KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
TS.ĐĐ. Thích Vạn Lợi
Lịch sử công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại học của Trung Quốc, từ thời Chính phủ Mãn Thanh đã thành lập Kinh sư Đại học đường (năm 1912, khi thành lập Dân quốc thì đổi tên là Đại học Bắc Kinh). Năm 1910, bắt đầu chiêu sinh sinh viên đại học khóa I. Trước năm 1920, giáo dục đại học của Trung Quốc đa số là dân lập (ví dụ: Đại học Đông Ngô, Đại học Tề Lỗ, Đại học St. John, v.v…). Theo thống kê, thời bấy giờ hơn 80% sinh viên học ở trường đại học là của giáo hội Kitô giáo.
Sau năm 1920, đại học công lập lần lượt được thành lập (ví dụ: Đại học Đông Nam, Đại học Giao thông, Đại học Quảng Đông, Đại học Thanh Hoa, v.v…). Sức ảnh hưởng của đại học công lập ngày một lớn dần. Năm 1929, Chính phủ ban hành Luật tổ chức đại học và quy trình đại học, yêu cầu đại học dân lập phải chịu sự quản lý của nhà nước, và cũng là điều kiện bắt buộc cho đại học tư thục khi thành lập cũng phải tuân theo quy định. Vì vậy, cơ hội nhân duyên để giới Phật giáo thời đó mở trường đại học thật khó có được.

![]()
*. Đại đức - Tiến sĩ Thích Vạn Lợi, Ủy viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Nghiên cứu viên Viện Trần Nhân Tông - Đại học Quốc gia Hà Nội.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Đến năm 1949, sau khi Chính phủ chuyển đến Đài Loan, họ có nhiều kinh nghiệm đối với “Phong trào giáo viên sinh viên” đã xảy ra trong quá khứ nên về mặt chính sách càng tăng cường quản chế việc thành lập đại học tư thục. Năm 1974, Chính phủ ban hành Luật đại học tư thục, quy định tất cả các trường đại học tư thục đều phải đăng ký pháp nhân tập đoàn tài chính. Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, Đài Loan phải trải qua sự thử thách khó khăn của khủng hoảng dầu khí, cho nên giới sản xuất có nhu cầu bức thiết đối với nhân tài có kỹ thuật cao. Từ năm 1985, giáo dục trì trệ kéo dài suốt ba mươi năm bắt đầu được nới lỏng. Tuy nhiên, chỉ giới hạn ở Viện Công nghệ, Học viện Y hoặc Học viện Kỹ thuật.
Trước thực tế đó, giới Phật học đã thành lập Viện Công nghệ Hoa Phạm (năm 1990 chiêu sinh, năm 1997 đổi tên thành Đại học Hoa Phạm), Học viện Y Từ Tế (năm 1994 chiêu sinh, năm 2000 đổi tên thành Đại học Từ Tế). Về sau, Chính phủ lại mở rộng việc thành lập Học viện Xã hội Nhân văn tư thục, Học viện Quản lý Nam Hoa (năm 1996 chiêu sinh, năm 1999 đổi tên thành Đại học Nam Hoa), Học viện Xã hội Nhân văn Huyền Trang (năm 1997 chiêu sinh, năm 2004 đổi tên thành Đại học Huyền Trang). Năm 1998, Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ được phê duyệt hồ sơ thành lập. Tiếp đó là thành lập Học viện Xã hội Nhân văn Phật Quang (năm 2000 chiêu sinh, năm 2006 đổi tên thành Đại học Phật Quang). Có thể thấy không khí mở trường đại học của Phật giáo phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, từ năm 1988, Đại học Phụ Nhân mở lớp Thạc sĩ của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và từ năm 1992 bắt đầu mở lớp Tiến sĩ. Tiếp sau đó là chín trường, bao gồm: Đại học Chân Lý (1996), Đại học Huyền Trang (1997), Đại học Chính trị (1999), Đại học Nam Hoa (2000), Đại học Từ Tế (2000), Đại học Trung Nguyên (2000), Đại học Đông Hải (2001), Đại học Phật Quang, v.v… mở Khoa Tôn giáo, Viện Tôn giáo có liên quan.1

- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 204-205.
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Trong gần 10 năm nay, Đài Loan có khoảng hơn 130 cơ sở giáo dục tôn giáo do Bộ Nội vụ đồng ý cho lập hồ sơ chiêu sinh gồm Viện Phật học, Viện Thần học, Viện Kitô giáo, Viện Nhất quán đạo, nhưng vẫn chưa thể quy vào chuẩn theo hệ thống của Bộ Giáo dục. Quá trình giảng dạy học tập cũng chưa được Bộ Giáo dục chấp nhận. Ngoài ra, như Viện Nghiên cứu Phật học Trung Hoa do Bộ Giáo dục duyệt hồ sơ đăng ký, nhưng vẫn không có cách nào nhận được công văn đào tạo nghiên cứu sinh do Bộ Giáo dục cấp. Như thế tạo nên rất nhiều trở ngại đối với sự phát triển giáo dục tôn giáo của Đài Loan.
May mắn là cuối năm 2000, Bộ Giáo dục tổ chức Hội nghị về các vấn đề liên quan đến giáo dục tôn giáo, bàn về những điều kiện để nhập các Học viện Thần học, Phật học vào hệ thống giáo dục đại học. Thông qua sự nỗ lực của các tôn giáo tại Đài Loan, đặc biệt là Phật giáo, tháng 3 năm 2004, Viện Lập pháp thông qua việc chỉnh sửa Điều 9 Luật thành lập trường học tư lập, khác với những Học viện hoặc Khoa Tôn giáo lấy việc nghiên cứu học thuật đa tôn giáo làm mục tiêu; cho phép các trường Đại học tư lập hoặc pháp nhân tôn giáo mở “Học viện Nghiên cứu và tu học Tôn giáo” cho các tôn giáo riêng rẽ, cấp học vị tôn giáo, bồi dưỡng đội ngũ chức sự tôn giáo và nhân tài tôn giáo. Đồng thời cho học viên tham gia nghi thức tôn giáo để làm căn cứ cho việc mở các khóa “tu hành”. Cho nên giáo dục tôn giáo của một tôn giáo đơn nhất ở Đài Loan mới có khả năng kết hợp học thuật “nghiên cứu” với thực tiễn “tu hành”.2
Để khái quát về các trường đại học do Phật giáo Đài Loan thành lập, người viết xin giới thiệu 7 trường theo vị trí địa lý của Đài Loan từ Bắc đến Nam: Học viện Pháp Cổ, Đại học Hoa Phạm, Đại học Phật Quang, Đại học Huyền Trang, Đại học Từ Tế, Đại học Khoa học Kỹ thuật Từ Tế, Đại học Nam Hoa.

- Thích Huệ Mẫn, Chia sẻ kinh nghiệm học Phật, Hầu Khôn Hoằng, Trác Tuân Hoằng thực hiện, tại Đài Loan, Đài Bắc, Văn hóa Pháp Cổ, 2015, 206.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1. HỌC VIỆN PHÁP CỔ
Học viện Pháp Cổ (法鼓學院 - Dharma Drum Institute of Liberal Arts, viết tắt là DILA), sáng lập vào năm 2007, là một học viện tư thục, địa chỉ tại khu vực Kim Sơn, thành phố Tân Đài Bắc, Đài Loan, có tiền thân là sở nghiên cứu Phật học Trung Hoa, do Hòa thượng Thánh Nghiêm thành lập.
Ngày 18/7/2014, Bộ Giáo dục tổ chức hội đồng sáp nhập Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ và Học viện Phật giáo Pháp Cổ, thông qua báo cáo tóm tắt của đại diện pháp nhân của trường Pháp Cổ và trả lời những câu hỏi của thành viên hội đồng đưa ra, do hội đồng quyết nghị: thông qua việc sáp nhập hai trường, tên trường là Học viện Văn Lý Pháp Cổ. “Đại nguyện hưng học” của pháp sư Thánh Nghiêm - người sáng lập ra Pháp Cổ Sơn cuối cùng đã thành hiện thực.
Học viện Phật giáo Pháp Cổ sẽ tiếp tục lấy danh nghĩa của Lớp Cử nhân, Lớp Thạc sĩ, Lớp Tiến sĩ của khoa Phật giáo học Học viện Văn Lý Pháp Cổ để chiêu sinh. Còn Học viện Tự nhiên Xã hội Pháp Cổ thì lấy danh nghĩa của Tổ xã hội nhân văn Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ để chiêu sinh. Mùa xuân năm 2015, bắt đầu chiêu sinh bốn lớp Thạc sĩ: Giáo dục cuộc sống, Tái tạo cộng đồng, Xã hội - Doanh nghiệp và sáng tạo, Môi trường và Phát triển. Mùa thu năm 2015 sinh viên sẽ nhập học.
Để chuẩn bị mở “Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ”, từ tháng 9/1993, Pháp sư Thánh Nghiêm đã mời Giáo sư Lý Chí Phu làm Chủ nhiệm Văn phòng trù bị; tháng 10/1997, Giáo sư Tằng Tề Quần đảm nhiệm; tháng 8/2007, Giáo sư Lưu An Chi tiếp nhận; Tháng 02/2012, Hòa thượng phương trượng Quả Đông lại mời Giáo sư Tằng Tề Quần làm Chủ nhiệm Văn phòng trù bị. Trong thời gian Giáo sư Lưu An Chi làm Chủ nhiệm, đã từng gửi hồ sơ lên Bộ Giáo dục xin Văn phòng trù bị Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ trực tiếp thành lập Đại học Pháp Cổ. Trong nhiệm kỳ của mình, Giáo sư Tằng Tề Quần cũng đã từng nộp hồ sơ xin trực tiếp sáp nhập Văn phòng trù bị Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ và
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Học viện Phật giáo Pháp Cổ thành Đại học Pháp Cổ. Nhưng Bộ Giáo dục cũng không có cách nào tháo gỡ quy định của nhà nước và thông lệ: quá trình thành lập “Đại học” tư thục bắt buộc phải trải qua giai đoạn “Học viện”, có những điều kiện như hiệu quả giáo dục tốt và phải có thành tích chứng minh cụ thể và chế độ vận hành công tác hành chính của trường hoạt động bình thường thì mới có thể nộp hồ sơ xin thành lập “Đại học”. Do đó, chúng tôi không thể trực tiếp lấy tên trường là “Đại học Pháp Cổ”.
Nên ngày 28/7/2014, Hội đồng sáp nhập Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ và Học viện Phật giáo Pháp Cổ, đã đưa ra ý kiến đặt tên trường là Học viện Pháp Cổ, bởi vì như thế sẽ gọn nhẹ hơn tên Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ, nhưng Bộ Giáo dục nêu ra khó khăn được quy định tại Điều 5, Luật thành lập trường tư thục là: “Tên của trường tư thục, phải thể hiện rõ loại hình, đẳng cấp và pháp nhân của trường”, quy định tên của trường bắt buộc phải thể hiện được “loại hình”. Do đó, chúng tôi mới đưa ra ý kiến lấy tên trường là “Học viện Tự nhiên Xã hội Pháp Cổ” để hội đồng của Bộ Giáo dục có thể thông qua hồ sơ sáp nhập trường.
Như đã nói ở trên, tháng 9/1993, Phòng trù bị Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ được thành lập được là vì quy định về thành lập Học viện Xã hội Nhân văn tư thục của nhà nước thời đó thông thoáng, nên Đại học Viện giáo dục của Pháp Cổ Sơn có thể triển khai. Nhưng, xét từ khó khăn trước mắt của giáo dục đại học ở Đài Loan lúc đó: 1. Xu thế xã hội về gia đình ngày càng sinh ít con dẫn đến nguồn học sinh mỗi năm một giảm; 2. Số lượng trường đại học (hiện lúc đó đã có 171 trường đại học) đã bão hòa. Cạnh tranh về nguồn lực giáo dục giữa 62 trường công lập và 109 trường tư thục của Đài Loan ngày càng gay gắt. Để đối phó với tình thế “nguồn học viên giảm”, “cạnh tranh về nguồn tài nguyên”, hệ thống Pháp Cổ Sơn quyết định sáp nhập hai trường Học viện Tự nhiên Xã hội Pháp Cổ và Học viện Phật giáo Pháp Cổ để đạt được hiệu quả “tập trung nguồn lực” và “phát triển đặc sắc”.
Sau khi hai trường sáp nhập, Học viện Xã hội Nhân văn phải có
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
quy mô 5.000 sinh viên trở lên mới có thể duy trì và phát triển, cũng là để hoàn thành sự mong mỏi của Pháp sư Thánh Nghiêm - người sáng lập trường: “Là nơi phát nguồn của năng lượng lương thiện, có thể vì xã hội của chúng ta mà bồi dưỡng giáo dục nhiều hơn nữa những hạt giống tĩnh lặng hóa lòng người” và có được đặc sắc “nhỏ nhưng đẹp”. Phương hướng quy hoạch phát triển: học viên khoảng vài trăm người, có thể thực thi “tất cả ở ký túc xá, lớp học ít người”, trường học giống như gia đình, xây dựng môi trường học tập tự chủ nhưng hòa hợp, đào tạo việc tu dưỡng hằng ngày những lĩnh vực có liên quan, sự quan tâm đến sự sống và nhân tài lãnh đạo các cấp cống hiến cho xã hội.
Về phương diện nghiên cứu và giảng dạy, lấy đội ngũ cán bộ giảng viên vốn có từ thời kỳ của Viện Nghiên cứu Phật học Trung Hoa gồm Tổ Phật học Ấn Độ, Tổ Phật học Trung Quốc, Tổ Phật học Tây Tạng dung hợp với tinh hoa của Phật giáo Hán truyền, Nam truyền và Tạng truyền, đã khai sáng kỷ nguyên mới của việc nghiên cứu và tu học Phật giáo. Lấy những môn học thông tin Phật học vốn có mở rộng thành “Tổ thông tin Phật học” để bồi dưỡng nhân tài về hệ thống quản lý tri thức và kinh tạng Phật học điện tử. Đồng thời cũng chú trọng đào tạo ngôn ngữ Phật điển như tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng và tăng cường học tập tiếng Anh, tiếng Nhật, hy vọng tương lai có thể xây dựng môn học Phiên dịch Phật điển.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, do Học viện Nghiên cứu và Tu học Tôn giáo có thể làm căn cứ để mở học phần “Tu hành”. Từ đây, cơ sở giáo dục tôn giáo của một tôn giáo đơn nhất ở Đài Loan có thể kết hợp “nghiên cứu” học thuật và thực tiễn “tu hành”. Về phương diện này, Học viện Phật giáo Pháp Cổ có nguồn lực rất tốt để vận dụng. Các khóa tụng kinh sáng tối, tọa thiền, đồng tu định kỳ của Viện Phật học và Tăng đoàn là các bài học thường xuyên để bồi dưỡng thói quen tu hành. Đồng thời, kết hợp nguồn tài nguyên giáo dục Khu giáo dục Phật giáo quốc tế Pháp Cổ Sơn, tiến hành thảo luận mang tính lý luận và sự khảo sát về diễn tiến lịch sử của các hành môn như tu thiền, nghi lễ, hoằng hóa, v.v… từ đó thành lập
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
chỉ số thực tiễn tu hành, dần dần tạo dựng khuynh hướng học tập coi trọng cả nghiên cứu và tu hành, phát triển dung hòa giữa truyền thống và đổi mới.
Quy hoạch và thực thi “Chương trình tu học” của Học viện Phật giáo Pháp Cổ, được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tên môn học |
Số tín chỉ |
Năm học |
1. Tụng kinh sáng và tối, ngồi thiền sáng và tối hoặc cộng tu định kỳ |
2 |
Năm 1-2 |
2. Môn học bắt buộc chung: Nghiên cứu và tu học Giới - Định - Tuệ |
2 |
Năm thứ 1 |
- Các môn chuyên đề tự chọn (chọn ít nhất 1 trong 5 môn)
- Chuyên đề tu thiền: (thiền pháp, niệm Phật, chỉ quán) và thân tâm học Phật giáo (y học và tâm lý học), Yoga
- Chuyên đề nghi lễ: Sám pháp, Yết ma, Tụng tán kinh kệ, Phật sự và âm nhạc Phật giáo, Hý kịch (biểu diễn nghệ thuật)
- Chuyên đề hoằng hóa: Phổ biến rộng rãi Phật học, Cứu trợ nhân đạo, chăm lo hậu sự, Phát triển xã hội và Quản lý hành chính.
- Chuyên đề Nghệ thuật Phật giáo: Vườn cảnh chùa viện, Kiến trúc Phật giáo, Mỹ thuật Phật giáo (Nghệ thuật thị giác)
- Nghiên cứu chuyên đề tổng hợp về tu tập
|
2 |
Năm thứ 2-3 |
4. Báo cáo tốt nghiệp (Graduation Presentation) có thể phối hợp với luận văn tốt nghiệp, hoặc phối hợp với môn bắt buộc chung, chuyên đề tự chọn; kiểm tra tập kế hoạch báo cáo tốt nghiệp, so sánh với quá trình báo cáo luận văn tốt nghiệp. |
2 |
Năm thứ 2-3 |
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Quy hoạch và thực thi “Chương trình tu học” của Học viện Phật giáo Pháp Cổ là theo quan điểm “Giáo dục lấy người học làm trung tâm” (Learner/Student - Centered Teaching and Learning). Quan điểm này trong giới giáo dục ở phương Tây gắn liền với sự hưng khởi của ngành tâm lý học nhân văn (Humanistic Psychology) vào khoảng nửa sau thập niên 1940. Đặc biệt là chủ trương “lấy sinh viên làm trung tâm của sự giáo dục” (Student - Centered Teaching) do nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers đề xuất trong giáo dục. Để học viên có thể tự chủ quy hoạch thì nội dung học tập phải có quan hệ mật thiết đến đời sống của bản thân mình. Bồi dưỡng năng lực tự phát hiện bản thân và đối diện với vấn đề. Kết hợp dùng phương pháp “tự tay mình thực hiện” (Hands-on Activities), học tập phương thức lấy thảo luận tập thể và hoạt động tập thể để giải quyết vấn đề; Chú trọng phương pháp tự đánh giá hoặc đánh giá nội tại. Do đó, giảng viên cần phải tích cực để trở thành người thúc đẩy học viên tự học (Facilitator), giúp đỡ học viên tìm câu trả lời và khám phá vấn đề mới, tạo nên môi trường học tập tôn trọng lẫn nhau. Tạo sự tín nhiệm và đầy thiện ý giữa thầy và trò, sẽ không vì sự hiểu biết còn có hạn mà cảm thấy trở ngại và chán nản. Giảng viên không nhất định phải “dốc hết lòng truyền thụ” làm mục tiêu dạy học. Điều quan trọng hơn là bồi dưỡng sự hứng thú trong việc tự tìm tòi khám phá, trải nghiệm cảm giác thành tựu trong từng giai đoạn. Từ tự thân phát hiện đến tùy cơ ứng biến giải quyết vấn đề, bồi dưỡng động cơ và năng lực học tập suốt đời cho học viên.
Khẩu hiệu truyền thống của Học viện Phật giáo Pháp Cổ là “Bi Trí hòa kính” làm năng lực cốt lõi của học tập. Mục tiêu là học viên sẽ kết hợp “nghiên cứu” học thuật và thực tiễn “tu hành”, trở thành nhân tài mang lại lợi ích cho mình và mọi người. Do đó, học viên sau khi tu tập các khóa học “nghiên cứu, tu học các khóa cố định sáng tối” và “nghiên cứu, tu học tinh yếu giới, định, tuệ” của năm thứ nhất, có thể chọn ít nhất một môn tự chọn (hai học kỳ, hai tín chỉ) trong năm môn “nghiên cứu, tu học chuyên đề” đã nêu ở trên. Có thể phối hợp với luận văn tốt nghiệp, hoàn thành kết quả của “Báo cáo tốt nghiệp”.
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Quan điểm thiết kế chương trình là “giáo dục lấy người học làm trung tâm”, hy vọng rèn luyện cho học viên thói quen tự chủ học tập suốt đời. Cho nên, các chuyên đề nghiên cứu và tu học lấy việc học viên tự lên kế hoạch, thực hiện và kế hoạch học tập có liên quan đến “thể hiện tốt nghiệp” làm mục tiêu của giáo trình. Nhiệm vụ của các giảng viên giảng dạy các môn chuyên đề nghiên cứu và tu học là:
- Hỗ trợ học viên lên kế hoạch, thực hiện và kế hoạch học tập có liên quan đến “Báo cáo tốt nghiệp” (lấy mục tiêu: học để sử dụng được, học đi cùng với chí hướng lập thân lập nghiệp, học gắn liền với việc hoạch định sinh kế làm chính).
- Hỗ trợ học viên tìm giảng viên hướng dẫn “Báo cáo tốt nghiệp” (cũng có thể là giảng viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp).
Do đó, phương thức tiến hành các chuyên đề nghiên cứu và tu học được chia ra thành “Thời gian học tập chung” và “Thời gian học tập cá nhân”. Thời gian học tập chung được sắp xếp: giới thiệu và điều chỉnh chương trình đầu học kỳ, học viên trước tiên sẽ (có thể tranh thủ thời gian nghỉ đông, nghỉ hè) vạch ra việc chia sẻ kế hoạch học tập, kết quả học tập giữa học kỳ hoặc mời chuyên gia, học giả đến diễn giảng những chuyên đề không định kỳ và cả việc chia sẻ kết quả học tập cuối kỳ.
Thời gian học tập cá nhân do học viên dựa vào kế hoạch học tập do mình vạch ra để sắp xếp “thời gian học tập cá nhân”. Ví dụ: căn cứ vào thư mục đã vạch ra, bằng phương pháp tự học hoặc qua các nhóm đọc sách để đọc - nghiền ngẫm những điển tịch có liên quan; Hoặc tham gia hội thảo có liên quan, các hoạt động có liên quan như tu thiền, các buổi tổ chức họp mặt của tăng ni…; Hoặc đi học tập thực tế tại các cơ quan đơn vị có liên quan; Hoặc nếu có vấn đề gì có thể sắp xếp hẹn thời gian để trao đổi với giảng viên phụ trách.
- ĐẠI HỌC HOA PHẠM
Đại học Hoa Phạm (華梵大學 - Huafan University) thành lập năm 1990 với tên gọi Học viện Công nghệ Hoa Phạm; Năm 1993 đổi tên thành Học viện Nhân văn Khoa học Kỹ thuật Hoa Phạm;
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Năm 1997 đổi tên thành Đại học Hoa Phạm, có địa chỉ tại quận Thạch Định, thành phố Đài Bắc, một trường đại học tổng hợp.
Đây là mô hình một trường đại học tổng hợp. Trong khu vực Đại học Hoa Phạm có Trường Phật học Liên Hoa. Đứng về mặt xã hội thì Trường Đại học Hoa Phạm chuyên đào tạo nhân tài với những khoa học xã hội. Trường Phật học Liên Hoa chuyên về học Phật, nhằm bồi dưỡng và đào tạo tăng tài, ngoài ra còn đào tạo những nữ nhân phát tâm học Phật. Hai trường này được khai sáng bởi vị Ni trưởng Hiểu Vân.
Ni trưởng Hiểu Vân là một nhà giáo dục, một nhà tôn giáo và cũng là một hoạ sĩ nổi tiếng. Lúc chưa xuất gia, sư là một hoạ sĩ nổi tiếng, từng chu du qua nhiều nước để dạy hội họa, trong đó đến hầu hết các nước thuộc vùng Đông Nam Á triển lãm tranh vẽ của mình. Đặc biệt vào năm 1947, sư có đến thành phố Hồ Chí Minh triển lãm, lúc đó báo chí đăng tin nói về nữ hoạ sĩ Du Vân Sơn (thế danh của Ni trưởng Hiểu Vân).
Trường nằm trên đỉnh núi có phong cảnh tự nhiên, kết hợp với kiến trúc thiền vị tao nhã. Cảnh đẹp tự nhiên sẽ làm người đến đây khởi ngộ tâm linh. Ni trưởng Hiểu Vân đã đề xướng giáo dục hòa mình vào cảnh đẹp thiên nhiên, từ đó thiết lập ra lớp học ngoài vườn trường, hướng dẫn sinh viên cảm nhận cảnh vật bên ngoài thiên nhiên được miêu tả trong kinh điển, cho đến Đức Phật và đệ tử đã tu đạo và giác ngộ như thế nào khi hòa nhập với núi rừng. Ni trưởng dẫn dắt học sinh đến những lớp học trong tự nhiên, thường ở trong rừng trúc, trong những đình hóng mát ngâm thơ thiền và thơ đời Đường đời Tống có hàm ý thiền vị với học sinh, và giúp họ cảm nhận được niềm vui ở trong đó.
Ni trưởng Hiểu Vân suy nghĩ thấu suốt về giáo dục, với kinh nghiệm phong phú về dạy học và thành lập trường lớp, là một nhà giáo dục ưu tú và vĩ đại, người đã đề xuất “trong nhà Phật kiên quyết xem người xuất gia là chủ thể”. Ni trưởng rất coi trọng giáo dục tăng đoàn, cho rằng “có kiện toàn được giáo dục tăng đoàn hay không là vấn đề liên quan mật thiết đến sự tồn vong của Phật giáo”. Ni trưởng
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Hiểu Vân biết sứ mệnh của Tăng nhân và người thế tục hoàn toàn khác nhau, cho nên đã có thái độ rất nghiêm túc đối với vấn đề giáo dục Tăng đoàn, sư phát nguyện xuất gia không làm trụ trì, không xây chùa lớn, mà chỉ chuyên tâm nghiên cứu về giáo dục Phật giáo, lấy bản thân làm gương, nguyện bản thân trở thành một tăng nhân tự giác giác tha.
Các ngành đào tạo của đại học Hoa Phạm:
-
- Học viện Nhân văn và Nghệ thuật:
- Khoa Mỹ thuật và sáng tác
- Khoa Triết học
- Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Văn học Trung Quốc
- Sở Nghiên cứu Tư tưởng Nhân văn Đông phương.
- Học viện Khoa học Kỹ thuật và Trí tuệ cuộc sống
- Khoa Kỹ thuật và Trí tuệ cuộc sống
- Khoa Công trình cơ điện
- Khoa Công trình điện tử
- Khoa Kỹ thuật Công nghiệp và Thông tin Kinh doanh
- Khoa Quản lý thông tin
- Học viện thiết kế và sáng tạo
- Khoa Thiết kế trí tuệ cuộc sống
- Khoa Nhiếp ảnh và thiết kế ảo
- Khoa Kiến trúc
- Khoa Thiết kế Công nghiệp
- Khoa Cảnh quan và thiết kế môi trường
- Học viện Phật giáo
- Khoa Nghệ thuật Phật giáo
- Khoa Phật giáo
Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu: Trung tâm Ngoại
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
ngữ, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục nhân văn, Trung tâm Giáo dục truyền thông, Trung tâm Nghiên cứu Pháp sư Hiểu Vân, Trung tâm Nghiên cứu thư pháp, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa tư sản, Trung tâm Nghiên cứu phát triển núi đồi.
Sau khi Ni trưởng Hiểu Vân viên tịch, Trường Phật học Liên Hoa do pháp tử kế thừa là Ni trưởng Tu Từ tiếp tục sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài. Thể chế điều hành của trường đại học thì được Bộ Giáo dục và các vị giáo sư tiến sĩ cùng các nhà quản lý của trường điều hành.
- ĐẠI HỌC PHẬT QUANG
Đại học Phật Quang (佛光大學 Fo Guang University,F.G.U) do Đại lão Hòa thượng Tinh Vân sáng lập, thuộc Bộ Giáo dục Đài Loan. Đây là trường đại học hàng đầu khu vực Lan Dương, trường tọa lạc trên núi thôn Lâm Mĩ, xã Tiêu Khê, huyện Nghi Lan, độ cao 430m so với mực nước biển, địa thế tích tụ linh khí núi sông, với các lớp học thân thiện môi trường, quy mô các lớp có số lượng sinh viên ít, nhưng có tỷ lệ thầy trò chuẩn nhất nước, đem đến cho học viên một môi trường học tập khoa học lý tưởng.
Năm 1993, Đại học Phật Quang được phê chuẩn thành lập, trải qua 7 năm xây dựng, năm 2000 trường chiêu sinh với danh nghĩa Học viện Xã hội Nhân văn Phật Quang. Từ năm 2000, Bộ phận Đại học chính thức tiếp nhận sinh viên, áp dụng chế độ các lớp nhỏ, mỗi khoa tiếp nhận khoảng 30 đến 40 sinh viên. Tháng 8 năm 2006, trường đổi tên thành Đại học Phật Quang. Hiện tại Đại học Phật Quang có Học viện Nhân văn, Học viện Quản lý và Khoa học xã hội, Học viện Sáng chế và Khoa học kỹ thuật, Học viện về Tư liệu sản xuất LOHAS (lối sống lành mạnh và bền vững) và Học viện Phật giáo, trực thuộc năm học viện có 15 khoa, (trừ khoa Ăn chay và sức khỏe, các khoa đều có các lớp đào tạo thạc sĩ), các Khoa Ứng dụng và Văn học Trung Quốc và Khoa Phật học có các lớp đào tạo tiến sĩ. Đại học Phật Quang có hệ đào tạo Thạc sĩ Phật học bằng tiếng Anh, tiếng Trung; Tiến sĩ Phật học bằng tiếng Trung.
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Đại học Phật Quang lấy lời dạy “Nghĩa chính đạo từ” của Đại sư Tinh Vân làm phương châm giảng dạy, “Nghĩa” tức là thông qua việc chuyển hóa nhận thức nội tại thành tri thức hữu dụng, có khả năng làm chủ tư duy và phán đoán độc lập; “chính” là biết thế nào là đúng và biết cách phải làm thế nào cho đúng; “Đạo” là tìm cầu chân lý, tiếp thu tri thức; đồng thời “Từ” là luôn có tâm biết ơn và hỷ xả, quan tâm đến xã hội, phục vụ cộng đồng.
Năm trường đại học của hệ thống Trường Đại học Phật Quang có tần suất giao lưu học thuật giữa thầy và trò cao. Đại học Phật Quang đặc biệt chú trọng việc hợp tác giáo dục quốc tế, đã ký hiệp định giao lưu học thuật với 15 trường đại học nổi tiếng, khuyến khích các sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoạt động tình nguyện tại nước ngoài trong một thời gian ngắn hoặc trên một học kỳ, giao lưu học hỏi, thậm chí là có cơ hội du học nước ngoài. Trường đã cùng Đại học Tây Lai tại Mỹ ký kết kế hoạch đào tạo 2 cộng 2, sinh viên của Đại học Phật Quang có thể học tại trường 2 năm, và học tại Đại học Tây Lai 2 năm, sau khi tốt nghiệp có thể nhận bằng tốt nghiệp của cả 2 trường.
Đại học Phật Quang sáng lập trên cơ sở Viện nghiên cứu, trước tiên là có các lớp thạc sĩ, tiến sĩ, sau đó tiến hành chiêu sinh Bộ phận Đại học. Đây là cách làm tiên tiến, chưa từng có trong lịch sử giáo dục Đài Loan. Các sinh viên đại học là nguồn nghiên cứu sinh sau này, được dìu dắt theo cách hướng dẫn nghiên cứu sinh ngay từ những ngày đầu vào trường, đồng thời trường cũng đẩy mạnh mối liên kết thầy trò.
Đại học Phật Quang tuy là một trường mới thành lập, nhưng rất chú trọng tinh thần truyền thừa mang tính lịch sử, quy tụ nguồn giảng viên ưu tú trên toàn cầu, thúc đẩy tinh thần học tập và tìm cầu tri thức nơi mỗi sinh viên bằng cách tiếp thu kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ giảng viên quốc tế.
Đại học Phật Quang thành lập trường trên tinh thần Nhân văn, phát huy truyền thống giáo dục Trung Hoa, hòa nhập vào xu thế phát triển của thế giới, trên cơ cấu đại học hiện đại nhưng vẫn thể
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
hiện truyền thống của các trường học thời Tống Minh, nói cách khác Đại học Phật Quang là trường đại học truyền thống nhưng mang ý vị hiện đại và cũng chính là ngôi trường thực tiễn hiện đại nhưng mang đầy tinh thần truyền thống.
Dưới đây là 5 trường trực thuộc: Đại học Phật Quang (Nghi Lan
- Đài Loan), Đại học Nam Hoa (Gia Nghĩa - Đài Loan), Đại học Tây Lai (Mỹ), Đại học Nam Thiên (Australia), Đại học Quang Minh (Phillippines) đều thuộc hệ thống đại học do Hòa thượng Tinh Vân sáng lập. Do vậy, sau khi tốt nghiệp tại Đại học Phật Quang có thể xin học bổng chuyển tiếp sang 4 trường còn lại.
Phương châm đào tạo: Với lời giáo huấn “nghĩa chính đạo từ” và tinh thần “giáo dục toàn diện, trường học thân thiện, học tập suốt đời”, trường đã đào tạo ra những nhân tài cho xã hội, có “phẩm đức, phẩm chất, phẩm vị” vừa có tri thức lại vừa hiểu lễ nghĩa, trường tuy nhỏ nhưng tinh tế chất lượng cao.
Mục tiêu giáo dục: Quan tâm đến sinh mệnh, chân thành với con người, tôn trọng nghề nghiệp, hòa đồng với tập thể, gắn kết quan hệ giữa tập thể và cộng đồng. Nâng cao đời sống, rèn luyện đạo đức, truy tìm thực tiễn cuộc sống hướng thiện. Khai thác sinh kế, nhấn mạnh đào tạo năng lực chuyên môn, chú trọng phát triển bền vững ý chí gây dựng sự nghiệp.
Các tố chất cơ bản: Thái độ đối nhân xử thế uyển chuyển, quan niệm cùng chung sống hài hòa với tự nhiên. Niềm tin hướng tới xã hội và phục vụ cộng đồng. Ý niệm học tập cả đời và nghị lực học tập bề sâu. Giáo dục tố chất về công nghệ thông tin và ngữ văn.
Năng lực trọng tâm: Khả năng đối thoại và điều hòa. Năng lực lên kế hoạch và tổ chức. Năng lực tư duy và phán đoán độc lập. Năng lực chuyên môn và khả năng giải quyết các vấn đề.
Đơn vị học thuật: Học viện Khoa học kỹ thuật và sáng chế, Học viện Phật giáo, Học viện Nhân văn, Học viện Tư liệu sản xuất LOHAS, Học viện Quản lý và khoa học xã hội.
Trung tâm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu tình hình xã
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
hội, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và các vấn đề công cộng, Trung tâm Triết học Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu văn học Hán văn thế giới, Trung tâm Nghiên cứu Nguyên Minh Thanh, Trung tâm Nghiên cứu du lịch tương lai, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu tổ chức phi lợi nhuận, Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Á châu, Trung tâm Nghiên cứu về sinh mệnh học, Trung tâm Nghiên cứu đánh giá tài sản, Trung tâm Nghiên cứu truyền bá Lan Dương, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa thổ dân và sự truyền bá, Trung tâm Nghiên cứu truyền bá sinh thái bảo vệ môi trường, Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật nhân văn.
- ĐẠI HỌC HUYỀN TRANG
Đại học Huyền Trang (玄奘大學 Hsuan Chuang University - HCU) là một trường đại học Phật giáo tư nhân thuộc thành phố Tân Trúc, Đài Loan, tiền thân là Học viện Xã hội Nhân văn Huyền Trang. Trường được thành lập vào năm 1997 bởi Hòa thượng Liễu Trung và được đặt tên cho Tam tạng Pháp sư Huyền Trang. Năm 2009, đổi tên thành Đại học Huyền Trang, bao gồm Học viện Khoa học Xã hội, Học viện Quản lý Du lịch, Học viện Truyền thông, Học viện thiết kế.
Phương châm giáo dục của trường: Nghiên cứu học thuật, bồi dưỡng nhân tài, truyền trao tri thức, đề cao chân lý chính tri chính kiến, tịnh hóa nhân tâm, phục vụ xã hội, xúc tiến đất nước phát triển. Đề cao Đức, Trí, Cần, Nghị. Trong đó: Đức: Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp; Trí: có hoài bão trí tuệ và từ bi; Cần: cần mẫn phấn đấu tự giác; Nghị: kiên nghị tự cường.
Đại học Huyền Trang đã giành được các khoản tài trợ từ Dự án xuất sắc của Bộ Giáo dục trong nhiều năm. Đội ngũ giảng viên chất lượng, đề cao những sinh viên xuất sắc, liên tục đổi mới và phát triển phương pháp dạy học.
Mùa hè năm 2005, Đại học Huyền Trang đã được công nhận là một trong những trường tốt nhất trong các trường Đại học tư thục được thành lập trong Cuộc đánh giá Học thuật Quốc gia.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Đại học Huyền Trang đã được Bộ Giáo dục công nhận những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực giáo dục sau khi nhận được khoản tài trợ cho việc thúc đẩy Đại học xuất sắc vào năm 2006.
Các ngành đào tạo:
Học viện Truyền thông gồm các khoa: Truyền thông đại chúng, Phát thanh truyền hình và Báo chí, Nghệ thuật Biểu diễn và Truyền thông.
Học viện Thiết kế và Nghệ thuật gồm các khoa: Thiết kế Truyền thông Trực quan, Nghệ thuật Thiết kế sáng tạo, Thiết kế thời trang.
Học viện khoa học Xã hội gồm các khoa: Công tác xã hội, Tâm lý học ứng dụng, Luật, Tôn giáo và văn hóa, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức giáo viên.
Học viện Quản trị Khách sạn và Quản lý Quốc tế gồm các khoa: Quản trị Kinh doanh, Quản lý Thông tin, Ngoại ngữ Ứng dụng, Quản lý Khách sạn.
Trung tâm nghiên cứu:
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng luân lý, Trung tâm Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Đông phương, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục phát triển cộng đồng dân tộc, Trung tâm Nghiên cứu chính sách xã hội, Trung tâm Nghiên cứu điều tra xã hội, Trung tâm Nghiên cứu truyền thông, Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và phát triển xã hội, Trung tâm Nghiên cứu người Khách Gia, Trung tâm Nghiên cứu Huyền Trang, Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kiều, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục người trưởng thành và phục vụ xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Pháp luật, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục luân lý sinh mệnh, Trung tâm Quan tâm xã hội và bảo hộ tư pháp Tân Trúc, Trung tâm Nghiên cứu giao lưu văn hóa Trung Quốc và Đài Loan.
- ĐẠI HỌC TỪ TẾ
Đại học Từ Tế (慈濟大學 – Tzu Chi University) - hoạt động dưới hình thức Pháp nhân tài chính tự chủ, gọi tắt là Từ Đại - là
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
đại học Phật giáo thuộc thành phố Hoa Liên huyện Hoa Liên Đài Loan, do Quỹ sự nghiệp từ thiện Phật giáo quyên góp tài trợ thành lập. Đây là một trong số ít trường ở Đài Loan còn giữ chế độ mặc đồng phục. Trường có tỷ lệ thầy trò thấp (trừ các giảng viên part time, tỷ lệ giáo sư /sinh viên là 1/5).
Tháng 10 năm 1994, sáng lập Viện Y học Từ Tế.
Tháng 8 năm 1998, đổi tên thành Học viện Khoa học xã hội nhân văn và Y học Từ Tế.
Tháng 8 năm 2000, đổi tên thành Đại học Từ Tế, bao gồm Học viện Y, Học viện Khoa học sinh mệnh, Học viện Khoa học xã hội và Truyền bá giáo dục.
Tháng 9 năm 2000, chính thức thành lập Trường Trung học cao cấp thuộc Đại học Từ Tế và Trường Tiểu học Quốc dân thực nghiệm thuộc Đại học Từ Tế.
Năm 2002, thành lập trường mẫu giáo gắn với Trường Tiểu học Quốc dân thực nghiệm thuộc Đại học Từ Tế.
Tháng 9 năm 2007, xây dựng thêm khuôn viên Học viện Khoa học xã hội (khuôn viên Giới Nhân).
Tháng 8 năm 2011, Trung học cao cấp thuộc Đại học Từ Tế và Trường Tiểu học Quốc dân thực nghiệm thuộc Đại học Từ Tế hợp nhất lại thành Trung học cao cấp thuộc Đại học Từ Tế (bao gồm các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, có trường mẫu giáo đi kèm).
Các phòng và các trung tâm nghiên cứu: Phòng Nghiên cứu sức khỏe dân nguyên trú (dân bản địa hoặc dân tộc thiểu số); Trung tâm Kiểm tra thuốc cho vận động viên; Phòng Nghiên cứu ADN nhân loại cổ; Trung tâm Thực nghiệm trên động vật; Phòng nghiên cứu thần kinh tự chủ.
Đặc biệt là có Sở Nghiên cứu Tôn giáo và Nhân văn. Mục đích giáo dục đào tạo nhân tài nghiên cứu tôn giáo trong các phương diện: học thuật, giáo dục và phục vụ; nghiên cứu mối liên quan
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
giữa: nội dung tín ngưỡng, thực hành tín ngưỡng và trị liệu, lấy nội dung trong Kinh điển làm nền tảng, trong quá trình áp dụng thực tiễn cuộc sống, bao gồm kinh nghiệm trị liệu giúp mình giúp người, từ đó phát triển lý luận học thuật, ứng dụng vào các lĩnh vực: điều trị, giáo dục, từ thiện, tư vấn tâm lý, văn hóa, nâng cao thực tiễn lý luận và trí tuệ, xuyên suốt trong tu tập cho bản thân và giúp đỡ mọi người. Hình thành những nét đặc sắc như sau:
-
- Từ góc độ khoa học về tư tưởng, kinh điển, triết học, nhân loại học, tâm lý học và hiện tượng học, nghiên cứu: giáo lý giáo nghĩa của tôn giáo; kinh nghiệm tín ngưỡng tôn giáo, bao quát cách thức giúp đỡ trị liệu nỗi khổ đau của con người trong xã hội.
- Lấy việc nghiên cứu về thực tiễn kinh nghiệm tôn giáo làm nền tảng, phát huy nghiên cứu tư tưởng. Từ đội ngũ giáo sư có chuyên môn cao nghiên cứu liên kết phát huy bao gồm các yếu tố: nhân văn, xã hội, lâm sàng; kết hợp với nhau để ứng dụng chuyên sâu liên ngành.
- Rèn luyện trang bị cho nghiên cứu sinh hiểu rõ toàn diện về kiến thức áp dụng vào cuộc sống, tuy không yêu cầu họ có tín ngưỡng tôn giáo, nhưng đầy đủ năng lực quan sát và hiểu rõ niềm tin tôn giáo, biết được sự khác nhau giữa người có hay không có tôn giáo về quan niệm thân thể tâm hồn của họ, tổng hợp những lĩnh vực khác nhau, hiểu sâu sự ảnh hưởng tác động của tôn giáo trong thế kỷ XXI.
Năng lực trọng tâm của sở nghiên cứu là căn cứ vào mục tiêu giáo dục “đào tạo nhân tài có khả năng hiểu biết về kinh điển và thực hành tôn giáo”, liên quan đến ba yếu tố “tín ngưỡng, thực tiễn và trị liệu” như dưới đây:
- Hình thành năng lực tự đọc hiểu kinh điển: đủ khả năng đọc hiểu chính xác kinh điển, nắm rõ phương pháp phân tích kinh điển, bao gồm yếu tố lịch sử phát triển, văn bản phái sinh, liên kết so sánh các văn bản khác nhau, và luận chứng nguồn gốc của nó.
- Năng lực hiểu biết hiện tượng tôn giáo: sử dụng phương
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
pháp từ thực tế tham dự và quan sát, mô tả được hiện tượng của kinh nghiệm tôn giáo, hiểu rõ nội dung thực tiễn cụ thể của tôn giáo, trải qua sự phê bình tư duy để đưa ra quan điểm lý luận.
- Năng lực lý luận phân tích trình bày liên quan trị liệu bệnh tật của tôn giáo: lấy dẫn chứng từ thực tế trong thực hành tôn giáo, tìm hiểu khả năng trị liệu, đem hoạt động tôn giáo như (nghi thức hành lễ, tu tập rèn luyện và đóng cửa nhập thất) kết hợp chuyển hóa trị liệu.
- Phát triển năng lực quan tâm thực hiện lý tưởng nhân văn: tham gia thực tế học hỏi kinh nghiệm từ các việc đem tình thương vào cuộc đời, sử dụng tài nguyên hiện có, như thu gom rác thải, chăm sóc trị bệnh từ thiện, hoạt động tín ngưỡng của đình chùa toàn quốc, thực tập phục vụ trong tôn giáo, từ đó phát triển nghiên cứu học thuật.
Căn cứ vào năng lực trọng tâm ở trên, đưa ra 4 chỉ tiêu dưới đây:
- Năng lực đọc hiểu kinh điển: đầy đủ kiến thức tương quan để nghiên cứu tôn giáo, bao gồm: tôn giáo học, nhân loại học, triết học và kinh điển Nho Phật Đạo; từ đó nâng cao phát triển năng lực đọc hiểu kinh điển.
- Năng lực hiểu biết hiện tượng tôn giáo: học tập quan sát điền dã và phương pháp phỏng vấn, mở rộng tầm nhìn về tôn giáo và nhân văn.
- Năng lực lý luận phân tích trình bày liên quan trị liệu tôn giáo: hiểu rõ hành động tín ngưỡng có thể đem lại hiệu quả trị liệu, ở trong thực tế cuộc sống, tìm hiểu phương pháp giảm trừ khổ đau và phát triển thực tiễn hạnh nguyện tôn giáo.
- Năng lực quan tâm thực hiện lý tưởng nhân văn: quan tâm hoàn cảnh khó khăn của mọi người, nâng cao năng lực tinh thần cho mọi người.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Mục tiêu giáo dục |
Năng lực cần thiết |
Chỉ tiêu năng lực |
Từ tri thức lý luận kết hợp lý tưởng từ bi giúp người, giáo dục đào tạo nhân tài đủ khả năng đọc hiểu kinh điển và thực hành tôn giáo. |
1. Hình thành năng lực đọc hiểu kinh điển. |
- Hiểu rõ kiến thức tương quan nghiên cứu tôn giáo.
- Từ phương diện thực tiễn hiểu được kinh điển.
|
2. Năng lực hiểu biết hiện tượng tôn giáo. |
- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu điền dã.
- Tầm nhìn nghiên cứu liên tôn giáo.
|
3. Năng lực lý luận phân tích trình bày liên quan trị liệu tôn giáo. |
1. Nghiên cứu hiện tượng trị liệu trong tôn giáo.
2. Phát triển thực tiễn lý luận hạnh nguyện tôn giáo. |
4. Năng lực quan tâm thực hiện lý tưởng nhân văn. |
- Hiểu rõ sự phát triển hiện tượng nhân văn.
- Hiện thực hóa lý tưởng nhân văn.
|
Trung tâm Ngôn ngữ học Đại học Từ Tế có các khóa học tiếng Hoa theo 4 kỳ nhằm phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trung tâm nâng cao trình độ hiểu biết cho sinh viên về văn hóa truyền thống và hướng sinh viên đi theo văn hóa riêng của trường là: tình yêu vĩ đại, lòng biết ơn, tôn trọng và quan tâm đến người khác.
Các lớp học nhỏ góp phần tăng cường sự tương tác giữa giáo sư và sinh viên, với điểm nhấn đồng thời vào bài giảng lẫn thảo luận, khuyến khích sinh viên tự giác trong học tập, Đại học Từ Tế cung cấp các hệ thống giáo dục đa phương tiện, trường cũng sử dụng hệ thống tương tác phản hồi để các giáo sư giảng dạy một cách sinh động và tạo ra giao tiếp hai chiều.
Đại học Từ Tế còn khuyến khích các giáo sư theo đuổi nuôi dưỡng đam mê nên tích cực phân bổ ngân sách thích hợp cho việc nghiên cứu, hỗ trợ cho các dự án.
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Đại học Từ Tế cung cấp giáo dục từ mẫu giáo cho đến tiến sĩ. Trường cam kết tăng cường nền tảng giáo dục tiểu học và trung học, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục sau trung học. Với lý tưởng về một nền giáo dục hoàn chỉnh, trường cố gắng phát triển đầy đủ cho học sinh cả về mặt chuyên môn lẫn phát triển cá nhân.
Đại học Từ Tế khuyến khích sinh viên tiếp tục học tập suốt đời nên cung cấp cho họ quyền truy cập vào một loạt các nguồn kiến thức có sẵn. Nhằm thực hiện ý tưởng về một nền giáo dục toàn diện, sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp với 33 tín chỉ giáo dục đại cương, ngoài các khóa học chính, nhà trường còn cung cấp các khóa học tự chọn trong năm lĩnh vực: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, khoa học xã hội và ngoại ngữ.
Khóa học nhân văn Đại học Từ Tế: sinh viên năm thứ nhất được yêu cầu tham gia “khóa học nhân sự và dịch vụ”. Điều này nhằm hướng dẫn sinh viên trau dồi trí tuệ của chính mình, trở thành một người chính trực và cảm thấy an tâm khi đối diện với cuộc sống. Học hỏi từ các tình nguyện viên khắp thế giới, sinh viên sẽ mở khóa tiềm năng trong tâm trí của chính họ khi họ nhận ra vẻ đẹp của việc giúp đỡ người khác.
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC KỸ THUẬT TỪ TẾ
Đại học Khoa học Kỹ thuật Từ Tế (慈濟科技大學 Tzu Chi University of Science and Technology) hoạt động dưới hình thức pháp nhân tự chủ về tài chính, là đại học tư thục tại Hoa Liên Đài Loan, có hai học viện và 5 khoa.
Phương châm giáo dục: từ, bi, hỷ, xả.
Thời gian thành lập: Năm 1989 thành lập Trường Cao đẳng Hộ lý, Khoa Hộ lý với chế độ học 2 năm.
Năm 1990 mở thêm Khoa Hộ lý hộ sinh với chế độ học 5 năm. Năm 1991 Khoa Hộ lý hộ sinh đổi thành Khoa Hộ lý.
Năm 1992 mở thêm Khoa Hộ lý lớp buổi tối với chế độ học 2 năm.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Năm 1995, mở thêm các Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Khoa Quản lý y tế với chế độ học 2 năm.
Năm 1996, mở thêm Khoa Khoa học kỹ thuật phóng xạ. Tăng thêm lớp Hộ lý dành cho học viên dân tộc thiểu số.
Năm 1999 đổi thành Học viện Kỹ thuật Từ Tế.
Năm 2008, mở thêm Viện Nghiên cứu khoa học y học phóng xạ. Năm 2012, đổi tên thành Học viện Khoa học kỹ thuật Nhân Từ
Từ Tế - hoạt động dưới hình thức pháp nhân tự chủ về tài chính.
Năm 2015, đổi tên là Đại học Khoa học kỹ thuật Nhân từ Từ Tế.
Năm 2015, Học viện Khoa học kỹ thuật Từ Tế - hoạt động dưới hình thức pháp nhân tự chủ về tài chính thuộc Trường Từ Tế đổi tên thành Đại học Khoa học kỹ thuật Nhân từ - hoạt động dưới tư cách pháp nhân tự chủ về tài chính Trường Từ Tế.
Năm 2016 thành lập Học viện Hộ lý và Học viện Quản lý khoa học kỹ thuật về sức khỏe. Tháng 8 cùng năm, các Khoa Kỹ thuật hình ảnh y học và phóng xạ, Viện Nghiên cứu y học phóng xạ, từ Học viện Quản lý khoa học kỹ thuật sức khỏe đổi thành Học viện Hộ lý.
Năm 2017, mở thêm Viện Nghiên cứu chăm sóc dài hạn.
Học viện hộ lý |
Khoa Hộ lý |
Khoa Khoa học kỹ thuật hình ảnh y học và phóng xạ |
Viện Nghiên cứu phóng xạ y học |
Viện Nghiên cứu Chăm sóc dài hạn |
Học viện Quản lý khoa học kỹ thuật sức khỏe |
Khoa Quản lý y tế |
Khoa Tiếp thị và quản lý lưu thông hàng hóa |
Khoa Khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý |
|
Trung tâm Giáo dục toàn diện |
Khoa Khoa học xã hội nhân văn |
Trung tâm Ngôn ngữ |
Khoa Thể dục học |
Khoa Tự nhiên học |
KHÁI QUÁT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
- ĐẠI HỌC NAM HOA
Đại học Nam Hoa (南華大學 - Nanhua University) là một trường Đại học Tổng hợp dân lập, vị trí tại trấn Đại Lâm, huyện Gia Nghĩa, Đài Loan. Do Hòa thượng Tinh Vân của Phật Quang Sơn sáng lập, tập hợp ý nguyện của chương trình “triệu người chung tay làm giáo dục”, có tiền thân là Học viện Quản lý Nam Hoa được thành lập vào năm 1996, ngày 01 tháng 8 năm 1999, Bộ Giáo dục đồng ý đổi tên trường thành Đại học Nam Hoa.
Đơn vị đào tạo: Học viện Quản lý, Học viện Nhân văn, Học viện Khoa học Xã hội, Học viện Khoa học Kỹ thuật, Học viện Thiết kế và Nghệ thuật.
Đơn vị nghiên cứu: Đơn vị nghiên cứu cấp 1: trung tâm giáo dục sinh mệnh bộ giáo dục, trung tâm vĩnh tục.
Học viện Nhân văn: Trung tâm Giáo dục đại cương, Trung tâm Giáo dục thể chất, Trung tâm Nghiên cứu Pali học, Trung tâm Nghiên cứu Văn học Đài Loan, Trung tâm Đào tạo ngoại ngữ, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Trung tâm Nghiên cứu Đôn Hoàng học.
Học viện nghệ thuật: Trung tâm nghiên cứu văn hóa nghệ thuật.
Đại học Nam Hoa giao lưu kết nghĩa cùng với hơn 150 trường Đại học. Châu Á có 134 trường, châu Mỹ có 8 trường, châu Âu 8 trường, châu Úc có 2 trường. Việt Nam thì kết nghĩa với trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
- KẾT LUẬN
Đài Loan trong những năm của thập niên 70 của thế kỷ XX, trải qua thực tế khó khăn của cuộc khủng hoảng dầu khí, dẫn đến giới sản xuất đưa ra nhu cầu bức thiết đối với nhân tài có kỹ thuật cao. Vì vậy, từ năm 1985, chính sách giáo dục bắt đầu cho tư nhân tham gia tổ chức thành lập trường lớp, kết thúc công cuộc chấn hưng giáo dục kéo dài suốt ba mươi năm trước. Tuy nhiên, chính quyền chỉ giới hạn ở Viện Công nghệ, Học viện Y hoặc Học viện Kỹ thuật.
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Trước thực tế đó, giới Phật học bắt đầu xin phép thành lập Viện Công nghệ Hoa Phạm (năm 1990 chiêu sinh, năm 1997 đổi tên thành Đại học Hoa Phạm), Học viện Y Từ Tế (năm 1994 chiêu sinh, năm 2000 đổi tên thành Đại học Từ Tế).
Về sau Chính phủ lại mở rộng việc thành lập Học viện Xã hội Nhân văn tư thục, thế là Học viện Quản lý Nam Hoa (năm 1996 chiêu sinh, năm 1999 đổi tên thành Đại học Nam Hoa), Học viện Xã hội Nhân văn Huyền Trang (năm 1997 chiêu sinh, năm 2004 đổi tên thành Đại học Huyền Trang) được thành lập. Và cả sự thành lập của Học viện Xã hội Nhân văn Pháp Cổ được phê duyệt hồ sơ năm 1998 và Học viện Xã hội Nhân văn Phật Quang (năm 2000 chiêu sinh, năm 2006 đổi tên thành Đại học Phật Quang). Đây là quỹ đạo giáo dục của giới Phật học đương đại.
Từ việc khai thác thế mạnh của từng trường, đã đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội, yếu tố cần thiết của con người đối với tương lai, nên các tổ chức Phật giáo Đài Loan đã thành lập các trường đào tạo chuyên nghiệp, nhằm mục đích đem lý tưởng giác ngộ về tri thức và giải thoát khỏi phiền não trong nội tâm của con người vào trong xã hội. Qua bài viết giới thiệu “Khái quát 7 trường đại học Phật giáo tại Đài Loan”, cho chúng ta có một cái nhìn đa chiều về tương lai giáo dục Phật giáo, một nền giáo dục rất tiên tiến và hiện đại, chú trọng đào tạo con người, phát triển kỹ năng, giáo dục kết hợp thực tiễn phù hợp với sự phát triển của thế giới.
***