GIÁO DỤC THIỀN DÀNH CHO TUỔI TRẺ
TS.NS. Thích Nữ Hằng Liên
|
DẪN NHẬP
Nhiều thế kỷ qua, tại các nước phương Đông, thiền vẫn được dạy khép kín trong phạm vi tôn giáo và dường như không có sự phổ biến hướng dẫn cụ thể. Khi thế giới bước vào kỷ nguyên khoa học, giáo dục thiền mới dần có cơ hội được giới thiệu đến với đại chúng thông qua các trung tâm dạy thiền như một môn kỹ năng sống trên phạm vi toàn cầu. Đóng góp đáng kể mà phương pháp thiền mang lại là những lợi ích to lớn cho xã hội, vì người học thiền có cuộc sống an vui, hạnh phúc thì chất lượng cuộc đời mới phát triển bền vững. Thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng tìm hiểu, thực hành các pháp môn về tâm linh cũng như thiền, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số, việc tìm hiểu các phương pháp thực hành này rất dễ dàng. Tuy nhiên, thực hành thiền nếu thiếu sự hướng dẫn cụ thể và nghiêm túc sẽ dễ rơi vào tâm lý lệch lạc cho bản thân.
Trong bài tham luận này, thiền được phân tích về lộ trình thực tập và ứng dụng như một phương pháp giáo dục nhân cách mang tính khoa học cao; đặc biệt là dành cho độ tuổi thanh – thiếu niên (12 – 25 tuổi). Hai phương thức thiền căn bản của Phật giáo được

![]()
*. Giảng viên Khoa Triết, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
giảng dạy thực tập thông thường là: thiền Anapana (tỉnh giác về hơi thở hay còn gọi là thiền Định) và thiền Vipassana (thiền quán hay thiền Tuệ). Có thể nói, giảng dạy phương pháp thực hành thiền theo hệ thống giáo dục khoa học sẽ giúp cho thế hệ trẻ định hướng rõ ràng, không rơi vào hoang tưởng hay mê tín.
- MỤC TIÊU GIÁO DỤC THIỀN
Trong cuộc sống, mỗi người là một nhân tố hay thành viên trong xã hội nên mỗi cá nhân phải biết cách sống phù hợp, thích ứng với nhiều mối quan hệ khác nhau. Vì thế, việc rèn luyện nội tâm được xem là một trong những phương pháp giáo dục tâm thức, đóng vai trò rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng sống xã hội. Thiền đã đáp ứng cho nhu cầu chính yếu này, nó giúp mọi người dung hòa được tất cả các mối quan hệ, tránh những tình trạng áp lực, mâu thuẫn, xung đột… hoặc suy nghĩ và hành động tiêu cực, không đúng với mô phạm đạo đức. Thông thường, một người không có sự trau dồi đạo đức hay tu tập luôn có khuynh hướng bất thiện hơn là thiện lành. Sự cuốn hút theo các lối sống buông thả, tham lam, sân hận, si mê khó có thể kiềm chế, nên mỗi ngày con người đều tích lũy nhiều thói quen xấu. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ công nghệ, thế hệ trẻ dễ bị bủa vây bởi những thông tin nguy hại hoặc đắm nhiễm, nghiện ngập trong thế giới phẳng và dần trở nên vô cảm, suy đồi đạo đức. Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn có những biến chuyển lớn về tâm sinh lý cần được định hướng, trang bị khả năng rèn luyện sự định tĩnh, hiểu biết tuệ giác và phát triển nội lực của mình để học tập, làm việc và xây dựng một đời sống lành mạnh, an vui, hạnh phúc. Giáo dục nói chung và giáo dục thiền nói riêng, luôn phải bắt đầu từ sớm với mục đích xây dựng cho người học một nền tảng đạo đức vững chắc, có khả năng kiên định, không đắm nhiễm các hành vi xấu, thoát khỏi những biến cố chi phối bởi tham, sân, si để cải thiện bản thân.
Nhìn chung, thiền Phật giáo là môn học thực hành dựa trên nền tảng Bát Chánh Đạo, hướng đến sự giải thoát hoàn toàn, nhưng thông qua đó đáp ứng nhu cầu cho con người hiện đại biết sống an
vui, hạnh phúc. Đây là môn học rèn luyện kỹ năng sống giúp tuổi trẻ có bản lĩnh, trách nhiệm, hoạt bát và sáng tạo.
- PHƯƠNG THỨC THIỀN DÀNH CHO THIẾU NIÊN
- Phương pháp thiền Anapana (Thiền Định)
Bước vào độ tuổi thiếu niên, đa phần các em có xu hướng thể hiện bản thân, thích khám phá, hiếu động và có trí tưởng tượng phong phú. Số ít còn lại thì thụ động hơn, dễ chán nản, và đôi khi phản ứng mạnh mẽ. Chính vì vậy, ở lứa tuổi vị thành niên, hành thiền cũng là một phương cách điều chỉnh tâm thức mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, thiền trở thành môn học thực hành khá phổ quát nên tuỳ phương tiện có thể hướng dẫn giúp trẻ dễ tập trung. Tuy nhiên, phần lớn các em nhỏ tuổi thì cơ thể vẫn còn mạnh khoẻ, tâm chưa tập nhiễm nhiều thói quen xấu và cảm xúc khá cân bằng. Vì thế, việc ứng dụng thiền theo phương pháp thuần túy quán niệm hơi thở đối với các em rất dễ dàng. Tất nhiên, thời lượng chỉ từ 10 đến 20 phút trong mỗi thời thiền tuỳ vào độ tuổi và tính cách của từng em.
Tiến trình thực tập thiền này khá đơn giản, chỉ cần ngồi xếp bằng yên tĩnh, vững vàng trong tư thế thoải mái, giữ sự tập trung, lắng nghe và nhận biết hơi thở của chính mình, không tưởng tượng bất kì điều gì. Đối với trẻ em, duy trì sự nhận biết hơi thở ra vào tự nhiên quen dần sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tập trung và loại trừ các vọng niệm, xao lãng.
Với thiếu niên, việc hành thiền phải dựa trên tinh thần tự giác, thích thú và hoàn toàn không ép buộc. Vì ở độ tuổi này tâm lý phản kháng rất mạnh đối với tất cả những gì gọi là ép buộc, đó cũng là bản chất tự nhiên trong mỗi con người chúng ta khi chưa trải qua sự rèn luyện. Chính vì thế, trước hết phải giúp các em hiểu được tại sao phải hành thiền, làm như thế sẽ có tác dụng gì, có lợi ích thế nào để tạo sự hứng thú. Đồng thời, phải với sự động viên, khen ngợi, giúp các em kiên nhẫn hơn khi ngồi tĩnh lặng và khám phá chính mình. Những trường hợp đặc biệt, trẻ quá hiếu động thì nên để các em
tiếp cận với thiền nhẹ nhàng hơn, bằng những phương pháp kết hợp như thiền buông thư, thiền với âm nhạc… với thời lượng vừa phải sẽ hiệu quả hơn việc bắt ngồi yên. Hoặc đối với trẻ em có vấn đề trầm cảm hay tự kỷ, thiền ứng dụng chỉ là phương pháp trị liệu tâm lý chuyên môn bằng sự giao tiếp với tình yêu thương. Tuy nhiên, hành thiền theo những trường hợp này chỉ mang tính chất xoa dịu tinh thần hơn là chiêm nghiệm cải thiện bản thân.
-
- Lợi ích của thiền Anapana
- Tính kiên định, tập trung cao: Tỉnh giác về hơi thở là đối tượng hoạt động tự nhiên của thân tâm, nhưng vô cùng tinh tế rất khó nắm bắt. Vì thế, việc duy trì thói quen quan sát hơi thở, lâu dần trở nên thuần thục cũng là cách rèn luyện để tâm thức gia tăng nghị lực và sự kiên nhẫn. Như nghiên cứu của tiến sĩ Tâm lý học Ronal Alexander đã bàn luận trong cuốn sách ‘Wise Mind, Open Mind’1. Ông cho rằng, “khi làm bất kì việc gì, tự nhiên khả năng tập trung đó sẽ được phát huy. Và quyết tâm, kiên trì bền bỉ sẽ đóng góp rất lớn cho sự thành công.”
- Tính độc lập: Quá trình tĩnh lặng trở về nội tâm thông qua hành thiền, chính là sự cuộc trải nghiệm độc lập của mỗi cá nhân mà không có sự trợ giúp nào từ bên ngoài, điều này làm gia tăng tính tự chủ quyết đoán cho bản thân.
- Tư duy tích cực: Khi sự nỗ lực bền bỉ trong thiền đem lại kết quả, thì những tư duy tích cực sẽ theo đó phát sanh, vì đã “làm được” những điều khó khăn. Thái độ này khiến những vướng mắc khó khăn trong suy nghĩ sẽ “bé lại”. Đó cũng là cách tạo cái nhìn tích cực trong đời sống hàng ngày.
- Từ bỏ thói quen xấu, các thứ gây nghiện: Tình trạng nghiện game, mạng xã hội, phim ảnh, ca nhạc ngày càng lan rộng. Các cảm giác ham muốn thỏa mãn thú vui sẽ luôn chi phối tuổi trẻ khi tâm trí quá nhàn rỗi trong cuộc sống. Vì thế, để đối trị những yếu tố bất

![]()
- Ronal Alexander, Wise Mind, Open Mind, NXB. New Harbinger Publications, 09/2009.
thiện này trẻ em cần hướng tâm đến những mục tiêu cao thượng hơn, nhân văn hơn. Thói quen đắm nhiễm sẽ giảm dần khi mỗi ngày biết thực tập chánh niệm, hành thiền tìm hiểu chính mình.
- Giải tỏa căng thẳng, sợ hãi: Tinh tấn hành trì thiền tỉnh giác về hơi thở sẽ có thói quen biết quân bình, không lo lắng thái quá khi bị áp lực phải đối phó với những khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy thiền sẽ xoa dịu tâm trí, giải tỏa căng thẳng, giúp trẻ không bị áp đảo bởi những cảm xúc mạnh mẽ.2
- Bình tĩnh, biết lắng nghe: Với bản tánh tham ái, con người luôn mong cầu những điều tốt đẹp về tài, sắc, danh, thực, thùy cho mình, được làm điều vui thích, không chấp nhận điều khó chịu. Ở lứa tuổi thiếu niên, các yếu tố này cũng biểu hiện nhưng ở mức độ đơn giản là muốn học tập tốt, có thành tích cao, được ăn ngon, mặc đẹp, có niềm vui trong gia đình, được vui chơi hòa hợp cùng bạn bè, được mọi người chú ý, v.v… Nhưng một khi không hài lòng, các em dễ có sự phản ứng, chống đối lại người lớn bằng nhiều cách, hoặc cũng có thể sinh ra sự bi quan, lo lắng bối rối. Cả hai khuynh hướng thỏa mãn và phản ứng này đều xuất phát từ tâm tham và sân. Sự bướng bỉnh thường thấy ở tuổi vị thành niên là bức tường ngăn cản sự tiếp xúc, truyền thông từ người lớn. Thiền sẽ giúp các em tự kiểm soát suy nghĩ và hành vi của mình, lắng dịu sự phản ứng thái quá và bình tĩnh hơn để lắng nghe hoặc ghi nhận bất kỳ vấn đề nào cần giải quyết. Những đức tính tốt như kiên nhẫn, khả năng tập trung hoàn toàn có thể được hình thành và nuôi dưỡng thông qua việc rèn luyện thiền định. Điều này giúp mối quan hệ với cha me, bạn bè, v.v… sẽ hòa hợp, gắn kết hơn.
- Thông minh, tiếp thu và xử lý thông tin nhanh nhạy: Có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh sự linh hoạt của não bộ ở những người thực hành thiền đều đặn. Khi sự chánh niệm đủ sức không để những cảm xúc tiêu cực chi phối, ngược lại tạo ra sự bình ổn trong tâm sẽ dần dần thay đổi cấu trúc não. Hít thở quân bình và quá trình

![]()
- https://nccih.nih.gov/health/meditation/overview.htm.
tập trung nhận biết hơi thở giúp não bộ giải tỏa các áp lực và tái tạo các nơ – ron thần kinh một cách tốt nhất, hỗ trợ việc tiếp nhận, xử lý thông tin một cách nhạy bén và ghi nhớ lâu hơn.
- PHƯƠNG THỨC THIỀN DÀNH CHO THANH NIÊN
- Phương pháp thiền Vipassana (Thiền Quán hay Thiền Tuệ)
- Nguồn gốc thiền Vipassana
Thiền Vipassana được Đức Phật Thích Ca khai sáng từ hơn 2.500 năm trước và nhờ phương pháp này Ngài đạt được sự giác ngộ, đoạn tuyệt khổ đau, giải thoát hoàn toàn, chứng đắc đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Trong suốt những năm hoằng pháp, Đức Phật luôn giảng dạy về thiền là phương pháp trọng yếu: “Này các Tỷ- kheo, khi các người hội họp lại, thường có hai việc phải làm: một là đàm luận về Phật pháp, hai là giữ im lặng của một bậc Thánh”3. Và sự im lặng của các bậc Thánh ở đây là hành Thiền. Rất nhiều Tăng sĩ cũng như cư sĩ tại gia thời Đức Phật nhờ việc hành thiền đã đạt những thánh quả, dứt tuyệt khổ đauràng buộc trong đời sống, chúng ta có thể tìm hiểu đời sống thiền từ những vị thánh đệ tử, như các Tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp... cho đến các cư sĩ như vua Ba Tư Nặc, ông Cấp Cô Độc…. Sau khi Phật nhập Niết bàn, vì sự lợi ích của Th n đem lại sự giải thoát khổ đau, nên không chỉ trong phạm vi Ấn Độ (cổ đại) pháp môn này đã được lan rộng sang nhiều nước lân cận.
Trải qua hơn 25 thế kỷ, thiền Vipassana vẫn được gìn giữ và truyền thừa bởi các thiền sư người Myanmar một cách thuần túy nguyên thủy. Đến cuối thế kỷ XVIII, thiền sư Ledi Sayadaw đã có một sự đổi mới - hướng dẫn thiền Vipassana theo hình thức giáo dục phổ thông, giảng dạy phương pháp thực hành tâm linh với kiến thức khoa học nâng cao. Đặc biệt, dưới sự xiển dương của thiền sư nổi tiếng, S.N. Goenka, hệ thống trung tâm dạy thiền Vipassana đã có mặt trên khắp thế giới, thường xuyên mở các khóa thiền 10 ngày căn bản cho đến các khóa học nâng cao.

![]()
- Trung Bộ Kinh I, bài kinh Thánh Cầu.
-
-
- Phương pháp hành trì
Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta) - bài Pháp đầu tiên Ðức Phật thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo - nêu lên các điểm chính yếu của đạo giải thoát, đó là Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo. Ngài đã chỉ rõ vô minh và tham ái là nguồn gốc của khổ đau. Trên cơ sở đó, thực hành thiền Vipassana là quá trình người thực tập phải chứng nghiệm như thật, tự mình thanh tịnh thân tâm, diệt trừ bản ngã, đoạn tận gốc phiền não nhờ phát triển tuệ giác về vô thường, khổ và vô ngã.
Trên lộ trình Bát Chánh Ðạo, thực hành tám yếu tố chơn chánh được phân chia thành ba nền tảng Giới – Định – Tuệ phát triển đồng thời hỗ tương cho nhau. Trong phạm vi của khóa thiền người thực hành sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện nội tâm theo con đường Giới, Định, Tuệ một cách dễ dàng hơn. Vì họ có sự hộ trì của giới, bớt đi sự nhiễu động của lục trần, hạn chế thu nạp thêm những cấu uế bên ngoài qua thân, khẩu, ý. Nhờ đó, định và tuệ được tiến hành cụ thể và đúng pháp, tâm thức chuyển hóa sẽ đưa đến kết quả biết ứng dụng chánh niệm trong cuộc sống đời thường. Như Kinh Pháp Cú đã chỉ rõ: “Tự mình làm cho mình thanh tịnh, Tự mình làm cho mình nhiễm ô, Nhiễm ô hay thanh tịnh, Là do ở chính mình, Chứ không do ai khác.”4
-
-
- Các khóa thiền Vipassana theo phương pháp giáo dục hiện đại
Đối với giới trẻ hiện đại, bất kì môn học nào kể cả về tâm thức cũng cần có sự tường minh khoa học và hệ thống, không siêu hình, mơ hồ. Tâm thức là lĩnh vực vô cùng trừu tượng, nếu hướng dẫn không kinh nghiệm sẽ không đạt được lợi ích thực tiễn, người học dễ rơi vào tình trạng loạn tâm hoặc đánh mất chính mình. Mục tiêu học thiền vốn thiết thực, thực tập để rèn luyện kỹ năng và điều chỉnh thái độ sống của bản thân hoàn thiện và chuyển biến tâm thức từ bất thiện đến thiện lành, từ bất hạnh đến an vui, từ đau khổ đến hạnh phúc.

![]()
- Kinh Pháp Cú 165.
Quan sát các khóa thiền đã và đang được tổ chức, có thể thấy phương pháp giảng dạy thiền hoàn toàn đáp ứng và phù hợp với phương châm giáo dục hiện đại. Đó là sự giảng dạy thiền theo phương pháp giáo dục khoa học sẽ giúp cho người thực hành tiến bộ tuần tự về mặt tâm thức cụ thể, chứ không rơi vào suy tưởng hoang đường. Sự chuyển hóa nội tâm từng bước được thiết lập bằng quá trình hướng dẫn và hơn hết là thực chứng trong suốt tiến trình thực hành, có sự thuyết phục hoàn toàn. Những chủng tử bất thiện trong tâm thức tham, sân, si từ đó sẽ đoạn giảm dần dần qua tiến trình thực hành thiền từng bước nghiêm túc.
Tuy nhiên, giống như những môn học khác, thiền đòi hỏi có sự bền bỉ nghiêm túc mới có khả năng thành tựu. Khóa học 10 ngày đầu tiên là sự phá vỡ nhận thức, khai thông bước đầu, mở ra con đường giải thoát, giúp thiền sinh có được những nền tảng về lộ trình này, về mặt tư duy sẽ ít nhiều biến chuyển theo hướng thiện lành trong cuộc sống, chứ chưa thể nào thánh thiện hoàn toàn viên mãn. Do đó, khi trở về với cuộc đời thường, thiền sinh cần phải tiếp tục hành trì mỗi ngày. Tùy vào mức độ thuần thục, nắm vững phương pháp cùng với sự rèn luyện tinh tấn lâu dài sẽ giúp cá nhân người học có sự chuyển hóa thân tâm; tức thái độ sống của thiền sinh sẽ thay đổi.
Các khóa thiền Vipassana ngày nay được giảng dạy theo phương thức giáo dục tuần tự ở cấp bậc từ cơ bản đến nâng cao. Mỗi cấp bậc yêu cầu người học phải đạt được các tiêu chuẩn cụ thể. Để được tham dự khóa Tứ Niệm Xứ đúng pháp (Satipatthana), thiền sinh phải tham dự đủ 3 khóa 10 ngày, giữ giới nghiêm túc và một khóa phục vụ cùng với việc duy trì thực hành tinh tấn trong đời sống, có niềm tin vào Pháp, không pha trộn pháp môn. Không những thế, đối với các khóa thiền nâng cao việc thực hành diễn ra từ cấp bậc 20 ngày, 30 ngày, 45 ngày hoặc 60 ngày cho đến 90 ngày (3 tháng an cư đúng theo truyền thống Phật dạy). Đồng thời, vẫn cần có sự kiểm chứng nghiêm túc của vị Thầy về tư cách đạo đức giữa học và hành cùng với kết quả chuyển biến trong cuộc sống của thiền sinh sau khi học thiền... Cùng những khóa đặc biệt, hệ thống sẽ tuyển
chọn thiền sinh đủ tiêu chuẩn và đào tạo sư phạm trở thành Thầy trợ tá hay bậc Thầy chính thức. Với sự phân chia rõ ràng từng cấp bậc theo hệ thống giáo dục, minh chứng cho phương pháp tâm linh vốn được xem là siêu hình từ cổ xưa, đã uyển chuyển thâm nhập vào từng quốc độ và thời đại một cách rất khoa học, nhưng vẫn giữ được giá trị bất biến, đó là chân lý của sự giác ngộ.
-
- Lợi ích của thiền Vipassana
- Nhận thức rõ về bản thân
Tiến trình thực hành thiền định và thiền quán, giúp cho người học tập nhận thức rõ ràng trên thân cũng như tâm. Quá trình phát triển khả năng tỉnh giác về hơi thở và quan sát toàn bộ cơ cấu thân tâm của chính mình, phản ánh rất chính xác về tình trạng sức khỏe và tâm lý cá nhân. Từ đó, thiền sinh sẽ nhận thức rõ ràng về tính cách và phẩm hạnh của chính mình mà trong cuộc sống bình thường không nhận ra, thậm chí thể hiện không đúng với bản thân. Thực tập chánh niệm trong quá trình quan sát nội tâm sẽ phát huy khả năng nhận biết tinh tế trong các hoạt động hàng ngày của tự thân đối với các hoạt động xung quanh cuộc sống. Khi tâm nhạy bén tăng trưởng, người thực hành dễ dàng lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh, tránh đi những mặt hạn chế, phát huy các ưu điểm vốn có của mình.
-
-
- Hiểu và tôn kính chánh pháp
Trên con đường hoằng pháp độ sanh, Đức Phật luôn bình đẳng với mọi đối tượng cầu tìm giải thoát. Ngài không hề chối bỏ hay phân biệt bất kỳ một giai cấp hay thành phần nào trong việc hướng dẫn hành thiền. Đó cũng là hạnh nguyện của Ngài: “Vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”. “Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”.5 Ngày nay, khoa học đã

![]()
- Kinh Trung Bộ I, tr. 69.
chứng minh điều đó là sự thật, khi pháp thiền đang dần được hệ thống như một phương cách giáo dục trong cộng đồng, áp dụng ở nhiều lĩnh vực như trường học, nhà tù… Bất kì ai, theo tôn giáo, hay không tôn giáo khi gặp đau khổ, cần sự giải thoát tương tự như việc một người khi bị bệnh cần được dùng thuốc, và thuốc trị liệu không phân biệt người dùng nó. Tuy vậy, người hành thiền cũng cần biết về vị Thầy của mình, về phương pháp mình đang thực tập để có niềm tin bất động vào Pháp. Đồng thời không đưa người hành pháp rơi vào hoài nghi tạo chướng ngại cản trở người thực tập. Giáo pháp luôn chân thật và tỏa sáng trong quá trình hướng dẫn, những bài pháp nền tảng cho người tu tập đó là bài kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Quán Niệm Hơi Thở,… bao gồm các khái niệm về Tứ Thánh Đế, Tam Pháp Ấn, lý Duyên Sanh… Giống như những bản tuyên ngôn chánh pháp minh tường, là kim chỉ nam cho người hành thiền.
Tóm lại, thiền Phật giáo đặt nền tảng trên lộ trình Bát Chánh Đạo – Tám phương diện đạo đức mà một người cần hoàn thiện để trở thành chân chánh, chuẩn mực. Việc thực hành thiền giúp mỗi cá nhân rèn luyện đạo đức, kiên trì với lý tưởng sống và phát huy tài năng của mình. Nếu không thực hành thông qua 8 yếu tố căn bản như lời Phật, thiền rất dễ rơi vào hoang tưởng, mê tín.
-
-
- Sống trong chánh niệm
Đức Phật dạy chánh niệm cần duy trì ở mọi lúc: “Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh giữa, vị này nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp”6.

![]()
- Trung bộ Kinh, số 53: kinh Hữu học; số 125: Điều ngự địa.
Trong nhiều bản kinh, Đức Phật thường hướng dẫn chánh niệm cần phải duy trì trong tất cả các tư thế oai nghi, hành vi, động tác của con người. Cụ thể, chúng ta cần thực hành “Khi đi tới, khi đi lui, tôi đều tỉnh giác. Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, tôi đều tỉnh giác. Khi co tay, khi duỗi tay, tôi đều tỉnh giác. Khi mang y kép, y bát, tôi đều tỉnh giác. Khi ăn, uống, nhai, nuốt, tôi đều tỉnh giác. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, tôi đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng, tôi đều tỉnh giác.”7
Nếu không rèn luyện kỹ năng sống chánh niệm, hầu như chúng ta sống trong thất niệm, tâm rong ruổi theo những suy nghĩ, tưởng tượng. Sự tỉnh giác, chánh niệm trong mọi hành động xây dựng nên những con người văn minh. Sự an trú trong hiện tại, rõ biết liên tục trạng thái của thân tâm đưa đến hành động, lời nói, suy nghĩ đúng đắn. Sống chánh niệm tức là luôn làm chủ được bản thân, tránh được việc gây sai lầm. Việc thiết lập và duy trì chánh niệm liên tục là yếu tố quan trọng để đi vào dòng tâm thức, từ đó mới có khả năng cải sửa các hạnh nghiệp (sankhara).
Đời sống thiền mang lại cho con người niềm hỷ lạc, tự tránh xa thói hư tật xấu, không chìm đắm trong vô minh mà sống vì cộng đồng, chia sẻ tình thương. Từ đó, thực hành thiền có thể góp phần giải quyết những tệ nạn xã hội và xây dựng một xã hội văn minh, bền vững – đó là nền tảng dựa trên mỗi cá thể, mỗi gia đình “biết” sống chánh niệm.
-
-
- Đời sống quân bình
Đức Thế Tôn dạy: “Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai. Một là đam mê say đắm các dục lạc thấp hèn, có tính cách thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến phẩm hạnh cao quý thánh nhân, làm ảnh hưởng đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc Thánh, không dẫn đến mục đích giác ngộ, giải thoát.

![]()
- Trung bộ Kinh, kinh số 51; Kandaraka.
Này các Tỳ-kheo, các vị phải từ bỏ và tránh xa hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và Niết-bàn.”8
Kỹ năng sống thiền là giữ được sự định tĩnh, an trú trong thực tại, dừng được những phản ứng đối với những tác động của ngoại cảnh. Điều đó không đồng nghĩa với sự chậm chạp, trì trệ hay mặc kệ hoàn cảnh. Cách hiểu đúng là sự an trú, tập trung trong những hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, hạn chế được các phản ứng không đúng có thể gây hậu quả xấu. Người hành thiền xây dựng cho mình phương châm sống thiểu dục tri túc, phấn đấu mà không tham lam, tâm lý vững mạnh không mất bình tĩnh trước biến cố, chấp nhận và thích nghi với hoàn cảnh, tinh thần minh mẫn không đắm nhiễm vào các dục lạc do được luyện tập đối trị với 5 triền cái tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi.
Áp lực của cuộc sống hiện nay đè nặng lên mỗi người, phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống vật chất và tình cảm. Sự mất quân bình dẫn đến tình trạng bị quá tải, không kiểm soát được thời gian, lao theo công việc, không coi trọng sức khỏe, bỏ quên đời sống gia đình, tình cảm của người thân; kéo theo mâu thuẫn xung đột. Do đó, khả năng giữ được sự cân bằng là chìa khóa cho một người thành công trong cuộc sống.
-
-
- Phá vỡ dần bản ngã
Theo lịch sử xã hội nhân loại, từ những cộng đồng bộ tộc chung sống, khi lợi ích được phân chia không đồng đều sẽ phát sinh giai cấp, phân biệt tầng lớp. Giai cấp cao hơn sẽ cai trị và có quyền lực đặt ra những điều luật có lợi cho mình. Càng nắm sự cai trị, tài sản thì bản ngã càng lớn. Xã hội hiện đại tuy không còn giai cấp phân chia rõ rệt như vậy nhưng bản ngã luôn tồn tại bên trong mỗi người. Cái tôi, cái của tôi và tự ngã của tôi chính là cội nguồn của khổ. Người có bản ngã càng lớn, chấp thủ càng nhiều thì người đó gây khổ đau

![]()
- Tương Ưng Bộ, Kinh Chuyển Pháp Luân.
cho mình, cho người càng nhiều. Một người từ khi hiện diện trên cuộc đời cho đến mất đi đều có xu hướng nuôi dưỡng, bành trướng bản ngã của mình. Đó là nguyên nhân của sự ngăn cách giữa con người với nhau. Chính vì bảo vệ bản ngã nên con người tham lam, sân hận, si mê. Bản ngã lớn thì không có được sự thảnh thơi ở nơi tâm hồn vì khi không thỏa mãn sẽ sinh ra đau khổ và giận hờn.
Muốn phá bỏ chấp ngã, Đức Phật dạy chúng ta phải ứng dụng theo lý nhân duyên, hiểu rõ quy luật vô thường. Vạn vật, thiên nhiên cho đến con vật gồm cả con người đều hợp tan theo nhân duyên và không thường còn. Nếu hiểu thấu được lý nhân duyên, chúng ta sẽ không còn chấp ngã nữa. Tính cố chấp sâu dày là thành trì cực kì khó đổ ngã, chỉ có tự thân mới làm được điều đó. Sự trải nghiệm như thật trên thân tâm về vô thường, khổ, về các yếu tố tứ đại, nhận thức rõ những điều từng cho là sở hữu, là điều bám víu đều không tồn tại vĩnh hằng, không thuộc về riêng mình giúp hành giả xả ly chấp trước.
-
-
- Rèn luyện phẩm chất tốt, sống có ý chí và trách nhiệm
Tu tập là một quá trình đòi hỏi ý chí quyết tâm cao độ như người bơi ngược dòng, vì người hành giả sẽ luôn gặp những yếu tố bất thiện của đời sống cũng như chính trong tự thân cản trở. Luôn phải có sự nhiệt tâm, tinh cần và chánh niệm, không để bị mai một thiện căn. Không ai có thể lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể chọn cách sống. Thế hệ trẻ bất kì thời đại nào cũng là sức mạnh để xây dựng xã hội. Bản lĩnh của tuổi trẻ không phải là phấn đấu có được tài, sắc, danh bằng mọi giá mà quan trọng là chí tiến thủ phù hợp, khắc phục hoàn cảnh, biết tận dụng thời cơ, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, rèn luyện cho mình những đức tính, đức hạnh chuẩn mực.
-
-
- Tăng cường sức khỏe
Mục đích của thiền không phải là để chữa bệnh nhưng thực hành đúng pháp tâm đạt sự hỷ lạc sẽ khiến cho thân bịnh được chuyển biến phục hồi khỏe mạnh. Chính vì thế, nhiều người đã lầm tưởng Thiền là phương pháp trị bệnh, đánh mất giá trị cao thượng ban đầu
là giải thoát giác ngộ với trí tuệ siêu việt. Chúng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích thực hành thiền đều đặn, đúng pháp và tùy vào mức độ hành trì đã mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe. Đến như Đức Phật cũng không tránh khỏi các bệnh của thân và chính Ngài cũng dùng thiền để điều phục các cơn đau thông qua việc quán chiếu cảm thọ: “Trong khi Thế Tôn an cư vào mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt, gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, không có than vãn... Rồi Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục trọng bệnh ấy...”9
Trong xã hội hiện đại, mọi người đều bị cuốn hút vào nhịp sống tất bật trong tình trạng chịu áp lực của công việc, gia đình dẫn đến các căn bệnh như rối loạn giấc ngủ, stress, trầm cảm, hoặc lối sống không điều độ, chìm đắm, nghiện ngập chất kích thích để tìm phương tiện giải tỏa. Stress có thể làm rối loạn tiêu hóa, nội tiết, làm suy giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Các bệnh do hành vi lối sống gây ra như tim mạch, tiểu đường, béo phì… cứ ngày càng gia tăng. Trên thực tế, bác sĩ chỉ có thể chữa những nỗi đau về thân, không thể làm lành những cái khổ về tâm. Giải pháp thực tại là ứng dụng thiền cải thiện tư duy để có cuộc sống tích cực trong mọi tình huống xã hội. Đó chính là chìa khóa cho cuộc sống hạnh phúc, đồng thời giảm thiểu bệnh tật cơ thể. Khi thực hành thiền, quá trình quan sát toàn thân bằng tâm thức tạo thành năng lượng bên trong cơ thể tự phát huy khả năng kháng thể thanh lọc cặn bã tích tụ trong thân, đồng thời sự an tĩnh giúp giảm đi những suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa bất an và bệnh tâm lí có thể được xoa dịu. Điều này minh chứng qua nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy tình yêu thương và lạc quan là thuốc đối trị của ung thư.
Theo quan điểm Đông y, có sự tương ứng mật thiết giữa các bệnh trên thân và các trạng thái xúc cảm tâm lý. Các thái độ tâm lý, những cảm xúc vui, buồn, giận, sợ hãi, lo lắng quá độ đều ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến cơ quan nội tạng, gây ra những ảnh

![]()
- Kinh Tương ưng, tập V, tr. 159.
hưởng xấu cho sức khỏe. Những cấu uế của thân lẫn tâm cứ theo quá trình sinh trưởng lớn dần. Một cơ thể bình thường khỏe mạnh phải có sự tuần hoàn, chuyển hóa chất, sự lưu thông của khí huyết quyết định rất lớn đến tình trạng sức khỏe, nếu bị tắc nghẽn chắc chắn sẽ gây ra bệnh.
Trong Tây y, những nghiên cứu công bố kết quả thiền có những tác dụng tích cực:
-
-
-
- Làm giảm căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực khác như sự sợ hãi, lo lắng và tức giận.
- Làm giảm bệnh trầm cảm.
- Làm giảm chứng mất ngủ, làm tăng cảm giác thoải mái, gia tăng năng lượng cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý học Sara Lazar của Đại học Harvard và các đồng sự đã chọn ra 16 tình nguyện viên: các tình nguyện viên được chụp ảnh MRI và sau đó tham gia các khóa thiền MBSR (Mindfulness-based Stress Reduction). Sau 8 tuần thực tập, họ được chụp MRI một lần nữa và so sánh kết quả với lúc trước khi luyện tập thiền. Kết quả cho thấy: chất xám trong não các tình nguyện viên tăng đáng kể. Trong đó bao gồm vùng hải mã (hippocampus) của não trái – vùng này là nơi ghi nhớ, học tập và kiểm soát những gì liên quan đến cảm xúc. Các vùng khác cũng được cải thiện như phần vỏ não phía sau (ký ức và tình cảm), vùng tổng hợp ở đỉnh đầu (sự cảm thông).10
- Theo Bác sĩ William Bushell, Giám đốc Viện Nghiên cứu East- West Research for Tibet House tại New York: “Y học hiện đại không rõ loại năng lượng này là gì, nhưng có nhiều bằng chứng khoa học trước đây đã cho chúng tôi thấy rằng thiền định giúp điều hòa mạch máu, tăng cường miễn dịch và cung cấp oxy tích cực cho cơ thể.”11

![]()
10.https://phatgiao.org.vn/thien-dinh-co-the-giup-cai-thien-tri-nho-trong-8-tuan-d30691. html.
- Longevity, Regeneration, and Protection of Health through Meditation and Related Practices.
- Thiền nâng cao sức đề kháng và sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Sức chịu đựng, sự nhẫn nại của người tập thiền tốt hơn nên họ có thể kiên trì làm một việc lâu hơn. Khả năng tập trung cao độ là một bí quyết để nâng cao hiệu suất công việc.
-
-
- Sống cảm thông, yêu thương và hòa hợp
“Phần lớn các loài hữu tình có dục như thế này, có ước vọng như thế này, có nguyện vọng như thế này: “Ôi, mong rằng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tiêu diệt! Mong rằng các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng!” Này các Tỷ-kheo, dầu cho các loài hữu tình ấy có dục như vậy, có ước vọng như vậy, có nguyện vọng như vậy, nhưng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt.”12. Phần lớn mọi người, gặp phải những điều khó khăn, hoàn cảnh không mong muốn hay trở ngại đến từ ngoại cảnh đều khiến họ bị khó chịu, căng thẳng bức bách và có những phản ứng tiêu cực. Những phiền não ấy không được giải quyết tận gốc và theo lối sống lan tỏa vào môi trường quanh mình, làm người khác vô tình bị ảnh hưởng. Con người thường mong muốn những điều trái ý không diễn ra và chỉ cầu mong điều như ý sẽ đến. Đó là điều không thể tồn tại trong cuộc sống, cho nên chỉ còn cách duy nhất là thay đổi bản thân sao cho có khả năng thích nghi với hoàn cảnh, tiêu hóa được những phiền não này bằng cách tu tập. Khi đã có trải nghiệm tự thân, quá trình tu tập tỉnh giác và buông xả mang lại một trí tuệ thấu hiểu và cảm thông, chia sẻ với mọi người. Chỉ bằng thái độ nhẹ nhàng và chấp nhận chính mình thì ta cũng sẽ nhẹ nhàng và chấp nhận người khác. Chúng ta không còn vội vàng phê phán, bài xích người khác một khi đã nhìn thấy rõ tiến trình của tâm trên chính mình.
Con người theo bản năng đều có tình thương yêu nhưng đi kèm theo đó là sự ích kỷ, nếu lợi ích của mình bị tổn hại thì tình yêu cũng theo đó mà tan vỡ. Một khi được tu tập, mỗi người sẽ biết dung hòa lợi ích của mình và của người, cảm thông và tha thứ được lỗi lầm

![]()
- Kinh Trung Bộ, kinh số 46: Đại Kinh Pháp Hành.
của người khác. Nhưng sự cảm thông đó cũng không có nghĩa là nuông chiều, dung túng sai phạm mà còn là sự khích lệ, chỉ dẫn con đường để họ tu tập cải sửa bản thân. Đó là yêu thương đúng cách.
Bản thân chúng ta được may mắn sống và thọ nhận những lợi lạc trong Chánh pháp, bản ngã phần nào bị phá vỡ thì tự nhiên tâm hoan hỉ muốn lan tỏa niềm hạnh phúc đó cũng phát sanh. Khi nhìn những mảnh đời cơ cực và bất hạnh để thấy và cảm nhận rằng, chúng ta quá may mắn khi có đầy đủ các căn, có phước lành được tu tập. Trái tim thương yêu đồng cảm, chia sẻ khó khăn sẽ được khai mở, tâm từ bi được tăng trưởng. Trí tuệ và từ bi là 2 yếu tố song hành mà đạo Phật lấy làm tôn chỉ. Lối sống của người hành thiền luôn chánh niệm, quân bình, tự tại; tự thân sẽ lan tỏa đến mọi người xung quanh, gây được thiện cảm, mối quan hệ giữa người với người được hòa hợp, an vui. Đó là nền tảng vững chắc cho gia đình và xã hội.
- CÁC KHÓA THIỀN CHO TUỔI TRẺ HÔM NAY TẠI VIỆT NAM
- Các khóa thiền tại thiền viện Pháp Sơn
Từ năm 2008 đến nay, thiền viện Pháp Sơn (trước đây là Niệm Phật đường Hồng Trung Sơn - xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, Đồng Nai) thường xuyên mở các khóa thiền Vipassana căn bản 10 ngày và các khóa Satipathana 8 ngày dành cho mọi người có nhu cầu thực tập thiền chuyên sâu, không phân biệt tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp… độ tuổi từ 18 trở lên. Hiện nay, thiền viện mỗi tháng đều đặn tổ chức các khóa thiền với trên 200 thiền sinh tham dự ở nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, mỗi năm có 1 khóa thiền dành riêng cho độ tuổi thanh niên từ 16 – 25. Phương pháp được giảng dạy vẫn là thiền Vipassana, tuy nhiên sự hướng dẫn được uyển chuyển, truyền đạt với những thấu hiểu về tâm lý, nguyện vọng và đánh động đến khát vọng, ý chí của tuổi trẻ, giúp các em có ý thức về tầm quan trọng của việc có sự chuẩn bị chu đáo, rèn luyện và sống đúng với giá trị mà mình cần có trước ngưỡng cửa trưởng thành.
Bên cạnh khóa thiền thanh niên, lứa tuổi thiếu niên cũng được hướng dẫn thiền Anapana trong các khóa tu mùa hè vào tháng 6
hàng năm, mỗi khóa kéo dài 4 ngày, lứa tuổi tham dự từ 12 – 15 tuổi. Thời khóa và thời lượng thực tập thiền được phân bổ phù hợp với lứa tuổi này, đan xen giữa các chương trình giao lưu, giáo dục về kỹ năng, kiến thức và thể chất.
-
- Các khóa thiền quốc tế tại Việt Nam
Trung tâm UNESCO Bồi dưỡng kỹ năng sống và ứng dụng thiền Vipassana (UCENLIST) tổ chức các khóa thiền theo truyền thống của Ngài S.N. Goenka. Ngoài các khoá thiền 10 ngày, đặc biệt có các khoá thiền Anapana cho các nhóm thiếu nhi và thiếu niên theo các nhóm tuổi: 8 – 12, 13 – 15 và 15 – 17 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa diễn ra trong 1 ngày, phù hợp với các dịp nghỉ ngắn ngày hay ngày nghỉ cuối tuần.
KẾT LUẬN
Đối với từng độ tuổi thanh thiếu niên, giáo dục thiền đã và đang được giới thiệu và hướng dẫn phù hợp để có thể sớm gieo mầm thiện căn. Nhu cầu học và hành thiền trong thế hệ trẻ hiện nay ngày một lớn và là một tín hiệu đáng mừng, bởi đó cho thấy sự đúng đắn trong cách nhìn nhận, tìm cầu chánh pháp. Hệ thống giáo dục thiền Phật giáo hiện đại chứng minh con đường giải thoát khổ đau có thực chứng, hoàn toàn dựa trên nền tảng khoa học chứ không phải là lý luận siêu hình. Một khi cộng đồng, xã hội có một thế hệ trẻ là nòng cốt cho sự phát triển đồng thời cũng là những thiện tri thức – những người biết tu tập đạo đức, nhân cách, trí lực và thể chất khỏe mạnh, có lòng từ mẫn thì tương lai cộng đồng, đất nước sẽ phát triển phồn vinh. Rộng hơn nữa trên quy mô toàn cầu, thế giới sẽ hòa bình, tệ nạn được đẩy lùi, văn minh, phồn thịnh và bền vững.
***
Tài liệu tham khảo
Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ I, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1992.
Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ I, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1992.
Thích Minh Châu dịch, Kinh Pháp Cú, Nxb. Tôn giáo, 2006.
Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng Bộ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1992.
Longevity, Regeneration, and Protection of Health through Medi- tation and Related Practices
Ronal Alexander, Wise Mind, Open Mind, NXB. New Harbinger Publications 09/2009
Giáo dục Phật giáo, http://www.buddhismtoday.com/viet/ gd/002-giaoduc.htm
https://phatgiao.org.vn/thien-dinh-co-the-giup-cai-thien-tri-nho- trong-8-tuan-d30691.html
https://nccih.nih.gov/health/meditation/overview.htm http://www.phapdangthientue.com