PHẬT HỌC TẠI HỌC VIỆN TỊNH GIÁC, ĐÀI LOAN
TS.SC. Phước Tường*
Giáo dục Tăng-già Đài Loan được chia làm hai hệ thống, “một là hệ thống Phật học viện dưới hình thức đạo tràng Tồng Lâm, một là dưới hình thức nghiên cứu học thuật theo hệ thống giáo dục xã hội.”1 Chư Trưởng lão giới Phật giáo đầu tư rất nhiều tâm lực cho việc khai sơn mở lối, sáng lập Phật học viện. Điều đó được xem là một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu sót trong quá trình phát triển Phật giáo Đài Loan.
- GIÁO DỤC HỌC VIỆN
Hệ thống giáo dục Phật giáo Đài Loan được truyền thừa từ Phật giáo Đại Lục vào thời đầu Dân Quốc2. Phật giáo Đại Lục vào cuối đời nhà Thanh, sau khi Dương Nhân Sơn3 kiến lập Phật học viện đã nhận được sự hưởng ứng của chư tôn Trưởng lão trong giới Phật giáo, từ đó phong trào Phật học viện được thành lập ở nhiều nơi. Các bậc tiền bối thế hệ đầu tiên của Phật giáo Đài Loan cũng công

![]()
*. Giảng viên Khoa Trung văn, HVPGVN tại TP.HCM.
-
- Huệ Không, Đài Loan Phật giáo phát triển mạch lạc dữ triển vọng, NXB Thư viện Quốc gia, 2013, trang 21.
- Thời Dân Quốc: Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, được thành lập vào 1-1-
1912 tại Nam Kinh.
-
- Dương Nhân Sơn: ự Văn Hội, là 1 Triết học gia, sanh năm 1837, ở Thạch Đại, An Huy, Trung Quốc.
nhận kiến lập Phật học viện là giềng mối quan trọng trong việc kế thừa mạng mạch Phật pháp, từ đó, đã chủ trương phổ biến duy trì giáo dục Phật học viện. Nhưng khi đề cập đến nền giáo dục Phật giáo Đài Loan thì nên nhắc đến ngôi Phật học viện đầu tiên của xứ Đài là “Phật học viện Viên Quang”4 được sáng lập vào năm 1982, do HT. Trưởng lão Thích Diệu Quả và HT. Từ Hàng tạo dựng. Đây cũng là nơi đào tạo ra chư vị lãnh tụ Giáo hội và chư vị kiến lập nền tảng giáo dục Phật giáo sau này. Từ đó về sau, còn có: HT. Ấn Thuận, HT. Đạo Nguyên, HT. Bạch Thánh v.v… kế thừa chư vị tiền bối phát triển các Phật học viện.
Thế hệ thứ hai tiếp bước, có chư vị Trưởng lão: “HT. Tịnh Tâm, HT. Liễu Trung, HT. Tinh Vân, HT. Vọng Ấn, HT. Nhiễu Vân, HT. Như Ngộ, HT. Chơn Hoa, HT. Tình Hư, HT. Quảng Hóa, HT. Ngộ Nhân, HT. Bồ Diệu, HT. Tịnh Hạnh v.v…”5 cũng đều rất nỗ lực giáo dưỡng Tăng tài. Ngoài việc giáo dục Tăng-già, Phật học viện có truyền thống đưa chư vị có xu hướng xuất ngoại đến Nhật Bản, Âu Mỹ nghiên cứu học thuật. Thời đầu Dân Quốc, nền giáo dục Trung Hoa chưa được phổ cập, chư Trưởng lão phần nhiều chưa tiếp nhận nền giáo dục hiện đại, cũng không có văn bằng Đại học, nhưng vào khoảng thập niên 60-70 thời Dân Quốc, nền giáo dục xã hội Đài Loan từ từ hoàn thiện, chư Trưởng lão cũng ý thức đến chủ nghĩa trào lưu văn bằng và xã hội, tấp nập đưa đệ tử ra nước ngoài du học, chủ yếu là ở Nhật Bản. Đoàn du học sinh đầu tiên được tuyển chọn cũng là thế hệ thứ 2 được bắt đầu. Bấy giờ, tiêu biểu có: HT. Tịnh Tâm, HT. Huệ Nhạc, HT. Liễu Trung, HT. Thánh Nghiêm, HT. Tình Hư, HT. Từ Huệ, HT. Từ Dung v.v…một lượng lớn đến Nhật Bản du học, và thế hệ thứ 3 về sau lại càng có nhiều Tăng sĩ du học ở các nước, theo đuổi học vị chính thức được thế giới công nhận, nhằm hợp thức hóa cùng thời đại, cống hiến cho nền giáo dục Học viện Phật giáo ở hiện tại và tương lai.

![]()
-
- Phật Học Viện Viên Quang: Thành lập năm 1982, tại Nguyệt Mi Sơn, TP. Trung Lịch, Huyện Đào Viên, Đài Loan.
- Huệ Không, Đài Loan Phật giáo phát triển mạch lạc dữ triển vọng, NXB Thư viện Quốc gia, 2013, trang 21.
Tùy thuộc vào trạng thái giáo dục xã hội biến đổi, Phật giáo Dân Quốc vào năm 79 (1990) dưới sự chủ trì của HT. Hiểu Vân đã sáng lập trường đại học Tăng-già đầu tiên, được Bộ Giáo dục Đào tạo Chính phủ Đài Loan công nhận. Về sau tiếp tục có Đại học Từ Tế, Nam Hoa, Huyền Trang, Phật Quang v.v…cũng được thành lập và công nhận. Tuy nhiên, những trường đại học này ban đầu chưa có những ngành học tương quan đến tôn giáo, mãi đến năm 1993, trường Đại học Hoa Phạm mới thành lập ngành Tư tưởng Nhân văn Đông Phương Nghiên cứu sở; năm 1997, Đại học Nam Hoa thành lập ngànnh Sanh tử học Nghiên cứu sở; Cùng năm đó Đại học Huyền Trang cũng mở ngành Tôn giáo Nghiên cứu sở, tạo điều kiện cho Tăng Ni ở trong nước có thể lấy được học vị Thạc sĩ. Từ năm 2000, Đại học Huyền Trang bắt đầu thành lập hệ Tôn giáo học. Các Phật học viện truyền thống cũng tranh thủ chuyển thành hình thức Nghiên Tu Học viện Tôn giáo, thậm chí hợp tác cùng với Đại học Phật giáo nước ngoài v.v... Điều này đã khai mở phân hiệu tiện lợi cho việc nghiên cứu giáo dục Tăng-già dưới nhiều hình thức.
Nền giáo dục Tăng-già Phật giáo Đài Loan, thời kỳ đầu lấy Phật học viện truyền thống làm chủ, nhưng thực ra thế hệ đầu như HT. Ấn Thuận, HT. Bạch Thánh sau khi quan sát và đánh giá về tình hình học thuật nghiên cứu Phật giáo tại Nhật Bản, chư vị liền ấp ủ con đường nghiên cứu học thuật theo hướng Nhật - Mỹ. Do đó, hiện nay, hai hệ thống giáo dục này thủy chung đồng hành trong việc giáo dục Tăng-già Phật giáo Đài Loan. Đến nay, tuy các trường Đại học Phật giáo, các lớp Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên nghành Phật học liên tục hình thành, nhưng vẫn thấy rõ hai hệ thống Phật học viện truyền thống và hệ Cử nhân Phật giáo xã hội hóa tiếp tục phát triển trên xã hội xứ Đài. Tuy nhiên, theo xu hướng trào lưu xã hội hóa và theo nhu cầu thế hệ Tăng Ni sinh viên đương đại, mỗi Phật học viện sẵn có nền văn hóa dân chủ vun bồi, nhiều lần tự thân nỗ lực vươn lên và trở thành Trường Đại học Phật giáo được chính phủ đương thời công nhận, nhưng bởi những điều kiện khách quan như cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên, trình độ thế học và số lượng của học viên, kinh tế v.v… chưa mấy khả quan, buộc các bậc lãnh đạo mở ra
một xu hướng mới “Hợp tác phân hiệu”6 lợi hành song phương, cụ thể là “Tịnh Giác Tăng-già Đại học”.
- TỊNH GIÁC VÀ TĂNG-GIÀ ĐẠI HỌC
Tịnh Giác Tăng-già, ban đầu là một ngôi cổ tự được sáng lập vào năm 1927 bởi cư sĩ Lô Tống, tọa lạc giữa vùng điền dã xứ U Tĩnh, thôn A Liên, huyện Cao Hùng, Đài Loan, được biết đến với tên gọi là chùa Quang Đức. Năm 1963, đời thứ ba đảm nhiệm trụ trì là một bậc cao tăng - HT. Tịnh Tâm7, cũng là đệ tử thừa tự pháp đầu tiên của danh Tăng thế hệ thứ hai Phật giáo Đài Loan - Bạch Thánh Trưởng lão (1904–1989). Năm 1955, Hòa Thượng tốt nghiệp Nghiên cứu sở chuyên nghành Luật học Đài Loan; năm 1967 sáng lập Tịnh Giác Phật học viện; năm 1977 tốt nghiệp học sĩ trường Đại học Phật giáo Kinh Đô Nhật Bản. Trải qua gần 50 năm đảm nhiệm nhiều chức vụ lớn trong Giáo hội8, sáng lập vàđảm nhiệm vị trí Tổng biên tập nhiều tờ Tạp chí9, chủ trì nhiều tiết mục Không Trung Bố Giáo truyền hình10, trước tác và biên tập hoàn thành đại bộ “Lăng Nghiêm Kinh Giảng Ký” 10 quyển v.v…với nhiều thành tích nghiên cứu vĩ đại, năm 2001 nhận được học vị Tiến sĩ vinh dự của trường Đại học Hoàng gia Thái Lan (Mahachulalongkornvidyalaya University). Với chí hướng kế thừa hoài bảo của đức bổn sư Bạch Thánh Trưởng lão, năm 2003 HT. Tịnh Tâm hợptácvàsánglậpthànhcôngTịnhGiácTăng-giàĐạihọctứcphânhiệu của trường Đại học Hoàng gia Thái Lan (Mahachulalongkornvidyalaya

![]()
- Huệ Không, Đài Loan Phật giáo phát triển mạch lạc dữ triển vọng, NXB Thư Viện Quốc Gia, 2013, trang 22.
- Sinh năm 1929, huyện Đài trung, Đài Loan. Thời niên thiếu thông minh xuất chúng, thích nghiên cứu Phật pháp, năm chưa tròn 20 đã đươc Trưởng lão Bân Tông (1911-1958) chùa Pháp Nguyên Tân trúc thế phát xuất gia, sáng lập kiêm Chủ tịch Viện Giáo Dục Mầm Non Tịnh Giác, sáng lập kiêm Chủ tịch Trung tâm Dưỡng lão Tịnh Giác, sáng lập và chủ tịch Hội Sự nghiệp Phước Lộc Xã Hội Tịnh Giác, sáng lập và trụ trì nhiều cơ sở tôn Giáo, chùa chiền, thiền viện v.v….
- Hội trưởng Phật giáo Hoa Kiều quốc tế; Hội Trưởng Tôn giáo Trung Hoa Dân Quốc và Hội Tiến Hiệp Hòa Bình (2001-2008); Chủ tịch Hiệp Hội Tôn giáo đồ Trung Quốc (1993- 2001); Chủ tịch Hội Phật giáo Trung Quốc v.v…
- Tạp chí Phật giáo Trung Quốc, Tạp chí Tịnh Giác v.v…
- Sáng lập tiết mục bố giáo không trung truyền thanh Tịnh Giác, phụ trách tiết mục thế giới quang minh truyền hình Trung Hoa
University) trụ sở tại Cao Hùng, Đài Loan. Ngôi phân hiệu này ban đầu chỉ đào tạo với chương trình Đại học, đến năm 2009 đào tạo chương trình Thạc sĩ. Bên cạnh đó, vẫn duy trì Phật học viện truyền thống. Hệ đào tạo và quá trình phân phối tam cấp được thiết lập như sau:
- Học viện Tịnh Giác
Học viện Tịnh Giác được sáng lập năm 1967, tại khu vực chùa Quang Đức, thôn A Liên, Cao Hùng, Đài Loan, chương trình học hoàn tất trong 3 năm. Thời khóa lấy chương trình Phật học cơ bản làm nền tảng, chương trình đào tạo thuộc giáo dục Tăng-già thiết lập. Khóa đầu đến Khóa IV học tại Bổn sở, nhưng do khu vực khá xa thị thành khiến cho việc thỉnh mời giáo thọ không tiện, nên Khóa V đến Khóa VIII được đưa về đào tạo tại Liên xã Phật giáo Đài Bắc, đến Khóa IX đưa trở lại Bổn sở. Lúc bấy giờ, có nhiều bộ phận được thiết lập phụ thuộc vào Tăng-già Đại học, tiện cho lưu học sinh nước ngoài với những ai chưa thạo Hán ngữ được học dự bị một năm, khi tự thấy trình độ Hán ngữ của mình tương đối hoàn bị thì có thể trực tiếp thi vào Tăng-già Đại học, hoặc trước tiên được đưa vào Học viện đào tạo nhằm để nâng cao trình độ Hán ngữ và giáo nghĩa. Với những học viên quyết theo đuổi và hoàn thành, chương trình của Học viện được phân bổ theo quy trình sau:
Đối tượng |
Chúng xuất gia và chúng tại gia phải nội trú |
Giới hạn tuổi |
Trên 18 tuổi |
Trình độ học viên đầu vào |
Tốt nghiệp phổ thông hoặc học lịch tương đồng |
Thời gian đào tạo |
3 năm |
Chương trình đào tạo |
1.Nội Điển: Kinh-Luật-Luận |
2.Văn sử: Kim cổ, văn minh xã hội, lịch sử, triết học |
3.Đức dục học: giáo dục đời sống, quy luật sinh hoạt |
4.Kỹ thuật: Kỷ năng ứng dụng thực tiễn |
Kinh phí |
Học phí và sinh hoạt phí v.v…toàn miễn |
Tóm lại, việc giáo dục Học viện Tịnh Giác đã và đang áp dụng trên nền giáo dục truyền thống cục bộ, thời gian tu học và hệ thống điều hành chưa quy mô khoa học. Chương trình đào tạo chỉ tương đồng với chương trình Sơ cấp Phật học Việt Nam, nhưng chỉ khác ở tuyển sinh cả chúng tại gia. Việc chiêu sinh tuy được phổ cập rộng rãi theo thể lệ hàng năm, nhưng không có khả quan tiến triển mà có xu hướng đình trệ chậm phát triển.
- Tịnh Giác Tăng-già và đào tạo hệ Cử nhân
Năm 2003, HT. Tịnh Tâm hợp tác và sáng lập thành công Tịnh Giác Tăng-già Đại học, phân hiệu của trường Đại học Hoàng gia Thái Lan (Mahachulalongkornvidyalaya University) trụ sở tại Cao Hùng, Đài Loan. Ngày 10 tháng 9 đồng năm khai giảng khóa đầu tiên, với sự tham dự của Hiệu trưởng Mẫu hiệu cùng 17 thành viên trong đoàn. Nhà trường đã thân thỉnh Đội ngũ giáo viên tương đối hoàn bị, thành phầngiáo thọ phần lớn du học nước ngoài với học vị Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, chư vị phápsưtinh thông Phậtpháp. Hànggiáo thọ tại gia là các vị phó giáo sư hoặc giáo sư ưu tú của các trường Đại học, đủ khả năng vàkinh nghiệm để truyền đạt tốt cho học viên cả hệ Cử nhân và Thạc sĩ.
“Tiêu chí khóa trình đào tạo là kết hợp Phật giáo và tri thức khoa học hiện đại, lấy lợi ích xã hội phát triển tâm linh làm mục đích”11. Việc tuyển sinh phổ biến rộng rãi được cập nhật trên hệ thống truyền thông, không giới hạn quốc gia và theo thông lệ mỗi năm tuyển một lần vào đầu tháng 9, với 3 môn căn bản cho tuyển sinh đầu vào là Phật pháp, Tác văn và Anh văn. Chương trình đào tạo được thiết lập như sau:
Đối tượng |
Chúng xuất gia, nội trú |
Giới hạn tuổi |
Trên 18 tuổi, dưới 40 tuổi |
Trình độ học viên đầu vào |
Tốt nghiệp PTTH, hoặc tốt nghiệp Phật học viện |
Số lượng đầu vào |
Không quá 30 người |
Thời gian đào tạo 4 năm
11. Tịnh Giác Tăng-già Đại Học: http://ccbsu.chingjou.org.tw/TW/Pdf/NCUTai.pdf, |
Chương trình Đào tạo |
Phật pháp |
Năm 1: 36 tín chỉ |
Tổng |
Anh ngữ |
Năm 2: 36 tín chỉ |
140 tín chỉ; Luận văn |
Thái ngữ |
Năm 3: 37 tín chỉ |
Thuộc Xã hội học |
Năm 4: 31 tín chỉ |
Kinh phí |
|
Học phí, sinh hoạt phí v.v… toàn miễn |
Những thí sinh trúng tuyển theo học 4 năm hết học phần thì được tốt nghiệp, với những ai chưa hết học phần có thể gia hạn thêm 2 năm. Trong quá trình theo học có những chương trình học bổng dành cho những học sinh ưu tú cả hai phương diện hạnh kiểm và học lực. Đặc biệt những học viên sau khi tốt nghiệp với thành tích xuất sắc được tuyển thẳng vào Nghiên cứu sở của bổn Hiệu không cần qua kỳ thi tuyển.
- Đào tạo hệ Thạc sĩ
Tháng 7 năm 2009, Phra Dharmakosajarn, hiệu trưởng Đại học Mahachulalongkorn-vidyalaya đương nhiệm, cùng đoàn tổng cộng hơn 20 vị đến thăm Tịnh Giác Tăng-già Đại học, đem việc phê chuẩn thành lập Nghiên cứu sở theo hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa với học vị Thạc sĩ, được chấp nhận cho đào tạo tại Tịnh Giác Tăng- già Đại học và HT. Tịnh Tâm đảm nhiệm chức vị Hiệu trưởng. Thế là tháng 9 cùng năm, Tịnh Giác Tăng-già Đại học chiêu sinh Thạc sĩ khóa đầu tiên, việc thiết lập khóa trình và quá trình đào tạo cũng do bổn viện phân hiệu tại Đài Loan đề ra.
Mục đích với việc đào tạo là giáo dưỡng học sinh khi tốt nghiệp phải “Hiểu chính xác khoa học hiện đại và Phật giáo Đại thừa, đem lại lợi ích cho việc nghiên cứu và hoằng dương Phật pháp, đầy đủ phẩm hạnh và năng lực, đem giáo pháp Đại thừa ứng dụng vào sự phát triển của xã hội đồng thời có tài năng sáng tạo. Từ việc nghiên cứu học tập kiến tạo thể hệ tri thức Phật giáo Đại thừa ngày một tân tiến.”12

![]()
12. Tịnh Giác Tăng-già Đại học: http://ccbsu.chingjou.org.tw/TW/Pdf/IntroductionMA.pdf
Chương trình tuyển sinh cũng như ở hệ đào tạo Đại học, đều được phổ biến rộng rãi và cập nhật trên hệ thống truyền thông, không giới hạn quốc gia, theo thông lệ mỗi năm tuyển 1 lần vào đầu tháng 9, với người đã tốt nghiệp Đại học hoặc bằng cấp tương đương được Bộ Giáo dục quốc gia công nhận. Những thí sinh trúng tuyển trong quá trình theo học phải thường tham gia những buổi hội thảo trong và ngoài nước, nhằm nâng cao kiến thức và phương pháp nghiên cứu. Chương trình đào tạo trên cơ bản được thiết lập như sau:
Đối tượng |
Chúng xuất gia, học nội trú |
Trình độ học viên đầu vào |
Tốt nghiệp Cử nhân |
Số lượng đầu vào |
Không quá 10 người |
Thời gian đào tạo |
2 ~ 4 năm |
Hướng nghiên cứu |
Tư tưởng
Phật giáo Đại thừa |
1.Môn cần học |
8 tín chỉ |
Tổng |
2.Môn bắt buộc |
12 tín chỉ |
38 TC |
3.Môn tự chọn |
6 tín chỉ |
4. Luận án |
12 tín chỉ |
Kinh phí: tạp phí học tập v.v…toàn miễn |
|
Ẩm thực, ký túc xá v.v…. |
|
Khen thưởng: cho thành tích ưu tú |
|
Tổng quan, xu hướng hợp tác phân hiệu của Tịnh Giác Tăng-già Đại học, nhằm đưa đến những bước tiến bộ mới cho Ngành giáo dục Tăng-già Đài Loan nói riêng và thế giới nói chung, cụ thể là:
Chính Bổn hiệu không cần khuôn khổ trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục Chính Phủ Đài Loan, tự do thiết lập thời khóa không gian, thời gian tu học theo thể lệ thiền môn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nằm trong tầm với cá nhân sở hữu mà có thể đạt được kết quả học tập nghiên cứu có tầm cở Quốc tế.
Tăng Ni sinh trẻ nước ngoài (trong đó Việt Nam chiếm phần đa số) sau khi tốt nghiệp Đại học Phật giáo tại nước nhà có điều kiện
tiếp tục theo học và nghiên cứu, theo đuổi chí hướng của mình mà không cần quan tâm đến kinh tế, khi tốt nghiệp vẫn nhận được bằng cấp học vị được thế giới công nhận.
Tăng Ni sinh bổn địa có cơ hội nghiên cứu sâu rộng về tư tưởng Phật giáo Đại thừa và những hướng nghiên cứu khác có tương quan, tuy không cần xuất ngoại du học nhưng mỗi học viên sau khi hoàn tất chương trình học đều ra nước nước ngoài tham gia lễ tốt nghiệp tại trường Đại học Mahachulalongkornvidyalaya Thái Lan và nhận được văn bằng, học vị chính Mẫu hiệu cấp có tầm cỡ quốc tế, đồng thời cũng nhận thêm văn bằng của phân hiệu tại Đài Loan. Nhìn chung, đây là một bước tiến mới vô cùng quan trọng mở ra con đường phía trước cho ta tiếp bước lên bậc thang cao hơn trong việc nghiên cứu học thuật.
- KẾT LUẬN
Hệ thống giáo dục Tăng-già trải qua bao thăng trầm nhân duyên thuận nghịch trên xứ Đài, từ các bậc tiền bối thế hệ thứ nhất đến nay, chư vị không ngừng nỗ lực đưa nền giáo dục Tăng-già Phật giáo đến một bước tiến mới đáng kể. Từ những thập niên đầu Dân Quốc, những ngôi Phật học viện truyền thống dần dần đã trở thành hệ thống Giáo dục có quy mô, mang tính khoa học và có tầm cỡ thế giới, điều đó được Bộ Giáo dục Chính phủ Đài Loan công nhận và kết nạp vào hệ thống giáo dục của Chính phủ. Bên cạnh đó, vẫn còn những ngôi Phật học viện mang tính truyền thống đang cùng sánh bước nhưng chỉ là số ít, cho nên trên mặt chính thống, đây là bước ngoặt thành công không thể phủ nhận.
Về mặt trái, hệ giáo dục Tăng-già Phật giáo đang tồn tại trên một đất nước tuổi vị thành niên ngày càng giảm, dân số lão hóa ngày càng tăng. Đây là một bài toán nan giải mà giáo dục Tăng-già Phật giáo đang và sẽ đối mặt, việc chiêu sinh số lượng giảm rõ, nhiều Phật học viện phải đóng cửa hoặc duy trì trong miễn cưỡng. Đặc biệt là những ngôi Phật học viện mang tính Tăng-già (chỉ chiêu sinh với đối tượng xuất gia) lại càng nguy cơ đóng cửa trong tương lai gần, nếu phương thức quản lý không cải cách để phù hợp cách sinh
hoạt Tăng Ni sinh trẻ nước ngoài. Trong những thập niên gần đây gia đình chỉ có một con hoặc tuổi vị thành niên không muốn kết hôn sinh con cũng đang tồn đọng trong xã hội Đài Loan ngày một gia tăng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc tuổi trẻ xuất gia và Tăng-già ngày một vắng bóng, bên cạnh đó còn nhiều chướng duyên khác khiến hệ thống giáo dục Tăng-già Đài Loan ngày càng có nhiều khó khăn.
Tuy thế, những vị Hiệu trưởng, những bậc lãnh đạo khai trường mở lớp cho nền giáo dục Tăng-già đã và đang từng bước hoàn thiện trên tinh thần trách nhiệm của mình. Dù hệ thống giáo dục ấy có tiến bước hay không vẫn chưa có đáp án cụ thể, nhưng với tinh thần và trách nhiệm, chư vị vẫn đang từng bước nỗ lực, hướng về phía trước để tiếp tục đào tạo nhiều thế hệ khác trong hiện tại và tương lai.
***
Tài liệu tham khảo
Tịnh Tâm, Bạch Thánh Trưởng lão Nhật Ký, quyển 1, NXB Cao Thiệp Công Ty, năm 2003.
Huệ Không Đài Loan Phật giáo phát triển mạch lạc dữ triển vọng, NXB Thư viện Quốc gia, năm 2013.
Tịnh Giác Tăng-già Đại học: HT.tp://www.chingjou.org.tw/.