TỔNG QUAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC TRONG THỜI CẬN HIỆN ĐẠI
NCS.SC. Thích Nữ Huệ Trang
DẪN NHẬP
Từng được mệnh danh là thiên đường của Phật giáo Đại thừa, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc vào thời Hán Minh Đế1, sau một thời gian xung đột và dần thích ứng với nền văn hóa bản địa, Phật giáo đã trở thành một bộ phận văn hóa quan trọng không thể tách rời với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Từ đó, giáo dục Phật giáo cũng rất được xem trọng trên đất nước vốn được xem là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại. Thang Dụng Đồng, một học giả nổi tiếng Trung Quốc trong lời tựa quyển Sử Phật Giáo Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều nói: “Phật pháp vừa là tôn giáo, vừa là triết học…”. Tôn giáo giúp thăng hoa đời sống tâm linh, triết học mang đến một thái độ sống khôn ngoan. Giáo dục Phật giáo theo nghĩa rộng là “giáo hóa”, nghĩa là giáo dục làm Phật, với nội dung giáo dục căn bản là Giới-định-tuệ, đối tượng là hết thảy chúng sanh trong sáu đường, quá trình giúp sự chuyển hóa được thực hiện là Văn-tư-tu và phương pháp là tùy cơ thuyết giáo. Nói theo nghĩa hẹp, giáo dục Phật giáo là “giáo dục kiến thức

![]()
1. Vị hoàng đế thứ hai đời Đông Hán, thời gian tại vị (57-75) tên Lưu Dương, người Nam Dương, Cái Dương (nay là thành phố Táo Dương, tỉnh Hồ Bắc).
- (1858-1927), người Quảng Đông, là một nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà giáo dục quan trọng vào cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
chuyên môn”, nghĩa là truyền dạy về tri thức văn hóa Phật giáo, lấy con người làm đối tượng, mục đích giúp người học nắm vững được các loại kiến thức và lý luận Phật giáo, với phương pháp là vận dụng các phương thức giáo dục truyền thống và hiện đại để đạt được mục đích muốn hướng đến.
Trên bình diện tổng quan Giáo dục Phật giáo Trung Quốc từ xưa đến nay lần lượt được thực hiện qua các mô thức: Hoạt động dịch kinh Phật, giảng thuật những bộ kinh được dịch, giáo dục Tòng Lâm và trong thời cận hiện đại là mô hình Phật học viện. Trong phạm vi bài này, người viết chủ yếu đề cập đến mô hình Phật học viện trong thời cận hiện đại.
1. “PHẬT HỌC VIỆN” THĂNG TRẦM CÙNG THỜI GIAN
Sự phân định thời gian của giới học thuật Trung Quốc được đa số công nhận là từ năm 1921 trở về trước là giai đoạn Cận đại. Từ năm 1921 đến năm 1948, Trung Quốc trải qua các sự kiện trọng đại: phong trào ngày 4 tháng 5 của nhân dân triệt để phản đối chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến; đặc biệt đánh dấu thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời, Trung Quốc chính thức bước vào giai đoạn Hiện đại. Năm 1949 đến nay, với một sự kiện lớn đánh dấu nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời được xem là giai đoạn Đương đại.
Năm 1898, từ sau cuộc cải cách theo đường lối Tư bản chủ nghĩa do Khang Hữu Vi2 đề xướng, tiếp theo mấy mươi năm sau đó một số lượng lớn đất chùa bị tịch thu làm trường học. Đây là một thách thức đồng thời cũng là cơ hội cho Phật giáo Trung Quốc, rất nhiều chùa vì không muốn bị trưng dụng đã chủ động mở trường học. Ban đầu là mở trường tiểu học cho những trẻ em thất học, sau đó thành lập thành nhiều cơ sở giáo dục Phật giáo khác nhau. Những cơ sở này được thành lập hàng loạt nhưng cũng nhanh chóng bị bỏ phế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đây, có thể xem năm

![]()
- Thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là Phật học viện do Thái Hư Đại sư sáng lập vào năm 1922, một Phật học viện chính quy, cao cấp với những phương pháp giáo dục hiện đại…
- (1890-1947), một Cao tăng nổi tiếng thời cận hiện đại, sinh vào năm thứ 15 đời vua Quang Tự nhà Thanh pháp danh Duy Tâm, tự Thái Hư, người Hải Ninh, Triết Giang, Trung Quốc.
TỔNG QUAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC TRONG THỜI CẬN HIỆN ĐẠI
1898 là năm mở đầu cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo Trung Quốc trỗi dậy sau một thời gian dài suy yếu kiệt quệ. Giai đoạn 1989 - 2000, được các nhà Phật học của xứ sở Khổng Lão xem là giai đoạn khai sáng cho nền giáo dục Phật giáo Trung Quốc trong thời cận hiện đại, tuy chưa có thành tựu gì đáng kể nhưng cũng đã gầy dựng được nền tảng và tích lũy được một số kinh nghiệm giáo dục quý báu nhất định.
Giai đoạn 1921 – 1948, cùng với sự cải cách của đất nước, giáo dục Phật giáo Trung Quốc chính thức bước vào giai đoạn phát triển lớn mạnh. Một số lớn Phật học viện không ngừng mọc lên khắp nơi, một lượng lớn Tăng tài được đào tạo. Bước đầu mở ra tầm nhìn hướng về quốc tế, đồng thời cũng đã cách tân được truyền thống giáo dục cũ, xúc tiến giáo dục Phật giáo phát triển theo hướng hiện đại hóa. Phật học viện lúc này được thiết kế bao gồm: cấp Tiểu học, Trung học và Dự bị đại học, thậm chí những học viện lớn còn có cấp Đại học, Cao học. Đặc biệt Phật học viện Vũ Xương3 do Thái Hư Đại sư4 sáng lập cùng những hệ thống Phật học viện khác của Ngài có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử giáo dục Phật giáo Trung Quốc. Thái Hư Đại sư được xem là người có công lớn trong việc hoàn thiện thể chế giáo dục và đưa Phật học viện đi vào hoạt động ổn định, nề nếp. Nhưng đáng tiếc, trong khoảng thời gian này, đất nước Trung Hoa chiến loạn liên miên nên hoạt động của các Phật học viện cũng không được lâu bền.
Từ năm 1949 đến nay là giai đoạn giáo dục Phật giáo Trung Quốc phục hưng và phát triển rực rỡ, hình thành nên thế trăm hoa đua nở. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển nhất của giáo dục Phật giáo Trung Quốc vốn được khơi nguồn từ năm 1898. Một số lượng lớn những Phật học viện không ngừng mọc lên, trong đó có những Phật học viện chú trọng khôi phục truyền thống Phật giáo Đại thừa

![]()
- MÔ HÌNH GIÁO DỤC“PHẬT HỌC VIỆN”HIỆN NAY CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
Theo giáo sư Lại Vĩnh Hải: “Giáo dục Phật giáo Trung Quốc thời hiện đại là tiếp nối truyền thống Phật học viện do Thái Hư Đại sư khởi xướng, đồng thời tiếp thu thêm một số kinh nghiệm và quy cách của giáo dục đại học thời hiện đại”9. Mô Hình giáo dục Phật học viện hiện nay của Phật giáo Trung Quốc là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nói một cách cụ thể là sự kết hợp hài hòa giữa hai mô hình giáo dục Tòng lâm vốn có từ xưa của Phật giáo Trung Quốc và mô hình Phật học viện với những yếu tố khoa học hiện đại. Giáo dục Tòng lâm là mô hình giáo dục truyền thống của Phật giáo Trung Quốc, thiên về mặt Thanh quy, truyền thụ giữa Thầy và trò, chuyên tâm tĩnh tu, lãnh hội tâm pháp. Giáo dục Phật học viện có phần thiên về mặt học tập kiến thức, tư tưởng, văn hóa Phật giáo, cũng như những tri thức về phương diện nhân minh học, chú trọng phương

![]()
-
- (1896-1989), người Đan Dương, tỉnh Giang Tô. Viện trưởng học viện Chi Na Nội, chuyên gia nghiên cứu về Phật học Ấn Độ - Trung Quốc và Nhân minh học Phật giáo, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong giới Phật học Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ XX.
- (1906-2005), người Hải Ninh, Hàng Châu, Triết Giang. Là một nhà tư tưởng Phật giáo nổi tiếng trong thời cận hiện đại.
- (1840-1959), tên Cổ Nham, tự Đức Thanh, hiệu Hư Vân, người Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Là một Đại tôn sư Thiền tông thời cận hiện đại.
- (1861-1940), pháp danh Thánh Lượng, tự Ấn Quang, người Hàm Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc. Là một trong bốn Đại cao Tăng của Trung Hoa Dân Quốc, một đời hoằng dương pháp môn Tịnh độ, được người đời sau tôn làm tổ thứ 13 của Liên tông.
- Lại Vĩnh Hải, Thánh Khải “Giáo dục Phật giáo Thường thức Và Chuyên nghiệp”, hội nghị giao lưu học thuật Phật giáo Trung - Nhật lần thứ 16.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
từ Ấn Độ, kiểm thảo lại truyền thống Phật giáo Trung Quốc, nhân vật đại diện cho khuynh hướng này có Lữ Trưng5, Hòa thượng Ấn Thuận6... Có những Phật học viện chủ trương khôi phục lại truyền thống tông phái Phật giáo Trung Quốc như: Hòa thượng Hư Vân7 hết lòng hoằng dương Thiền tông, Đại sư Ấn Quang8 ra sức hoằng truyền pháp môn Tịnh độ... Thể chế của các Phật học viện trong thời Đương đại được định hình với 3 cấp học là Sơ cấp (dự bị đại học 2 năm), Trung cấp (đại học 4 năm) và Cao cấp (gồm nghiên cứu sinh thạc sĩ 3 năm và tiến sĩ 3 năm).
TỔNG QUAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC TRONG THỜI CẬN HIỆN ĐẠI
pháp luận hiện đại. Giáo dục Phật giáo trong thời đương đại không chỉ yêu cầu về mặt nhân cách, đạo hạnh, nội lực tu tập, tinh thông Phật pháp mà còn phải có đầy đủ kiến thức khoa học xã hội cần thiết. Thông suốt trong tư tưởng, nhạy bén trong tư duy, logic trong lập luận, vững vàng trong hành động, kiên trì trong lý tưởng. Nói một cách khác là phải vừa thông cả thường thức lẫn chuyên môn, bao gồm trải nghiệm, thực chứng, chân tu thật học, tài đức kiêm ưu. Làm cách nào để đạt được những mục tiêu đó? Các bậc Long Tượng trong Phật giáo Trung Quốc đã tìm ra một giải pháp kiêm ưu đó là “Học viện Tòng lâm hóa” và “Tòng lâm học viện hóa”.
Về cơ sở vật chất, môi trường Phật học viện phải được thiết kế đầy đủ những thiết bị học tập hiện đại cần thiết, nhằm giúp người học đạt được hiệu quả tối ưu trong học tập. Kiến tạo quang cảnh học viện tươi mát, thanh tĩnh, an lành giúp cho hành giả dễ nhiếp tâm tịnh tu. Về chương trình học tập phải sắp xếp sao cho hài hòa nhịp nhàng giữa nội điển và ngoại điển, giữa tu và học, giữa học và hành. Tăng Ni sinh theo học tại các Phật học viện Trung Quốc, tất cả đều phải nội trú. Như thế sẽ tiện bề thực hành theo chương trình đào tạo Phật học viện đề ra và khả năng đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch là rất cao. Tăng Ni sinh được tu học dưới sự hướng dẫn trực tiếp và thường trực của các bậc thân giáo sư tuệ hạnh kiêm ưu. Ngoài giờ học, tất cả đều tự giác chấp hành sinh hoạt thiền môn như: Tụng kinh, bái sám, ngồi thiền niệm Phật, đi quá Đường… Nhờ có sự bố trí phù hợp như thế nên sự học, hành và tu của Tăng Ni sinh luôn được thông suốt, có mặt các bậc thân giáo sư bên cạnh sẽ kịp thời tháo mở mọi gút mắc trong việc học tập và hành trì. Đây là một trợ duyên và là một động lực lớn để giúp Tăng Ni sinh trở thành những nhân tài Phật giáo thực thụ.
Nhìn chung mọi tôn chỉ tu tập trong chốn Tòng lâm đều được thực hành trọn vẹn nơi Phật học viện và tinh thần học tập cầu tiến nơi Phật học viện cũng được lan tỏa tận chốn Tòng lâm thâm u tĩnh mịch. Phật giáo Trung Quốc đang trở mình đi lên mạnh mẽ, giáo dục Phật giáo Trung Quốc không còn bó hẹp trong chốn Tòng lâm,
- ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ƯU KHUYẾT CỦA PHẬT HỌC VIỆN TRUNG QUỐC
- Ưu điểm:
Tuy vẫn còn một số khó khăn và hạn chế, nhưng Phật học viện Trung Quốc khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho Tăng Ni sinh theo học, người học không những được miễn hoàn toàn học phí mà mỗi tháng còn được cấp thêm sinh hoạt phí.
Những học Tăng học Ni ưu tú, có đầy đủ kiến thức chuyên nghành sâu sắc, văn bằng đầy đủ, sau khi tốt nghiệp (nếu được mời) có thể được đứng lớp giảng dạy cho trường đại học bên ngoài như một giáo sư chính thức. (Đại học Nam Kinh có pháp sư Tịnh Nhân, Đại học Hạ Môn có pháp sư Tế Quần, Đại học Thanh Hoa có pháp sư Thánh Khải...)
Phật học viện mạnh dạn mời những giáo sư có kiến thức chuyên ngành sâu sắc, những học giả nổi danh giảng dạy những môn học liên quan, tổ chức hội thảo chuyên đề, tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh tiếp cận với những tri thức mới, phương pháp mới, cái nhìn và lối tư duy mới đầy sáng tạo.
Tuy chưa phổ biến nhưng Phật học viện vẫn có sự hợp tác với trường đại học bên ngoài trong việc học tập và giao lưu giữa sinh viên đôi bên, tạo điều kiện cùng thấu hiểu và cùng nhau truyền bá giá trị sống cao đẹp của Phật Đà vào cuộc đời. Tăng Ni sinh trong diện hợp tác đào tạo khi mãn khóa đều có giấy chứng nhận học lực chính thức của trường đại học từ Bộ giáo dục cấp.
- Khuyết điểm:
Giáo dục Phật học viện của Phật giáo Trung Quốc phát triển như thế, nhưng bằng cấp tốt nghiệp vẫn chỉ có giá trị trong nội bộ Phật giáo, chưa được Bộ giáo dục công nhận, chưa có giá trị tương đương với bằng cấp đồng cấp của trường đại học bên ngoài. Như
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
mà đang mở cánh cửa đi vào xã hội, trực diện với những thay đổi vũ bão để làm mới tự thân đi lên cùng thời đại, khai thông khung trời giao lưu Phật giáo quốc tế. Một viễn cảnh thật xán lạn.
TỔNG QUAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC TRONG THỜI CẬN HIỆN ĐẠI
thế sẽ tạo thành một trở lực cho Tăng Ni sinh khi muốn học tiếp bậc học cao hơn ở một trường đại học nào đó trong và ngoài nước.
Chương trình giảng dạy ở các cấp Sơ, Trung, Cao tại Phật học viện chưa có một giáo trình chung và thống nhất được biên tập một cách khoa học từ thấp đến cao từ các bậc cao Tăng thạc đức và các học giả, đa số còn phụ thuộc sở thích và ý thức chủ quan của Phật học viện nơi Tăng Ni sinh theo học.
KẾT LUẬN
Làm sao để giáo dục Phật giáo ngày một hoàn thiện, phát huy hết những giá trị nhân văn cao đẹp của mình? Làm sao để Phật học viện làm tròn sứ mệnh đào tạo Tăng tài với đầy đủ phẩm chất tuệ hạnh của một bậc “Chúng trung tôn”? Làm sao để chân lý Phật Đà thích ứng được với mọi truyền thống văn hóa, trở thành một thực thể sống động phù hợp với mọi tầng lớp xã hội trong mọi thời gian và không gian, mang lại chân hạnh phúc và lợi lạc to lớn cho thời đại, cho nhân loại? Đối trước những trăn trở đó, giáo sư Lý Tứ Long10 đã thay chúng ta trả lời bằng một câu đúc kết Hội thảo chuyên đề giáo dục Phật giáo ngắn gọn nhưng vô cùng súc tích đó là: “Thời đại mới, có hệ thống, có bản sắc”.
***

![]()
10. Sinh năm 1969, giáo sư Viện triết học Đại học Bắc Kinh, phó viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa tôn giáo, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu giáo dục Phật giáo.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Thư mục tham khảo 高振农:《近现代中国佛教论》,中国社会科学出版社,2002年 郭大钧:《中国当代史》,北京师范大学出版社,2016年
张雪松:《近现代中国佛教教育史研究刍议》,新时期 佛教教育体系建设特辑,2018年,第12期。
赖永海、圣凯:《佛教通识教育与专业教育》,中日佛教学术交 流会议,第16次。
杨维中:《论僧格培养_丛林教育与现代佛学教育的结合》,佛学 研究, 2018年,第2期。
净因:《人工智能时代的佛教教育》,佛学研究,2018年,第2期 张敬川:《建设新时代的僧伽教育制度__药山寺首届宗风与丛林
教育座谈会综述》,中国宗教,2018年。
释圣凯:《佛教教育的目标_发展阶段与设立学位_职称的意义》
,纪念中国佛学院成立60周年特辑,2016年,第10期。 刘元春:《当代中国佛教教育的机遇与挑战》,纪念中国佛学院
成立 60周年特辑,2016年,第10期。
妙洁:《当代佛学院教育的粗浅思考》,新时期佛教教育体系建 设特辑,2018年,第12期。
圣凯:《促进佛教教育的重要制度保障》,时论,2014年。
Kết hợp phỏng vấn và khảo sát thực tế Phật học viện Thê Hà Nam Kinh.