LÊ ĐÌNH THÁM VÀÝ THỨC ĐƯA ĐẠO VÀO ĐỜI TRONG CÔNG CUỘC
CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TRUNG KỲ 1932
Phật giáo là một tôn giáo lớn, được du nhập rộng rãi đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hơn 2.000 năm trước, Phật giáo đến với Việt Nam và được tiếp nhận, bản địa hóa thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc. Đi cùng những thăng trầm của lịch sử, Phật giáo vẫn giữ vững vị trí chủ chốt của mình trong ngôi nhà tâm linh của người dân Việt và trở thành tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức con người. Để có được thành tựu như hiện tại, con đường mà tôn giáo này đi qua cũng đầy thăng trầm với những cột mốc quan trọng, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của những tăng sĩ và cư sĩ tiêu biểu mà lịch sử Phật học Việt Nam đã trịnh trọng ghi công. Tâm Minh Lê Đình Thám là một trong số hiếm hoi những cư sĩ có công trong sự nghiệp giáo dục Phật giáo, đặc biệt là công cuộc đưa đạo hòa lẫn với đời khi thành lập Gia đình Phật tử Việt Nam.
***

![]()
*. Khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
- DUYÊN GIÁC NGỘ
Trong một lần đến thăm chùa Tam Thai (Non Nước – Đà Nẵng), Lê Đình Thám đã đọc được bài kệ chứng đắc của Lục tổ Huệ Năng. Đây là bài kệ được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng và truyền trao y bát cho ngài Huệ Năng để làm Tổ thứ sáu của Th n tông Trung Hoa:
菩 提 本 無 樹 明 鏡 亦 非 臺 本 來 無 一 物 何 處 惹 塵 埃.
Phiên âm:
Bồ đề bổn vô thụ Minh kính diệc phi đài Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Lê Đình Thám (1897-1969) xuất thân trong một gia đình trí thức, có nền tảng Nho học vững vàng tại Quảng Nam. Cha là Lê Đỉnh, quan đầu triều Tự Đức. Mẹ là cụ bà Phan Thị Hiệu và người anh trai lớn hơn 3 tuổi là nhà chí sĩ Lê Đình Dương. Sinh ra trong một gia đình như vậy nên Lê Đình Thám thừa hưởng trí thông minh trời phú. Từ bé, ông đã được xưng tụng là thần đồng, tiếp thu rất nhanh, thông đạt kinh sách, làm được thi phú, và đặc biệt, ông được giáo dục một tinh thần yêu nước sâu sắc. Chính điều này đã ấp ủ trong Lê Đình Thám một hoài bão đem sức cống hiến, giúp nước, cứu đời; đồng thời, góp phần lý giải vì sao ông lại thành công trên mọi lĩnh vực mà mình lựa chọn, trong đó có sự nghiệp Phật học sau này.
Những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam trải qua những biến cố, khủng hoảng về chính trị, giáo dục và văn hóa. Trưởng thành ở buổi giao thời, chế độ thi cử Nho học không còn phù hợp, Lê Đình Thám và anh trai quyết định theo học Y khoa. Ông trở thành một bác sĩ có cả “tài” lẫm “tâm”. “Tâm” ở đây không chỉ dừng lại với nghề, ông còn đưa tâm mình về với tâm linh khi có cơ hội bén duyên và giác ngộ đạo Phật.
LÊ ĐÌNH THÁM VÀÝ THỨC ĐƯAĐẠOVÀOĐỜI
Dịch nghĩa:
Bồ đề vốn chẳng cây Gương sáng cũng không đài Xưa nay không một vật
Bụi trần bám vào đâu.
Bài kệ này đã ám ảnh và để lại nhiều khuất mắc trong tâm thức Lê Đình Thám suốt nhiều năm. Cho đến tận năm 1928, khi ông được điều về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện bào chế và vi trùng học Pasteur, những khuất mắc của ông mới được sáng tỏ. Phật pháp bén duyên với Lê Đình Thám khi ông lên chùa Trúc Lâm đảnh lễ và tham vấn Hòa thượng Giác Tiên về bài kệ đọc ở chùa Tam Thai. Hòa thượng khai ngộ bài kệ với ý nghĩa sắc không của Phật giáo, chỉ có bản tánh chân tâm mới chân thật thường hằng. Tư tưởng mà Lục tổ Huệ Năng trong cuộc đời hành hóa của Ngài theo đuổi đó là tư tưởng nhập thế, được đúc kết qua lời dạy: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích Bồ đề, kháp như cầu thố giác”. Phật pháp không ở đâu xa mà ở chính cuộc đời, ngay trong giây phút hiện tại, đừng đem tâm buông bỏ thế gian mà đi tìm Bồ đề, hãy “tịnh độ” trong chính cõi ta bà. Đưa giáo lý Phật đà vào cuộc đời chính là tư tưởng nhập thế mà chính Đức Thích Tôn là bậc Minh sư Chí tôn cao cả đã gieo mầm. Tồn tại hơn 25 thế kỷ và có lẽ mãi về sau, Phật giáo vẫn sẽ đi theo một con đường duy nhất – đem Giáo pháp vào đời cứu độ muôn loài chúng sanh, cho muôn nơi được an lạc, hạnh phúc.
Từ cuộc đạo ngộ định mệnh này, Lê Đình Thám như tìm được “mặt trời chân lý” (Tố Hữu) ở trong tâm, giác ngộ Phật pháp. Không chọn con đường tu sĩ, ông thành kính quy y làm Phật tử tại gia với Hòa thượng Giác Tiên. Lúc này Lê Đình Thám đã qua tam tuần. Hòa thượng ban cho ông Pháp danh Tâm Minh, tự Châu Hải. Tâm Minh (心明) có nghĩa là tấm lòng trinh bạch, trí tuệ sáng ngời; còn Châu Hải (珠海) có nghĩa là viên minh châu tỏa sáng trong biển cả. Và quả thực, cuộc đời của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám như một
viên ngọc tỏa ánh sáng Phật pháp giữa biển đời.
- Ý THỨC ĐƯA ĐẠO VÀO ĐỜI
Giác ngộ và đam mê Phật học nhưng Lê Đình Thám không xuống tóc đi tu, ông chọn trở thành một cư sĩ. Chúng ta không lý giải sự lựa chọn của ông. Nhưng theo tôi, đây chính là điều khiến Lê Đình Thám trở nên đặc biệt. Ông là chiếc gạch nối giữa đời và đạo, đưa đạo hòa lẫn với đời một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện qua con đường hoạt động vì sự nghiệp giáo dục Phật học của ông.
Trở thành một đệ tử ưu tú của Hòa thượng Giác Tiên, Lê Đình Thám đã hỗ trợ đắc lực cho người thầy khả kính của mình trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung kỳ. Với tấm lòng y đức và trí tuệ hanh thông, hơn ai hết, Lê Đình Thám thấy được Giáo lý Phật đà mang đậm tính nhân văn, nếu đưa vào hoạt động đúng quy củ theo một mô hình có tổ chức thì không chỉ phục hưng được vị trí của Phật giáo trong xã hội, mà còn góp phần định hướng nhận thức con người quay trở về với nguồn cội, tìm lại giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc.
Hội An Nam Phật học được Hòa thượng Giác Tiên cùng với chư vị Tôn túc bấy giờ là: Quốc sư Phước Huệ, Hòa thượng Tịnh Hạnh, Hòa thượng Tịnh Khiết, Hoà thượng Giác Nhiên khởi xướng thành lập. Tâm Minh Lê Đình Thám được người thầy – Hòa thượng Giác Tiên tin tưởng giao cho trọng trách kêu gọi các bậc thức giả đương thời có tấm lòng chấn chỉnh Phật giáo để đứng ra thành lập hội. Ông đã triệu tập được các đồng lữ, các bậc thức giả đương thời có địa vị và uy tín trong xã hội như các cụ: Ưng Bàng, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân, Viễn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Bình, Bửu Bác… (gồm 18 người), và thành lập Hội An Nam Phật học vào năm 1932. Đây chính là cột mốc đánh dấu công cuộc chấn hưng
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Lê Đình Thám phát nguyện ăn chay trường và học tập, nghiên cứu Phật pháp một cách nghiêm túc. Từ đây, cuộc đời Lê Đình Thám song hành giữa đời và đạo, ông vừa cứu người với tư cách một bác sĩ, vừa đưa đạo Phật đến gần đời hơn với tư cách một Phật tử. Sự nghiệp cống hiến cho nền giáo dục Phật giáo của ông bắt đầu từ đây.
- . An Nam Phật học Hội là “dạng nguyên thủy” của một Giáo hội Phật giáo có quy mô toàn quốc.”1 Trong công cuộc gian nan đó, Lê Đình Thám không chỉ là một nhân tố then chốt để thành lập Hội, mà ông còn là linh hồn của tạp chí Viên Âm, đưa đạo trở thành tiếng nói ngôn luận một cách hợp pháp, công khai.
Đào tạo Tăng tài trở thành một trong những hoạt động chủ chốt của An Nam Phật học Hội, dưới sự chỉ đạo, cố vấn của chư vị Tôn túc và sự hăng say của đội ngũ tri thức, Hội đã mở được những lớp Phật học tại các chùa Trúc Lâm, Vạn Phước, Tường Vân, Túy Vân, Từ Quang, Tây Thiên,… Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là “người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân,… Mặc dù có một kiến thức cao rộng, nhưng cung

-
- Nguyễn Quốc Tuấn, “Từ An Nam Phật học Hội đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, https://giacngo.vn /lichsu/phatgiaovietnam
LÊ ĐÌNH THÁM VÀÝ THỨC ĐƯAĐẠOVÀOĐỜI
Phật giáo Trung kỳ (thời Pháp đô hộ, miền Trung từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận gọi là An Nam). Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là Hội trưởng đầu tiên. Cũng chính ông là người khảo điều lệ của Hội An Nam Phật học, vận động xin triều đình cho phép, nhận được sự yểm trợ của Thái hậu Từ Cung và mời được vua Bảo Đại trở thành Hội trưởng danh dự. Trụ sở ban đầu của Hội được đặt tại chùa Trúc Lâm Đại Thánh. Cũng trong năm này, tờ báo Nguyệt san Viên Âm do Lê Đình Thám chủ bút được xuất bản, trở thành cơ quan ngôn luận truyền bá chánh pháp của Hội. Trên bìa Viên Âm, tên tiếng Pháp của Hội được viết tắt là SEERBA, đầy đủ là “Société d’étude et excercice de la Religion Bouddhique de l’Annam”.
Có thể nói, An Nam Phật học Hội là ngọn cờ tiên phong cho công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung kỳ nói riêng, và là tiền đề để hình thành một Giáo hội Phật giáo thống nhất nói chung, như Nguyễn Quốc Tuấn đã nhận định: “Sự thành lập An Nam Phật học Hội như hình mẫu của một Giáo hội trong tương lai của Phật giáo Việt Nam, điều chưa từng có trong lịch sử Phật giáo trước thế kỷ
-
- Nguyễn Lang (2005), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.818.
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
cách của bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám rất khiêm nhã và trân trọng, mỗi lần có giờ giảng, bác sĩ luôn mặc áo tràng và đảnh lễ chư Tăng trước khi lên pháp toà để giảng kinh.”2. Cùng với thiền sư Th Mật Khế, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là hai giảng sư hăng hái, hoạt động tích cực nhất trong công cuộc giáo dục Phật học của Hội.
Những bài giảng của cư sĩ Tâm Minh tại các lớp Phật học nổi bật hơn cả là bài Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đây là bản kinh được đích thân ông phiên dịch và sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Đến thập niên 60, Kinh Thủ Lăng Nghiêm được xuất bản tại Hà Nội, trở thành một di sản quý giá mà Lê Đình Thám đã để lại cho giáo dục Phật học.
Ngoài ra, Lê Đình Thám còn nhiều bài giảng có ý nghĩa khác như bài Luân lý Đạo Phật được ông giảng dạy tại lớp Phật học hội tại chùa Từ Quang (Huế), với ý nghĩa nhằm khẳng định luân lý của đạo Phật không phải là chỉ có xuất thế mà luôn có ở thế gian để phản bác có chủ kiến cho rằng đạo Phật là yếm thế.
Còn trong bài giảng Bổn phận người học Phật, ông đã nêu lên những bổn phận mà một người học Phật cần phải thực hiện: Báo đáp công ơn cha mẹ; Báo đáp công ơn nhơn quần xã hội; Báo đáp công ơn cơ quan chánh trị; Thiệt hành Phật pháp. “Đền ơn đáp nghĩa” là một đạo lí cho thấy sự biết ơn những người đã giúp đỡ ta giữa cuộc đời, đặc biệt là với cha mẹ, đây chính là chữ “hiếu” của đạo làm con. Những giá trị tư tưởng này cho đến hôm nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Bên cạnh công cuộc đào tạo Tăng tài, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám còn cho thấy tầm nhìn xa trông rộng khi thành lập các tổ chức thanh thiếu niên Phật tử để đưa đạo vào đời một cách phổ thông. Hoạt động này giáo dục và định hướng lớp trẻ có đam mê và tri thức Phật pháp, cống hiến và hỗ trợ trong các hoạt động của Phật giáo. Đây chính là bước sơ khai của Gia đình Phật tử Việt Nam.
Vào ngày 14 tháng 8 năm 1938, trong kỳ Đại hội đồng của Tổng

![]()
LÊ ĐÌNH THÁM VÀÝ THỨC ĐƯAĐẠOVÀOĐỜI
hội An Nam Phật học tại Huế, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã phát biểu: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Đây chính là câu nói thể hiện tâm huyết và cái nhìn chiến lược cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, là cơ sở để hình thành các tổ chức giáo dục Thanh Th u niên Phật tử hôm nay”.
Vào mùa thu năm 1940, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục do đích thân bác sĩ điều khiển. Thành phần Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục đầu tiên gồm có: Cố vấn - bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám; Đoàn trưởng - anh Phạm Hữu Bình; Đoàn phó - anh Đinh Văn Nam (Hòa thượng Minh Châu); Thư ký - anh Ngô Điền; và các ủy viên: anh Ngô Thừa, Võ Đình Cường, Đinh Văn Vinh, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Lê Kiểm, Phạm Quỵ, Hoàng Ngọc Phu, Lê Đình Duyên. Năm sau, Đoàn gia nhập thêm các thành viên mới: Ưng Hội, Tráng Thông, Lâm Công Định.
Ngày Phật đản 8 tháng 4 năm Giáp Thân – 30/4/1944 (đến năm 1952 mới thống nhất làm lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng tư theo Nghị quyết của Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới), Đại hội Thanh Thiếu niên Phật tử tại rừng Quảng Tế (Huế) đã đi đến thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ. Các Gia đình Phật Hóa Phổ đầu tiên gồm có gia đình Tâm Minh (do bác sĩ Lê Đình Thám làm Phổ trưởng); gia đình Thanh Tịnh (do bác sĩ Tôn Thất Tùng làm Phổ trưởng); gia đình Tâm Lạc (do bác Phạm Quang Thiện làm Phổ trưởng) và gia đình Sum Đoàn (do bác Nguyễn Hữu Tuân làm Phổ trưởng). Đến năm 1951, Đại hội Gia đình Phật Hóa Phổ tại chùa Từ Đàm (Huế) đã quyết định đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử. Như vậy, Gia đình Phật Hóa Phổ là tiền thân tiếp cận của Gia đình Phật tử Việt Nam. Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam với mục đích tiếp cận, hướng dẫn những người trẻ vào đạo, giảng dạy Phật pháp, đào tạo ra những người thanh thiếu niên Phật tử nhiệt huyết, cống hiến cho đạo pháp và xã hội. Trải qua những thời kỳ pháp nạn, chúng ta luôn thấy có sự đồng hành của hai hàng ngũ - xuất gia và tại gia, họ đồng
-
- Nguyễn Lang (2005), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.835.
PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
lòng, đấu tranh hết mình để bảo tồn và phát triển ngôi nhà tâm linh chung - đạo Phật.
***
Từ cơ duyên giác ngộ Phật pháp đến quá trình hoạt động, cống hiến tích cực cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo Việt Nam, Lê Đình Thám đã hoàn thành sứ mệnh là chiếc cầu nối giữa đời và đạo của mình. Những thành tựu ông đạt được, nói như Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận, “thật xứng đáng có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại”3. Nếu ví sự nghiệp giáo dục Phật giáo của ông là một viên ngọc, thì quả thật viên ngọc Lê Đình Thám đã tỏa sáng chính như pháp danh và tên tự được người thầy đáng kính của ông - Hòa thượng Giác Tiên ban tặng: Tâm Minh – Châu Hải, dùng trí tuệ và tấm lòng trinh bạch của mình để đem Phật pháp sáng mãi biển đời.
***

![]()
LÊ ĐÌNH THÁM VÀÝ THỨC ĐƯAĐẠOVÀOĐỜI
Tài liệu tham khảo
Thích Hải Ấn, Thích Trung Hậu (2011), Chư Tôn thiền đức và cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận Hoá, tập 1, 2, 3, Nxb. Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2006), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyệt san Viên Âm (Tư liệu scan số hoá).
Võ Đình Cường, “Tưởng nhớ Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám”, Đặc san kỷ niệm 50 năm Gia đình Phật tử Việt Nam.
Nguyễn Lang (2005), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Tuấn, “Từ An Nam Phật học Hội đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, https://giacngo.vn /lichsu/phatgiaovietnam.
Thích Thành Trí (2019), Lịch sử chùa Trúc Lâm, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.