CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT QUANG, ĐÀI LOAN
TS.NS. Thích Như Nguyệt*
- DẪN NHẬP
Giáo dục (Education) theo nghĩa chung là hình thức đào tạo và học tập, theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường được tiến hành dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.1 Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách thức con người suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn lứa tuổi khác nhau như: Giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục Trung học và giáo dục Đại học.
Giáo dục Phật giáo, về bản chất căn bản là dùng Triết lý tư tưởng, Giáo pháp, Giới luật để dạy cho người con Phật, gồm hàng xuất

![]()
*. Phó khoa Trung văn và Trưởng Ban Quản viện Ni của HVPGVN tại TP.HCM.
-
- Dewey, John (1916 -1944). Democracy and Education. The Free Press, trg. 1–4.
gia và tại gia. Giáo dục Phật giáo hướng con người đến đời sống đạo đức, xa hơn nữa là hướng dẫn con người đạt đến an vui giải thoát cho tự thân và người xung quanh. Ngày nay, hệ thống giáo dục Phật giáo phát triển, được tổ chức thành hệ thống bài bản từ Sơ cấp, Trung cấp đến Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Trong thời điểm hiện nay, giáo dục Phật giáo luôn được quan tâm mở rộng ở nhiều quốc gia, lãnh thổ có Phật giáo phát triển, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển Phật giáo các nước. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm tìm hiểu điều này. Mục tiêu của bài viết này nhằm so sánh chương trình giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Phật Quang - Đài Loan nhằm hiểu hơn về thế mạnh giáo dục Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan, cũng như nhận diện những tương đồng và khác biệt giữa hai trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển trong tương lai.
- GIỚI THIỆU HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ Đại học Vạn Hạnh (1964-1975)2 do Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu sáng lập. Tiền thân Học viện là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1983-1997)3 do UBND TP.HCM cấp giấy phép hoạt động số 160/QĐ-UB ngày 17/10/1983. Năm 1997, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh được chính thức đổi tên thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh4. Viện trưởng đương nhiệm là Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo việt Nam.
-
- Mục tiêu đào tạo của Học viện
Nhằm đào tạo một thế hệ công dân trí đức song toàn. Nâng cao

![]()
-
-
- Đại học Tư thục.
- Hội Đồng Chứng Minh - Hội Đồng Trị Sự GHPGVN và Môn Đồ Pháp Quyến, Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Châu, NXB. Hồng Đức, 2014, trg.20-21.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Chương Trình Cử Nhân và Thạc Sĩ Phật Học, TP. Hồ Chí Minh, 2017-2018, trg.4-5.
dân trí, bồi dưỡng nhân tài, gắn kết vào việc đào tạo nghề nghiệp cho mọi người. Cổ vũ, khuyến khích và chăm lo đào tạo đội ngũ giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức, nhân cách, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất cao phục vụ đất nước.
-
- Giảng viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM
Là một trường đại học lớn với 11 khoa đào tạo được thành lập từ năm 1983 cho đến nay, Học viện Phật giáo với số lượng giảng viên đông đảo, có chuyên môn cao, uy tín, được đào tạo bài bản. Đội ngũ Giảng viên trên 100 vị, trong đó hơn 70 vị tiến sĩ, tốt nghiệp từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Srilanka... chiếm tỉ lệ 60%. Số còn lại là Thạc sĩ, Cử nhân khoa học tốt nghiệp trong và ngoài nước với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cao5. Công tác giảng dạy rất được chú trọng. Giảng viên ngoài việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, còn tham gia các Phật sự khác của Giáo hội và thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra, còn có nhiều vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước được mời thỉnh giảng cho các môn học chính khóa hoặc ngoại khóa.
-
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy
Học viện có hai cơ sở phục vụ học tập, nghiên cứu:
+ Cơ sở I: số 750, Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.
+ Cơ sở II: số A13/14 Mai Bá Hương, ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Tổng số phòng học cả hai cơ sở là: 20 phòng học chuyên môn (50 sinh viên/ phòng), 07 phòng lớn (100 sinh viên/ phòng) và 04 giảng đường lớn (hơn 150 sinh viên/ phòng). Trong mỗi phòng học

![]()
5. Nguyễn Thị Kiều Thu, Báo cáo chuyên đề: “Thực trạng và Giải pháp Nâng cao Chất lượng Giảng dạy môn Lịch Sử Việt Nam ở Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh”. Chuyên ngành Quản lý Giáo dục tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.
đều có trang bị quạt, máy điều hòa, hệ thống âm thanh (loa, micro) hỗ trợ giảng dạy, máy chiếu và bảng từ (01 máy cho phòng nhỏ; 02 máy chiếu cho phòng lớn và 04 máy chiếu cho giảng đường). Ngoài ra, mỗi phòng học đều có máy tính xách tay và internet phục vụ tra cứu, tìm tư liệu cho việc giảng dạy trực tuyến.
Bên cạnh đó, thư viện của Học viện là thư viện Phật học lớn nhất trong số các trường Phật học tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, thư viện có hơn 25.000 đầu sách, cung cấp nguồn tư liệu nghiên cứu cho các sinh viên, các nhà nghiên cứu và các giảng viên. Thư tịch bao gồm các ngôn ngữ: Việt, Pali, Anh, Trung Quốc, Nhật, Pháp,... Về phân loại, thư viện có các nhóm chuyên ngành chính, như: nhóm Đại Tạng Kinh, Khoa học xã hội, Khoa học và nhân văn, Vănhóa, Lịch sử... Ngoài ra, còn có các tùng thư, thư tịch cổ phục vụ nghiên cứu và học tập.
-
- Chương trình đào tạo
Gồm 3 cấp: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.
-
-
- Chương trình Đại học bao gồm 127 tín chỉ. Kiến thức tổng quát có 24 tín chỉ; Kiến thức ngành Phật học: 27 tín chỉ; Kiến thức chuyên ngành Phật học cho các khoa: 48 tín chỉ; Kiến thức cổ ngữ (Phạn, Pali, Hán cổ): 16 tín chỉ; Kiến thức ngoại ngữ (Anh, Hoa): 12 tín chỉ. Học kỳ I và II, yêu cầu tối thiểu 15 tín chỉ, tối đa 21 tín chỉ; Học kỳ 3 tối thiểu 12 tín chỉ, tối đa 15 tín chỉ. Chương trình học có thể từ 2 năm đến 4 năm. Mỗi học kỳ đăng ký học ít nhất là 18 tín chỉ, nhiều nhất là 21 tín chỉ, điểm trung bình mỗi môn là 50/100.
- Chương trình Cao học bao gồm 54 tín chỉ, trong đó 42 tín chỉ là yêu cầu của các môn học, 12 tín chỉ dành cho luận văn và 2 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí.6 Từ khóa VI (niên khóa 2005- 2009), chương trình đào tạo thay đổi từ hình thức niên chế sang tín chỉ, nhưng đến khóa XI (niên khóa 2015-2019) mới được áp dụng một cách triệt để. Chương trình học mỗi năm có hai học kỳ, nhưng từ khi chuyển sang chế độ nội trú thì một năm có 3 học kỳ.

![]()
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, Chương Trình Cử Nhân và Thạc Sĩ Phật Học, TP.Hồ Chí Minh, 2017-2018, trg.52.
-
- Công tác sinh viên
Cung cấp cho tất cả sinh viên đang theo học tại Học viện các thông tin cần thiết; tham vấn về các lĩnh vực học vụ, chuyển trường, tài chính, cư trú và các vấn đề thuộc phạm vi cá nhân. Dịch vụ hỗ trợ, giúp sinh viên hiểu rõ hệ thống giáo dục của Học viện và sớm ổn định việc học tập. Ngoài ra, dịch vụ tư vấn cho sinh viên về mọi mặt, có thể không liên hệ đến việc học. Mục đích nhằm giúp sinh viên chia sẻ các khó khăn về học thuật, tâm tư tình cảm hoặc các mối quan hệ giao tiếp, tìm ra giải pháp thích hợp, giúp sinh viên học tập tốt hơn. Hội đồng tư vấn cho sinh viên bao gồm quý Giảng viên và Lãnh đạo Hội đồng Điều hành.
Ngoài ra, các tổ chức tập thể hỗ trợ vấn đề học tập, sinh hoạt cho sinh viên gồm có: Ban đại diện toàn trường, Ban đại diện của từng lớp trực thuộc các khóa học có chức năng tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, lễ hội và văn nghệ; đại diện tiếng nói về các quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên trong Học viện.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ sức khỏe của sinh viên cũng được quan tâm chăm sóc, nhắc nhở thường xuyên. Có 1 phòng y tế với trang thiết bị chuyên môn tương đối đầy đủ để khám chữa bệnh tại tòa Học đường. Mỗi bên nội xá đều có 1 phòng y tế hỗ trợ sơ cứu cho trường hợp khẩn cấp. Hàng năm có ít nhất 4 đoàn y, bác sĩ đến khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho sinh viên của trường, tặng thuốc và trang thiết bị phục vụ lĩnh vực y tế trong Học viện.
-
- Nơi cư trú
Học viện đã đào tạo qua 11 khóa học. Từ khóa I đến khóa X, các Tăng Ni sinh của Học viện phải xin cư trú tại các chùa trên địa bàn Thành phố, trực thuộc GHPGVN tại TP.Hồ Chí Minh. Từ khóa XI, Học viện xây dựng cơ sở II với các hạng mục phục vụ học tập và sinh hoạt nội trú. Tính đến năm 2019, cơ sở II đã có 3 tòa nhà dành cho Tăng Ni sinh nội trú (1 tòa Tăng xá và 2 tòa Ni xá). Mỗi tòa gồm năm tầng lầu và một tầng trệt, mỗi tầng lầu gồm 14 phòng ở, riêng tầng 5 được thiết kế là nơi tự học, tự nghiên cứu, tĩnh tâm của
sinh viên ngoài giờ học với 10 bộ máy vi tính và hệ thống Inernet công cộng. Tổng số có 210 phòng để sinh hoạt nội trú, trong mỗi phòng đều có quạt máy, giường ngủ, tủ quần áo, bàn học cá nhân, ghế ngồi, do nhà trường trang bị... Hiện nay, 760 sinh viên của hai khóa XII và XIII đang nội trú tại cơ sở II của học viện. Chư vị Giảng viên và sinh viên ngoại trú đang học tại cơ sở II, nếu có nhu cầu ở lại tạm để tiện cho công tác giảng dạy nhiều ngày, học tập trọn ngày và thời gian thi cử cũng được Ban quản viện (nội viện) sắp xếp chỗ ăn, nghỉ đầy đủ. Do điều kiện tài chính còn hạn hẹp, ký túc xá giành cho Giảng viên chỉ có thể hứa hẹn sẽ được xây trong tương lai gần.
-
- Phương tiện học tập
Ngoài các trang thiết bị trên lớp, ngay tại khu vực nội xá các sinh viên cũng được trang bị khá đầy đủ các phương tiện học tập như: Internet cho mỗi lầu, thư viện của Ni xá, phòng học ngoài giờ... phục vụ nhu cầu tự học, tìm tòi các tài liệu, tư liệu cho việc học tập.
-
- Quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng
Học viện xác định phạm vi kiểm tra đánh giá bao gồm các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng để đúc kết những biện pháp cần thiết nhằm duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu mà Học viện đề ra. Để đảm bảo chất lượng đào tạo của Học viện với các phương pháp đào tạo và nghiên cứu, Học viện đã tiến hành kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công việc này được tiến hành định kì và do những bộ phận độc lập tiến hành để đảm bảo tính khách quan.7
-
- Học phí
Học phí từ 1.500.000VNĐ/1 năm đến 3.000.000VNĐ/1 năm (khóa 5-11). Nhưng từ năm thứ 2 của Khóa XI đến nay, học phí được tính theo tín chỉ, 180.000VNĐ/1 tín chỉ. Năm 2016 Học viện

![]()
- https://website.fgu.edu.tw/zh_tw/about/knowledge
có sở sở II, Tăng Ni sinh nội trú được miễn hoàn toàn học phí và sinh hoạt phí. Học phí chỉ áp dụng cho Tăng Ni sinh ngoại trú.
-
- Sinh hoạt nội trú
Học viện vừa là trường học vừa là tu viện để Tăng Ni sinh học tập, nghiên cứu, sinh hoạt theo đời sống xuất gia trong quá trình tu học tại Học viện. Do đó ngoài giờ lên lớp, Tăng Ni sinh còn phải theo thời khóa qui định chung của Nội viện gồm, công phu sáng chiều, hai thời quá đường, tụng kinh tối, chấp tác, v.v…
-
- Kết quả chung
Đến nay, Học viện đã và đang đào tạo được 14 khóa, 11 khóa đã tốt nghiệp, Khóa XII đang học năm thứ ba, Khóa XIII đang học năm thứ hai, khóa XIV chuẩn bị khai giảng. Đối tượng tuyển sinh là hàng xuất gia. Riêng khóa 07 có chiêu sinh cư sĩ. Ngoài ra còn có chương trình Đào tạo từ xa dành cho sinh viên gồm cả xuất gia và tại gia. Chương trình này đã đào tạo được 3 khóa, hiện đang đào tạo khóa IV - V, khóa VI vừa khai giảng ngày 15/09/2019.
Mặc dù bằng cấp của Học viện Phật giáo Việt Nam chưa được Bộ giáo dục Việt Nam công nhận, nhưng đã được một số các trường đại học trên thế giới chấp nhận, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Myamar, Thái Lan… Vì vậy, sau khi tốt nghiệp tại Học viện Phật giáo, Tăng Ni sinh có thể đến các nơi này để tiếp tục học chương trình Thạc sĩ.
III. ĐẠI HỌC PHẬT QUANG - ĐÀI LOAN
Phật giáo Đài Loan đa phần là theo hệ Bắc truyền, có đường lối giáo dục rất đặc biệt, hầu hết người xuất gia dù ấu niên hay bán thế đều phải trải qua chương trình tu học bắt buộc, nhất là đối với chương trình Sơ cấp phật học và lớp Luật nghi tại các Phật học viện, chủ yếu là học về các bộ luật căn bản, oai nghi, nghi thức của mỗi giới phẩm (Sa-di, Sa-di-ni, Thức xoa ma Na, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo- ni…) thế nên hàng xuất gia đều thông thạo các nghi thức, lễ nghi. Một điều rất hay là nghi thức tụng niệm của Phật giáo Đài Loan có
sự thống nhất, chỉ khác nhau là sử dụng ngôn ngữ, đa phần là tiếng Quốc ngữ (tiếng Hoa), phần còn lại là Đài ngữ (phương ngôn của người Đài Loan). Đặc biệt, chương trình học của Phật học viện từ lớp Luật nghi cho đến nghiên cứu sinh đều có cư sĩ tham gia, hàng cư sĩ học tại các Phật học viện với hai mục đích: 1. Tập sự xuất gia,
2. Nghiên cứu học tập kinh điển và lễ nghi Phật giáo.
Nói đến Phật giáo Đài Loan, mọi người đều biết các tòng lâm và Phật học viện nổi tiếng như: Phật Quang Sơn - Đại Học Phật Quang, Pháp Cổ Sơn - Đại học Tăng Già, Đại học Hoa Phạm, Đại học Từ tế, Đại học Nam Hoa, Đại học Huyền Trang, Phật học viện Viên Quang, Trung đài Thiền tự… Bài viết chỉ lấy một mô hình tiêu biểu là Đại học Phật Quang, do có mô hình tích hợp giữa giáo dục Phật học lẫn giáo dục đại học để so sánh với Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh.
Đại học Phật Quang là tổ chức giáo dục Đại học duy nhất cung cấp một nền giáo dục khoa học nhân văn truyền thống về cách nhìn toàn cầu theo tinh thần Phật giáo cao quý. Trường được thành lập vào năm 2000 có nguồn gốc từ Phật học viện Phật Quang Sơn, tọa lạc tại thôn Lâm Mỹ, làng Tiêu Khê, huyện Nghi Lan, cách mặt biển khoảng 430m, nơi có không khí rất trong lành. Đại học Phật Quang được Bộ giáo dục phê duyệt vào 20/07/2000 và chính thức khai giảng vào tháng 09/2000. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị học tập hiện đại. Mặc dù, chế độ giảng dạy trong phạm vi nhỏ, nhưng điều kiện và hoàn cảnh học tập rất tốt.
Trường nằm trong hệ thống 200 tự viện, Phật học viện và 5 trường đại học được trưởng lão Hòa thượng Thích Tinh Vân (Người khai sơn Phật Quang Sơn năm 1967) sáng lập, gồm:
Đại học Phật Quang (Nghi Lan - Đài Loan - thành lập 2000) Đại học Nam Hoa (Gia nghi - Đài Loan - thành lập 1996) Đại học Phật Quang (Philippines - thành lập 2014)
Đại học Tây Lai (Hoa Kỳ - thành lập 1988) Đại học Nam Thiên (Úc- thành lập 1991)
Theo hệ thống giáo dục Phật giáo Đài Loan đối với các cấp gồm có: Phật học viện, Đại học và Nghiên cứu sở (Thạc sĩ và Tiến sĩ), Đại học Phật Quang thời gian đầu với tên gọi Học viện Phật Quang đã mở Sở nghiên cứu gồm hai chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ, được thành lập từ năm 1997. Năm 2000 bắt đầu chiêu sinh chương trình Đại học, mỗi lớp có khoảng 30 - 40 sinh viên. Sau 4 năm trường có được 1 lớp Tiến sĩ, 17 lớp Thạc sĩ và 3 lớp Cử nhân. Năm 2006, Học viện Phật Quang chính thức đổi tên thành Đại học Phật Quang. Đến năm 2017, trường có 5 viện, 16 khoa độc lập:
- Viện sáng tạo và Kỹ thuật (Khoa Sáng tạo và Tài sản văn hóa; Khoa Thông tin truyền thông; Khoa Thiết kế sản phẩm và Quảng cáo; Khoa Ứng dụng thông tin)
- Viện nhân văn (Khoa Văn học Trung Quốc và Ứng dụng; Khoa Lịch sử; Khoa Văn học nước ngoài; Khoa Nghiên cứu tôn giáo)
- Viện Khoa học Xã hội với Quản lí (Khoa Xã hội học và công tác xã hội; Khoa Tâm lý học; Khoa Hành chánh tổng hợp; Khoa Quản lý; Khoa Kinh tế ứng dụng)
- Viện Đào tạo an toàn thực phẩm (Khoa Công nghệ an toàn thực phẩm; Khoa Tương lai an toàn thực phẩm, Khoa Sức khỏe và chế biến thực phẩm chung);
- Viện Phật giáo học (Khoa Phật giáo học). Ngoài ra còn có các trung tâm:
- Trung tâm nghiên cứu
- Trung tâm nghiên cứu Phật giáo,
- Trung tâm phát triển giáo dục. Mỗi năm chiêu sinh khoảng
2.000 - 3000 sinh viên. Có năm lên đến 4.000 sinh viên, gổm cả hai giới xuất gia và cư sĩ tại gia.
Đại học Phật Quang lấy nhân văn làm tôn chỉ, chú trọng lịch sử truyền thừa, phát huy truyền thống giáo dục Trung Quốc, hòa nhập xu thế phát triển tổng thể của các đại học nổi tiếng trên thế giới. Chương trình đào tạo 3 cấp: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ với 2
ngôn ngữ: Hoa- Anh. Bằng tốt nghiệp được Bộ Giáo dục công nhận. Ngoài ra còn có hệ thống trường Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học.
-
- Tông chỉ và đường hướng
Đại học Phật quang tuân thủ và kế thừa khuôn mẫu của trường: “Giáo nghĩa chân chánh và con đường từ bi” trong ý niệm giáo dục con người toàn diện, khuôn viên hòa khí, học tập trọn đời. Kế hoạch bồi dưỡng nhân tài trong xã hội được thiết lập một cách hoàn bị về “Phẩm đức, phẩm chất và phẩm vị”, xây dựng một đại học nhỏ nhưng chất lượng tốt.
-
- Mục tiêu Giáo dục
Trân quý sinh mạng con người, đối đãi chân thành, yêu nghề kính bạn, thúc đẩy mối quan hệ tự thân. Đề cao yếu tố sinh hoạt, ra sức bồi dưỡng phẩm đức, chủ trương sinh hoạt thực tiễn trong thân thiện. Truy tìm phát triển cuộc sống, bồi dưỡng năng lực chuyên nghiệp, liên tục phát triển chí nghiệp. Bồi dưỡng tố chất cơ bản: Thái độ xử lí dung hòa, có quan niệm tiếp xúc thân thiện với thiên nhiên, có tin tưởng phục vụ nhân quần xã hội, có ý niệm suốt đời học tập và nghị lực học tập sâu sắc. Bồi dưỡng tố chất văn nói và thông tin: năng lực trọng tâm, có năng lực khai thông và điều tiết, năng lực kế hoạch và tổ chức, năng lực độc lập và phán đoán, năng lực chuyên nghiệp và giải quyết vấn đề.8
-
- Thư viện
Hiện có 268.536 đầu sách. Sách điện tử có 766.869 cuốn; Báo giấy: 8 loại; Tạp chí báo điện tử: 44.068 cuốn; Phim ảnh: 13.791 bộ.
-
- Chương trình học
Đại học: Tối thiểu 9 học phần/học kỳ. Điểm trung bình tối thiểu 70/môn. Sau đại học: Tối thiểu 6 học phần/học kỳ. Điểm trung bình ít nhất 75/môn.

![]()
8. Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, Chương Trình Cử Nhân và Thạc Sĩ Phật Học, TP.Hồ Chí Minh, 2017-2018, trg.2.
Đại học: 4 năm, 120 đến 128 tín chỉ (không yêu cầu viết luận văn), mỗi học kỳ chọn ít nhất là 18 tín chỉ, nhiều nhất là 27 tín chỉ, điểm trung bình là 50. Trường hợp xét theo diện học bổng thì điểm không được dưới 70/môn.
Thạc sĩ: 2 - 4 năm, 67 tín chỉ (bảo vệ luận văn), chọn nhiều nhất là 18 tín chỉ. Không tính Cổ ngữ và luận văn. Điểm trung bình là
50. Nếu xét theo diện học bổng thì điểm không được dưới 75/môn.
Tiến sĩ: 3 - 6 năm, 21 đến 23 tín chỉ (yêu cầu bảo vệ luận văn).
Không tính Cổ ngữ và luận văn.
-
- Chế độ sinh hoạt
Phí ẩm thực tại trường khoảng 5.000 Đài tệ (≈3.749.920 VNĐ)/ học kỳ, ngoài trường khoảng 6.000 Đài tệ (≈4.499.900VNĐ)/ học kỳ. Nếu được nhận học bổng thì lệ phí ẩm thực sẽ được Hội Phật Quang cung cấp miễn phí. Công tác luân phiên nấu cơm mỗi tuần 1, 2 lần.
-
- Thời khóa tụng kinh
Nhằm tạo điều kiện cho tất cả sinh viên đang theo học có thể thực hành, mỗi lần tụng nửa tiếng, sáng 6h30 - 7h00; Tối 9h30 - 10h00. 2 tuần ngồi thiền, 2 tuần tụng Kinh. Vì là trường Đại học, không phải Học viện nên nghi thức rất đơn giản, mục tiêu chỉ giới thiệu cho sinh viên biết về nghi thức Phật giáo Đài Loan.
-
- Ký túc xá
Đầy đủ mọi tiện nghi cho sinh viên sinh sống và học tập. Có
1.200 giường, loại phòng 4 người và phòng 2 người. Trong phòng có đầy đủ truyền hình cáp, phòng tắm riêng, tủ, giường, Internet, phòng giặt…
Sinh viên đại học: 3-4 người/ phòng Nghiên cứu sinh: 2 người/ phòng
Phí ký túc xá khoảng 6.600 Đài tệ (≈4.949.900VNĐ)/học kỳ (phòng 2 người); 5.500 Đài tệ (≈4.124.91VNĐ)/học kỳ (phòng 4 người)
Du học sinh tại đại học Phật Quang sẽ có điều kiện sống, học tập rất lành mạnh và đầy đủ. Ký túc xá trong trường có đủ chỗ cho phần lớn sinh viên. Khuôn viên trường rộng rãi, sạch đẹp.
-
- Lớp học
Đại học: Tùy mỗi năm chiêu sinh, khoảng 20-40 sinh viên. Thạc sĩ: 10-20 người.
Tiến sĩ: 4 người (2 người bản xứ, 2 người ngoại tịch).
-
- Học phí
Các khoa thuộc Học viện khoa học Nhân văn và Phật giáo, học phí khoảng 42.700 Đài Tệ (≈32.024.32 VNĐ)/ học kỳ.Các khoa thuộc học viện kỹ thuật, khoa học: học phí từ 42.000 – 48.720 Đài tệ/ học kỳ (≈32.024.32 - 35.999.24 VNĐ)/ học kỳ.
-
- Giảng viên
Đa số Giáo sư đều tu nghiệp Tiến sĩ từ Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Hồng Kông và một số trường nổi tiếng ở Đài Loan, có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư.
-
- Thể dục thể thao
Có nhà thi đấu thể dục thể thao, sân đá bóng, các loại thể thao: Bóng chuyển, bóng rổ, quần vợt, ping pong... phòng tập luyện. Ngoài ra có thể chạy bộ trong khuôn viên sân thể dục thể thao. Vì trường nằm trên núi, nên không khí thoáng mát, trong lành, phong cảnh hữu tình. Ngoài ra, mỗi năm trường còn tổ chức các hoạt động cho sinh viên giao lưu, tham gia các hoạt động công ích xã hội, như: Khóa tu ngắn hạn cho trẻ em, cho sinh viên ngoại quốc, các hoạt động ngoài trời, bảo vệ môi trường...
- NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA HAI TRƯỜNG
- Những tương đồng
+ Học viện Phật giáo Việt Nam và Đại học Phật Quang có chung mục tiêu là đào tạo nhân tài, đặc biệt chú trọng đào tạo Tăng Ni, có năng lực, trình độ và phẩm hạnh tốt để phục vụ Phật pháp và xã hội.
+ Hai nơi tọa lạc nằm cách xa nội thành, cảnh trí yên tĩnh, thanh tịnh là môi trường tốt phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu, nhất là Tăng Ni.
+ Cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, được đầu tư nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy sinh viên với qui mô lớn.
+ Hiện tại, cả hai trường đào tạo liên tục, kết nối và liên thông xuyên xuốt cho ba chương trình: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu để nắm bắt, vận dụng tri thức Phật học lẫn khoa học hiện đại.
+ Đội ngũ giảng dạy của cả hai trường đều do các bậc cao tăng thạc đức lãnh đạo, đội ngũ giảng viên, nhân viên, qui tụ cả hàng xuất gia và tại gia tham gia. Nguồn giảng viên giảng dạy được đào tạo chính qui, bài bản, có năng lực và phẩm hạnh.
+ Thời điểm sáng lập giữa hai trường ngang nhau, đó là vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Đây là giai đoạn các quốc gia châu Á chú trọng xây dựng, phát triển các đại học tiên tiến để đào tạo con người.
-
- Những dị biệt
+ Về lịch sử hình thành, phát triển: Đại học Phật Quang phát triển liên tục từ khi thành lập và không ngừng mở rộng, là mô hình tiêu biểu, dẫn đầu trong hệ thống giáo dục Phật giáo do Hòa thượng Tinh Vân sáng lập. Trong khi đó, sau năm 1975, Đại học Vạn Hạnh bị giải thể. Sau đó, được tái lập lại thành Trường Cao cấp Phật học vào năm 1983 và hơn 10 năm sau được nâng cấp thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Sự phát triển của Học viện không mang tính liên tục, đồng bộ trong lịch sử.
+ Về chương trình đào tạo: Đại học Phật Quang không chỉ đào tạo Phật học mà còn mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu của Tăng Ni cũng như xã hội, đó là việc mở thêm những ngành học Tâm lý, Công tác xã hội, kinh tế, thông tin truyền thông,… Điều này cho thấy rõ tầm nhìn, mục tiêu đào tạo song hành giữa Phật học và Thế học. Trong khi đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tập trung đầu tư phát triển các chuyên ngành Phật học, chỉ mới triển
khai phối hợp đào tạo ngành Công tác xã hội với Trường Đại học Mở TP.HCM, ngành Sư phạm mầm non với Trường Đại học Sư phạm TP.HCM trong những năm gần đây.
+ Về đối tượng học: Đại học Phật Quang mở rộng cho nhiều đối tượng học khác nhau, không chỉ có Tăng Ni mà còn có cư sĩ tại gia,thu hút các du học sinh nhiều nước đến học tập, nghiên cứu ở nhiều lãnh vực khác nhau. Vì thế, Đại học Phật Quang có tầm ảnh hưởng lớn đối với giáo dục Phật giáo ở châu Á hiện nay về qui mô, tính chất. Mặt khác, văn bằng của nhà trường được chính phủ Đài Loan và quốc tế công nhận. Ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, chương trình cử nhân Phật học hệ Đào tạo Từ xa dành cho Phật tử và những ai quan tâm tham gia. Bên cạnh đó, Học viện chưa thể mở được nhiều ngành học gắn liền với nhu cầu thực tiễn xã hội như Đại học Phật Quang, mới chỉ dừng ở phạm vi liên kết với các trường đại học công lập bên ngoài. Theo qui định quốc gia, văn bằng của Học viện cấp chỉ có giá trị nội bộ.
+ Về qui mô tổ chức: Qui mô tổ chức của Đại học Phật Quang lớn, bao gồm nhiều chi nhánh và các viện, trung tâm nghiên cứu đáp ứng mục tiêu vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Đây là hướng đi đúng đắn của một Đại học lớn và uy tín của Đài Loan. Còn Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM chỉ phát triển nhiều khoa đào tạo mà chưa thành lập các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các chi nhánh.
- KẾT LUẬN
Từ kết quả so sánh bước đầu như trình bày ở trên, chúng tôi nghĩ rằng: Bên cạnh tính đặc thù của hai trường Đại học Phật Quang và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM cần được tôn trọng, ngoài ra cần phải học hỏi lẫn nhau những điểm tiến bộ, hợp lý để xây dựng và phát triển Học viện trong tương lai, nhất là mục tiêu vươn tầm trở thành một Đại học Phật giáo uy tín, tầm cỡ ở khu vực Châu Á. Cho nên, trước mắt Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM cần tổ chức thăm viếng, học hỏi và trao đổi giảng viên với Đại học Phật Quang thông qua các sinh hoạt khoa học, hỗ trợ đăng
bài tạp chí, trao đổi tài liệu nghiên cứu, tư vấn phương pháp quản trị đại học, chia sẻ kinh nghiệm gắn đào tạo với nghiên cứu,… Hy vọng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Đại học Phật Quang sẽ ký thỏa thuận hợp tác trong thời gian gần nhất.
***
Tài liệu tham khảo
Môn Đồ Pháp Quyến, Thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, NXB. Hồng Đức, 2014.
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Chương trình Cử nhân và Thạc sĩ Phật Học, TP. Hồ Chí Minh, 2017-2018.
Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Kỷ yếu hội thảo Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và Hiệnđại, (lưu hành nội bộ), 2016.
http://www.fgu.edu.tw