TRƯỜNG ĐẠI HỌC GAUTAM BUDDHA: MỘT ĐIỂM NHẤN TRONG NỀN PHẬT HỌC ẤN ĐỘ HIỆN NAY
TS. ĐĐ. Phương Anh Đạt
I. DẪN NHẬP
Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn, có dân số đông thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, có chiều dài lịch sử trên năm ngàn năm, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, đặc biệt là nền văn hóa tâm linh Đông phương, trong đó có Phật giáo. Ấn Độ là mảnh đất thiên mà nhiều tôn giáo xuất hiện như Ấn giáo (Hinduism), Kì-na giáo (Jainism), đạo Sikh (Sikhism), Phật giáo (Buddhism)… và cũng là nơi các bậc Thánh xuất hiện ra đời như Mahāvira; vị giáo chủ của đạo lõa thể (Kì-na giáo), Mahatma Gandhi - nhà cải cách Ấn giáo và nhà chính trị bất bạo động nổi tiếng; Guru Nanak - vị thầy thứ nhất sáng lập đạo Sikh, Sakyāmuni Buddha; Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, một Đức Phật lịch sử, nhà sáng lập Phật giáo. Chính những điều lý thú và hấp dẫn đó đã thúc đẩy những vị Tăng Ni sinh viên khi có đủ duyên lành tham gia học các khóa học, họ không thể không tìm đến Ấn Độ để du học để nghiên tầm Kinh điển, giáo lý của những bậc Thánh, đặc biệt là Đức Phật, tôn giáo và lời dạy của Ngài.
Ấn Độ được xem là cái nôi Phật học từ thời cổ đại đến thế kỷ XII với sự xuất hiện của sáu trường đại học Phật giáo bên cạnh Takshashila, trườngđạihọcđầutiêntrênthếgiới. Sáutrườngđạihọc này có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng cho sự phát triển các học thuyết và phương pháp tu tập trong Phật giáo không những tại Ấn Độ và còn lan tỏa đến quốc gia khác. Chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát nhất về sáu trường đại học Phật giáo cổ đại này: Đại học Nalanda, Đại học Vikramashila, Đại học Valabhi, Đại học Pushpagiri, Đại học Odantapuri và Đại học Somapura.
Trường đại học Nalanda được thiết lập bởi vua Khakraditya của triều đại Gupta vào khoảng đầu thế kỷ năm sau tây lịch, hiện nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ, phát triển rực rỡ trong vòng 600 năm đến thế kỷ XII. Đây là trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới, với cơ sở hạ tầng ký túc xá cho giảng viên và học sinh. Sinh viên theo học đến từ nhiều quốc gia và khu vực khác nhau như Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Indonesia, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Thư viện của trường được xem là thư viện lớn nhất trong các trường đại học cổ đại trên thế giới với hơn mười triệu đầu sách bao gồm đầy đủ các lĩnh vực khác nhau như ngữ pháp, logic, văn học, chiêm tinh, y khoa, Phật học, triết học. Thư viện bao gồm ba tòa nhà lớn1 lưu trữ lượng sách khổng lồ đến nỗi khi đội quân Hồi giáo do tướng Bakhtiyar Khilji cầm đầu tấn công vào Ấn Độ phải mất sáu tháng mới có thể đốt cháy hết tài liệu kinh sách trong thư viện. Có thể nói, trường Đại học Nalanda là cái nôi sản sinh ra các bậc luận sư Đại thừa kiệt xuất như ngài Long Thọ, Thánh Thiên, Trần Na, Pháp Xứng, Hộ Pháp, Giới Hiền, Huyền Trang... Thời kỳ vàng son nhất trường chứng kiến số lượng giảng viên 2.000 vị và học sinh lên đến 10.000 vị.
Đại học Vikramashila được thành lập bởi vua Dharmapala của triều đại Pala vào cuối thế kỷ VIII, hình thành và phát triển rực rỡ trong vòng bốn trăm năm đến thế kỷ XII. Những tàn tích của trường Vikramashila hiện được tìm thấy tại quận Bhagalpur, bang Bihar.
Đây là trường cạnh tranh trực tiếp với trường Đại học Nalanda lúc bấy giờ, mặc dù quy mô nhỏ hơn. Trường thường hoạt động đều đặn với số lượng hơn 100 giảng viên và 1.000 sinh viên. Nếu như Phật giáo Đại thừa thường được chủ trọng giảng dạy tại trường Nalanda thì ở tại Vikramashila các môn học về Phật giáo Kim Cang thừa hay Mật tông thường được chú trọng một cách chuyên sâu đặc biệt. Một trong những sinh viên ưu tú nhất của trường là ngài Atiśa Dipankara, người truyền bá Phật giáo Mật tông vào Tây Tạng và khôi phục Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ X.
Trường Đại học Valabhi được thành lập tại Saurashtra, thuộc bang Gujrat hiện nay, vào khoảng thế kỷ VI, phát triển rực rỡ trong vòng 600 năm đến thế kỷ XII. Nhà chiêm bái Nghĩa Tịnh cũng đã đến nơi này vào thế kỷ VII và mô tả trường Đại học Valabhi là một trung tâm học thuật lớn lúc bấy giờ. Hai vị học giả Phật giáo xuất sắc tốt nghiệp nơi đây là ngài Gunamati và Sthiramati. Nếu như Nalanda là trung tâm nghiên cứu Phật giáo Đại thừa, Vikramashila chú trọng về Phật giáo Mật tông thì Valabhi nhấn mạnh Phật giáo Thượng tọa bộ. Vào tháng 9 năm 2017, chính quyền Trung ương Ấn Độ đã xem xét đề án khôi phục lại trường đại học cổ đại này.2
Đại học Pushpagiri thành lập tại vương quốc Kalingda cổ đại, nay thuộc bang Odisha. Khởi công xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ 3 sau Tây lịch, trường đã có thời gian 800 năm phát triển rực rỡ cho đến thế kỷ XI. Khuôn viên của trường trải dài gắn với ba dãy núi liên kết nhau Lalitgiri, Ratnagiri và Udayagiri. Cùng với Takshashila, Nalanda và Vikramashila, Pushpagiri là một trong những trung tâm học thuật nổi bật nhất của Ấn Độ cổ đại. Ngài Huyền Trang cũng đã viếng thăm nơi này vào năm 639. Các nhà khảo cổ cho rằng những tàn tích tại Lalitgiri có thể được xây dựng vào thế kỷ II trước công nguyên và được xem là những công trình Phật giáo sớm nhất trên thế giới. Gần đây, một số dấu tích hình ảnh của vua Asoka được tìm thấy nơi này và nhiều kiến cho rằng chính vua Asoka đặt nền tảng cho việc xây dựng ngôi trường Pushpagiri.
Trường Đại học Odantapuri do vua Dharmapala thuộc triều đại Pala xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII tại Magadha, hiện nay thuộc bang Bihar, phát triển rực rỡ trong vòng 400 năm đến thế kỷ XII. Luận sư Acharya Sri Ganga nổi tiếng của trường Vikramashila đã tốt nghiệp tại trường này. Theo các sử ký Tây Tạng cổ đại, có khoảng 12.000 sinh viên theo học tại Odantapuri. Các văn bản Tây Tạng cổ đại đề cập Odantapuri là một trong năm trường đại học vĩ đại của Ấn Độ cổ đại, cùng với các trường Vikramashila, Nalanda, Somapura và Jagaddala.
Đại học Somapura cũng được thành lập bởi vua Dharmapala triều đại Pala vào cuối thế kỷ VIII tại Bengal và phát triển rực rỡ trong vòng 400 năm đến thế kỷ XII. Diện tích của trường rộng khoảng 27 mẫu Anh. Đây là một trung tâm học thuật của các tôn giáo chính của Ấn Độ thời bấy giờ Bauddha Dharma (Phật giáo), Jina Dharma (Kỳ Na giáo) và Sanatana Dharma (Ấn giáo). Những bức tranh vẽ trên tường tàn tích của trường Đại học Somapura đã phác họa tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của ba truyền thống tôn giáo trên của Ấn Độ thời bấy giờ. Hầu hết các trường đại học trên đều bị phá hủy bởi đội quân Hồi giáo từ Thổ Nhĩ Kỳ cầm đầu là Bakhtiyar Khilji vào năm 1193, đánh dấu bước đầu suy tàn của nền học thuật Phật giáo Ấn Độ cho đến đầu thế kỷ XIX.
Sự phục hưng nền học thuật Phật giáo Ấn Độ bắt đầu vào đầu thế kỷ XIX với sự ra đời của Navanalanda Mahavihara3 cùng với phong trào phục hưng Phật giáo Ấn Độ của các các nhân vật và tổ chức tiêu biểu như Anagarika Dharmapala (1864-1933) với tổ chức hội Mahabodhi, Rahul Sankrityayan (1893-1963), Dharmanand Kosambi (1876-1941), Bhadant Anand Kausalyayan, Kripasaran Mahasthavir (1865-1926) với hội Phật giáo Bengal và đặc biệt Tiến sĩ B. R. Ambedkar (1891-1956) với phong trào Buddhist Dalit.
Theo thống kê của Hiệp hội đại học Ấn Độ (Association of Indian Universities), hiện nay có khoảng 18 trường đại học có phân khoa chuyên về Phật học.
Dr. Bhadant Anand Kausalyayan Centre for Buddhist Studies, Mahatma Gandhi International Hindi University, Wardha
Deparment of Buddhist Studies, Philosophy and Comparative Religions, Nalanda University
Institute of Buddhist Dialectics, Dharamsala Central Institute of Higher Tibetan Studies University of Calcutta
Department of Buddhist Studies, Sathaye College, Mumbai University
K.J. Somaiya Centre of Buddhist Studies, Mumbai University Department of Buddhist Studies, Delhi University
Sanchi University of Buddhist-Indic Studies
School of Buddhist Studies & Civilization, Gautam Buddha University
Schoolof Indology- Buddhist Studies, Nalanda Open University Nava Nalanda Mahavihara
Deparment of Buddhist Studies, Magadh University
A Buddhist College for Pali Buddhist Studies and Ambedkar Thought, Nagarjuna Institute Nagpur.
Department of Buddhist Studies and Dr. Ambedkar Thoughts, Savitribai Phule Pune University.
Department of Mahayana Buddhist Studies, Acharya Nagarjuna University
DepartmentofBuddhistStudies,UniversityofJammu&Kashmire
Deparment of Budhdist Studies, Swami Vivekanand Subharti University
Ở đây, người viết xin trình bày về trường Đại học Gautam Buddha như là một điểm đến lý tưởng cho việc học Phật pháp dành cho Tăng Ni sinh thời hiện đại ở các cấp bậc từ cử nhân đến tiến sĩ và là một điểm nhấn trong nền Phật học Ấn Độ hiện nay.
- NỘI DUNG
- Khái quát về trường Đại học Gautam Buddha
- Người sáng lập trường – bà Mayawati
Trường Đại học Gautam Buddha được hình thành với tâm nguyện góp phần vào công cuộc phục hưng Phật giáo Ấn Độ nói chung và nền học thuật Phật giáo Ấn Độ nói riêng của cựu Thống đốc bang Uttar Pradesh, một bang với tổng diện tích ngang bằng đất nước Việt Nam và số lượng dân số đông nhất Ấn Độ với hơn 200 triệu người. Bà Mayawati Prabhu Das sinh năm 1956 tại New Delhi, hiện là chủ tịch của Đảng Bahujan Samaj, một đảng phái cổ xúy tinh thần bình đẳng, ủng hộ bảo vệ các tầng lớp giai cấp thấp trong xã hội Ấn Độ. Trong suốt bốn nhiệm kỳ làm Thống đốc bang Uttar Pradesh vào các năm 2000, 2002-2003, 2005 và 2007-2012, bà Mayawati luôn có tâm nguyện xây dựng một ngôi trường Đại học Phật giáo mang tên chính đức Phật Gautam ngay tại quận mang tên đức Phật, Gautam Buddha Nagar của bang Uttar Pradesh, một trong hai bang ghi đậm dấu chân hoằng pháp của đức Thế Tôn nhất trong bốn mươi lăm năm thuyết pháp cùng với bang Bihar.
Có thể nói, trường Đại học Gautam Buddha là trường đại học Phật giáo duy nhất Ấn Độ hiện tại mang tên đấng giáo chủ sáng lập, đức Phật Cồ-đàm (Gautam Buddha) khi mà trong xã hội vẫn còn đó sự phân biệt đối xử giai cấp và đồng hóa Phật giáo của đạo Hindu. Bà Mayawati cho biết, bà đã được thúc đẩy bởi những lời dạy của đức Phật và tầm nhìn của Tiến sĩ Ambedkar về nền tảng cho sự thay đổi xã hội để nâng cao phúc lợi của những người dân Dalit, một cộng đồng thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ. Bà nói: “Đại học này sẽ có sự hợp tác với các trường đại học tại Hoa Kỳ và châu Âu. Tôi đã mơ về ngôi trường đại học này từ lâu. Trong khoảng thời gian chính quyền đảng Samajwadi điều hành, dự án đã bị bán phá giá và khu đất trở nên cằn cỗi… Giáo dục nên được đặt bên trên chính trị. Sau khi đảng Bahujan Samaj lên nắm quyền, chúng tôi đã đẩy mạnh việc thực hiện dự án này. Năm mươi phần trăm sinh viên thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, hoặc thuộc dân tộc thiểu số và các gia đình nghèo trong đẳng cấp sẽ được gửi đến các trường đại học nước ngoài để nghiên cứu. Toàn bộ chi phí sẽ do chính quyền bang chi trả. Và sau này, những người được gửi đi đào tạo ấy sẽ đóng góp cho sự phát triển của xã hội”.
-
-
- Tư tưởng Phật giáo là nền tảng cốt lõi
Đại học Gautam Buddha tọa lạc tại thành phố Greater Noida, quận Gautam Buddha, bang Uttar Pradesh. Được thành lập vào năm 2002 trên diện tích 511 mẫu Anh (tương đương 206 ha), khánh thành vào ngày 23-08-2008, đại học Gautam Buddha lấy tư tưởng từ bi, trí tuệ, bình đẳng và phụng sự nhân sinh của đức Phật làm nền tảng cơ bản cho triết lý dạy và học. Điều này thể hiện rõ qua tâm nguyện và tầm nhìn của vị sáng lập và các đời hiệu trưởng của trường.
Trong bài phát biểu khánh thành, giáo sư R.S. Norjar, Hiệu trưởng Trường Đại học Gautam Buddha cho biết: “Trường Đại học Gautam Buddha là món quà của bà Mayawati với nền giáo dục thế giới, đấy là tầm nhìn và ước mơ của bà, với nền tảng cốt lõi lấy từ những lời dạy minh triết của đức Phật”.
Tiến sĩ JP. Sharma, hiệu trưởng trường giai đoạn 2015-2018, trong bài phát biểu chào mừng năm học mới có nhấn mạnh rằng: “Trường được đặt theo tên Đức Phật Gautam, nên sẽ chú trọng đến việc thúc đẩy giá trị những lời dạy của Đức Phật. Cách tiếp cận chương trình học của chúng ta là không mang tính tôn giáo, luôn bình đẳng, và quan trọng, dựa trên triết lý Phật giáo và những ứng dụng của giáo lý Phật giáo vào trong việc khôi phục uy thế của hòa bình, cùng tồn tại và phát triển toàn diện…”.
Giáo sư Bhagwati Prakash Sharma, hiệu trưởng đương nhiệm từ năm 2018, nhấn mạnh tầm quan trọng của triết học Phật giáo đối với toàn thể lãnh đạo, giảng viên và học sinh của trường như sau: “Cách tiếp cận các chương trình của chúng ta là nhập thế tích cực, tư duy biện chứng, sáng tạo trong giảng dạy và học tập dựa trên triết lý Phật giáo và những ứng dụng của nó trong việc khôi phục nền hòa bình, cùng nhau tồn tại và phát triển một cách tổng thể nhất. Với việc chú trọng đào tạo một thế hệ trẻ năng động trong công việc, đạo đức trong hành động, tương tác liên ngành, trường sẽ đào tạo những kiến thức cần thiết nhất cho sinh viên để phục vụ cho nhân sinh, phục vụ cho xã hội”.
Tư tưởng Phật giáo làm cốt lõi còn được thể hiện qua hai việc sau của trường. Thứ nhất, môn đạo đức học Phật giáo là bộ môn bắt buộc dành cho tất cả các khoa của trường, nhằm giới thiệu đến tầng lớp sinh viên trẻ một nền minh triết sáng suốt của đức Phật và cổ xúy tinh thần đạo đức, thiền định và trí tuệ trong Phật giáo. Thứ hai, các khóa thiền Vipassana được tổ chức định kỳ hai lần mỗi tuần dành cho tất cả giảng viên và sinh viên của trường. Có thể nói, nhà trường đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc giới thiệu và nhấn mạnh nền minh triết của đức Phật cả về hai phương diện lý thuyết và thực hành, là kim chỉ nam xuyên suốt cho sự phát triển của một ngôi trường đại học Phật giáo tại Ấn Độ hiện nay.
-
-
- Tầm nhìn và sứ mệnh
Trường có tầm nhìn sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu học thuật tích hợp mang tầm vóc quốc tế, sản sinh tập thể tri thức và doanh nhân với đầy đủ bốn tiêu chí Đức hạnh, Sáng tạo, Năng lực và Phụng sự, tạo nguồn cảm hứng chuyển hóa từ nội tâm đến toàn xã hội. Sứ mệnh của trường là phát huy tinh thần phụng sự trong Phật giáo, nuôi dưỡng và đào tạo nguồn lực học giả xuất sắc, tìm kiếm và hợp tác những sự thực hành tốt nhất về dạy và học từ các nơi trên thế giới, đào tạo các sinh viên có khả năng hồi đáp về những vấn đề liên quan đến kinh tế, môi trường sinh thái và đạo đức, cung cấp những kiến thức nền tảng khoa học vững chắc làm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội và nền công nghiệp. Đại học Gautam Buddha sẽ trở thành trung tâm học thuật đẳng cấp thế giới trong vòng mười năm tới, giúp ích cho cá nhân và xã hội thông qua đạo đức, nghị lực và trí tuệ trong Phật giáo.
-
-
- Cơ sở hạ tầng
Với diện tích 511 mẫu Anh, trường hiện nay có tám khoa chính với nhiều phân khoa trực thuộc. Tám khoa này bao gồm khoa Phật học và Văn minh, khoa Công nghệ sinh học, khoa Kỹ thuật, khoa Xã hội nhân văn, khoa Quản trị, khoa Luật, khoa Công nghệ thông tin và khoa hướng nghiệp và khoa học ứng dụng. Tám trụ sở của các khoa được xây dựng gắn kết với nhau theo mô hình của tám cánh hoa sen, lấy ý tưởng biểu trưng từ Bát Chánh Đạo trong Phật giáo.
Về hệ thống thư viện, trường Đại học Gautam Buddha trang bị nguồn tài liệu học phong phú ở tất cả các ngành. Thư viện này trang trọng mang tên biểu tượng sống của Phật giáo phục hưng tại Ấn Độ, thư viện Bồ tát B.R.Ambedkar. Thư viện là linh hồn của trường với nguồn tư liệu dồi dào của 50.000 đầu sách; 500 nguồn sách điện tử;
29.000 luận án, khảo luận; 15.000 băng đĩa DVD, CD, và có hơn 1.000 báo cáo của các dự án… con số này sẽ không ngừng tăng lên theo bề dày của trường. Thư viện này có diện tích sử dụng 180,000 mét vuông, có sức chứa cùng lúc lên đến 2.000 người.
Về ký túc xá dành cho sinh viên, đây là ngôi trường bảo đảm nhất về chỗ ở nội trú cho sinh viên với hơn 10.000 phòng đơn, trong đó có 6 kí túc xá nữ, 13 kí túc xá nam. Riêng đối với Tăng Ni sinh, sinh viên nước ngoài, và nghiên cứu sinh hiện được đặc cách ở riêng với những tiện nghi tốt nhất. Hiện trường có khoảng 250 giảng viên và 3.200 sinh viên đang theo học.
Liên quan đến phòng học, tất cả phòng học đều có trang bị máy chiếu, hệ thống điều hoà và những học cụ rất tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra còn có những phòng thí nghiệm mang tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, trường cũng xây dựng một trung tâm thiền đường mang nặng đặc trưng của Phật giáo, đậm nét thiền vị với kiến trúc hình tháp mang biểu tượng hoà bình và hướng về nội tâm, thiền đường này sẽ là nơi lý tưởng để những ai tìm những giây phút an lạc trong hiện tại. Không gian này luôn rộng mở cho sinh viên, nghiên cứu sinh tìm về nguồn giá trị đích thực. Sức chứa của thiền đường này có thể đạt mức 2.000 người thực tập thiền cùng một lúc.
Ngoài ra, trường còn trang bị 8 hội trường lớn phục vụ cho các sự kiện, lễ hội, hội thảo nghiên cứu với sức chứa trung bình mỗi hội trường là 1.000 sinh viên, đặc biệt hội trường chính có sức chứa sinh viên. Thêm vào đó, nhiều cơ sở hạ tầng liên quan đến trung tâm tin học, khu vui chơi thể thao, các câu lạc bộ, cơ sở y tế, trung tâm mua sắm đã được trường đầu tư với tầm vĩ mô quốc tế.
Có thể nói, mới thành lập và khai giảng các khóa học đầu tiên vào năm 2008, trường Đại học Gautam Buddha là cơ sơ mới vừa được xây dựng, nên cơ sở vật chất được trang bị rất tốt, và có thể nói là tốt nhất trong các trường có đào tạo ngành Phật học nói riêng và các trường Đại học Ấn Độ nói chung. Một chút sơ lược không thể nói lên được tầm vóc của ngôi trường thân thiện và quen thuộc ngay tên gọi ban đầu này. Thật hoan hỷ về một tương lai tươi sáng của một trường đại học mang tên đức Phật cả về hình thức lẫn nội dung.
-
-
- Liên kết hợp tác quốc tế
Bên cạnh chú trọng nầng tầm khoa Phật học, nhà trường khuyến khích phát triển và nâng tầm sự phát triển của bảy khoa còn lại. Hiện nay, nhà trường đã ký kết hợp tác với các trường quốc tế như sau:
-
-
- Học viện kinh doanh quốc tế, Đan Mạch
- Trường đại học công nghệ Queensland, Australia
- Trường đại học Sheffield Hallam, Anh quốc
- Trường đại học thủ đô Manchester, Anh quốc
- Trường đại học quốc gia Moscow, Nga
- Trường đại học nhân văn Nga, Nga
- Trường đại học Đông London, Anh quốc
-
- Khái quát về khoa Phật học và Văn minh4
Khoa Phật học và Văn minh là khoa hạt nhân quan trọng của trường trong việc nghiên cứu học thuật kinh điển hướng đến việc nâng cao giá trị hòa bình và hòa hợp dựa trên nền tảng đạo đức học Phật giáo và các giá trị nhân văn. Việc tiếp cận các giá trị cốt lõi của đạo Phật được ban lãnh đạo khoa chú trọng trong việc giảng dạy, nghiên cứu và thực hành trên cơ sở tôn trọng tất cả các truyền thống của Phật giáo, nâng cao ý thức học tập, nghiên cứu và thực hành con đường tâm linh sâu sắc mà đức Phật đã khai sáng trên 2.600 năm qua. Bên cạnh đó, khoa cũng khuyến khích nghiên cứu so sánh giữa các tông phái Phật giáo, giữa Phật giáo với các truyền thống tâm linh khác ở Ấn Độ nói riêng, trên toàn thế giới nói chung, thấu hiểu các phong trào phục hưng Phật giáo, hướng đến một xã hội hòa bình và thịnh vượng.
Với một bộ sưu tập phong phú và tráng lệ trong thư viện, một trung tâm thiền tuyệt vời và một khuôn viên xanh tươi tốt và yên tĩnh, Khoa Phật học và Văn minh hứa hẹn sẽ là nơi học tập hiệu quả và thực hành thiền Vipassana dưới sự hướng dẫn của giáo thọ có chuyên môn và thực hành. Ngoài những điều trên, khoa còn cung cấp một diễn đàn lý tưởng cho các cuộc đối thoại đa văn hóa, liên tôn và trí tuệ của các học giả thông qua các hội nghị, hội nghị chuyên đề, hội thảo và bài giảng. Khoa thúc đẩy hợp tác học thuật, chương trình nghiên cứu chung và trao đổi sinh viên các chương trình với các tổ chức học thuật danh tiếng dành riêng cho nghiên cứu Phật giáo trên thế giới. Để làm như vậy, năm 2013, Khoa đã ký Biên bản ghi nhớ với Viện nghiên cứu quốc tế Dhammachai (DIRI) có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, New Zealand và Úc.
Khoa Phật học và Văn minh đề ra nhiều chương trình nghiên cứu, sự kiện học thuật và hoạt động tiếp cận cộng đồng, thường là hợp tác với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Các hoạt động bao gồm hội thảo, hội nghị, chương trình học giả thỉnh giảng, vv ... Khoa cũng dành riêng cho việc thúc đẩy và hỗ trợ học bổng trong việc nghiên cứu Phật giáo trên tinh thần khoan dung, phi giáo phái, nghiên cứu khoa học và truyền thông là mục tiêu ưu việt. Đội ngũ giảng viên của trường khao khát tìm cách thúc đẩy nghiên cứu học thuật, và giảng dạy tất cả các khía cạnh của tư tưởng Phật giáo, thực hành, xã hội, kinh tế, nhân quyền, quyền động vật, các vấn đề toàn cầu quan tâm bao gồm các tương tác lịch sử với sự phát triển của Phật giáo ở Nam, Đông và Trung Á.
Đại học Gautam Buddha bắt đầu hoạt động học thuật vào năm 2008 nhưng các hoạt động học thuật của khoa Phật học và Văn minh bắt đầu từ tháng 11 năm 2011 với việc bổ nhiệm mười hai giảng viên. Các giảng viên đã chuẩn bị cấu trúc khóa học từ M. A., M. Phil., Ph. D. cùng với hai bài viết bắt buộc về Giá trị con người và Đạo đức Phật giáo cho sinh viên cử nhân và hậu đại học của trường. Từ năm 2012, khoa Phật học và Văn minh đã bắt đầu chiêu sinh và giảng dạy các cấp học thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ. Trong vòng bảy năm qua, sinh viên đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới đã đăng ký tham gia học tập ở các cấp học như Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc, Yemen, Mông Cổ. Từ năm 2014, nhà trường đã mở thêm chương trình liên thông cử nhân-thạc sĩ Phật học với thời gian đào tạo trong vòng 5 năm. Có thể tóm tắt số lượng sinh viên qua các khóa học của khoa như sau:
2011-2012: Tiến sĩ (3 vị)
2012-2013: Thạc sĩ (22 vị), Phó tiến sĩ (13 vị) và tiến sĩ (5 vị) 2013-2014: Thạc sĩ (17 vị), Phó tiến sĩ (24 vị) và tiến sĩ (5 vị) 2014-2015: Cử nhân – thạc sĩ (10 vị), Thạc sĩ (35 vị), Phó tiến sĩ (27 vị) và Tiến sĩ (19 vị)
2015-2016: Cử nhân-thạc sĩ (4 vị), thạc sĩ (21 vị), Phó tiến sĩ (20 vị) và tiến sĩ (4 vị)
2016-2017: Cử nhân-thạc sĩ (15 vị), thạc sĩ (), Phó tiến sĩ (22 vị) và tiến sĩ (8 vị)
2017-2018: Cử nhân-thạc sĩ (9 vị), thạc sĩ (43 vị) và Phó tiến sĩ (18 vị)
2018-2019: Cử nhân-thạc sĩ (14 vị), thạc sĩ (35 vị), phó tiến sĩ (25 vị) và tiến sĩ (9 vị)
2019-2020: Cử nhân-thạc sĩ (24 vị), thạc sĩ (36 vị), phó tiến sĩ (27 vị), tiến sĩ (3 vị)
- Đội ngũ giảng viên
Về đội ngũ giảng dạy, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cho khoa Phật học và Văn minh, nhà trường đã mời gọi các vị giáo sư có trình độ chuyên môn cao về Phật học, đến từ nhiều trường đại học khác nhau tại Ấn Độ. Chẳng hạn như GS.TS. Anand Singh, chuyên về khảo cổ học Phật giáo từ trường đại học Lucknow; TS. Indu Girish, chuyên về triết học Phật giáo Đại thừa và Luật tạng; TS. Arvind Kumar Singh, chuyên về lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, đến từ đại học Delhi; TS. Gurmet Dorjet, chuyên về lịch sử và triết học Phật giáo Tây Tạng, phương pháp nghiên cứu, đến từ Đại học Jammu-Kashmire; TS. Manish Meshram, chuyên về triết học Phật giáo nguyên thủy và Phong trào Phật giáo mới tại Ấn Độ, đến từ Đại học Nagpur; TS. Sivasai, chuyên về Phật giáo thời kỳ bộ phái và Phật giáo nhập thế, đến từ Đại học Acharya Nagarjuna; TS. Gyanaditya Sakya, chuyên về Văn học và ngôn ngữ Pali, đạo đức học Phật giáo, đến từ Đại học Delhi; TS. Priyadarsini Mitra, chuyên về nghiên cứu tôn giáo đối chiếu, đối thoại liên tôn, Vi Diệu Pháp và Kinh điển Đại thừa, đến từ Đại học Vishwa Bharti; TS. Mukesh Verma, chuyên về triết học Phật giáo thời kỳ bộ phái; TS. Priyasen Singh, chuyên về Văn học kinh điển Pali và các luận giải, các thánh tích Phật giáo, đến từ Đại học Delhi; TS. Sangeeta Wadha, chuyên về Phật giáo Tây Tạng và lịch sử Phật giáo Ấn Độ; TS. Paswan, chuyên về lịch sử và khảo cổ học Phật giáo Ấn Độ.
Có thể nói, đội ngũ giảng viên của khoa Phật học tại trường có trình độ chuyên môn trải dài hầu hết các lĩnh vực Phật học mà sinh viên các nước muốn nghiên cứu. Việc có trình độ chuyên môn cao, đẩy đủ ở mọi lĩnh vực của đội ngũ giảng viên với tâm nguyện phát triển một khoa Phật học đẳng cấp trên thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng ngày càng tạo chất lượng chuyên môn cao cho khoa Phật học, tạo sự tin tưởng đối với Tăng Ni sinh du học đến từ các quốc gia khác nhau.
- Tóm tắt chương trình Phật học
Hiện tại, khoa Phật học đang đào tạo bốn chương trình từ cử nhân, thạc sĩ, phó tiến sĩ đến tiến sĩ. Các chương trình này được sắp xếp giảng dạy một cách hệ thống và khoa học, giúp cho sinh viên hiểu rõ hết các vấn đề Phật học. Các chương trình Phật học có thể được tóm tắt như sau, mỗi môn học 5 tín chỉ.
b.1) Chương trình liên thông cử nhân và thạc sĩ Phật học MBA in Buddhist Studies (5 năm)
Học kỳ 1 (Semester I):
BS 103: Nguồn gốc Phật giáo
BS 105: Lịch sử Ấn Độ (2550 trước công nguyên – thế kỷ IV)
BS 107: Kinh tế học tổng quát ES 101: Môi trường học
BS 111: Đề án
Học kỳ 2 (Semester II):
BS 102: Dẫn nhập ngôn ngữ học Pali
BS 104: Lịch sử Ấn Độ (từ thế kỷ III trước công nguyên – thế kỷ VII)
BS 106: Triết học phương Tây
BS 108: Nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo EN 101: Anh văn nâng cao
BS 110: Đề án
Học kỳ 3 (Semester III):
BS 201: Sự phát triển Phật giáo (từ thế kỷ VI trước công nguyên – thế kỷ III trước công nguyên)
BS 203: Văn học tam tạng kinh điển Pali BS 205: Kinh tạng Pali
BS 207: Dẫn nhập Luận lý học và Nhận thức luận Phật giáo
BS 209: Vai trò của các vị cao Tăng trong phong trào phục hưng Phật giáo Ấn Độ
CS 209: Kỹ năng sử dụng máy tính BS 211: Đề án
Học kỳ 4 (Semester IV):
BS 202: Dẫn nhập Triết học Phật giáo Nguyên thủy BS 204: Lịch sử Ấn Độ (từ thế kỷ VIII – thế kỷ XII) BS 206: Kinh tạng Pali
BS 208: Dẫn nhập về Buddhist Hybrid Sanskrit
BS 210: Sự truyền bá Phật giáo đến các vùng Hy-mã-lạp- sơn
BS 212: Lịch sử thế giới I
CS 286: Kỹ năng sử dụng máy tính BS 214: Đề án
Học kỳ 5 (Semester V):
BS 301: Dẫn nhập Triết học Phật giáo Đại thừa BS 303: Lịch sử Ấn Độ (thế kỷ XIII – thế kỷ XIX) BS 305: Dẫn nhập Triết học Ấn Độ
BS 307: Lịch sử Ấn Độ thời đức Phật
BS 309: Sự truyền bá Phật giáo đến các nước Đông Nam Á
BS 311: Dẫn nhập Văn học Đại thừa BS 313: Đề án
Học kỳ 6 (Semester VI):
BS 302: Dẫn nhập Văn bản A-tỳ-đàm thời kỳ đầu BS 304: Dẫn nhập Văn học hậu kinh điển Pali BS 306: Sự truyền bá Phật giáo tại Trung Á
BS 308: Sự truyền bá Phật giáo tại Đông Á BS 310: Nghiên cứu bia ký Phật giáo
BS 312: Giới thiệu Hệ thống giáo dục Phật giáo BS 314: Đề án
Học kỳ 7 (Semester VII):
BS 503: Luật tạng
BS 505: Lịch sử Phật giáo (từ thế kỷ VI trước công nguyên – kỳ kiết tập kinh điển lần 3)
BS 507: Ba mươi bảy phẩm trợ đạo BS 509: Ngữ pháp Pali
BS 511: Triết học Ấn Độ
BS 513: Khảo cổ học và Lịch sử Ấn Độ thời kỳ tiền Phật giáo
BS 515: Văn học Phật giáo Đại thừa Học kỳ 8 (Semester VIII):
BS 502: Kinh tạng Phật giáo
BS 504: Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (từ triều đại Maurya đến triều đại Harsa)
BS 506: Triết học Đại thừa Phật giáo
EN 521: Khóa học giao tiếp Anh văn nâng cao
BS 508: Dẫn nhập Đạo đức học Phật giáo
BS 510: Nguồn gốc và sựphát triển tông phái Phậtgiáo Ấn Độ BS 512: Dẫn nhập Phật giáo Tây Tạng
Học kỳ 9 (Semester IX):
BS 601: Tạng Vi Diệu Pháp BS 603: Phật giáo nhập thế
BS 605: Văn học Tam tạng Pali
BS 607: Thiền Vipassana (lý thuyết)
BS 609: Ngôn ngữ và Văn học Phật giáo Sanskrit BS 611: Kinh tế học Phật giáo
BS 613: Dẫn nhập Phật giáo Trung Quốc BS 615: Văn học hậu kinh điển
BS 617: Phật giáo vùng Hymalaya
Học kỳ 10 (Semester X):
BS 602: Triết học Phật giáo Nguyên thủy BS 604: Nghệ thuật và Kiến trúc Phật giáo
BS 606: Sự suy tàn và phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ BS 608: Thiền Vipassana (thực hành)
BS 610: Luận văn tốt nghiệp
-
-
Chương trình thạc sĩ Phật học M.A in Buddhist Studies (2 năm)
Học kỳ 1 (Semester I):
BS 503: Luật tạng
BS 505: Lịch sử Phật giáo (từ thế kỷ VI trước công nguyên – kỳ kiết tập kinh điển lần 3)
BS 507: Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
BS 509: Ngữ pháp Pali BS 511: Triết học Ấn Độ
BS 513: Khảo cổ học và Lịch sử Ấn Độ thời kỳ tiền Phật giáo BS 515: Văn học Phật giáo Đại thừa
Học kỳ 2 (Semester II):
BS 502: Kinh tạng Phật giáo
BS 504: Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (từ triều đại Maurya đến triều đại Harsa)
BS 506: Triết học Đại thừa Phật giáo
EN 521: Khóa học giao tiếp Anh văn nâng cao BS 508: Dẫn nhập Đạo đức học Phật giáo
BS 510: Nguồn gốc và sựphát triển tông phái Phậtgiáo Ấn Độ BS 512: Dẫn nhập Phật giáo Tây Tạng
Học kỳ 3 (Semester III):
BS 601: Tạng Vi Diệu Pháp BS 603: Phật giáo nhập thế
BS 605: Văn học Tam tạng Pali
BS 607: Thiền Vipassana (lý thuyết)
BS 609: Ngôn ngữ và Văn học Phật giáo Sanskrit BS 611: Kinh tế học Phật giáo
BS 613: Dẫn nhập Phật giáo Trung Quốc BS 615: Văn học hậu kinh điển
BS 617: Phật giáo vùng Hymalaya
Học kỳ 4 (Semester IV):
BS 602: Triết học Phật giáo Nguyên thủy BS 604: Nghệ thuật và Kiến trúc Phật giáo
BS 606: Sự suy tàn và phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ BS 608: Thiền Vipassana (thực hành)
BS 610: Luận văn tốt nghiệp
-
-
Chương trình phó tiến sĩ Phật học M.Phil in Buddhist Studies (18 tháng)
Học kỳ 1 (Semester I):
BS 801: Phương pháp nghiên cứu I
BS 803: Phương pháp nghiên cứu II & Kỹ năng ứng dụng vi tính
BS 805: Khái luận Phật giáo
BS 807: Văn học Phật giáo Sanskrit và Pali
BS 809: Phương pháp bình phẩm sách và viết tham luận hội thảo
BS 811: Phật giáo nhập thế
BS 813/BS 815/BS 817: Ngôn ngữ Pali/Ngôn ngữ Sanskrit/Ngôn ngữ Tạng
Học kỳ 2 và Học kỳ 3: Luận văn M.Phil
-
-
Chương trình tiến sĩ Phật học Ph.D in Buddhist Studies (3 năm - 5 năm)
Ở chương trình này, nếu sinh viên nào đã tốt nghiệp M.Phil rồi sẽ được miễn học và thi học phần I của chương trình tiến sĩ, và chỉ tập trung thời gian viết luận án. Nếu sinh viên nào chưa hoàn thành khóa học M.Phil thì sẽ học và bổ sung các môn sau đây:
BS 901: Phương pháp nghiên cứu I
BS 903: Phương pháp nghiên cứu II & Kỹ năng ứng dụng vi tính
BS 905: Khái luận Phật giáo
BS 907: Văn học Phật giáo Sanskrit và Pali
BS 909: Phương pháp bình phẩm sách và viết tham luận hội thảo
BS 911: Phật giáo nhập thế
BS 913/BS 915/BS 917: Ngôn ngữ Pali/Ngôn ngữ Sanskrit/Ngôn ngữ Tạng
- KẾT LUẬN
Chương trình Phật học tại trường Gautam Buddha dành cho tất cả mọi tầng lớp sinh viên, Tăng Ni sinh, giáo viên, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và các nhà cố vấn muốn nghiên cứu giáo lý Phật giáo để bổ sung khía cạnh mới cho khoa học, tâm lý, con người và áp dụng vào công việc hàng ngày. Nó cũng dành cho những cá nhân quan tâm đến triết lý sống và muốn nghiên cứu và thực hành lời Phật dạy như một phương tiện để phát triển tâm linh một cách toàn diện và khoa học.
Có thể nói rằng, các chương trình nghiên cứu Phật học tại trường Gautan Buddha sẽ cung cấp một chiều hướng mới về nghiên cứu Phật giáo. Phương pháp nghiên cứu truyền thống dựa trên việc học các văn bản và bình luận tôn giáo và phần lớn được thực hiện tại các tu viện và các viện chuyên ngành. Các chương trình của khoa Phật học và Văn minh vượt xa điều này bằng cách đưa ra những quan điểm mới về nhiều lĩnh vực khác, không liên quan đến nghiên cứu về tôn giáo. Các chương trình sẽ cung cấp cho sinh viên cơ hội nghiên cứu Phật giáo không chỉ như một tôn giáo mà còn là một triết lý, một hệ thống đạo đức và về mặt siêu hình. Khoa cũng sẽ quan tâm đến những người muốn tìm hiểu thêm về nghiên cứu học thuật quốc tế đang được thực hiện trong mối quan hệ giữa khoa học và Phật giáo. Thông qua sự hiểu biết cơ bản về giáo lý Phật giáo, các chương trình sẽ cho phép sinh viên phát triển tâm trí và kỹ năng quản lý cuộc sống tốt hơn. Các khóa học cung cấp cho bạn một cách tiếp cận từng bước nhẹ nhàng dẫn dắt sinh viên thông qua một cái nhìn tổng quan về thế giới quan của Phật giáo.
Chương trình tập trung vào nghiên cứu ngôn ngữ kinh điển và hậu kinh điển và văn học của truyền thống Phật giáo. Do đó, hoàn thành chương trình các khóa học đòi hỏi sinh viên phải giỏi về ngôn ngữ và nghiên cứu văn bản sâu rộng. Khoa Phật học tại trường cũng chú trọng đến Phật giáo Nam Á với các ngôn ngữ có liên quan (tiếng Phạn, tiếng Pali, Gandhari và tiếng Trung Quốc). Các chương trình của khoa cung cấp cho người tham gia cơ hội khám phá làm thế nào giáo lý Phật giáo có thể bổ sung một chiều hướng mới cho khoa học, tâm lý con người và cách ứng dụng của nó, nâng cao hiệu quả trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Có thể nói rằng, khoa Phật học và văn minh nói riêng, Đại học Gautam Buddha nói chung sẽ thành công hơn nữa trong việc giảng dạy và áp dụng những minh triết của đức Phật vào đời sống Ấn Độ, góp phần lớn vào sự phát triển nền học thuật Phật học tại Ấn Độ thời hiện đại.
Phụ lục 1: Một số hình ảnh của trường Đại học Gautam Buddha

Hình 1: Cổng chính của trường Đại học Gautam Buddha

Hình 2: Thư viện Ambedkar
Hình 3: Tòa nhà hành chính (Administative Building)

Hình 4: Tượng đức Bổn sư được tôn thờ tại vị trí trung tâm của trường

Hình 5: Trung tâm vi tính
Hình 6: Ký túc xá
Hình 7: Hình ảnh 8 khoa như 8 cánh sen

Hình 8: Thiền đường

Hình 9: Tổng quan về trường Đại học Gautam Buddha

Hình 10-11: Phòng hội thảo
Phụ lục 2: Phương thức nộp hồ sơ nhập học tại trường Gautam Buddha University
Tất cả các giấy tờ đều dịch ra tiếng Anh, công chứng tại quận, huyện và chứng thực tại Sở Ngoại vụ. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Chươngtrìnhliênthôngcửnhânvàthạcsĩ Phậthọc M.B.A in Buddhist Studies (5 năm: 3 năm cử nhân + 2 năm thạc sĩ)
- Application Form: http://www.mygbu.in/…/ ApplicationForm_InternationalStudents…
- Giấy khai sinh
- Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông
- Học bạ cấp 3
- Passport
- Các chứng chỉ về trình độ Anh văn (nếu có)
- 4 tấm hình 3x4
2. Chương trình thạc sĩ Phật học M.A in Buddhist Studies (2 năm)
- Application Form: http://www.mygbu.in/…/ ApplicationForm_InternationalStudents…
- Giấy khai sinh
- Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông
- Học bạ cấp 3
- Passport
- Bằng Cử nhân Phật học
- Bảng điểm cử nhân
- Các chứng chỉ về trình độ Anh văn (nếu có)
- 4 tấm hình 3x4
3. Chương trình phó tiến sĩ Phật học M.Phil in Buddhist Studies (18 tháng)
-
- Application Form: http://www.mygbu.in/…/ ApplicationForm_InternationalStudents…
- Giấy khai sinh
- Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông
- Học bạ cấp 3
- Passport
- Bằng Cử nhân Phật học
- Bảng điểm cử nhân
- Các chứng chỉ về trình độ Anh văn (nếu có)
- Bằng Thạc sĩ Phật học
- Bảng điểm thạc sĩ
- 4 tấm hình 3x4
4. Chương trình tiến sĩ Phật học Ph.D in Buddhist Studies (3 năm - 5 năm)
-
- Application Form: http://www.mygbu.in/…/ ApplicationForm_InternationalStudents…
- Giấy khai sinh
- Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông
- Học bạ cấp 3
- Passport
- Bằng Cử nhân Phật học
- Bảng điểm cử nhân
- Các chứng chỉ về trình độ Anh văn (nếu có)
- Bằng Thạc dĩ Phật học
- Bảng điểm thạc sĩ
- 4 tấm hình 3x4
- Đề cương Luận án Synopsis
Sau khi chứng thực toàn bộ hồ sơ tại Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ có thể được nộp qua những cách thức sau:
1. Nhờngườiquenbên Ấn Độnộphồsơtạivănphòng Admission Office của trường hoặc chuyển tới Dr. Arvind Kumar Singh.
-
Gửi qua đường bưu điện tại văn phòng nhận hồ sơ của trường: Admission Office, Gautam Buddha University, Greater Noida,
Gautam Buddha Nagar, Uttar Pradesh, India -201213.
-
Scan các giấy tờ và gửi qua địa chỉ email của Dr. Arvind Kumar Singh, Director of International Affairs, Gautam Buddha University.
Subject: Submission of Application Form for M.A. in Buddhist Studies in GBU/MBA in Buddhist Studies/M.Phil in Buddhist Studies/Ph.D in Buddhist Studies.
Gửi về một trong các địa chỉ email sau:
- arvindbantu@yahoo.co.in
- aksinghdu@gmail.com
Thông thường, thời gian nộp hồ sơ bắt đầu từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6 hằng năm, nhập học vào đầu tháng 8. Một số các thông tin cần thiết khác, chúng ta có thể truy cập vào website của trường http://www.gbu.ac.in/
***

![]()