GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO THIẾU NHI HƯỚNG ĐẾN THỰC HÀNH LUẬT NHÂN-QUẢ
TS. Huỳnh Lâm Anh Chương NCS. Lý Siều Hải
|
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật Nhân-Quả là luật ngàn đời của đạo Phật. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, luật Nhân-Quả đã trở thành triết lý sống cho hàng triệu triệu người từ trước đến nay và trong tương lai.
Có nhiều phương cách để thực hiện luật Nhân-Quả, trong đó có việc đề xuất các nội dung giáo dục, từ cấp quốc gia đến cấp trường học, từ giáo dục cho trẻ con đến thanh niên và người trưởng thành.
Bài viết này đề cập đến việc đề xuất nội dung gồm 8 kỹ năng sống cần giáo dục cho thiếu nhi nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay và nhằm hướng đến thực hành luật Nhân-Quả.
- NỘI DUNG
- Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống là khả năng của mỗi người có được những hành vi, hành động, việc làm để thích ứng với cuộc sống hàng ngày và cao hơn là làm chủ cuộc sống và sống tốt đẹp.

![]()
*. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Quá trình hình thành kỹ năng sống ở mỗi người
Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra như sau:
Bước 1. Con người tiếp thu, lĩnh hội các chuẩn mực/ kiến thức.
Bước 2. Con người bày tỏ thái độ với chuẩn mực/ kiến thức. Ủng hộ các việc làm đúng chuẩn mực/ kiến thức đã và phản đối các việc làm ngược lại.
Bước 3. Con người thực hiện việc làm, hành động, hành vi theo chuẩn mực/ kiến thức đã nhận thức.
Bước 4. Thực hiện lặp đi, lặp lại các việc làm, hành động, hành vi tương tự ở nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống; và cần có thời gian nhiều năm hoặc nhiều chục năm.
Bước 5. Hình thành thói quen về các chuẩn mực/ kiến thức (kỹ năng sống)
Bước 6. Hình thành giá trị con người (giá trị sống) Trong 6 bước nêu trên, Nhân và Quả có sự hiện diện.
-
- Các kỹ năng sống cần giáo dục cho thiếu nhi
Như tin đã đưa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) đã công bố Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là một sự kiện giáo dục rất quan trọng được dư luận xã hội quan tâm và chờ đợi liên tục trong vài năm gần đây, từ lúc có đề án biên soạn cập nhật. Trong chương trình này có một phần rất quan trọng đó là Chuẩn phẩm chất của học sinh Việt Nam trong tương lai gồm 5 phẩm chất là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Ở mỗi phẩm chất đều có chia 3 mức độ yêu cầu khác nhau dành cho học sinh tiểu học (thiếu nhi), học sinh trung học cơ sở (thiếu niên) và học sinh trung học phổ thông (thanh niên).
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
Kỹ năng sống của mỗi người không phải sinh ra đã có mà phải được dạy và tập luyện từ nhỏ do cha mẹ, thầy cô và những người lớn khác thực hiện. Cần có sự thống nhất giữa các đối tượng người lớn để giáo dục trẻ, và cần thực hiện hàng chục năm.
STT |
Các kỹ năng sống cần giáo dục cho thiếu nhi |
5 phẩm chất, 3 năng lực cần thiết trong Chương trình giáo dục thiếu nhi
(Học sinh tiểu học) |
1 |
Kỹ năng sống thể hiện sự tự tin (hiểu
bản thân, thể hiện giá trị bản thân,…) |
Yêu nước |
GIÁO DỤ KỸNĂNGSỐ GCHO THIẾ NHI HƯỚ G ĐẾ THỰ HÀNH LUẬT NHÂN-QUẢ
Gần đây hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/ CT-BGDĐT ngày 8/8/2019 của Bộ trưởng về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục, mục nhiệm vụ 3.5 đã viết: Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, thăm quan, dã ngoại; triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy gắn với các hoạt động giáo dục bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học. Thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất, đẩy mạnh các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, công tác y tế trường học; phát động phong trào học bơi và hướng dẫn phòng, chống đuối nước cho học sinh, sinh viên.
Hai cơ sở pháp lý trên đã định hướng cho việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ Việt Nam nhằm rèn luyện nhân cách, thành người, thành nhân.
Sau đây là các kỹ năng sống do tác giả đề xuất để giáo dục cho thiếu nhi Việt Nam vừa đáp ứng chương trình giáo dục mới vừa đáp ứng thực hành luật Nhân-Quả (trích trong Bộ sách Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh từ mầm non đến lớp 9 do tác giả là chủ biên, Nxb. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
2 |
Kỹ năng sống thể hiện lòng tự trọng |
Trách nhiệm |
3 |
Kỹ năng sống thể hiện lòng trung
thực |
Trung thực |
4 |
Kỹ năng sống thể hiện tính hợp tác |
Năng lực giao tiếp, hợp tác |
5 |
Kỹ năng sống thể hiện lòng yêu thương |
Nhân ái |
6 |
Kỹ năng sống thể hiện tính kỷ luật |
Năng lực giải quyết
vấn đề, sáng tạo |
7 |
Kỹ năng sống thể hiện tính kiên trì |
Chăm chỉ |
8 |
Kỹ năng sống thể hiện tính tự lập |
Năng lực tự chủ, tự
lập |
Cụ thể hơn, sau đây là việc phân tích một kỹ năng sống số thứ tự 3 (các kỹ năng sống khác cũng tương tự như vậy).
STT |
Các bước giáo dục Kỹ năng sống thể hiện lòng trung thực cho thiếu nhi (kỹ năng số 3) |
Sự thể hiện của Nhân và Quả |
1 |
B1. Cung cấp kiến thức về lòng trung thực cho thiếu nhi |
NHÂN |
2 |
B2. Khuyến khích thiếu nhi ủng hộ những việc làm trung thực |
NHÂN |
3 |
B3. Thiếu nhi thể hiện các việc làm trung thực, lời nói trung thực |
QUẢ |
4 |
B4. Thiếu nhi thể hiện các việc làm trung thực, lời nói trung thực với nhiều tình huống khác nhau trong thời gian 5 năm, từ 6 tuổi đến 11 tuổi; và tiếp tục về sau |
VỪA CÓ QUẢ VỪA GIEO NHÂN |
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
5 |
B5. Thiếu nhi có thói quen trung thực |
QUẢ BỀN VỮNG,
ỔN ĐỊNH |
6 |
B6. Thiếu nhi được đánh giá là
cháu trung thực/bé trung thực |
QUẢ BỀN VỮNG,
ỔN ĐỊNH |
7 |
B7. Th ếu nhi tiếp tục thực hiện cho đếnlúc trưởng thành để được đánh giá là cậu bé trung thực, chàng thanh niên trung thực, ngườiđàn ông trung thực |
QUẢ RẤT BỀN VỮNG, RẤT ỔN ĐỊNH |
Từ bảng trên ta thấy:
Nhân là gieo, tương ứng với Bước 1 và 2.
Quả là gặt, tương ứng với các bước còn lại; mà muốn gặt được lâu bền thì phải thực hiện Bước 4, 5.
Ví dụ, một thiếu nhi làm được ở Bước 3 là bắt đầu hái quả, quả ở đây là em ấy có được một việc làm tốt, em ấy thích ứng được với hoàn cảnh sống của mình, tự tin với chính mình, được khen ngợi là trung thực. Nhưng không dừng lại ở đó, em ấy cần thể hiện việc làm ấy ở nhiều nơi, nhiều lúc khác nữa, với nhiều đối tượng con người hơn nữa để em ấy có được một tầm nhìn rộng lớn hơn và đầy đủ hơn, để em ấy khẳng định tính đúng đắn của việc làm mà mình đã chọn, để hình thành bản lĩnh cho em ấy rằng nó đúng cho dù có lúc nó cũng bị sóng gió xô đẩy. Để được như vậy, em ấy cần kiên trì thực hiện trong vài năm hoặc vài chục năm với sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và nhiều người lớn khác để giá trị trung thực trở thành bản chất, thành máu thịt trong con người của em ấy.
- KẾT LUẬN
Luật Nhân-Quả là luật ngàn đời của đạo Phật, có giá trị khoa học và thực tiễn. Việc đề xuất các kỹ năng sống cần giáo dục cho thiếu nhi Việt Nam trong thời gian tới cần hướng theo xu hướng phát triển giáo dục Việt Nam nhưng tất cả không đi chệch ra khỏi quỹ đạo của luật Nhân-Quả.
GIÁO DỤ KỸNĂNGSỐ GCHO THIẾ NHI HƯỚ G ĐẾ THỰ HÀNH LUẬT NHÂN-QUẢ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ HỘI
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 8/8/2019 của Bộ trưởng về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục.
Huỳnh Lâm Anh Chương (Chủ biên) (2018), Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, Nxb. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Walpola Rahula (2013), Những lời Phật dạy, Lê Kim Kha biên dịch, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Thích Nhật Từ (2015), Nghi thức tụng niệm, Nxb. Hồng Đức.