44 - THAM LUẬN CỦA BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN QUẢNG NINH
Thứ hai - 16/12/2019 11:47
THAM LUẬN CỦA BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN QUẢNG NINH
Quảng Bình là một tỉnh thuộc miền duyên hải Bắc Trung bộ Việt Nam. Quảng Bình từng có các tên gọi cũ là Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình. Trong thời kỳ Bắc thuộc, Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Vùng đất này chính thức thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt - Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên để trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. sau đó qua nhiều triệu đại, vùng đất này có nhiều tên gọi khác, và năm 1832, vua Minh Mạng chính thức đổi Bố Chính thành tỉnh Quảng Bình.
- Phật giáo thời đại sơ khai tại Quảng Bình
Song song với sự phát triển của miền đất Quảng Bình, Phật giáo cũng tồn tại theo dòng lịch sử từ những năm đầu kỷ nguyên Tây lịch. Nhiều con đường truyền thừa trực tiếp thừ Ấn Độ, các nhà sư theo thuyền của thương buôn vào Việt nam, và đường bộ từ Phật giáo Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Những di tích khảo cổ còn lại mang dấu tích Phật giáo ở Quảng Bình không phải là nhiều, nhưng vẫn khẳng định được, trải qua các thời kỳ, Phật giáo vẫn luôn tồn tại và phát triển hưng thịnh tại đây. Di tích bi ký chữ cổ của người Chăm trong động Phong Nha Kẻ bàng, hang động thờ Phật tại núi Thần Đinh, di tích nền văn hoá Phật giáo Chăm pa mà di tích đền Chăm tại Đại Hữu, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh với tượng Avalokitesvara (Bồ tát Quan Thế Âm) bằng Đồng, thuộc thế kỷ thứ X, (có nhiều nghiên cứu cho rằng niên đại sớm hơn, từ thế kỷ thứ VII-VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 2599/QĐ- TTg ngày 30.12.2013 công nhận là bảo vật quốc gia.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông và tướng Lý Thường Kiệt đã đánh thắng quân Chiêm, lấy 3 châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh thuộc về nước Đại Việt. Năm 1301, vua Trần Nhân Tôn đã đến Bố Chính, dựng Am Tri Kiến (chùa Hoằng Phúc bây giờ), ở lại đây suốt một năm, để bang giao cùng Chiêm Thành, sau đó gả công chúa Huyền Trân với vua Chiêm vào năm 1306. Sính lễ của vua Chế Mân hai châu Ô, châu Lý sát nhập vào Đại Việt và vua Trần Anh Tôn đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa, Thuận Hoá, Thừa Thiên Huế bây giờ. Tác giả Nguyễn Khắc Thái, trong tạp chí Liễu Quán số 5, 2015, trang 31 đã có nhận định:“Những diễn biến cho thấy đến đầu thê kỷ XI trở đi, trên vùng đất hai châu Bố Chính, Lâm Bình vẫn tồn tại cả ba cộng đồng là người Việt bản địa, người Chăm và người Việt di cừ. để kết nối ba
cộng đồng này trên môt địa bàn thống nhất, chính quyền các triều đại Lý, Trần không có cách nào khác ngoài việc dựa vào Phật giáo”.
- Các ngôi chùa tiêu biểu tại huyện Quảng Ninh
Các chùa trên địa bàn huyện đã được công nhận là cơ sở tôn giáo gồm có: chùa Cảnh Tiên xã Gia Ninh, chùa Quảng xá xã Tân Ninh, chùa Kim Phong xã Trường Xuân, chùa Kim Nại, xã An Ninh, chùa Linh Sơn xã Vạn Ninh. Các chùa ở huyện Quảng Ninh phần lớn 100% đã bị tàn phá trong các thời kỳ chiến tranh, nên việc phục dựng và đưa vào sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó chùa Quảng Xá và chùa Kim Phong đã có cơ sở ổn định, là nơi nhân dân Phật tử sinh hoạt. Chùa Kim Nại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện để đưa vào sinh hoạt. Còn lại 2 chùa Cảnh Tiên và Linh Sơn đang làm thủ tục giấy phép để tiếp tục xây dựng.
Chùa Cảnh Tiên tại thôn Dinh 10, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là cơ sở tôn giáo theo Công văn số 1780/UBND-NC ngày 25 tháng 10 năm 2016. Ngày 29/12/2015 UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 3829/QĐ-UBND về việc xếp hạng chùa Cảnh Tiên là di tích lịch sử cấp tỉnh, với diện tích 819.0m2. Chùa Cảnh Tiên đặc biệt gắn liền với danh tướng Nguyễn Hữu Dật, vị tướng có công dưới thời các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ông đã xây dựng chùa Cảnh Tiên khoảng giữa thế kỷ XVII. Ngôi chùa được xây dựng làm nơi cầu siêu thoát những linh hồn tử sĩ, nhân dân nạn vong, và cầu an, gửi gắm tâm linh của nhân dân địa phương và quân lính trước lúc ra trận. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chùa xưa nay chỉ còn là di tích, bia đá cũng bị tàn phai, không rõ chữ. Để có diện tích xây dựng một di tích lịch sử và Chùa Cảnh tiên khang trang, có quy mô xứng tầm với bề dày lịch sử quan trọng như chùa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã đề nghị quy hoạch với diện tích 6390,0m2 và đã được chấp thuận giới thiệu địa điểm quy hoạc 6390m2.
Chùa Kim Phong, Núi Thàn Đinh, xã Trường Xuân. Theo sách Đại Nam nhất Thống chí ghi lại, “Chùa Kim Phong ở trên đỉnh núi Thần Đinh, huyện Phong Lộc, không rõ dựng tư thời nào, sau trải loạn lạc bị bỏ hư. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), trụ trì là Trần Gia Hội dựng tạm chùa tranh; năm thứ 10 (1829), người địa phương là Lê Văn Trúc quyên tiền tu bổ và lợp bằng ngói.
Ngày 28/8/2004, UBND tỉnh Quảng Bình có quyết định cộng nhân quần thể Di tích cảnh quang núi Thần Đinh là di tích cấp tỉnh. Năm 2006, Thượng toạ Thích Thanh Phong, Tổ đình Vĩnh Nghiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh có tờ trình xin phục hồi chùa Kim Phong dưới chân núi. Năm 2011, được UBND tỉnh đồng thuận giao đất xây dựng, công trình xây dựng chùa Kim Phong dưới chân núi, còn gọi là chùa Trình,
tiến hành xây dựng đến năm 2013 thì hầu như dừng lại, cho đến nay cũng chỉ xây dựng các công trình phụ nhỏ lẻ. Vì đây là ngôi chùa đã được UBND tỉnh bàn giao chùa cho Tổ đình Vĩnh Nghiêm, trực thuộc thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh quản lý, và Tổ đình Vĩnh Nghiêm đã không thường xuyên cắt cử sư về quản lý sinh hoạt, nên sự sinh hoạt ở đây không ổn định và mang tính tự phát.
Chùa Quảng Xá, xã Tân Ninh. Theo như hương sử của làng Quảng xá, thì chùa được xây dựng trước khi vua Gia Long lên ngôi (1802), nhưng qua chiến tranh thì chùa chỉ còn nền móng. Năm 2014, con dân trong làng xin phép phục dựng chùa làm nơi tâm linh, để hương khói lễ bái. Năm 2016, chùa được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận là cơ sở tôn giáo, và đã được Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình quyết định bổ nhiệm sư trụ trì và cũng là Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Quảng Ninh. Chùa Quảng Xá hiện nay là nơi có phong cảnh hữu tình, là nơi du lịch tâm linh cho bà con phật tử gần xa.
Chùa Kim Nại, xã An Ninh. Làng Kim Nại là một trong “bát danh hương” của Quảng Bình. Danh hương được định nghĩa là những làng văn vật, có bề dày lịch sử, nổi trội trên nhiều phương diện khoa cử, di tích, danh thắng, văn hoá, học thuật, nghệ thuật đặc sắc, có nhiều danh nhân. Chùa Kim Nại nằm trong quần thể di tích Văn Thánh của làng Kim Nại, là nơi đặt văn bia vinh danh các vị quan đổ đạt trong làng. Sau chiến tranh tàn phá hết toàn bộ khu Văn Thánh và chùa Kim Nại. năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình xin công nhận và năm 2018 phục dựng, tôn tạo lại. Chùa Kim Nịa đang xây dựng trong quá trình hàn thiện và sẽ sớm đưa vào hoạt động, làm nơi quy hướng tâm linh và tu học của nhân dân địa phương.
Chùa Linh Sơn, làng Đại Phúc, xã Vạn Ninh. Chùa có tên chữ là chùa Đại Phúc, nằm ở Đồi chùa, làng Đại Phúc, xã Vạn Ninh. Sách Đại Nam Nhất thống chí (1882) có đề cập đến chùa như sau: “Đại Phúc tự ở địa phận xã Đại Phúc và Tuy Lộc, sông cái quanh ở phía trước, khe nhỏ bọc ở phía hữu. chùa này là một danh lam cổ, hạn hán cầu đảo thường linh ứng”. như vậy, chàu Linh sơn cũng là một ngôi chùa cổ lâu dời, là nơi linh thiên cho nhân dân cầu đảo rất linh ứng. đến nay thì chùa không còn do chiến tranh tàn phá, chỉ còn di tích nền móng tại đồi chùa. Chàu đã được công nhận và phục dựng năm 2016, đến nay GHPGVN tỉnh Quảng Bình đang đề nghị cấp phép để xaayd ựng. hi vọng công trình sớm được xây dựng để nhân dân địa phương có một nơi linh thiên để cầu nguyện, bớt đi sự nặng nề, lo toan của kiếp sống nhân sinh.
- Những ngôi chùa còn di tích trong huyện
Theo sự khảo sát chưa đầy đủ của ông Nguyễn Ngọc Hiên trong cuốn Những ngôi chùa của tỉnh Quảng Bình, Nxb. Thuận Hoá năm 2012, huyện Quảng Ninh vẫn còn nhiều di tích các ngôi chùa trong các làng xã. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Ninh cũng đã tham quan, tìm hiểu và xác thực các địa điểm có dấu tích, di tích chùa cũ, từng là một nơi quy hướng tâm linh của bà con nhân dân làng xã. Hiện nay có các ngôi chùa còn dấu tích cây đa. Giếng nước, tường rào, nền móng, nhưng phàn lớn đất chùa đã được giao cho nhân dân canh tác, thổ cư và đất chàu không còn là bao nhiêu nữa.
-
- Chùa Bảo Phước: làng Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Ninh
- Chùa làng Bình Thôn: làng Bình Thông, xã Tân Ninh
- Chùa làng Nguyệt Áng, là Nguyệt Áng, xã tân Ninh.
- Chùa làng Cổ Hiền: làng Cổ Hiền, xã Hiền Ninh
- Chùa Linh Quang: làng Lương Yến, xã Lương Ninh.
- Chùa Phúc Sơn: làng Trúc Lý, xã Võ Ninh.
- Chùa làng Văn La: làng Văn La, thị trấn Quán Hàu.
- Chùa làng Trần Xá: làng Trần Xá, xã Hàm Ninh.
Trên đây là một số ngôi chùa còn lại dấu tích, nhưng chưa đầy đủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát các di tích còn lại trên địa bàn huyện.'
- Nguyện vọng và đề đạt
Phật giáo tỉnh Quảng Bình được thành lập lại từ năm 2009, đến nay vừa tròn 10 năm. Quá trình xây dựng và phát triển, tạo lập cơ sở vật chất và con người còn nhiều gian nan vất vả. Từ vùng đất trải qua hơn 60 năm vắng bóng Phật giáo, những con người lớn lên trên mãnh đất quê hương không thấy ngôi chùa, không nghe tiếng kinh cầu, cũng như tiếng chuông chùa vọng xa đưa, để được trải hồn mình vào chốn tâm linh, hưởng được giây phút an lành bên chân đức Phật. 10 năm thành lập Phật giáo, từ sự vất vả về nhân lực, đến vật chất xây dựng cơ sở các ngôi chùa, cũng như các cấp cơ sở trực thuộc. 4 Ban trị sự huyện trên 7 huyện thị được thành lập. Tổng cộng toàn tỉnh có 13 ngôi chùa được công nhận là cơ sở tôn giáo, trong đó huyện Quảng Ninh có 5 ngôi. 7 ngôi chùa được bổ nhiệm trụ trì, và 20 vị sư về tham gia công tác Phật sự tại tỉnh nhà.
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Quảng Ninh được thành lập ngày ngày 18 tháng 02 năm 2017, đến nay còn quá non trẻ. Tuy số lượng chùa trên địa bàn huyện được công nhận 05 ngôi, mà chùa Kim Phong thuộc sự quản lý của Tổ đình Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Quảng Xá đã được chính thức Bổ nhiệm sư trụ trì. Chùa Kim Nại đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện, chưa đi
vào sinh hoạt. Chùa Cảnh Tiên và chùa Linh Sơn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đất đai và giấy phép xây dựng.
Chúng con hy vọng, trong dịp lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Phật giáo tỉnh nhà, là sự thúc đẩy và quyết tâm của toàn thể tăng ni, Phật tử, đồng lòng xây dựng những ngôi phạm vũ uy nghiêm, làm nơi quy hướng tâm linh cho thiện nam tín nữa Phật tử về tu học, hiểu biết và thực hành các điều lành, tránh xa điều xấu ác, để có cuộc sống an lạc hạnh phúc
Chúng tôi cũng kính đề nghị các các cấp chính quyền tạo mọi điều kiejent huạn lợi, để các ngôi chưa được xây dựng, có điều kiện thuận lợi để xây dựng. Các ngôi chùa chưa được công nhận cơ sở tôn giáo, được tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà được chấp thuận.