỗi tham lam hay trộm cắp.
Trẻ hay nói những điều không đúng sự thật với người lớn, thầy cô, bạn bè trong giao tiếp, hay gọi là xảo ngữ, thì đấy phạm vào lỗi nói dối, ta khuyên trẻ nên tránh xa cái dối trá hay nói dối đấy để có sự chân thật.
Mọi sự sống xung quanh đều có mọi cám dỗ từ những chất kích thích, chẳng hạn trẻ uống nhiều loại nước có tính kích thích, dễ dãi với bản thân theo sựhammuốn và tìm tòi cái mới, thì dễ dẫn đến phạm giới, đấy là lỗi phạm dễ dãi uống rượu và say sưa các chất kích thích.
Giới thứ năm là tránh xa sự tà dâm, đây là một giới, ở tuổi thiếu nhi, các trẻ sẽ không nhận thức được là những việc gì, do đó ta chú trọng đến bốn (04) giới trên mà giáo dục, còn sau này phát triển tư duy thì dần dần sẽ giảng thêm trong giáo lý.

![]()
- Giới: là những điều ngăn cấm các việc xấu của thân, khẩu, ý.
Qua những thực tế trên, sự lồng ghép giáo lý nhà Phật và năm giới cấm hướng dẫn các trẻ, thiếu nhi thì việc làm gương hạnh lành từ các bậc cha mẹ là điều hết sức quan trọng, để động viên các thiếu nhi hướng lành làm thiện, cũng như phân tích những điều sâu rộng cho các em thấm nhuần và nhận ra được mối tương quan giáo lý nhà Phật có ảnh hưởng như thế nào về Nhân – Quả trong cuôc sống và Ngũ giới mà chúng thọ lãnh.
-
- Tích hợp giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi thông qua các hình thức lễ hội hàng năm, sinh hoạt hàng ngày, và các câu chuyện về Đức Phật dành cho thiếu nhi
Mỗi năm, trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, có rất nhiều lễ hội mà Phật giáo luôn hiện hữu. Chẳng hạn, đầu năm ta dẫn trẻ cùng gia đình đến chùa, lạy Phật, chúc tết các vị chư Tăng, chư Ni và mừng xuân Di lặc. Từ đó giải thích cho trẻ thế nào là lạy Phật, lạy Phật ta được gì, lạy Phật thế nào cho đúng.
Thế nào là lạy Phật: ta lạy Phật là một sự việc đáng để làm do tâm ta thanh tịnh và luôn tôn kính bậc/đấng Từ phụ Thế tôn, bậc chánh đẳng chánh giác mà ta hằng ngày tôn kính, cũng như ta tôn kính ông bà, cha mẹ và các bậc tôn túc.
Lạy Phật ta được gì: ta được sự kính trọng của một người hành theo chánh pháp, theo giáo lý nhà Phật mà ta tôn kính, hay nói cách khác lạy Phật để tâm ta được thanh tịnh hơn trong từng cái hành lễ, để diệt bỏ được mọi sự ham muốn, sân si như đã nói trên về khổ, tập, diệt và đạo. Ta dạy trẻ lạy Phật để được may mắn, luôn gặp nhiều suôn sẻ trong học tập và phát triển trí tuệ.
Lạy Phật thế nào cho đúng: đây là hình thức lạy mà ta phải dạy cho trẻ thực hành hàng ngày, theo sự hướng dẫn và trẻ bắt chước từ các vị chư Tăng, chư Ni và cha mẹ hàng ngày đến chùa. Khi lạy ta phải khuỵu sát đất, đầu phải ấp vào lòng bàn tay theo cánh hoa sen để tỏ lòng tôn kính chư Phật. Mỗi hệ phái, hay tông phái đều có cách hành lễ / lạy khác nhau.
Theo truyền thống Phật giáo đến tháng tư âm lịch hàng năm là mùa Phật đản, cũng là lễ mừng Đức Phật ra đời, ta dẫn trẻ đến chùa lạy Phật, tắm Phật và tụng kinh cầu nguyện, kể cho trẻ nghe từng câu chuyện về Đức Phật nhất là những câu chuyện về tiền thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ra đời như thế nào, lớn lên ra sao và giáo dục trẻ học tập được gì qua những câu chuyện ấy.
Song không kém phần quan trọng trong các lễ hàng năm của đạo Phật đó chính là lễ Vu lan Báo hiếu, tại sao có lễ này, lễ này nhằm mục đích gì, các câu chuyện kể về lễ này thì có câu chuyện về bà Thanh đề và Đức Mục Kiền liên cứu mẹ từ địa ngục, dùng thần thông nhãn hóa để cứu lấy mẹ mình bị sa vào địa ngục, và nhiều câu chuyện báo hiếu từ lòng thanh mẫn của con người, báo đáp ân sanh thành.
Hơn nữa, hiện nay ở rất nhiều các đạo tràng trong nước đều có những khóa tu học một ngày, một tuần hoặc hai tuần trong những dịp lễ lớn, nhất là mùa hè dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên, nên cho trẻ đến đó để bắt chước tu học và tìm hiểu giáo lý rõ ràng hơn từ các vị chư Tăng giảng dạy. Thực tế có rất nhiều câu chuyện mà quí chư Tăng giảng cần gợi ý bằng các câu hỏi mở, các em mới nhận ra điều cần học đem lại sự thấm nhuần trong giáo lý. Chính vì thế, khi giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi hay trẻ em, thì chúng ta luôn để ý những hành động nhỏ và tư duy trong sáng nhằm để khơi dậy sự tĩnh tâm rõ ràng, chứ không cần dạy những điều cao siêu, tư duy quá rộng, mà thực tế bằng những hành động hàng ngày, trong đời sống, trong thực tế xã hội, vì Đạo và Đời luôn cùng song hành với nhau mọi lúc và khắp thế gian. Ông bà ta ngày xưa có câu: “Mưa dầm thấm lâu/đất” là một điều cần thiết để chủ tâm “ươm, cấy” vào trong tâm các em những hành vi và phẩm chất cao quý cần có của người Phật tử thông qua các môi trường giáo dục khác nhau và cần phải xuyên suốt, nhất quán hướng về các phẩm chất này như là tâm điểm và xuyên qua mọi hoạt động thường ngày, tận dụng mọi môi trường giáo dục để xâu kết, hướng các em về tâm điểm này. Để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, chúng ta cần phải hiểu rõ tâm lý trẻ, cần gì, muốn gì, hiểu gì, cũng như tìm hiểu rõ tâm sinh lý, thói quen, tính cách của trẻ để việc giáo dục Phật pháp trở nên nhẹ nhàng hơn, thú vị hơn và có kết quả nhiều hơn, song cũng phải biết cách giáo dục trẻ biết yêu thương nhau để tìm được tiếng nói chung và để cùng nhau thực hành lời Phật dạy một cách triệt để. Phật giáo hay xã hội, giáo dục cũng phải tận tâm, tận lực giáo dục, đem Phật pháp đến với trẻ ngày một lớn sẽ tạo được niềm tin, yên tâm hơn khi chúng trưởng thành và tự tin bơi ra biển lớn của xã hội như trong kinh Pháp cú8 có câu “Pháp thí hơn mọi thí”. Thay vì ta dạy chúng cách kiếm tiền, hay cho chúng tiền bạc, thì hãy dành thời gian chia sẻ, đồng hành cùng các con để mọi thành viên trong gia đình cùng sống theo tinh thần Phật pháp sẽ đem lại hạnh phúc nhiều hơn và bền vững hơn theo cách hiểu biết của chúng ta trong xã hội và trong giáo lý nhà Phật.
Cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã soạn thảo và nêu rằng thiếu nhi cũng là một bộ phận Phật tử không nhỏ trong lòng Giáo hội, có ba nguyên nhân9 chính đó là:
Một số lớn các em nhờ sự may mắn, sống trong một hoàn cảnh vật chất quá đầy đủ, do vậy không chịu lo học, lo tập sống tự lập, chỉ biết sống ỷ lại vui chơi; Gia đình Phật tử sẽ cố gắng làm một trường luyện tập các em biết sống đoàn thể, biết tự lập, biết tháo vát để sau này gặp những hoàn cảnh khó khăn, các em có thể biết ứng dụng, sống ích lợi cho mình, cho mọi người.
Cuộc chiến tranh đã qua và hiện tại đã làm một số em mồ côi cha mẹ lưu lạc gia đình, sống cô quạnh, không lý tưởng. Gia đình Phật tử ra đời, thể theo lòng từ bi của chư Phật, nguyện tiếp đón các em, sống trong đại gia đình Phật tử, mong đem những gì vui tươi, trong sạch của tuổi trẻ cho các em.
Gia đình Phật tử lại có cao vọng giới thiệu một phương pháp giáo dục đặc biệt dựa trên giáo pháp Phật dạy, và một đời sống lý tưởng đúng với tinh thần đạo Phật.
Từ những nguyên nhân trên mà Hòa thượng đã rút ra được ba

- Pháp cú số 354.
- Hòa thượng Thích Minh Châu (1952), Vì sao gia đình Phật tử ra đời.
***