THIỀN ĐỊNH VÀ DẠY HỌC TOÁN
MỞ ĐẦU
Toán học là một môn khoa học cơ bản, là “nữ hoàng của các ngành khoa học” (phát biểu của Gauss, người được xem là hoàng tử toán học)1. Toán học được ứng dụng khắp nơi trên thế giới và khắp mọi lĩnh vực. Kết quả từ một cuộc khảo sát 130 học sinh trung học phổ thông về việc học toán cho thấy hơn nửa trong tổng số không thích học toán, mặc dù hầu hết đều nhận định toán học là môn học quan trọng. Học sinh cảm thấy căng thẳng với Toán và âu lo trước các kì thi. Là một người Phật tử nghiên cứu giáo dục Toán, hẳn nhiên cũng là người đã từng đi qua các giai đoạn khó khăn như các em đang đối mặt, tôi thiết nghĩ “chìa khóa” mở cánh cửa rèn luyện sức tập trung để giải quyết vấn đề và chuyển hóa căng thẳng hẳn có thể là Thiền định.
- THIỀN ĐỊNH HỌC TOÁN
Thiền định là chìa khóa mở cánh cửa bước vào con đường học toán và hiểu toán một cách thuận lợi hơn. Học toán đòi hỏi sự tập trung, thật khó để có thể nắm bắt các ý tưởng toán học hay giải

![]()
*. NCS Tiến sĩ khoa Toán, ĐHSP-Huế.
-
- Waltershausen, Wolfgang Sartorius won (1856), Gauss zum Gedachtniss. Sanding Re- print Verlag H.R. Wholwend.
quyết các vấn đề với một cái Tâm bay nhảy khắp mọi nơi. Điều kiện tiên quyết để học được môn Toán là cần biết cách định Tâm trên một đối tượng, chính vì thế Thiền định là phương pháp tối ưu nhất để con đường học Toán đi đến thành công.

Hình 1: Thiền định và Học toán
Ngược lại, việc học những con số, công thức Toán học liệu có dính dáng gì đến Thiền định như trong hình 1? Mỗi cá thể tìm hiểu, tương tác và thu nhận tri thức thông qua những lăng kính khác nhau. Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà Phật giáo là khoa học của mọi ngành khoa học, cũng vì thế những người làm nghiên cứu đều tiếp nhận giáo lý của nhà Phật bằng những con đường riêng biệt có cơ sở và lập luận riêng. Dẫu tin rằng Chân lý luôn như thế nhưng không phải chỉ bằng niềm tin đơn thuần mà như Đức Phật đã dạy “Văn-Tư-Tu”. Toán học là môn khoa học cơ bản và logic, chính vì thế đối với những ai có sẵn nền tảng toán học, đồng nghĩa với việc có sẵn công cụ/phương tiện để học tập – tư duy – thực hành giáo lý nhà Phật một cách thuận tiện hơn.
Xã hội ngày nay đang phải đối mặt stress không chỉ ở người lớn mà nghiêm trọng hơn là các em đang độ tuổi đi học. Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh: âu lo, trầm cảm, mất trí nhớ,… Áp lực mà học sinh và giáo viên đang phải đối mặt đến từ nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung những vấn đề xoay quanh việc thực hành Thiền định giúp việc dạy và học Toán dễ dàng hơn, cũng như nhìn nhận vấn đề Thiền định bằng lăng kính Toán học.
2. THIỀN ĐỊNH VÀ HỆ TRỤC TỌA ĐỘ OXY
Thiền, tiếng Pàli là Jhàna, Sanskrit là Dhyàna (Thiền Na), được Ngài Buddhaghosa định nghĩa như sau: “Àramman, ù panijjhànato paccanika – jhàpanato và jhapam”nghĩa là: “Lựa chọn một đối tượng rồi Thiền trên đối tượng ấy, khiến cho khả năng đốt cháy, thiêu hủy các pháp đối nghịch” (tức ở đây chỉ các triền cái và các kiết sử phiền não). Định nghĩa về Thiền trong các kinh điển thường đi cùng các khái niệm Giới, Định, Tuệ và khi đề cập đến Định tức là Thiền Định. Bốn cấp độ Thiền mà Tôn giả Gotama đã chứng đắc được kinh điển ghi chép lại như sau: “Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và(tIr)ú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.”
Trên đây đã định nghĩa cơ bản về Thiền định theo Kinh sách, kế tiếp xem xét hệ trục tọa độ Oxy của Thiền định theo hệ quy chiếu Toán học. Ở góc phần tư thứ (IV), đây là trạng thái không có sự chú tâm, tâm lang thang trôi dạt khắp nơi. Đường tuyến tính từ góc
- đến góc (II) cho biết để đối trị với điều này bước đầu cần buộc Tâm trên một đối tượng. Chính sự nỗ lực chú tâm trên một đối tượng người thực hành có thể đi vào Định, tiến dần cấp độ Thiền thứ nhất - một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh (loại bỏ mong cầu, ham muốn) có tầm có tứ (tìm kiếm và bám chặt vào đối tượng).
Chú tâm

![]()
Vọng tâm
Hình 2. Thiền định và hệ trục Oxy
Ngược lại, đường tuyến tính từ góc (III) đến góc (I) cho thấy nếu người thực hành cố gắng nỗ lực nhưng tâm vẫn vọng động, lúc này cần phải có chánh kiến, không đàn áp bản thân mình, quán chiếu theo dõi Tâm chống cự bên trong. Điều quan trọng là thái độ không phán xét, phản ứng, chỉ thấy rõ mọi hiện tượng như nó đang là. Được như vậy, việc thực tập có thể bước vào Thiền và các cấp độ cao hơn.
Đối với việc phát triển khả năng tập trung cho các em học sinh, có thể lấy hơi thở làm đối tượng để hành Thiền.
Hơi thở2
Hướng dẫn học sinh tìm thấy một tư thế mà có thể dễ dàng duy trì lâu, tập trung sự chú ý của mình đến hơi thở. Hãy để hơi thở tự nhiên và không cần phải cố gắng. Phát triển khả năng tập trung vào một đối tượng là điều đầu tiên quan trọng của việc học thiền. Hơi thở luôn là điểm tựa an toàn được đề xuất để đặt sự chú ý bởi lẽ nó là

![]()
2. John R.MC Quaid (2004), Peaceful mind, Using Mindfulness & Cognitive Behavioral Psychology to Overcome Depression.
chức năng của cơ thể liên tục xảy ra trong từng khoảnh khắc. Người thực hành sẽ sớm nhận thấy cơ thể là ngôi nhà của chính mình, và thông qua Thiền định người thực tập sẽ học cách nghỉ ngơi nơi chính ngôi nhà đó.
Cách tốt nhất để phát triển hơi thở ý thức là không có những nguyên tắc cứng nhắc và vội vàng. Những gợi ý ban đầu để đặt sự chú ý vào hơi thở bao gồm những điều sau:
-
- Chú ý đến sự chuyển động của không khí đi và ra nơi mũi, cảm thấy cảm giác hơi đi vào lạnh và hơi ấm khi đi ra.
- Đếm những hơi thở vào và ra theo một chu kỳ từ 1 đến 10, và sau đó lặp lại chu kỳ này (cũng có thể đếm hơi thở theo những cách khác). Người thực tập không cần phải khắt khe với chính mình nên chú ý những gì đang xảy ra, cách chú ý đơn giản khi tâm lang thang và quay lại đếm hơi thở và bắt đầu lại ở con số mà đã bỏ lỡ hoặc quay lại từ 1.
- Chú ý một chu kỳ đầy đủ của hơi thở và tất cả những cảm giác kết hợp với sự chuyển động của hơi thở. Nhận thấy hơi thở chuyển động như thế nào trong cơ thể.
Thực hiện một trong những gợi ý trên cùng một lúc. Mọi người thường thấy khó khăn để tập trung khi tâm mình rất khuấy động. Nếu tâm bị khuấy động hay thậm chí bị lo âu, định một con số về cái gì đó có thể giúp người thực hành có ý thức như là đếm hơi thở vào và ra là thật sự hữu ích. Tất nhiên những gợi ý này không giới hạn việc thực tập thở của người học mà mục đích là muốn người thực hành thân cận với hơi thở vào và ra trong cơ thể. Sự vận chuyển của cơ thể là công cụ chìa khóa cho thực tập chánh niệm, cũng như tốt cho sức khỏe của người thực tập.
- MÃ HÓA DẠNG SỐ BÀI THỰC TẬP CHÁNH NIỆM
Việc quan trọng của một người thực hành Thiền là thấy rõ bản thân mình, thấy rõ mọi trạng thái và thậm chí chấp nhận cả những cảm xúc xấu. Một trong những phương pháp trị liệu chứng stress là
làm chủ cảm xúc và các con số Toán học sẽ thật sự hữu ích để theo dõi nhật ký cảm xúc của chính mình.
Theo dõi những hoạt động có thể là công việc khó khăn nhưng nó đóng một vai trò lớn trong việc nhìn nhận mình cảm thấy như thế nào và sẽ hữu ích để làm điều đó. Thực hành ghi lại “nhật ký” hoạt động cho mình thấy bản thân đã trải qua thời gian và cảm xúc như thế nào. Để làm được điều đó, trước tiên viết những hoạt động đó ra và nhận định những cảm xúc của mình theo những hoạt động từ 0 đến 10 (quy ước 0 – cảm xúc tiêu cực, 10 – cảm xúc tích cực).
Bảng 1. Một ví dụ nhật ký theo dõi cảm xúc hoạt động (dựa trên phương pháp trị liệu tâm lý nhận thức hành vi kết hợp Thiền chánh niệm3)
Hoạt động |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
Thứ 7 |
Chủ
nhật |
Giờ lên lớp |
3 |
6 |
2 |
5 |
5 |
2 |
3 |
Giải quyết các bài tập |
2 |
4 |
3 |
6 |
6 |
3 |
4 |
Hoạt động ngoài giờ |
2 |
4 |
2 |
4 |
5 |
3 |
2 |
Kết quả học tập |
2 |
3 |
2 |
4 |
4 |
2 |
3 |
Khả năng tập trung |
3 |
5 |
2 |
6 |
6 |
3 |
3 |
Chuẩn bị bài |
2 |
6 |
3 |
4 |
5 |
3 |
3 |
Tổng |
14 |
28 |
14 |
29 |
31 |
16 |
18 |
Nhật ký càng chi tiết càng tốt và không mất nhiều thời gian để làm điều đó. Việc mã hóa thành dạng số như thế này có thể giúp người thực hành dễ dàng theo dõi mức độ cảm xúc của mình. Có thể xem lại nhật ký theo cả hai chiều ngang và dọc để có thể điều chỉnh các hoạt động của mình hay tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện bản thân mình tốt hơn.
- TRUNG ĐẠO VÀ ĐỊNH LÝ GIÁ TRỊ TRUNG GIAN

![]()
3. John R.MC Quaid (2004), Peaceful mind, Using Mindfulness & Cognitive Behavioral Psychology to Overcome Depression.
Định lý giá trị trung gian: Hàm số f(x) xác định và liên tục trên [a,b] và f(a).f(b) < 0 khi đó tồn tại c thuộc (a,b) sao cho f(c) = 0.
Nói cách khác, nếu chúng ta đứng ở mỗi một bên “bờ” để nhìn “bờ” bên kia thì mãi vẫn chỉ là cái nhìn biên kiến. Nếu ta muốn vượt thoát cả 2 bờ thì ít nhất phải một lần đến được bờ kia và dĩ nhiên không dừng lại ở đó. Điều đó chỉ xảy ra khi f(a) và f(b) trái dấu hay ở 2 bờ khác nhau, hàm số liên tục, xuyên suốt nối bờ này đến bờ kia nhất định phải cắt trục Ox tại ít nhất một điểm (hàm số f(x) = 0 có nghiệm). Cũng có nghĩa là, chúng ta sẽ không sống nếu chưa một lần rơi vào trạng thái chết (hình 3) và rồi ta sẽ thực sự chết?
A+

![]()
Hình 3. Hàm quân bình f(x)
Chẳng có cái gọi là “bất biến” bởi lẽ một đường thẳng phẳng lặng nghĩa là trạng thái chết. Quân bình là một chuỗi vận động liên tục không ngừng, linh hoạt trong một biên độ cho phép (A+, A-). F(x) không phải là một hàm tuần hoàn vì sự sống vốn đa dạng, muôn màu muôn vẻ, lăn tăn giữa hai cực và có xu hướng trung chính nhưng không bao giờ ở chính giữa. Vốn dĩ tự thân cái quân bình luôn có xu hướng phá bỏ sự quân bình và tự thân nó phải sắp xếp lại guồng máy hoạt động của nó, cái trật tự mới sẽ được hình thành. Cái mới được hình thành sau cả quá trình vận động và tôi luyện, con đường từ phá bỏ đến hình thành, thiết lập trạng thái mới là một chuỗi những trải nghiệm liên tục và xuyên suốt. Đó chính là con đường trung đạo, “ở giữa” nhưng không phải là trạng thái chết, là tùy duyên nhưng không vướng mắc, là vượt thoát, là niết bàn.
Như vậy có thể thấy, những cảm xúc tiêu cực: stress, lo lắng,…
chưa hẳn là điều quá tồi tệ. Với góc nhìn tâm lý học, ở một mức độ nào đó những cảm xúc này có thể thúc đẩy sức mạnh của não bộ và nâng cao hiệu quả của việc học tập và làm việc. Quan trọng là một người giáo viên, một người làm giáo dục nên giúp học sinh của mình biết cách chấp nhận những gì bản thân mình có bằng tất cả sự mở lòng. Học sinh biết cách làm chủ bản thân và tự tin vào chính mình có như vậy mới có thể đối diện để giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- KẾT LUẬN
Nếu việc dạy chỉ là truyền đạt cho học sinh những kiến thức suông thì có lẽ giáo dục sẽ dần dà đi đến ngõ cụt. Giáo dục nhắm đến việc giúp con người tìm thấy mình nơi chính mình. Làm thế nào để học sinh có sức mạnh cả thể chất lẫn trí óc, làm thế nào để học sinh có khả năng tập trung tốt và học tập hiệu quả, làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú, không nặng nề với việc học và cuộc sống? Đó là những câu hỏi mà những người đã và đang làm công việc giáo dục luôn thao thức và tìm kiếm giải pháp. Thiền định chính vì thế trở thành một con đường được giáo dục khắp nơi trên thế giới quan tâm không chỉ riêng của Phật giáo. Chính vì những lợi ích thiết thực của việc thực tập Thiền là không thể phủ nhận, ngày nay các khóa học Thiền định được đưa vào trường học với những phương pháp phù hợp cho từng lứa tuổi.
Cũng vậy giáo dục Toán học nếu chỉ là dạy và học những kiến thức hàn lâm mà không thấy tính ứng dụng trong đời sống thì việc dạy học Toán ngày càng xa rời với mục đích tốt đẹp của nó. Hơn nữa, hai không gian Phật giáo ứng dụng và Toán học ứng dụng giao nhau trong cuộc sống thực tế hiện hữu này. Quả thật đáng tiếc nếu chỉ nhìn thấy chúng riêng rẽ tách biệt trong cái nhìn của sự hạn chế, Phật giáo qua mỗi lăng kính có những nét hay đẹp riêng. Nhưng điều quan trọng là, nét đẹp đó khiến những người làm khoa học đủ bằng chứng để tin tưởng Chân lý không phải đến từ niềm tin thuần túy và giáo điều.
Tài liệu tham khảo
John R.MC Quaid (2004), Peaceful mind, Using Mindfulness & Cognitive Behavioral Psychology to Overcome Depression.
Thích Minh Châu (2013), Như Lai Thiền (Trong Kinh Tạng Pali), Nxb. Hồng Đức.
Trung bộ I, Đại kinh Saccaka, tr.540-541.
Waltershausen, Wolfgang Sartorius won (1856), Gauss zum Ge- dachtniss. Sanding Reprint Verlag H.R. Wholwend.