BA ĐẠI GIÁO DỤC VÀ MỤC TIÊU GIẢNG DẠY CỦA ĐẠI HỌC PHÁP CỔ, ĐÀI LOAN, QUA TÁC PHẨM “CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC PHẬT”1
TS.ĐĐ. Thích Vạn Lợi*
Chia sẻ nguồn tài nguyên về vật chất cũng như phương thức tổ chức, ý tưởng định hướng, v.v… trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục Phật giáo, sự giao lưu hỗ trợ để cùng thực hiện lý tưởng giải thoát khỏi phiền não, cùng nhau xây dựng sự hòa bình an lạc, xứng đáng là người đệ tử Phật, đi theo chân lý từ bi và trí tuệ của Ngài, trong bài viết này, người viết cũng chính là dịch giả của tác phẩm Chia sẻ kinh nghiệm học Phật tại Đài Loan, muốn giới thiệu về “Ba đại giáo dục” của Pháp Cổ Sơn và “Mục tiêu giảng dạy” của thầy hiệu trưởng đương nhiệm để chúng ta có thêm một sự nhìn nhận về ngôi trường Phật giáo tiên tiến hiện đại trên thế giới. Tìm hiểu về mục đích giáo dục của một ngôi trường, chúng ta phải đi từ mục đích đào tạo của họ, từ điểm quan trọng đó họ mới xây dựng nên nội dung giảng dạy, giảng viên tham gia, học viên theo học và phương pháp đào tạo, cuối cùng đánh giá lại kết quả đào tạo để điều chỉnh

![]()
*. Đại đức - Tiến sĩ Thích Vạn Lợi, Ủy viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Nghiên cứu viên Viện Trần Nhân Tông - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Chia sẻ kinh nghiệm học Phật của Hòa thượng - Giáo sư Huệ Mẫn – Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Nghệ thuật Quốc lập Đài Bắc, Hiệu trưởng Đại học Pháp Cổ Sơn.
định hướng phát triển cho tương lai.
- “BA ĐẠI GIÁO DỤC” CỦA PHÁP CỔ SƠN: A+B+C=DHARMA DRUM
Nét đặc sắc của giáo dục Pháp Cổ Sơn là tổ chức “Không gian giáo dục Phật giáo thế giới”.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 - 2009) cùng Ban Giám hiệu đã xây dựng nên tôn chỉ của trường: Trên cơ sở giới định tuệ của Phật giáo, lấy phương pháp văn tư tu, bồi dưỡng tăng tài hoằng dương Phật pháp, đem lại lợi ích cho chúng sinh.
Về mục tiêu giáo dục:
-
- Từ thực tiễn và lý luận của Phật giáo Hán truyền, đào tạo Tăng tài có đầy đủ tri thức lẫn kinh nghiệm thực hành, niềm tin tôn giáo cao thượng, khích lệ đồng hành tịnh hóa xã hội.
- Đào tạo Tăng tài phù hợp yêu cầu thực tế phát triển của thời đại, xúc tiến công tác văn hóa giáo dục Phật giáo, quan tâm sâu sắc với xã hội.
- Tăng cường giao lưu quốc tế, đào tạo ngoại ngữ, xúc tiến Phật học giáo dục quốc tế hóa, đào tạo Tăng tài có tầm nhìn xa rộng, đáp ứng năng lực hoằng pháp lợi sinh toàn cầu.
Đặc biệt, trong hội nghị trù bị lần thứ nhất vào ngày 02 tháng 03 năm 1999, nhằm khích lệ thành viên tổ công tác chuẩn bị, Ngài nhắc: “Không nên chỉ đứng trên lập trường của Pháp Cổ Sơn hoặc Đài Loan, mà cần có tầm nhìn xa và tâm hồn rộng, suy nghĩ định hướng hàng trăm năm sau; phải tư duy từ góc độ toàn diện của Phật giáo, lên kế hoạch mục tiêu vào tương lai Đài Loan là trung tâm giáo dục Phật giáo thế giới. Phải có niềm tin như vậy, nhất định ngôi trường Pháp Cổ Sơn giống với Đại học Nalanda, thu hút được nhân tài đến học tập và thỉnh mời được giảng viên ưu tú có lý tưởng giáo dục tham gia”2.
Từ nghiên cứu học thuật của Pháp Cổ Sơn, kết hợp tổ chức tu

![]()
- Pháp Cổ Sơn Tăng già Đại học Phật học viện, Tôn chỉ sáng lập, Đài Loan, 218.
thiền trong và ngoài nước, hoằng pháp cho đến các hạng mục giáo dục để làm an định lòng người, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa và chăm sóc sức khỏe tinh thần, đều lấy thái độ tích cực với cuộc sống, phát huy vai trò lấy bản thân làm gương, xây dựng nên lòng lương thiện trong xã hội quần chúng.
Trước thực tiễn đó, Pháp Cổ Sơn cụ thể quy nạp thành “Ba đại giáo dục” là Đại học viện, Đại phổ cập và Đại quan tâm. Từ đó hình thành nên các phương pháp đánh thức tâm linh, xây dựng nên những chiếc cầu nối hướng tới xây dựng một môi trường an lạc thanh tịnh, dẫn đến có nhiều người hoan hỷ đồng hành trên con đường Phật học.
Hòa thượng Huệ Mẫn suy nghĩ, làm thế nào để từng bước lý giải kết cấu hệ thống “Ba đại giáo dục: Đại học viện, Đại phổ cập, Đại quan tâm” của Pháp Cổ Sơn, muốn tìm kiếm ý tưởng này có trong Tam tạng Kinh Luật Luận của Phật giáo không, hay là sự sáng tạo mới để phù hợp với đương thời. Căn cứ kinh điển của Phật giáo với giá trị trung tâm là “Bảo vệ môi trường tâm linh” của Pháp Cổ Sơn. Mọi người đều dễ dàng hiểu được tư tưởng “Tâm tịnh, quốc độ tịnh” trong Kinh Duy Ma Cật. Vì thế, thầy Thánh Nghiêm trong cuốn Phương hướng của Pháp Cổ Sơn, tập II, từng nói rằng: “Bảo vệ môi trường tâm linh là dạy chúng ta tâm tịnh, quốc độ tịnh, lấy phúc điền của Bồ tát để nhìn tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều là ân nhân, lấy tấm lòng tri ân, cảm ơn, báo ân để sống, cuộc đời này chính là Tịnh độ”.
Thế nhưng, tôi cũng có thể kết hợp hệ thống lý luận “một tâm” - “ba đại” trong Đại thừa khởi tín luận để bàn về quan hệ giữa “Bảo vệ môi trường tâm linh” và “Ba đại giáo dục” của Pháp Cổ Sơn. Bởi vì quyển thứ nhất của Đại thừa khởi tín luận có ghi: “Đại thừa có nghĩa là cỗ xe lớn, trong đó có hai loại. Vì sao có hai loại? Một là pháp, hai là nghĩa. Nói đến pháp là nói tâm của chúng sinh. Chính là tâm bao hàm tất cả các pháp của thế gian và pháp xuất thế gian. Dựa vào tâm này thể hiện ý nghĩa Đại thừa. Tại sao vậy? Bởi vì tướng của tâm chân như chính là nghĩa của Đại thừa. Chính là tướng tâm
sinh và diệt, có thể cho thấy bản thể, tướng trạng và công dụng của Đại thừa. Có thể thấy, tư tưởng trung tâm của Đại thừa khởi tín luận là đặc tính bao hàm tất cả pháp thế gian và pháp xuất thế gian xuất phát từ “tâm chúng sinh” (tâm bình đẳng chân thật của tất cả chúng sinh). Từ đó, hình thành nên lòng tin về tịnh độ do vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo của Đại thừa lập nên.
Sau đó, Đại thừa khởi tín luận cũng nói rằng: “Về phương diện nghĩa gồm ba loại. Vì sao lại là ba loại? Thứ nhất là thể đại, nghĩa là thể của Đại thừa là chân như tồn tại trong tất cả sự vật, không biến thiên, không tăng không giảm. Thứ hai là tướng đại, nghĩa là Như Lai tạng chứa đủ vô lượng công đức như đặc tính. Thứ ba là dụng đại, có khả năng sinh ra hệ nhân quả thiện của thế gian và xuất thế gian. Tất cả đức Phật đã lái cỗ xe này và các Bồ tát đang tiếp tục nương theo pháp này để đạt được quả vị Như Lai”3.
Có thể thấy luận này triển khai “Chúng sinh tâm” (một tâm) thành “Thể đại, Tướng đại và Dụng đại”, làm giáo nghĩa hoạch tâm. Chúng ta có thể căn cứ vào điều này đề giải thích cơ cấu hệ thống “Ba đại giáo dục” của Pháp Cổ Sơn là “Đại học viện, Đại phổ cập và Đại quan tâm”4.
-
- Giáo dục Đại học viện (Academic Education): “Thể đại” (Trí tuệ như biển), Bồi dưỡng “Chuyên sâu”
Giáo dục Đại học viện (Academic) của Pháp Cổ Sơn là nền giáo dục chính quy có hệ thống, đào tạo nên những nhân tài xuất gia lẫn tại gia đủ năng lực về nghiên cứu, giảng dạy, hoằng pháp và phục vụ chuyên ngành. Trong hệ thống đó, bao gồm Viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa thành lập năm 1985, Học viện Xã hội nhân văn Pháp Cổ do Bộ Giáo dục quyết định thành lập năm 1998, Viện Phật học Đại học Tăng già thành lập năm 2001 và Học viện Nghiên cứu và tu tập Phật giáo Pháp Cổ thành lập năm 2006.

![]()
- Mã Minh Bồ tát, Đại thừa khởi tín, Đại Chính tạng, tập 32, No. 1666, P. 576a1.
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 439-440.
Đây là “Nền giáo dục Đại học viện với (Trí tuệ như biển) là chủ đề (Thể đại) mà Pháp Cổ Sơn đẩy mạnh “Bảo vệ môi trường tâm linh” (một tâm). Qua đó, giáo dục “chuyên sâu” trong hệ thống giáo dục Pháp Cổ Sơn, tránh rơi vào hời hợt và thông tục”5.
-
- Giáo dục Đại phổ cập (Broad-Based Education): “Dụng dại” (Thuận lợi, Khéo léo), Mở rộng “Chiều rộng”
Nếu muốn xúc tiến ý tưởng đẩy mạnh “Bảo vệ môi trường tâm linh” thì không thể chỉ dừng lại ở giáo dục Đại học viện, nếu như thế giáo dục không ra khỏi “tháp ngà” (tức nghệ thuật vị nghệ thuật, không phục vụ đời sống xã hội), không phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống của mọi người và góp phần xây dựng xã hội. Chính vì thế, phải đưa những lí luận và thành quả của giáo dục Đại học viện, kết hợp tương tác với nhau, xây dựng nên những con đường tương lai rộng lớn, và phong phú đa dạng để cho con người ngày nay hiểu biết về Phật pháp. Dẫn đến, sự thay đổi hành vi lối sống và nội tâm của đại chúng, khiến cho những điều tốt nhỏ bé của mỗi người tích lũy tạo thành những điều tốt lớn lao trong xã hội.
Từ nền tảng như vậy, Hòa thượng Huệ Mẫn đưa ra phương pháp: “Tổ chức các hoạt động hoằng pháp giảng dạy như: tu thiền, niệm Phật, pháp hội, v.v… thông qua các kênh truyền thông như xuất bản và truyền bá văn hóa, khiến cho ý nghĩa của Phật pháp được phổ cập trong xã hội, trở thành kim chỉ nam trí tuệ trong cuộc sống của mọi người. Với mục tiêu giáo dục Đại phổ cập này sẽ phát huy tác dụng lớn trong việc “Bảo vệ môi trường tâm linh” (một tâm), từ đó thực hiện “chiều rộng” trong hệ thống giáo dục Pháp Cổ, tránh rơi vào khẩu hiệu cường điệu, dễ xa rời xã hội quần chúng”6.
-
- Giáo dục Đại quan tâm (Care-Always Education): “Tướng Đại” (Từ Bi vì quan Tâm), Giữ vững “Chiều sâu”, Duy trì “Ấm áp”
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 440.
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 441.
Cuối cùng, mục tiêu của giáo dục Đại quan tâm là luôn luôn (Always) quan tâm (Care) xã hội quần chúng. Cuộc đời của mỗi người từ lúc hình thành bào thai, sinh ra, bé thơ, thiếu niên, thành niên, thanh niên, già đi cho đến lúc lâm chung và qua đời thì mỗi giai đoạn đều nằm trong phạm vi giáo dục đại quan tâm, từ đó thiết lập hệ thống giáo dục toàn diện, tạo cơ hội cho mọi người học tập cả đời. Từ đó chia ra bốn sự quan tâm hoặc gọi là bảo vệ: Bảo vệ môi trường tâm linh, bảo vệ môi trường sinh hoạt, bảo vệ môi trường lễ nghi, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Cụ thể trong tác phẩm, Ngài giải thích:
- Bảo vệ môi trường tâm linh: giữ vững sự bình yên và thanh tịnh của tâm hồn chúng ta, đem tấm lòng khiêm cung và từ bi, hằng ngày làm sạch những hạt bụi nơi tâm hồn để nhân phẩm được nâng cao, trái tim càng thuần khiết, cuộc sống tịnh độ, thế giới an lành hạnh phúc.
- Bảo vệ môi trường sinh hoạt: giữ gìn sự thanh khiết trong sạch và lối sống tiết kiệm khoa học, đối với việc ăn, mặc, ở, đi lại trong cuộc sống thường ngày phải biết đủ là hạnh phúc, áp dụng quan điểm của thiền tông “tu hành trong khi đi, đứng, nằm, ngồi”, từ đó không lãng phí năng lượng, không gây ô nhiễm.
- Bảo vệ môi trường lễ nghi: giữ gìn sự tôn nghiêm và hài hòa trong xã hội, bắt đầu từ “tịnh hóa” trong suy nghĩ của mỗi người, để khiến cho con người đối xử với nhau được xuất phát từ nội tâm chân thành, không phải chỉ chú trọng hình thứcbề ngoài. Thực hiện “tịnh hóa” trong hành vi, lời nói và tâm hồn để thúc đẩy con người hòa thuận, xã hội yên ổn, thế giới hòa bình.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên: giữ gìn sự tồn tại và phát triển sinh thái toàn cầu. Nhận ra rằng con người là một phần của tự nhiên, tất cả tài nguyên đều phải trân trọng sử dụng, không được lãng phí và gây ô nhiễm.
Từ đó Ngài kết luận: “Phong trào về bốn cách bảo vệ môi trường” này là hành động cụ thể xuất phát từ tâm được thể hiện ra ngoài, phát triển thành sự quan tâm chỉnh thể từ cá nhân đến xã hội,
nhân loại, môi trường, tự nhiên, sinh thái. Nền giáo dục từ bi quan tâm này, dựng nên hình tượng (Tướng đại) của “Bảo vệ môi trường tâm linh” (một tâm) để duy trì “chiều sâu” trong hệ thống giáo dục Pháp Cổ Sơn, tránh rơi vào giáo điều và hình thức. Ngoài ra, cũng duy trì “ấm áp” trong hệ thống giáo dục Pháp Cổ Sơn và tránh rơi vào cứng nhắc và thờ ơ.
A+B+C=Dharma Drum A+B+C=Pháp Cổ
Trên đây chúng ta đã nói đến Đại thừa khởi tín luận cho rằng: “Chúng sinh tâm” (một tâm) chia thành “Thể đại, Tướng đại và Dụng đại”, từ đó giải thích “Ba đại giáo dục” của Pháp Cổ Sơn là “giáo dục Đại học viện, giáo dục Đại phổ cập và giáo dục Đại quan tâm”. Cũng từ đây có thể hiểu được ABC của Pháp Cổ (Dharma Drum) Sơn”7.
- MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
Từ năm 2005, Bộ Giáo dục Đài Loan giao cho “Trung tâm Đánh giá giáo dục đại học” chịu trách nhiệm đánh giá đại học, với mong muốn nhờ vào chế độ đánh giá định kỳ có thể bảo đảm môi trường học tập đại học tốt. Từ đó, hình thành nên tông chỉ “luật Đại học” là “nghiên cứu học thuật, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao văn hóa, phục vụ xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển”.
Hiện tại nội dung vàtiêu chuẩn đánh giáđại học gồm năm nội dung:
-
- Mục tiêu, đặc sắc và tự cải thiện;
- Thiết kế giáo trình và dạy học của giảng viên;
- Học viên học tập và công tác sinh viên;
- Nghiên cứu và trình bày chuyên nghiệp;
- Thể hiện của sinh viên khi tốt nghiệp.
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 442.
Căn cứ vào tiêu chuẩn tham khảo không giống nhau trong từng nội dung (tổng cộng có 43 tiêu chuẩn), đề xuất dữ liệu định lượng hay thuyết minh tính chất, từ đó đưa ra căn cứ đánh giá thực tế.
Trào lưu đánh giá khảo chứng mang tính quy phạm và phổ biến như vậy cùng với những kinh nghiệm làm công tác dạy học và hành chính trong một thời gian dài của bản thân nên khi đối mặt với những hoàn cảnh giáo dục khác nhau thường khiến tôi nghĩ về nhiều tiêu chuẩn đánh giá như thế này: “Mục tiêu dạy học cơ bản của tôi là gì?”, từ đó có thể đáp ứng những nhu cầu dạy học khác nhau”8.
-
- Tư duy và biểu đạt: Tư duy lý trí, biểu đạt phù hợp
Đầu tiên, “tư duy và biểu đạt” là mục tiêu dạy học căn bản của Hòa thượng, để bồi dưỡng nên những nhân tài có thể “phát hiện” và “giải quyết” vấn đề, để “lợi mình lợi người”. Hy vọng các học viên sẽ được bồi dưỡng năng lực “tư duy” lý trí và “biểu đạt” phù hợp.
Giống như mục tiêu học tập Phật giáo là “ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh”. “Tư duy như lý” là sự thanh tịnh trong “ý nghiệp” (tư tưởng), còn “biểu đạt phù hợp” là sự thanh tịnh trong “khẩu nghiệp” (ngôn ngữ) và “thân nghiệp” (hành vi)9.
-
- Nhận thức và tầm nhìn: Đôi mắt sáng suốt - Vũ đài thế giới
Nhận thức và tầm nhìn là vận dụng “đôi mắt sáng suốt” và “vũ đài thế giới”, giúp cho học viên mở mang tầm mắt để nhận thức thế giới xung quanh và có tầm nhìn, có tính quốc tế, từ đó định vị chính bản thân trong một cá thể của nhân loại, một tế bào của sự sống trên hành trình này.
Hòa thượng chia sẻ: “Thường khi nói đến “quốc tế hóa” giáo dục, thì chúng ta hay liên tưởng đến học tập ngoại ngữ quốc tế, tăng cường giao lưu giảng viên và học viên quốc tế. Hoặc khi nghiên cứu về một chủ đề nào đó, thì phải có thành quả nghiên cứu quốc tế như

![]()
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 448.
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 449.
sưu tập, chỉnh lý, đánh giá phân tích. Thế nhưng, tôi cũng có thể có những vận dụng dưới đây:
Thông thường mọi người thích “tránh tai mắt của người khác”, hy vọng che giấu cái sai và khuyết điểm của bản thân, giấu đi sự thật mà mình không muốn đối mặt, điều này thường dẫn đến lừa mình dối người... Ngược lại, nếu chúng ta có thể thực hiện trạng thái “mắt nhìn sáng suốt” và “vũ đài thế giới” trong 24 giờ của một ngày thì sẽ khiến bản thân “thấu suốt”, giỏi quan sát người khác; mọi lúc mọi nơi đều lấy “thế giới” làm “vũ đài” (sân khấu, nền tảng), chuẩn bị tiếp nhận sự kiểm tra và đánh giá của tất cả mọi người. Như thế sẽ “mượn lực đẩy lực”, dễ dàng giữ được thanh tịnh ba nghiệp “thân, khẩu, ý”. Hơn nữa, mọi lúc mọi nơi đều lấy “thế giới” làm “vũ đài”, chuẩn bị phục vụ tất cả mọi người, dễ dàng duy trì khả năng sáng tạo, khiến cho sáng tạo không ngừng, cống hiến không giới hạn. 10
-
- Mơ ước và thực tiễn: Hân hoan với hạnh nguyện đẹp, trang ng- hiêm tịnh độ
“Mơ ước và thực tiễn” là mục tiêu dạy học thứ ba của Hòa thượng. Ngài đã giới thiệu cho học viên đọc cuốn sách Mơ ước từ 1~100 tuổi. Trong tác phẩm đó là nội dung tập hợp những mơ ước của người Đài Loan từ 1~100 tuổi, tất cả mọi lứa tuổi ở mọi tầng lớp, ngành nghề, địa điểm. Để phát hiện mơ ước của người dân bản địa cho đến người di cư, từ nhân viên văn phòng bình thường đến những người thành công trong sự nghiệp, thậm chí những người bệnh tật hay sống trong gia đình đơn thân luôn biết vươn lên trong cuộc sống. Để từ đó, học viên biết được ước mơ của mọi người và tìm cách thực hiện ước mơ đó trong cuộc sống. Hòa thượng viết: “Vì thế tôi thường hy vọng học viên có thể sử dụng môi trường tin tức “mắt nhìn sáng suốt” và “vũ đài thế giới” trong Web 2.0. Chẳng hạn như dịch vụ tư liệu điện tử (E-Portfolio) hay Blog kế hoạch phối hợp tư tưởng giáo dục, bất cứ khi nào “suy nghĩ” và “biểu đạt”

![]()
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 540.
việc bản thân biết điều gì? Sự khổ đau của chúng sinh nằm ở đâu? Vấn đề hoàn cảnh nằm ở đâu? Bản thân có thể làm điều gì? Làm thế nào cùng với con người hình thành nên sự tương tác lẫn nhau? Làm thế nào kết hợp đồng hành cùng thành tựu Bồ tát là “ước mơ”.
Hơn nữa, tôi cũng khuyến khích học viên, biến các tổ chức đoàn thể đại học, thành phòng thực nghiệm để “thực hành” “ước mơ” hay mong muốn trong tương lai... Chính vì thế, đối với việc quản lý tổ chức các đoàn thể, có thể muốn biến thành “phòng thực nghiệm”, nỗ lực phát huy sáng tạo, để nghiên cứu, phát triển và đưa vào thực tiễn những hạt giống tốt của bản thân và những người trong tổ chức đoàn thể”11.
-
- Ước mơ, Dũng cảm, Trở thành, Tạo ra - Dream, Dare, Become, Create
Ước mơ, dũng cảm, trở thành và tạo ra là từ ước mơ, nguyện lực hay mong muốn hy vọng, đi đến dũng cảm tinh tiến kiên trì thực hiện, thì nó sẽ thành tựu rồi mới tạo ra kết quả một sản phẩm nào đó. Như Hòa thượng chia sẻ: “Tóm lại, chúng ta có thể cả đời thích làm việc lợi mình lợi người, đó chính là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời. Nếu chúng ta có thể bồi dưỡng năng lực “tư duy” lý trí và “biểu đạt” phù hợp. Thực hiện trạng thái “mắt nhìn sáng suốt” và “vũ đài thế giới”, phát triển quan sát thế giới và “tầm nhìn” quốc tế, thì có thể bồi dưỡng thành “ước mơ” và “thực tiễn”. Trong tên tiếng Anh của Học viện Phật giáo Pháp Cổ (Dharma Drum Buddhist Col- lege- DDBC) như sau: Dream of a better world (Hân hoan với giấc mơ đẹp), Dare to achieve it (Dũng cảm biến nó thành hiện thực), Become the part of the answer (Thành tựu chúng sinh), Create a pure land on earth (Tạo nên cõi yên tĩnh trang nghiêm). Có thể nói, tôi cảm thấy rất vui đối với lý tưởng giáo dục như thế này”12.

![]()
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 451.
- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 452.
- KẾT LUẬN
Thông qua sự giới thiệu về Ba đại giáo dục: Giáo dục Đại học viện chính quy có hệ thống, đào tạo nên những nhân tài xuất gia lẫn tại gia đủ năng lực về nghiên cứu, giảng dạy, hoằng pháp và phục vụ chuyên ngành; Giáo dục Đại phổ cập đem những lý luận và thành quả của giáo dục Đại học viện, kết hợp tương tác với nhau, xây dựng nên những con đường tương lai rộng lớn, và phong phú đa dạng để cho con người ngày nay hiểu biết về Phật pháp; Giáo dục Đại quan tâm bảo vệ môi trường tâm linh, bảo vệ môi trường sinh hoạt, bảo vệ môi trường lễ nghi, bảo vệ môi trường thiên nhiên; cùng với mục tiêu giảng dạy: Tư duy lý trí và biểu đạt phù hợp, Nhận thức sáng suốt và tầm nhìn quốc tế, Dũng cảm mơ ước và tạo ra thực tiễn của Giáo dục Pháp Cổ Sơn và Hòa thượng Huệ Mẫn, hy vọng nền giáo dục Phật giáo, các trường có sự liên kết giao lưu hơn nữa, cùng chung chia sẻ nguồn tài nguyên, cũng như thành tựu đào tạo nghiên cứu, càng đóng góp hơn nữa cho giáo dục sự sống, kiến thiết xã hội, doanh nghiệp, sáng tạo và môi trường có bước đột phá, hình thành nên môi trường giáo dục đa nguyên của Phật pháp, năng lực thích ứng cho công dân quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa.
***