DẪN NHẬP
Nói về nền giáo dục Phật giáo Trung Quốc, nhất định phải nhắc đến Học viện Phật giáo Trung Quốc. Đây là một cơ sở giáo dục chuyên môn giảng dạy và bồi dưỡng nhân tài cho Phật giáo Trung Quốc, được Cục Tôn giáo Quốc gia phê chuẩn thiết lập toàn quốc về hệ Hán ngữ cao cấp Học viện Phật giáo, đặt dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, do Ban lãnh đạo và các ủy viên thường trực phụ trách tất cả về việc hành chính cũng như công tác giảng dạy.
Học viện được kiến tạo và thành lập vào năm 1956, tại Thủ đô Bắc Kinh, điạ chỉ đặt tại chùa Pháp Nguyên. Năm 1959, lớp nghiên cứu đầu tiên được khai giảng, đến tháng 9 năm 1961, vốn là một lớp Nghiên cứu lại được đổi tên thành Bộ nghiên cứu. Ngày 24 tháng 5 năm 1985, Hội sinh viên Học viện Phật giáo Trung Quốc được thành lập. Đến năm 2004, chế độ quy định quản lý Học viện Phật

![]()
*. Tác giả tốt nghiệp Tiến sĩ tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, chuyên ngành Văn học So Sánh và Văn học Thế giới, hướng nghiên cứu Tôn Giáo và Văn học. Hiện là giảng viên Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Khoa Trung Văn.
giáo Trung Quốc được tu chỉnh mới.1
Giáo dục thứ bậc của Học viện Phật giáo Trung Quốc được phân chia thành: Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ2. Trong đó quy chế đại học vẫn là 4 năm, tuyển sinh một lớp số lượng tối đa chỉ 30 người. Các môn học được bố trí như sau: Sử Phật giáo, Duy thức, Trung quán, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền tông, Tịnh Độ, Luật học, Văn vật Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo, Văn học cổ điển, Văn học hiện đại, Triết học Trung Quốc và nước ngoài, Lịch sử học, Văn hiến học, Chính sách thời sự, Ngoại ngữ và Thư pháp. Còn quy chế Thạc sĩ là chương trình 3 năm, tất cả Nghiên cứu sinh đều phải lên lớp nghe giảng, nhiệm vụ học tập là phải hoàn thành các môn học và phải thông qua Luận văn tốt nghiệp và tuyển sinh số lượng chỉ vỏn vẹn không quá 10 người3. Dưới đây tác giả xin được giới thiệu khát quát sự hình thành và phát triển ngành giáo dục của Học viện Phật giáo Trung Quốc tại Bắc Kinh.
- CƠ NGHIỆP BAN ĐẦU
Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc hành lập vào mùa hè năm 1953, thực sự trước năm 1952 trong lúc chuẩn bị thành lập Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc, giới chức lãnh đạo Trung ương Trung Quốc đã đề nghị và ủng hộ cho việc mở Học viện Phật giáo làm nơi đào tạo nhân tài cho Phật giáo. Sau khi Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc được thành lập, đã trực tiếp thúc đẩy cho hạng mục này sớm được trở thành hiện thực. Vào tháng 2 năm 1956, tại Đại hội Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc lần thứ nhất, dưới sự tham

-
- Hiệp Hội Phật giáo Trung Quốc: Khát quát về Học Viện Phật giáo Trung Quốc. Xem thêm tại : http://www.chinabuddhism.com.cn
- Tháng 10 năm 2014, được sự cho phép của Cục Tôn giáo Quốc gia Trung Quốc cũng như Hiệp Hội Phật giáo Trung Quốc và sự hỗ trợ của các vị giáo sư chuyên môn đến từ các trường đại học danh tiếng như: Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Nam Khai, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Học Viện Phật giáo Trung Quốc tự chủ chiêu sinh mở thí nghiệm (nội bộ Phật giáo) Nghiên cứu sinh Tiến sĩ khóa đầu tiên với số lượng thâu nhận là 5 vị trong tổng số thí sinh Thạc sĩ đăng ký dự thi tuyển là 14 vị. Do là khóa thí nghiệm nên quy chế học tập nghiên cứu chưa được chính thức công bố, nên tác giả không tiện giới thiệu trong bài viết này.
- Số liệu theo Học viện Phật giáo Trung Quốc thông báo chiêu sinh tháng 3/2019.
dự của các cấp lãnh đạo Cục Quản lý Tôn giáo, Đại hội lấy ý kiến 3 lần và đã được thông qua. Sau cuộc họp khóang đại, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đã lập ra Tổ lãnh đạo Học viện và các thành viên thường trực, đồng thời phát thảo ra bản thảo về chương trình hoạt động của Học viện Phật giáo, do ông Trần Nghị phó Thủ Tướng đại diện Trung ương và Quốc vụ viện phê chuẩn, từ đó Học viện Phật giáo Trung Quốc từ kế hoạch phát thảo ý tưởng đi đến thực hiện xây dựng rõ ràng.
Vào ngày 28 tháng 09 năm 1956, ngôi chùa cổ ngàn năm Pháp Nguyên đã nghinh tiếp một sứ mệnh lịch sử mới. Hội trưởng Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc là Đại sư Hỷ Nhiêu Gia Thố dẫn dắt Pháp sư Pháp Tôn, cư sĩ Triệu Phác Sơ, cư sĩ Châu Thúc Già, đại chúng Tăng và những đoàn thể đại biểu Phật giáo trong và ngoài nước, quang lâm vân tập tại Đại hùng bảo điện niệm hương lễ Phật, sau đó cùng nhau ở trong Tạng Kinh Lầu cử hành điển lễ. Học viện Phật giáo Trung Quốc lúc mới thành lập điều kiện vật chất còn rất thô sơ, nhưng nói đến tính quy mô của giáo viên, dường như đã tập trung được tất cả những vị nhân tài cao cấp trong giới Phật giáo lúc bấy giờ.
Thời kỳ đầu của Học viện Phật giáo Trung Quốc ngoại trừ không ngừng chỉnh sữa những học chế, thời khóa và những sinh hoạt ngoại khóa cũng rất phong phú. Học viện thành lập không lâu, trước sau đã thành lập Tam học đường, Huyền Trang kỷ niệm đường và phòng Thư viện…Đây là những nơi sinh hoạt ngoài giờ sau buổi học tập chính.
Trong thập niên 60, Học viện Phật giáo Trung Quốc phải chịu sự tác động bởi khuynh hướng tư tưởng chính trị, nên công tác dạy học đã không ngừng bị đã kích, gây ảnh hưởng đến tiến trình học tập thời khóa theo thông lệ. Bộ phận lãnh đạo Học viện, giáo sư cũng như giảng viên đã truyền bá cho học sinh những nội dung trái ngược với tín ngưỡng Phật giáo, làm cho tôn chỉ, phương châm dạy học và quản lý giáo dục… đã dẫn đến sự hỗn loạn một cách trầm trọng.
Vào ngày 30 tháng 01 năm 1961 cho đến ngày 02 tháng 12, toàn thể thầy trò liên quan đến những bộ môn tông giáo và tổ chức Học
viện họ đã ngồi lại với nhau để tham thảo về những vấn đề trên. Sau cùng họ đưa quyết định từ đây về sau những trường cao đẳng Tôn giáo không nên áp dụng quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin để phê phán Tôn giáo, từ đây về sau Học viện Phật giáo Trung Quốc chủ yếu mở trường đại học là chính, phải gia tăng cơ cấu tổ chức, chế định những nội quy chính sách đường lối rõ ràng. Lúc bấy giờ, phần đông thầy giáo và học sinh tiếp nối nhau mở những khóa chuyên tu Phật giáo tiếng Hán, đại học, lớp nghiên cứu, khóa đào tạo ngắn hạn và tiếng Tây Tạng… Trước sau gồm có sáu kỳ, đào tạo được 410 nhân tài Phật giáo Hán - Tạng, trong đó có 384 vị học tăng thuộc hệ Tiếng Hán4.
- NĂM THÁNG TRÔI QUA VÔ ÍCH
Từ năm 1966 đến năm 1979, Học viện Phật giáo Trung Quốc hoàn toàn tạm ngừng công việc dạy học do chịu ảnh hưởng của phong trào “cách mạng văn hóa”, sớm nhất là năm 1965, Học viện Phật giáo Trung Quốc đã phải đối mặt với áp lực rất lớn từ cuộc cải cách này, rất nhiều thời khóa không được tiến hành như thường lệ, phần nhiều những khoa Phật học phải đình chỉ. Học viện Phật giáo Trung Quốc bịngừng hoạt động suốt 14 nămdài, những hồ sơdần dần mất hẳn, tài liệu cũng bị tan biến, sách giáo khoa cũng bị mất hết.
- PHỤC HỒI SAU VỤ PHÁP NẠN
Sau cuộc họp “Tam trung toàn hội”5 nhiệm kỳ thứ XI, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo tái thiết và được thực hiện một cách thông suốt. Học viện Phật giáo Trung Quốc dưới sự quan tâm của Đảng và chính phủ, tháng 9 năm 1980 được chính thức phục hồi. Thời kỳ đầu đã mời được một số vị pháp sư, giáo viên ưu tú như là: Pháp sư Chính Quả, Cự Tán, Quán Không, Minh Chân, Minh Triết, Truyền Ấn, Bạch Quang, giáo sư Phương Hưng, giáo thọ Ngô Ngu, cư sĩ Hoàng Niệm Tổ Lảo, giáo sư Quách Nguyên, cư sĩ

- Theo Học viện Phật giáo Trung Quốc, hồi tưởng lịch sử, năm 2017. http://www.zgfxy. cn/zgfxy50/zgfxy50/xiaoqing/fo50/files/398273.shtml.htm
- Cách gọi tắt của Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Lâm Tử Thanh, thầy Lưu Phong, thầy Vương Tân, thầy Do Tuấn… Ngoài ra, còn mời không ít những chuyên gia, học giả, giáo sư, ở các trường đại học như: Trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Dân tộc Trung ương, Đại học Bắc Kinh Ngoại quốc Ngữ học, Đại học Trung ương Đảng, Học viện Khoa học Xã Hội Trung Quốc… đến Học viện tham gia giảng dạy. Vào năm 1980, Học viện đã được phục hồi công tác giảng dạy và khai mở khóa học dự bị đầu tiên, thí sinh đến từ các chùa ở toàn quốc trải qua cuộc thi nghiêm khắc, kết quả tuyển chọn được 41 học tăng, trải qua 2 năm học tập, hoàn tất tổng cộng hơn 20 môn học. Đồng thời do pháp sư Chính Quả truyền cho họ tam đàn đại giới, đây cũng là pháp hội truyền giới đâu tiền được diển ra sau khi Học viện Phật giáo Trung Quốc được phục hồi, thời kỳ này học sinh đươc tốt nghiệp vào tháng 07 năm 1982, trong số đó có một số học sinh tốt nghiệp đại học tiếp tục học tập bốn năm học chế. Khóa thứ nhất của dự khóa sau khi họ tốt nghiệp thì không tiếp tục tuyển sinh nữa, từ đó kiên trì học khóa biên chế bốn năm cho đến ngày nay. Hiện nay, đã thu nhận được mười ba khóa. Sau khi Học viện được phục hồi, khoa đại học ngoại trừ môn giáo dục tư tưởng có thêm môn chính trị, thì thời khóa căn bản được chia làm hai bản: (1) Khoa Văn hóa, (2) Khoa Phật học. Trong Khoa Văn hóa bao gồm: Lịch sử Trung Quốc, Lịch sử thế giới, Hán ngữ cổ đại, Hán ngữ hiện đại, Sáng tác, Sử - Triết học Trung Quốc, Sử - Triết học Tây phương, Ngoại ngữ (Anh, Nhật, Phạn, Pali), Thư pháp, Máy tính, Văn hiến học, Thư viện học, Pháp luật pháp quy, Khoa trà đạo… Khóa Phật học gồm có: Sử Phậtgiáo Trung Quốc, Sử Phật giáo Ấn Độ, Sử Phật giáo Nam truyền, Ấn Độ học, Giới luật học, Duy thức học, Pháp tướng học, Trung quán tam luận học, Thiền học, Thiên Thai học, Tịnh độ học, Hoa nghiêm học v.v…
Vào năm 1985, trong thư viện được tăng thêm phòng đọc sách, mua thêm mười sáu loại sách theo phương diện Phật học, văn học, triết học, lịch sử… còn đặt thêm năm mươi loại báo và tạp chí. Sau đó, thể loại sách cũng như số lượng sách trong thư viện ngày một gia tăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1985 thành lập “Hội sinh viên Học viện
Phật giáo Trung Quốc”, trong ngày thành lập Hội sinh viên, các Hiệp hội Sinh viên trên khắp cả nước Trung Quốc về tham dự chúc mừng, gồm có Hội liên hiệp Thanh niên Bắc Kinh, Hội liên hiệp sinh viên Bắc Kinh, Hội sinh viên đại học Hồi giáo Trung Quốc… các đoàn thể liên quan đều được đề cử đại diện đến tham dự.
Ngày 24 tháng 5 năm 1995, Học viện Phật giáo Trung Quốc cấp bằng “Giáo Sư danh dự”cho giảng viên người Nhật tên Lý Thiên Gia Gia Nguyên Thiên Tông Thất, bắt đầu từ ngày 14 tháng 9 Học viện thiết lập thêm môn Trà đạo Nhật Bản. Ngày 21 tháng 10 năm 1996, lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Học viện được tổ chức tại Bắc Kinh. Những cao Tăng, đại đức cựu sinh viên các khóa tốt nghiệp trước đến từ toàn quốc gồm có 350 đã trở về tham gia lễ kỷ niệm. Ngày 17 tháng 7 năm 1998, toà lầu giảng dạy của Học viện Phật giáo Trung Quốc đã hoàn thành và cử hành lễ tốt nghiệp cho học tăng kỳ thứ
98. Từ năm 1996 đến 1998, toà lầu giảng dạy này trải qua hai năm khởi công và xây dựng cuối cùng cũng hoàn tất. Toà lầu giảng dạy có tổng diện tích 2348 m2, mô phỏng theo kiến trúc của cung đình nhà Thanh; có đủ công năng và đa phương diện, gồm: 8 phòng học, lễ đường và thiết bị thư viện có thể chứa đựng mấy chục ngàn quyển sách.
- THẾ KỶ MỚI
Tháng 2 năm 2003, Pháp sư Hướng Học được điều về Học viện làm công tác quản lý giáo vụ. Bắt đầu từ năm 2004, dưới sự lãnh đạo và ủng hộ của Viện trưởng cũng như Phó viện trưởng, Pháp sư Hướng Học đã tập trung nhân lực phổ biến trưng cầu ý kiến của nhân viên giáo chức thuộc phòng giáo vụ, dựa theo đặc điểm giảng dạy trong thời đại mới, chỉnh sửa lại “Quy chế quản lý của Học viện Phật giáo Trung Quốc”, ngoài ra Học viện còn phải đổi mới chương trình đại cương của bốn năm học, thiết kế khóa học, biên tập sách giáo khoa, giáo án… tiến hành một loạt các công việc kế hoạch mới trong công tác giảng dạy của Học viện. Năm 2005, đã hoàn thành bản thảo đâu tiên “Phật giáo ái quốc chủ nghĩa giáo tài”. Theo yêu cầu của Văn phòng học vụ, viện lãnh đạo đã phê chuẩn tăng lương cho tất cả giáo thọ sư và giảng viên, chi phí sinh hoạt cho nghiên
cứu sinh cũng được gia tăng. Mùa hè năm 2003, đã hoàn tất công việc cho sinh viên tốt nghiệp đại học và tuyển sinh khóa mới. Năm 2005, Học viện lại một lần nữa hoàn thành công tác tuyển sinh sinh viên mới cho năm đó. Từ năm 2003 đến nay, các loại sách trong thư viện cũng được tăng thêm.
Ngày 8 tháng 9 năm 2003, Viện trưởng của Học viện - Hoà Thượng Nhất Thành thăng toà tại chùa Pháp Nguyên, Ngài là Viện trưởng kiêm Phương trượng làm cho sự quản lý càng thêm thống nhất. Năm 2005, hoàn thành mở rộng cơ sở điện năng lượng - dự án bảo trì cơ bản cho giai đoạn đầu của chùa Pháp Nguyên. Vào mùa xuân năm 2006, bắt đầu cho giai đoạn thứ hai của dự án trùng tu Viện Chỉ của chùa Pháp Nguyên, kế hoạch kéo dài đến trước năm 2008, chùa Pháp Nguyên đã được hoàn thiện và tu bổ mới. Đồng thời, muốn được duy trì thời khóa của Học viện được bình thường, Học viện tổ chức cho giáo viên và học viên tích cực tham gia những tiết mục giao lưu văn hóa giáo dục Phật giáo, những hoạt động có lợi đề cao trình độ dạy học. Mùa thu năm 2005, trong viện có tổ chức hoạt động dạy học quan sát. Tháng 9 năm 2003, đã thành công hợp tác với Pháp Cổ Sơn ở Đài Loan và những đơn vị giáo dục Phật giáo khác tổ chức hội nghị chuyên đề “Giáo dục Phật giáo lần thứ hai về cả hai phía của eo biển Đài Loan”. Từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 4 tháng 2 năm 2008, Pháp sư Trì Chân tham gia hội thảo “Giáo trình Tôn giáo quốc gia”. Ngày 3 tháng 2 năm 2010, tại tòa nhà Quốc hội, ông Giả Khánh Lâm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc Hội đã tiếp kiến Trưỡng lão Hòa Thượng Truyền Ấn đương kim Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, ông Cổ Khánh Lâm đại diện cho Trung ương Đảng và Quốc hội xin chúc mừng khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, gửi lời thăm hỏi và chào thân ái đến tất cả các đại biểu và tín đồ Phật giáo trên cả nước.
- GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
- Phương thức học tập và tu học
Với phương châm: “Học viện Tòng lâm hóa, Tòng lâm Học viện
hóa, học tu nhất thể hóa”, Học viện Phật giáo Trung Quốc luôn luôn lấy phương châm “dĩ Giới vi Sư” làm kim chỉ nam, nghĩa là lấy giới luật làm Thầy, từ việc nghiêm túc trong công tác quản lý nhà trường, lấy việc “học tu nhất thể hóa, học sinh sinh hoạt tòng lâm hóa” làm nguyên tắc chuẩn mực. Phương thức học tập và tu học dựa trên tinh thần kết hợp giữa nội quy khuôn khổ của học đường và giới luật của Tòng lâm Học viện, đem chế độ sinh hoạt truyền thống của tòng lâm kết hợp với thể chế giáo dục hiện đại, đem tinh thần truyền thống Phật giáo kết hợp với sự dạy và học hiện đại trong công tác giáo dục, để bồi dưỡng nhân tài Phật giáo một cách có chất lượng, cần xây dựng hoàn thiện thể chế tu học và môi trường học tập, hoàn cảnh sinh hoạt một cách nghiêm túc và sinh động.
Học viện Tòng lâm hóa có nghĩa là để học sinh, sinh viên ăn và ở trong một môi trường có tinh thần tố chất cao thanh tịnh và hòa hợp trong Tăng đoàn, cũng có nghĩa là để cho học viên trải qua đời sống sinh hoạt trong tòng lâm tôn giáo, y như Luật như pháp: Tuân thủ các thời khóa tụng niệm ở chính điện, tham dự nghi thức quá đường, tụng đọc giới bổn... từ Tòng lâm quy chế, kiên định sự chọn lựa tín ngưỡng của học viên, hun đúc tín tâm kiên cố, cảm tình của học viên đối với đạo, phát triển Tăng cách của học viên.
Tòng lâm Học viện hóa là cách thức khiến cho nơi cư trú (Tòng lâm) của học sinh thành một nơi sùng thượng tri thức, chuyên cần học tập, phát triển chiến lược cả về chiều sâu và rộng xứng tầm của một trường học thực thụ
Mục đích của “Học viện Tòng lâm hóa, Tòng lâm Học viện hóa, học tu nhất thể hóa” chính là sự sáng tạo có khả năng khiến cho học sinh vốn có cảm tình tôn giáo- tâm đạo rồi lại được kiến thức Phật học uyên thâm và yếu tố văn hóa tu dưỡng, phẩm hạnh học tập và đạo hạnh trong sáng, hình tướng và mật hạnh tương ưng của một Tăng tài Phật giáo cần phải có.6
Đến năm 2017, căn cứ vào cửa thông tin của Học viện, hệ Đại

![]()
6. Theo Học viện Phật giáo Trung Quốc, mục quan niệm giáo dục, năm 2017.
học 4 năm khai mở tổng cộng hơn 40 môn học, chú trọng việc bồi dưỡng căn bản lí luận, tổng hợp xu hướng phát triển trước mắt của Phật giáo và đề cao tố chất tinh thần tu niệm và trình độ Phật học của học viên. Từ năm 1980, vấn đề giảng dạy được khôi phục đến nay, đào tạo liên tiếp được gần 400 Tăng sinh tốt nghiệp. Từ một số lượng khiêm tốn nhất định, ít nhiều cũng giải quyết được hiện trạng khiếm khuyết Tăng tài trong giới Phật giáo. Trong đó rất nhiều Tăng sinh tốt nghiệp đã trưởng thành và đảm đương được các chức vụ lãnh đạo quan trọng trong các tự viện đơn vị Hiệp hội Phật giáo từ Trung ương đến địa phương, không chỉ phụ trách các danh sơn tự viện nổi tiếng trên khắp đất nước Trung Quốc, mà còn quản lý các đạo tràng Phật giáo ở khắp các nước ngoài. Từ thập niên 80 đến nay, số lượng học sinh tốt nghiệp tại Học viện Phật giáo Trung Quốc trước sau có hơn 50 Tăng sinh đi du học ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Silanka, Thái Lan, Anh, Mỹ, Canada theo học các lớp nghiên cứu Thạc sĩ và Tiến sĩ, trong số đó rất nhiều vị sau khi tốt nghiệp đã trở về hoặc ở lại phục vụ cho các trường Đại học danh tiếng và cơ quan học thuật.
-
- Giáo dục đào tạo hệ Thạc sĩ
Lớp Nghiên cứu sinh đầu tiên của Học viện Phật giáo Trung Quốc được khai mở rất sớm vào năm 1959. Sau Cách mạng văn hóa năm 1980, Học viện Phật giáo Trung Quốc mới được “hồi sinh” công việc giảng dạy. Mãi đến năm 1986, lớp Nghiên cứu sinh được tái hình thành, căn cứ vào điều kiện cho phép, khai mở lớp Nghiên cứu sinh Thạc sĩ, niên khóa là 3 năm. Nguồn lực Nghiên cứu sinh của Học viện Phật giáo chủ yếu từ Học viện Phật giáo Trung Quốc thuộc sinh viên Đại học tốt nghệp của Học viện được xét tuyển chọn. Trong những sinh viên giỏi này được xét tuyển và lưu giữ lại, nhưng phải có đầy đủ những phẩm hạnh như: Phật giáo lập trường tín ngưỡng kiên định, phẩm hạnh đoan chính, khắc khổ trong học tập, thành tích học tập phải giỏi, thân thể phải khỏe mạnh và học sinh ý chí muốn trở thành nghiên cứu sinh. Khoa Nghiên cứu sinh lấy việc học và nghiên cứu về 8 đại Tông phái Phật giáo Trung Quốc
và lịch sử Phật giáo Trung Quốc, lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo văn vật… các nội dung có liên quan mật thiết với Phật giáo Hán truyền là những nội dung chủ đạo chuyên nghành của khoa. Nội dung của môn học chuyên ngành làm môn chuyên ngành, học bù Sử Tư tưởng Trung Quốc. Còn những môn phụ đạo như Lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Lịch sử tư tưởng phương Tây và tiếng Nhật, Phật giáo Anh ngữ... là những môn học đại cương.
5.2. Tư liệu Phật học
Được chia làm 2 loại: Tư liệu cộng hưởng7 và tư liệu cất giữ.
-
-
- Tư liệu cộng hưởng:
Căn cứ vào tài liệu thông tin của Học viện năm 2017 cho thấy, tư liệu cộng hưởng của Học viện Phật giáo Trung Quốc gồm có: Bắc Kinh danh tự Pháp Nguyên tự, Đại Từ Ân tự Tam tạng Pháp sư truyện, Đại Đường Tây vực ký hiệu đính, Pháp Hiển truyện hiệu đính, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh văn cú hiệu thích, Thích Ca phương chí, Bách pháp Minh Môn luận trọng sớ, Biện trung Biên luận thuật ký, Duy Thức tam thập luận yếu thích, A Di Đà Kinh sớ sao diễn...
-
-
- Tư liệu cất giữ:
Thư viện của Học viện Phật giáo Trung Quốc chủ yếu cất giữ Kinh điển Phật giáo và liên quan đến tư liệu đồ thư Văn sử triết Phật giáo.
Cũng căn cứ vào tài liệu thông tin Học viện năm 2017 cho thấy, Thư viện của Học viện sưu tập và cất giữ tổng cộng hơn 20.000 đầu sách. Sách được Thư viện này cất giữ được phân làm 2 loại lớn gồm: Thư tịch Phật giáo và phi thư tịch Phật giáo (ngoại điển).
Thư viện này ngoài việc cất giữ kinh sách in đóng bằng chỉ và xếp gấp, còn có lưu giữ trong và ngoài nước xuất bản các kinh sách khác nhau, tổng cộng có hơn 20 loại Đại tạng kinh như: Thanh Sa tạng, Tần Già tạng, Phổ Huệ tạng, Vĩnh Lạc Bắc tạng, Càn Long đại tạng

![]()
7. Cộng hưởng: được hiểu là công khai, chia sẻ.
kinh, Ngự Chế long tạng, Trung Hoa đại tạng kinh, Phật giáo đại tạng kinh, Đại chính tân tu đại tạng kinh, Tục tạng kinh, Vạn Chính tạng, Vạn Tự tục tạng, Triệu Thành kim tạng, Phật Quang đại tạng kinh, Cao Ly đại tạng kinh, Đôn Hoàng bảo tạng, Hồng Vũ Nam tạng, Hán dịch Nam truyền đại tạng kinh, Nhật văn Nam truyền đại tạng kinh, Pali ngữ tam tạng, Thái văn đại tạng kinh, Phòng Sơn Thạch kinh...
Thư viện này còn sưu tập các tủ sách khác như: Phụng Hoàng văn khố, Trung Quốc Phật giáo Kinh điển Bảo tạng tinh tuyển bạch thoại bản, Thế giới Phật học danh trước dịch tòng, Hiện đại Phật giáo học thuật tòng san, Hải Triều âm văn khố, dân quốc Phật giáo kỳ san văn hiến tập thành, Oai Âm văn khố, Phật Quang tòng thư, thiền tông toàn thư, Duy thức Văn hiến toàn biên, Mật tông Cam Lộ tinh yếu, Trung Quốc Phật giáo bách khoa toàn thư, Trung Quốc Phật tự Chí tòng san, Trung Quốc Phật tự sử Chí tòng san, Lịch đại Thiền lâm Thanh quy tập thành, Trung Quốc Phật giáo Y dược toàn thư… Còn có, Huyền Trang toàn thư, Tân biên toàn thư Ấn Quang pháp sư văn sao, Thái Hư đại sư toàn thư, Hoằng Nhất pháp sư toàn tập, Ấn Thuận pháp sư Phật học trước tác toàn tập, Pháp Cổ toàn tập, Pháp Ấn toàn tập, Diệu Pháp bảo khố, Hiển Mật bảo khố... Tổng cộng hơn 100 chủng loại.
Trong kho tàng sách Văn - Sử - Triết ngoại điển rất đa dạng và phong phú như: Triết học trung Quốc và nước ngoài, Tâm lý học, Luân lý học, Tôn giáo học, Sử học, Văn hóa học... được sưu tập và lưu giữ. Các loại sách như: Hán dịch thế giới học thuật danh trước
tòng thư, Platon (柏拉图) toàn tập, Aristotle(亚里斯多
德) toàn tập, Kant (康德) trước tác toàn tập, Trung Quốc học
thuật tư tưởng sử luận tòng, Nghiên cứu Nho học thế kỷ XX, Triết học Trung Quốc, Tòng Thư tập thành Sơ biên, Tứ bộ tinh yếu, Thập tam kinh chú sớ, Nhị thập tứ sử, Nhị thập ngũ sử, Toàn thượng cổ tam đại Tần Hán Tam Quốc Lục Triều văn, Toàn Đường văn, Toàn Tống Văn, Toàn Nguyên văn, Toàn Tống bút ký cập Bàn Sơn toàn tập, Cổ Viêm Vũ toàn tập, Hoàng Khản văn tập, Hồ Thích toàn tập,
trần Dần Khác tập, Phương Đông Mỹ toàn tập, Lương Thấu Minh toàn tập, Mâu Tông tam văn tập, Tam Tùng Đường toàn tập, Lý Tiễn Lâm toàn tập, Tạ Vô Lượng toàn tập, Thang Dụng Đồng toàn tập, Tiền Mộ tiên sinh toàn tập... trên dưới 100 loại.
Do đáp ứng với nhu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên; Thư viện của Học viện Phật giáo còn chú trọng sưu tập các trang thiết bị, công cụ sách hỗ trợ khác đại hình như: Trung Quốc Đại bách khoa toàn thư, Trung Quốc Phật giáo bách khoa toàn thư, Phật giáo Tiểu bách thư, Phật giáo Đại từ điển, Phật Quang đại từ điển, Từ Hải, Từ Nguyên, Từ Thông, Trung văn đại từ điển, Hán ngữ đại từ điển, Hán ngữ đại tự điển, Tạng Hán đại từ điển cho đến các loại Trung - Ngoại song ngữ từ điển.
Ngoài việc lưu giữ tư liệu tại Thư viện, Trung Quốc quốc nội còn có các tổ chức Phật giáo, tự viện, viện sở Phật giáo còn ban hành ấn phẩm tạp chí, kỳ san, tuần báo... Thư viện này còn sưu tập lưu giữ tương đối phong phú và đa dạng8.
- TINH THẦN VĂN HÓA
- Khẩu hiệu của trường
Phật giáo luôn xem trọng việc tri ân và báo ân. Do đó, nhà trường lấy việc “Tri ân” liệt vào điều cốt lỗi trong các khẩu hiệu của Trường. Là sự kỳ vọng của toàn thể Quý chư Tôn đức Tăng-Ni Ban lãnh đạo cũng như giáo thọ sư, học tăng và các thành viên toàn trường. Bất luận trong mọi hoàn cảnh nào đều nên phải nghĩ mình nên làm như thế nào để làm tròn bổn phận của một con người, cần phải làm người có đạo đức, cần phải biết tri ân và báo ân (tứ trọng ân). Trong Đại Trí Độ Luận nói: “Tri ân giả sanh đại bi chi căn bản, khai thiện nghiệp chi sơ môn, nhân sở ái kính, danh dự viễn văn, tử đắc sanh thiên, chung thành Phật đạo. Bất tri ân giả, thậm ư súc sanh dã9”. Có nghĩa, người biết ơn là người sanh được đức tính căn bản của lòng từ bi, tự mở được cánh cửa nghiệp lành khiến cho nhiều người kính mến,

- Học viện Phật giáo Trung Quốc, mục Thư Viện, năm 2016.
- Đại Chánh tạng, Chư Kinh yếu tập q.8, T54, no. 2123, p. 67, c16-19.
danh thơm tiếng tốt đồn xa. Khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi trời, rốt sau nhất định sẽ thành Phật. Còn người không biết ơn được ví như súc sanh vậy. Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc tri ân, báo ân là cần phải tự mình thể hiện bằng hành động đem lại lợi ích thiết thực đến người khác và cho xã hội. Cụ thể như đối với quý giáo thọ sư, nhân viên và học viên trong Học viện Phật giáo mà nói, thì giáo thọ sư cũng như tập thể nhân viên nên trung thành với chức việc, tận tâm tận lực và có trách nhiệm với công việc của mình; học viên cần phải ý thức việc học là rất quan trọng, luôn phấn đấu tu học, để chuẩn bị tư lương đến khi rời khỏi ghế nhà trường phát huy sở học, truyền trì chính pháp, tục Phật huệ mạng, hoằng pháp lợi sanh.
-
- Tác phong học đường
- Hòa hợp - Đoàn kết hợp tác, nắm tay cùng tiến bộ:
Hòa hợp là một trong những nội dung quan trọng của giáo nghĩa, giáo quy Phật giáo là một đức tính ưu việt truyền thống của Phật giáo. Hòa hợp chính là sự đoàn kết hợp tác là một sức mạnh. Đoàn kết hợp tác là sự giao hưởng an vui trong sanh tồn và phát triển. Sức mạnh đơn lẻ của một người là nhỏ bé, sức mạnh vô trật tự là phân tán, chỉ có sức mạnh của đoàn kết mới có thể tạo ra sức mạnh lớn, cứng rắn như sắt, như thép, kiên trì và bền bỉ, chiến thắng mọi chướng ngại. Dùng sức mạnh hợp tác để tập trung tâm trí vào nhiệm vụ quan trọng của việc nuôi dưỡng những ý tưởng vĩ đại, phẩm chất đạo đức, công năng tu tập, và nhiệm vụ căn bản là nâng cao chất lượng đào tạo Tăng tài, phát dương chủ nghĩa tinh thần của tập thể, nâng cao ý thức của đồng đội, thiết lập khái niệm tổng thể, và cùng nhau làm việc trên cương chí đồng tâm hiệp lực, nắm tay cùng nhau thẳng tiến.
-
-
- Tinh tấn - Phấn đấu dũng mãnh, vững chí bền lòng
Tinh tấn nghĩa là chọn phương hướng một cách chuẩn xác, phấn đấu dũng mãnh, vững chí bền lòng, tiến bước không ngừng nghỉ. Đã là một giáo thọ sư, giảng viên và giáo viên của Học viện Phật giáo nên phải có một tinh thần vững chắc, ý chí kiên trì, luôn cải thiện chất lượng toàn diện, sở trường chuyên môn và liên quan, hiểu những tiến triển mới nhất, truyền bá, giảng dạy và giải đáp những thắc mắc nếu có. Với tư cách là học viên Học viện Phật giáo, nên sanh tâm đam mê học tập, ý thức tự giác trong học tập, luôn luôn trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, hoàn thiện tự mình đầy đủ những đức tính, nhân cách của một người xuất gia - Tăng lữ để trở thành một trụ cột hữu ích cho Phật giáo và xã hội.
-
-
- Nghiêm cẩn - Cẩn thận tỉ mỉ, tinh thần hướng thượng
Nghiêm túc quản lý, là một yêu cầu căn bản trong công tác quản lý. Nghiêm tịnh Tỳ-ni là một tiền đề thiết yếu để hoàn thiện tăng cách của một học Tăng. Đồng thời, trong các hạng mục công việc, cần cẩn thận tỉ mỉ, quán triệt chắc chắn, tinh thần không ngừng cầu tiến, làm cho công việc giảng dạy và hoạt động tôn giáo triển khai một cách có hệ thống.
-
-
- Phụng Hiến - Mong cầu sự hoàn hảo, ủng hộ sự cống hiến
Phụng hiến là một nghĩa cử cao đẹp của con người đối với quốc gia, dân tộc, tổ chức; là cảnh giới tối thượng của giá trị nhân sinh, hơn nữa là tôn chỉ căn bản của Bồ-tát hạnh trong Phật giáo. Giáo dục học viên khơi dậy ý tưởng đem hết sức lực hữu hạn của mình tham gia phục vụ vô hạn chúng sanh, nguyện làm cầu nối dấn thân vì mọi người, không vì mong cầu niềm an vui cho tự thân. Nguyện cầu chúng sanh được xa lìa đau khổ theo tinh thần Đại thừa Phật giáo, hun đúc các học viên vì tìm cầu chân lý giải thoát và sự nghiệp Tam bảo để thẳng tiến phía trước không do dự, quyết không chối từ, vì sự hưng thịnh của Phật giáo và sự phát triển của đất nước mà nhiệt huyết phấn đấu không ngừng10.
-
- Mục tiêu của trường
Học viện lấy tiêu chí “Trung tâm nuôi dưỡng thân mạng, cái nôi đào tạo nhân tài; tháp đèn giáo dục Phật giáo, mái nhà tâm linh tứ chúng” làm mục tiêu đường hướng giáo dục của mình.
“Trung tâm nuôi dưỡng thân mạng”, thể hiện rõ sự khác biệt giữa giáo dục Phật giáo với giáo dục xã hội về việc ý nghĩa truyền thọ tri thức và lý luận, là ở chỗ nuôi dưỡng thân mạng con người thông qua giáo dục đạo đức Phật giáo. “Cái nôi đào tạo nhân tài” có nghĩa Học viện Phật giáo Trung Quốc xác định rõ và căn cứ vào nhu cầu tình hình thực tế của nội bộ Phật giáo để đào tạo nhân sự và vận hành công tác quản lý, giáo dục, hoằng pháp, nghiên cứu, giao lưu... Để phân bổ nhân tài vào các vị trí quan trọng. “Tháp đèn giáo dục Phật giáo” được hiểu là nỗ lực đem Học viện Phật giáo Trung Quốc kiến thiết thành một không gian kiểm nghiệm, một nơi dẫn đầu trong việc tìm kiếm sự nghiệp giáo dục Phật giáo trên toàn quốc. “Mái nhà tâm linh tứ chúng”, cần mở rộng và tiến bộ hơn nữa về công năng giáo dục của Học viện Phật giáo Trung Quốc, trên cơ sở công tác giáo dục xã hội cần đôn đốc phổ cập giảng viên và nhân viên tiếp tục công tác giáo dục; trên cơ sở công tác giáo dục Phật giáo cũng cần mở rộng phổ cập giáo dục giảng dạy giáo lý căn bản Phật giáo cho tín chúng Phật tử tại gia.
KẾT LUẬN
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Phật giáo cũng luôn đồng hành với dân tộc. Sự hình thành và phát triển Học Viện Phật giáo Trung Quốc cũng tùy thuận vào sự hưng thịnh của đất nước, vận mệnh quốc gia, dân tộc, cũng trải qua những thăng trầm của đất nước Trung Quốc. Nhất là sau cuộc Cách mạng văn hóa, Học viện Phật giáo Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Mãi đến năm 1980, được phục hồi sau pháp nạn này và công tác giảng dạy được tái chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, công tác giảng dạy cũng như những quy chế quản lý giáo dục không ngừng cách tân đổi mới, việc soạn thảo giáo án, giáo tài được tiến hành, mỗi hai năm chiêu sinh một lần. Từ đó Học viện dần dần đi vào lộ trình phát triển và ổn định. Tuy nhiên, số lượng chiêu sinh vẫn còn khiêm tốn không quá 70 học tăng.
Học viện hiện tại đã trang bị đầy đủ các công cụ để phục vụ công tác giảng dạy một cách có hệ thống, tinh gọn và đầy đủ. Phương châm hành động của Học viện là một tinh thần văn hóa được thể hiện qua ba phương diện: Khẩu hiệu của trường, tác phong học đường và mục tiêu của trường, đã mang đầy đủ ý nghĩa của một cơ sở tôn giáo chuyên đào tạo và giáo dục con người theo tinh thần Phật giáo Đại thừa “Tòng lâm học viện nhất thể hóa”.
Về chương trình đào tạo Tiến sĩ của Học viện Phật giáo Trung Quốc, tháng 10 năm 2014, được sự cho phép của các ban ngành hữu quan, nhất là Cục Tôn giáo Quốc gia, Học viện Phật giáo Trung Quốc đã tự chủ mở thí nghiệm khóa nghiên cứu sinh Tiến sĩ đầu tiên (nội bộ Phật giáo) và số lượng thâu nhận là 5 vị trong tổng số 14 thí sinh Thạc sĩ đăng ký tham dự thi tuyển11. Đến nay trải qua 5 năm học hỏi và nghiên cứu, các nghiên cứu sinh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoặc đang hoàn thiện chưa thể tham gia bảo vệ luận án. Do đó, quy chế cũng như chương trình đào tạo Tiến sĩ của Học viện Phật giáo Trung Quốc tại Bắc Kinh vẫn trong quá trình hoạch định xem xét thêm ở tương lai.
***