24 - NNC. Phạm Đức Thành Dũng - TÌM HIỂU THÊM VỀ CHÙA HOẰNG PHÚC QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU CHỮ HÁN
Thứ hai - 16/12/2019 03:44
TÌM HIỂU THÊM VỀ CHÙA HOẰNG PHÚC QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU CHỮ HÁN
NNC. Phạm Đức Thành Dũng*
Chùa Hoằng Phúc là một ngôi cổ tự trên đất Quảng Bình, tọa lạc ở phường Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy, nay thuộc về xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời nhất, gắn với nhiều sự kiện lịch sử đặc biệt, và cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhất ở tỉnh Quảng Bình. Trước đây, chùa Hoằng Phúc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong những công trình nghiên cứu công phu, đặc biệt chúng tôi đã được tham khảo bài vở của nhiều tác giả, như Lệ Quang Phạm Ngọc Hiên, Nguyễn Ngọc Trai, Trần Văn Chường... Các thông tin từ các công trình cung cấp khá thống nhất về mặt sự kiện lịch sử, duy chỉ có một số thuật ngữ chữ Hán chưa được thống nhất, như trên những hoành phi, minh văn, bài thơ, câu đối... của các nhân vật lịch sử từng lưu lại ở ngôi cổ tự này đã trước tác; do không được cung cấp tư liệu gốc nên cũng khó lòng đối chiếu.
- Một số suy luận từ thực địa và đôi chút nỗi niềm
Được đến thăm địa điểm ngôi cổ tự từng danh chấn một thời trong thời điểm đầu năm 2015, khi ngôi chùa đang được một dự án rất lớn, rất quy mô, xây dựng mới hoàn toàn, chúng tôi cảm thấy bần thần vì toàn bộ ngôi cổ tự lúc bấy giờ chỉ còn lưu một chiếc cổng bên trái bị bộ rễ của một cây đa bao trùm lên, khó khăn lắm chúng tôi mới đọc được bốn chữ Hán được tạo hình chuẩn mực: “Tả Quảng Độ Môn” (左 廣 度 門). Khảo sát chiếc cổng, chúng tôi có một số suy luận:
- Đây là một chiếc cổng cổ xưa nguyên gốc còn lại. Có thể không phải từ thời chúa Nguyễn Hoàng, nhưng chí ít cũng phải thời vua Minh Mạng. Vì một số lý do:
- Nét chữ Hán sắc sảo, chuẩn mực, rất tương đồng với chữ viết trên kiến trúc Huế.
- Đường nét tạo hình và quy mô chiếc cổng tương đồng và tương đương với
những chiếc cổng cùng thời điểm này ở kiến trúc cung đình Huế.
-
- Vật liệu xây dựng như gạch ngói, vôi vữa... khá đặc thù cho thời đại vừa nêu.
- Cây đa bao trùm lên chiếc cổng phải là những cây dại ghá vào từ bào tử và từ khi không có người chăm sóc cho đến khi thành cổ thụ như hiện nay, hẳn phải đến hàng trăm năm tuổi.

- Nhà nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
- Tầm vóc của ngôi chùa, hay nói cách khác là vị thế của ngôi chùa Hoằng Phúc trong hệ thống chùa dưới thời nhà Nguyễn, có thể khẳng định là một đệ nhất danh lam trong cách nhìn và hành xử của triều đình Nguyễn, từ những cơ sở: một chiếc cổng bề thế là vậy mà chỉ là cổng phụ bên trái (Tả Quảng Độ Môn - 左 廣 度 門). Theo suy luận thông thường, hệ thống cổng ở đây quá sức quy mô, có thể sẽ được định danh theo 2 cách:
- Thông thường phía bên phải là một chiếc cổng hoàn toàn tương đồng, có thể có tên gọi là Hữu Quảng Độ Môn (右 廣 度 門); chính giữa có thể là một cổng tam quan với tên gọi Chánh Quảng Độ Môn (正 廣 度 門), hoặc Đại Quảng Độ Môn (大 廣 度 門), hoặc đơn giản là Quảng Độ Môn (廣 度 門).
- Có thể cổng bên phải sẽ mang tên của một từ kết hợp với từ bên trái thành một cặp phạm trù, như Quảng Độ đi với Hoằng Tế (như Tường Vân thường đi với Pháp Vũ; Sùng Công đi với Tuấn Liệt; Thanh Long đi với Bạch Hổ...). Ở giữa sẽ là một chiếc cổng tam quan mang một tên khác, với nội hàm bao trùm. Trường hợp này theo chúng tôi xác suất nhỏ hơn, bởi vì nếu theo kiểu định danh này không cần phải thêm cụm “tả, hữu”.
Dù thế nào thì đây cũng là một chiếc cổng vô cùng quy mô, ngay cả kinh đô Huế trong giai đoạn ấy hình như cũng không có được mấy ngôi chùa có kiểu tổ hợp cổng kỳ vĩ như thế này. Điển hình cổng theo kiểu này còn lại đến nay ở Huế, có thể thấy ở lăng vua Minh Mạng: Tả Hồng Môn, Hữu Hồng Môn và Đại Hồng Môn.
Suy luận từ một phần còn lại của hệ thống cổng cho phép chúng ta hình dung được quy mô và đẳng cấp của công trình, và có thể khẳng định được vị thế của ngôi chùa trong toàn hệ thống chùa chiền trong thời đại nhà Nguyễn, vì theo chúng tôi được biết không có nhiều những ngôi chùa có một hệ thống cổng bề thế và phân định thứ lớp rạch ròi như một kiến trúc cung đình như vậy. Đây phải là một trong số ít ngôi chùa được xếp vào hàng đệ nhất danh lam của triều Nguyễn.
Mang tâm trạng lo âu khi nhìn thấy một danh lam đang trong một công cuộc xây dựng mới mà hẳn là không được nhìn nhận như một di tích lịch sử quan trọng để việc phục hồi phải tuân thủ những nguyên tắc bảo tồn di tích trong các hiến chương của quốc tế và của Việt Nam quy định, chúng tôi cũng chỉ muốn tìm tòi để cung cấp thêm một số tư liệu nguyên bản để thống nhất cách hiểu một số văn bản trước nay, cung cấp cho độc giả tư liệu gốc để rộng đường trao đổi, đồng thời mong mỏi có thể giúp được đôi chút cho công cuộc xây dựng chùa khi đặt những vấn đề trưng bày hay phục hồi văn tự đối liên... đồng thời lưu giữ được một số nét văn hóa của ngôi chùa đã gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử văn hóa nổi tiếng như Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, Tùng Thiện vương Miên Thẩm... Hẳn là không mấy ngôi chùa có được sự quan tâm của nhiều yếu nhân như vậy.
- Tìm hiểu chùa Hoằng Phúc qua một số tư liệu
- Cổ thư của Phật giáo: “Thánh đăng lục”
-
- Đầu tiên chúng tôi xin bổ sung thêm một tư liệu có nhắc đến sự kiện Phật hoàng Trần Nhân Tông đến am Tri Kiến, ngôi thảo am vốn được xem là tiền thân của chùa Kính Thiên, rồi Hoằng Phúc sau này. Trong một cuốn cổ thư của Phật giáo có tên Thánh đăng lục (nhiều nghiên cứu cho rằng tác giả là Thiền sư Kim Sơn đời Trần, cũng là người biên soạn sách Thiền uyển tập anh), có ghi lại thông tin như sau: “Tháng 10 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299), [Phật hoàng Trần Nhân Tông] lên thẳng núi Yên Tử, tinh cần tu tập “mười hai hạnh đầuđà”, lấy hiệu là Hương Vân Đại đầuđà, lập ra tinh xá Trượng Đề, mở pháp độ tăng, học lữ đến đông như mây quần hội. Sau đó, tại chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường, [Ngài] chiêu tập danh tăng, mở đạo tràng phiên giảng kinh điển quy mô lớn. Trải qua mấy năm, [Ngài] lại vân du phương ngoại, đến trại Bố Chính [Quảng Bình], chọn am Tri Kiến để cư ngụ...”.
Như vậy, từ thông tin của tư liệu trên chúng ta biết, Phật hoàng Trần Nhân Tông có đến am Tri Kiến, và ở lại đó khá lâu để tu tập chứ không phải chỉ đến thăm như lâu nay vẫn hiểu.
-
- Sử liệu triều Nguyễn: “Đại Nam nhất thống chí”
-
- Tài liệu Đại Nam nhất thống chí ghi rõ, chúa Nguyễn Hoàng vào năm Kỷ Dậu
- 1609 (Thái tổ năm thứ 52) đã cho xây dựng chùa và đặt tên chùa là “Kính Thiên tự”; đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm Bính Thân - 1718 (Hiển Tông năm thứ 25) đã cho trùng tu chùa và chúa ngự bút ban cho chùa một bức hoành là “Kính Thiên tự” (敬 天 寺) và một bức là “Vô song phúc địa” (無 雙 福 地); đồng thời chúa còn ngự chế 5 cặp đối liên ban cho chùa. Về sau, trải qua loạn lạc, chùa đã bị hư
hỏng nặng nề. Đến năm Minh Mạng thứ 2 [1821], vua tuần du phương Bắc, có đến thăm chùa và ban cho tên mới là Hoằng Phúc; năm thứ 4 [1823], ban ngân sách 100 lạng bạc để trùng tu; đến năm thứ 7 [1826], lại ban ngân sách 150 lạng bạc trùng tu một lần nữa. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 [1842], vua ngự giá Bắc tuần có đến thăm chùa và ban ngân sách 300 xâu tiền cho chùa; đồng thời ngự chế một bài thơ để ghi lại cảm xúc với thắng tích này và cho khắc lên biển đồng để treo ở trong chùa; năm thứ 6 [1846], khi gặp đại lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh, lại thưởng cho chùa 300 xâu tiền. Cũng trong tư liệu này, sử quan của triều đình cũng dẫn thêm Ô châu cận lục của Dương Văn An cho biết: “Chùa Kính Thiên ở huyện Lệ Thủy, gần trạm Bình Giang, nước biếc uốn quanh, non xanh bao phủ, thật là chùa lớn của Tân Bình vậy. Chùa có chuông lớn ngàn cân, có tăng quan, sái phu phụng sự...”; đồng thời ghi thêm: về sau chùa hư hỏng nặng chỉ còn lại di chỉ mà chúa Nguyễn Hoàng đã xây dựng, hoặc có thể di chỉ này xây chồng lên trên di chỉ đã nói...
Từ bản tư liệu trên, chúng ta có thể tin tưởng những thông tin vừa nêu. Ở đây, chỉ thiếu bài thơ của vua Thiệu Trị khắc ở biển đồng treo ở chùa, và có một điều đáng bàn là những cặp câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu ghi trong tư liệu này có đôi chỗ sai khác với trong Ngự chế thi của vua Thiệu Trị. Từ bài thơ của vua Thiệu Trị và bài thơ của Tùng Thiện vương lưu lại (Tùng Thiện vương được tháp tùng theo trong đợt Bắc tuần và cũng có làm thơ ở chùa cùng thời điểm), chúng tôi hiểu rằng, khi vua Thiệu Trị ngự giá Bắc tuần đến thăm chùa Hoằng Phúc, lúc ấy chùa đã xuống cấp đến tàn tạ, nhưng rất may là những bút tích của chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn còn ở đó. Vua Thiệu Trị cùng Tùng Thiện vương đề thơ ở đây đều có mang cảm xúc trước cảnh tiêu điều như vậy, và hẳn là 5 cặp câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu có ghi kèm trong Ngự chế thi của nhà vua, chính là do nhà vua căn cứ trên thực trạng ngôi chùa vẫn còn treo những câu đối này để ghi chép. Những tác giả của Đại Nam nhất thống chí hẳn là phải dựa vào ghi chép lại trong Ngự chế thi của vua Thiệu Trị để ghi, hơn nữa xét về mức nghiêm trọng khi xảy ra sai sót, hẳn là khi khắc Ngự chế thi buộc những người mang trọng trách cẩn trọng hơn. Do vậy chúng tôi vẫn tin rằng thông tin trong Ngự chế thi của vua Thiệu Trị xác thực hơn.
Chúng tôi xin giới thiệu ở đây bài thơ của vua Thiệu Trị có chú kèm 5 cặp câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu được chép trong Thiệu Trị ngự chế thi (quyển 7 - sơ tập), và bài thơ của Tùng Thiện vương cảm tác về cảnh chùa trong lần tháp tùng vua Thiệu Trị tuần thú phương Bắc được ghi trong Thương Sơn thi tập.
-
- Ngự chế thi của vua Thiệu Trị: Bài thơ đặc sắc của vua Thiệu Trị và 5 cặp câu đối tuyệt đỉnh tri thức của chúa Nguyễn Phúc Chu
Nguyên tác:
題 弘 福 寺
清 淨 虚 無 妙 莫 窮 何 關 顯 晦 色 歸 空 奎 光 照 妙 重 新 煥 寶 珞 慈 悲 大 廓 充
(寺 在 廣 平 省 廣 寧 府 麗 水 縣 係 國 初 時 欽 奉 我 太 祖 嘉 裕 皇 帝 俯 從 民 請 營 建 原 敬 天 寺 中 為 剌 麻 眾 旃 檀 功 德 未 了 回 祿 為 災 嗣 而 我 顯 宗 孝 明 皇 帝 用 廣 前 恩 崇 修 梵 宇 親 製 聯 章 云:
懸 寶 鏡 於 當 空 森 羅 萬 象, 燦 心 燈 於 性 地 妙 證 無 為; 大 道 弘 人 地 佈 黃 金 蓮 花 法 界, 恒 沙 現 相 座 聯 碧 玉 水 月 禪 心; 擡 心 裏 之 香 金 爐 寶 篆 祥 雲 合, 識 玄 中 之 妙 貝 葉 靈 文 法 雨 均; 鬧 市 建 禪 關 動 中 能 静, 微 塵 明 自 性 有 本 宗 無; 一 聲 普 度 也 慈 悲 古 佛, 億 生 教 化 也 弘 願 如 來.
均 是 廓 推 善 果 錫 福 眾 生 明 命 年 間 我 聖 祖 仁 皇 帝 命 駕 時 巡 路 經 古 剎 臨 幸 梵 宫 敬 天 之 念 有 關 弘 福 之 名 特 賜 用 增 賁 前 徽 而 廣 昭 先 澤 也 爰 發 帑 培 修 焉 茲 予 循 規 巡 狩 復 過 祇 園 景 仰 睿 藻 昭 回 乾 坤
璀 燦 敬 誌 一 篇 彌 彰 善 念 再 級 帑 為 三 寶 之 需).
萬 化 瑤 源 皇 覺 妙 千 秋 金 碧 國 恩 洪
願 弘 福 果 眾 生 遂 佛 日 增 輝 帝 道 隆.
Trong cách viết của người xưa, phần chú thích thường được ghi ngay nơi cần chú, nên bài thơ bị đứt đoạn. Trong bài thơ, phần chú nằm ở cuối câu thứ tư, là quá dài do đề cập đến nhiều vấn đề liên quan. Để dễ theo dõi, chúng tôi phiên âm và dịch nghĩa bài thơ liên tục, phần chú thích giải quyết sau cùng; chỉ lưu ý với độc giả là chú thích ở cuối câu thơ thứ tư.
Phiên âm:
Đề Hoằng Phúc tự
Thanh tĩnh hư vô diệu mạc cùng Hà quan hiển hối sắc quy không
Khuê quang chiếu diệu trùng tân hoán Bảo lạc từ bi đại khuếch sung.
Vạn hóa diêu nguyên hoàng giác diệu Thiên thu kim bích quốc ân hồng
Nguyện hoằng phước quả chúng sinh toại Phật nhật tăng huy đế đạo long.
(Tự tại Quảng Bình tỉnh, Quảng Ninh phủ, Lệ Thủy huyện. Hệ quốc sơ thời, khâm phụng ngã Thái tổ Gia dũ hoàng đế phủ túng dân tình doanh kiến. Nguyên Kính Thiên tự trung, vị Lạt ma chúng chiên đàn công đức vị liễu, Hồi lộc vi tai. Tự
nhi ngã Hiển tông Hiếu Minh Hoàng đế dụng quảng tiền ân, sùng tu phạm vũ, thân chế liên chương, vân:
- Huyền bảo kính ư đương không sâm la vạn tượng, Xán tâm đăng ư tính địa diệu chứng vô vi.
- Đại đạo hoằng nhân, địa bố hoàng kim liên hoa pháp giới, Hằng sa hiện tướng, tòa liên bích ngọc thủy nguyệt thiền tâm.
- Đài tâm lý chi hương, kim lô bảo triện tường vân hợp, Thức huyền trung chi diệu, bối diệp linh văn pháp vũ quân.
- Náo thị kiến thiền quan, động trung năng tĩnh, Vi trần minh tự tính, hữu bổn tông vô.
- Nhất thanh phổ độ dã từ bi Cổ Phật,
Ức sinh giáo hóa dã hoằng nguyện Như Lai.
Quân thị khuếch thôi thiện quả, tích phúc chúng sinh. Minh Mạng niên gian, ngã Hoàng khảo Thánh tổ Nhân hoàng đế mệnh giá thời tuần lộ kinh cổ sát, lâm hạnh Phạm cung, kính thiên chi niệm hữu quan Hoằng Phúc chi danh, đặc tứ, dụng tăng bí tiền huy nhi quảng chiêu tiên trạch dã; viên phát thảng bồi tu yên. Tư dư tuân quy tuần thú, phục quá Kỳ Viên cảnh, ngưỡng duệ tảo chiêu hồi càn khôn thổi xán, kính chí nhất thiên, di chương thiện niệm; tái cấp thảng vị Tam Bảo chi nhu).
Dịch nghĩa:
Bài thơ “Đề Hoằng Phúc tự” của vua Thiệu Trị
Thanh tĩnh hư vô của nhà Phật thật huyền diệu vô cùng Chẳng màng hiển hiện hay mất đi bởi sắc cũng hoàn không
Nhờ ánh sao Khuê308 chiếu sáng mà vẻ rực rỡ của chùa được trùng tân Để nẻo từ bi của nhà Phật càng thêm mở rộng.
Việc giáo hóa đời sau309 thể hiện cái hiểu rốt ráo của bậc đế thật diệu kỳ Để ngàn năm chùa Phật vẫn nhận được ân điển của nước thật lớn lao Xin nguyện ban rộng khắp quả phước cho chúng sinh đều thỏa
Mặt trời Phật pháp càng sáng thì đạo của vua càng hưng thịnh.
Phần chú thích trong bài thơ của vua Thiệu Trị có 5 cặp câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu
“Chùa ở tại tỉnh Quảng Bình, phủ Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, khi mới lập quốc, kính được Thái tổ Gia dũ hoàng đế nhà ta đoái nghĩ đến dân tình cho xây dựng.

![]()
308 Nguyên văn là Khuê quang (奎 光): Ánh sáng của sao Khuê. Sao Khuê chủ về văn chương, thường dùng để chỉ về văn chương, văn hóa. Ở đây phiếm chỉ ân điển của Hoàng đế.
309 Nguyên văn Dao nguyên/Diêu nguyên (瑤 源): Là nguồn ngọc Dao rất quý, ẩn dụ cho tộc hệ của đế vương
Nguyên trong chùa Kính Thiên, bởi chúng Tăng công đức Phật sự chưa được vẹn toàn, chùa đã bị hỏa thiêu. Về sau, Hiển tông Hiếu Minh Hoàng đế nhà ta nhằm mở rộng công đức của chúa Tiên, cho trùng tu lại ngôi chùa, tự người ngự chế mấy cặp đối liên, như sau:
Cặp thứ nhất:
懸 寶 鏡 於 當 空 森 羅 萬 象 燦 心 燈 於 性 地 妙 證 無 為
Huyền bảo kính310 ư đương không311 sâm la vạn tượng, Xán tâm đăng ư tính địa312 diệu chứng vô vi313.
(Treo gương báu giữa chỗ không, [mới] soi rõ chân tướng muôn vàn cảnh tượng,
Khêu sáng đèn tâm nơi thể tính, [mới] chứng ngộ được pháp vô vi nhiệm mầu). Cặp thứ hai:
大 道 弘 人 地 佈 黃 金 蓮 花 法 界
恒 沙 現 相 座 聯 碧 玉 水 月 禪 心
Đại đạo hoằng nhân địa bố hoàng kim Liên hoa314 pháp giới, Hằng sa315 hiện tướng tòa liên bích ngọc thủy nguyệt316 thiền tâm.
(Đạo lớn giác ngộ con người, đất phủ hoàng kim, cảnh giới Liên hoa cao quý, Khắp cõi hiện tướng, nhà liền ngọc bích, lòng thiền như nước lặng trăng soi)317. Cặp thứ ba:
擡 心 裏 之 香 金 爐 寶 篆 祥 雲 合
識 玄 中 之 妙 貝 葉 靈 文 法 雨 均

![]()
310 Ở đây dùng chữ bảo kính (寶 鏡 - gương báu), trong Đại Nam nhất thống chí lại thấy ghi là định kính (定 鏡
- gương định).
311 Đương không (當 空): Gọi đủ là “Đương thể tức không” - tức cái “Không” ấy cũng “Không”. Câu này ý nói treo gương báu ở chỗ “Không”, hoặc treo ở nơi mà không có chỗ nào để nương ghá. Ý cũng gần giống như câu
“Minh kính diệc phi đài” (Gương sáng vốn chẳng đài) trong bài kệ ngộ đạo của Lục tổ Huệ Năng vậy.
312 Tính địa (性 地): “Địa” ở đây không có nghĩa là đất, mà chỉ mang tính biểu trưng chỉ cho biên vực của một
cảnh giới tu chứng nào đó, như nói Ly sanh hỷ lạc địa, Định sanh hỷ lạc địa... Theo đó, Tính địa (性 地) ở đây nhằm chỉ cho thể tính chân thực của vạn hữu vậy.
313 Vô vi (無 為): Trong Phật giáo, Vô vi có nghĩa là không tạo tác, tức chẳng phải do nhân duyên tạo ra, là pháp
tuyệt đối thường trụ, vượt ra ngoài sinh diệt biến hóa, do vậy Vô vi cũng chính là một tên khác của Niết-bàn (đối lại với Vô vi (無 為) là pháp Hữu vi (有 爲), tức các pháp do nhân duyên tạo tác mà thành).
314 Liên hoa (蓮 花): Hoa sen. Hoa sen có bốn đặc tính là thơm tho, tinh khiết, mềm mại, dễ thương; được dùng để tượng trưng cho bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh của pháp giới chân như.
315Hằng sa (恒 沙): Nguyên văn dùng Hằng sa (恒 沙), đó là viết tắt của cụm từ Hằng hà sa số (nhiều như số
cát của sông Hằng) thường thấy trong kinh điển Phật giáo. Chữ Hằng (恒) ở trong văn bản này viết thiếu một nét ngang ở dưới (có lẽ do kỵ tên húy của bà Phạm Thị Hằng, chính là Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức).
316 Thủy nguyệt (水 月): Ví cho sự sáng trong, tinh khiết như ánh trăng soi dưới nước.
317 Cặp đối này diễn tả các phẩm tính của cảnh giới Liên Hoa (Tịnh Độ) theo kinh A Di Đà.
Đài tâm lý chi hương318 kim lô bảo triện tường vân hợp, Thức huyền trung chi diệu bối diệp linh văn pháp vũ quân.
(Đốt dâng nén hương lòng, lò vàng ngát xông như mây lành tụ,
Hiểu được sự huyền diệu trong đạo, lời kinh tiếng kệ như mưa pháp tưới đều).
Cặp thứ tư
鬧 市 建 禪 關 動 中 能 静 微 塵 明 自 性 有 本 宗 無
Náo thị kiến thiền quan động trung năng tĩnh, Vi trần319 minh tự tính hữu bổn tông vô.
(Xây dựng thiền môn nơi náo thị, ấy là trong động có thể tìm thấy tĩnh,
Ở giữa cõi trần mà tự tánh vẫn sáng rỡ, ấy vì gốc của “hữu” vốn là “vô”).
Cặp thứ năm
一 聲 普 度 也 慈 悲 古 佛 億 生 教 化 也 弘 願 如 來
Nhất thanh320 phổ độ dã từ bi Cổ Phật321,
Ức sinh giáo hóa dã hoằng nguyện Như Lai322.
(Một tiếng độ khắp các loài chúng sanh, ấy là lòng từ bi của Cổ Phật, Ức kiếp miệt mài giáo hóa, ấy là nguyện lớn của Như Lai).

![]()
318 Hương (香) ở đây là hương ở trong tâm (心 香), nên phải hiểu đó chính là Ngũ phần hương. Bậc Thánh tự mình thành tựu năm pháp công đức, gọi là năm phần Pháp thân, đó là: Giới thân, Định thân, Tuệ thân, Giải thoát thân và Giải thoát tri kiến thân. Năm thân này được ví như hương thơm, nên cũng gọi là Ngũ phần hương, đó là: Giới hương, Định hương, Tuệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương.
319 Vi trần (微 塵): Vô cùng nhỏ về sắc thể gọi là cực trần; bảy lần cực trần gọi là vi trần. Đại Tỳ-bà-sa luận
nói: Phải biết cực vi là tế sắc, không thể cắt bỏ, phá hủy hay quán xuyến..., không dài không ngắn, không vuông không tròn, không chính không bất chính, không cao không thấp..., không thể phân tích, không thể nhìn thấy, không thể nghe thấy, không thể ngửi thấy, không thể tiếp xúc. Cho nên nói cực vi là sắc nhỏ nhất. Bảy cực vi là một vi trần, là sắc thể nhỏ nhất mà nhãn thức có thể nhìn thấy được.
320 Nhất thanh (一 聲): Còn gọi là Nhất âm (一 音), xuất phát từ câu “Phật thuyết nhất thanh, chúng sanh tùy
loại giải”; hoặc như trong kinh Duy Ma Cật có nói: “Phật dĩ nhất âm diễn thuyết pháp, chúng sinh tùy loại các đắc giải”. Ý nói, chư Phật chỉ dùng một Phạm âm vi diệu để thuyết pháp, chúng sanh tùy căn cơ, nghiệp lực đều có thể hiểu ở các cấp độ khác nhau. Quan điểm này rất được ngài Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci) người Bắc Thiên Trúc, đến Trung Quốc đầu thế kỷ VI (thời Bắc Ngụy) cổ súy. Ngài cho rằng: một đời giáo pháp của Phật chỉ là “nhất âm giáo”, tức giáo lý chỉ từ một viên âm của Phật thuyết ra, chứ không có giáo lý này hay giáo lý khác. Chỉ vì căn cơ của chúng sanh nghe và hiểu khác nhau thành ra giáo lý khác nhau.
321 Cổ Phật (古 佛): Chỉ cho bảy vị Phật của quá khứ, gồm có: Tỳ-bà-thi Phật, Thi-khí Phật, Tỳ-xá-phù Phật, Câu-lưu-tôn Phật, Câu-na-hàm Mâu-ni Phật, Ca-diếp Phật, và Thích-ca Mâu-ni Phật.
322 Như Lai (如 來): Như Lai là một trong mười tôn hiệu mà thế gian gian tôn xưng chư Phật, gồm có: [1] Như
Lai; [2] Ứng Cúng; [3] Chánh Biến Tri; [4] Minh Hạnh Túc; [5] Thiện Thệ; [6] Thế Gian Giải; [7] Vô Thượng Sĩ; [8] Điều Ngự Trượng Phu; [9] Thiên Nhơn Sư; [10] Phật.
Như (如) có nghĩa là như thật. Như Lai là bậc từ đạo như thật (chân như) mà đến, vì đại nguyện khai thị tri kiến giác ngộ cho chúng sanh.
Đều là mong mỏi khắp nơi gặt được quả thiện, ban phúc cho chúng sinh. Vào niên hiệu Minh Mạng, phụ hoàng ta là Thánh tổ Nhân hoàng đế khi khởi giá tuần du, lộ trình ngang qua cổ tự, Người vào viếng chùa. Trong ý niệm “Kính Thiên” đã có liên quan đến hàm nghĩa của cái tên Hoằng Phúc, nên đặc ân ban tứ [tên này], nhằm tăng thêm vẻ rực rỡ cho cái tâm sáng của người trước; đồng thời để chiếu rộng khắp ân trạch của các chúa, bèn ban cấp ngân khoản để bồi tu chùa vậy. Nay, ta tuân theo phép nước đi tuần thú, lại ngang qua chốn Kỳ Viên, ngưỡng trông lên ánh sao trí tuệ của tổ tiên chiếu lại, càn khôn càng như ngọc sáng, kính ghi lại một bài thơ làm đẹp vẹn toàn thiện niệm; lại cấp ngân sách dùng cho nhu cầu Tam Bảo”.
Nhận xét: Về các cặp câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu ở phần chú thích của vua Thiệu Trị, chúng tôi thể hiện lại các cặp câu đối bằng chữ vi tính và phiên âm dịch nghĩa để độc giả dễ dàng tham khảo. Riêng phần dịch thuật, chúng tôi chỉ bám chữ nghĩa ngữ pháp để chuyển ngữ một cách thô mộc. Vì chúa Nguyễn Phúc Chu vừa là một Nho sĩ có sở học uyên thâm vừa là một nhà tu hành có công phu tu tập thượng thừa (Đạo hiệu của ngài là Thiên Túng Đạo nhân) nên chúng tôi với hiểu biết thô thiển về Phật học không dám lạm bàn. Có thể chúng tôi sẽ dành thật nhiều công sức, thật nhiều thời gian nghiên cứu các cặp đối liên này để công bố trong một dịp khác.
-
- Bài thơ “Hoằng Phúc tự” của Tùng Thiện vương trong Thương Sơn thi tập
Để làm phong phú thêm tư liệu, và cũng làm rõ thêm một số chi tiết lịch sử mà một số nghiên cứu trước đây đã đề cập, chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài thơ của Tùng Thiện vương Miên Thẩm viết ở chùa Hoằng Phúc trong chuyến tháp tùng vua Thiệu Trị tuần thú phương Bắc323:
Nguyên tác:
弘福寺
(寺 有 孝 明 皇 帝 御 筆 對 聯 經 亂 猶 在) 古 剎 倚 春 林
禪 扉 隔 竹 陰 煙 寒 江 月 淡 花 密 夜 鐘 深 勝 跡 猶 堪 賞 高 僧 不 可 尋

![]()
323 Bài thơ này chúng tôi được tiến sĩ Ngô Thời Đôn cung cấp. Bản này do ông sao lục từ trong tác phẩm
Thương Sơn thi tập của Tùng Thiện Vương hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, Hà Nội.
孝 明 宸 翰 在 拜 讀 淚 沾 襟
(倉 山 詩 集 - 綿 審 著)
Phiên âm:
Hoằng Phúc tự
(Tự hữu Hiếu Minh Hoàng đế ngự bút đối liên kinh loạn do tại)
Cổ sát ỷ xuân lâm Thiền phi cách trúc âm
Yên hàn giang nguyệt đạm Hoa mật dạ chung thâm.
Thắng tích do kham thưởng Cao tăng bất khả tầm
Hiếu Minh thần hàn tại
Bái độc lệ triêm khâm. .
Dịch nghĩa:
Chùa Hoằng Phúc
(Chùa có những cặp đối liên do Hiếu Minh Hoàng đế ngự bút, trải qua loạn lạc vẫn còn)
Chùa cổ nương rừng xanh Cửa thiền lìa xa bóng tre
Sương khói lạnh, bóng nguyệt rơi trên sông mờ Cây hoa rậm, tiếng chuông chìm giữa đêm sâu. Thắng tích còn khó thưởng thức
Cao tăng tìm chẳng thấy đâu
Bút tích của chúa Hiếu Minh vẫn còn đó Cúi lạy đọc mà lệ tràn áo khăn.
(Bài thơ được trích trong Thương Sơn thi tập)
Bài thơ đã cung cấp thêm nhiều thông tin hay, đặc biệt là chi tiết những câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn còn ở đó khi vua Thiệu Trị tuần thú phương Bắc. Tất nhiên, bài thơ còn là một áng văn bất hủ, đáng để người đời ngợi ca. Tuy vậy, việc bài thơ này được khắc lên biển đồng để treo ở chùa thì chưa thấy tư liệu nào khẳng định.
- Cái duyên của việc ghép thơ ở chùa Linh Mụ
Một điều trùng hợp thật thú vị, năm 2005, khi thấy chùa Linh Mụ được trùng tu, chúng tôi cũng có một nghiên cứu để sắp xếp lại toàn bộ các ô liên ba chữ Hán ở đình Hương Nguyện (nay là điện Địa Tạng). Trong nghiên cứu ngày ấy, việc đầu tiên chúng tôi làm là thực hiện ghép tất cả các ô thơ có vị trí hết sức rời rạc và không tuân theo một quy luật nào trên các khung liên ba của ngôi đình thành những bài thơ hoàn chỉnh, dựa trên cơ sở là niêm luật đặc biệt của một bài thất ngôn bát cú Đường luật, trong đó có những luật vận đặc biệt ở các thể loại như Cô nhạn xuất quần cách, Cô nhạn nhập quần cách...; sau đó lại dựa vào cấu tứ nghĩa lý một bài thơ, phá - thừa - thực - luận - kết... để ghép lại thành bài. Trừ 8 ô liên ba bao quanh vòng thái cực đã rất chỉnh chu, tự nó đã rành mạch là 2 bài thơ rõ ràng, 24 ô thơ ở mặt trong liên ba dưới của đình, chúng tôi đã ghép lại thành 6 bài thơ đường luật hoàn chỉnh; 24 ô thơ mặt ngoài khung liên ba dưới cũng thế, chúng tôi cũng ghép được thành 6 bài thơ hoàn chỉnh... Trong những bài thơ chúng tôi đã ghép trước đây, lại có bài Đề Hoằng Phúc tự của vua Thiệu Trị. Thật vui là trước đây chúng tôi đã ghép hoàn toàn chính xác, tuy vậy vì không có đề của bài thơ (không ghi trên liên ba của ngôi đình) và không hiểu gì về bối cảnh ra đời của bài thơ, không có những chú thích rõ như trong Ngự chế thi, nên chúng tôi đã dịch thật quá ngô nghê. Nhân đây chúng tôi cũng đã cho ghi hình lại 4 ô chạm khắc bài thơ này trên đình Hương Nguyện để minh họa thêm
- Mong mỏi những nghiên cứu này có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng chùa Hoằng Phúc hiện nay
Tháng 3 - 2015, khi đến chùa Hoằng Phúc, trong chúng tôi trào dâng những cảm giác vui buồn, mừng rỡ lo âu trái ngược. Ngôi chùa đang được xây dựng lại với một nguồn kinh phí lớn, mọi vết tích không còn nữa, chỉ còn lưu một chiếc cổng bên trái như đã giới thiệu ở phần đầu, tất nhiên ngôi cổ tự này trong kế hoạch phục hồi không được đối xử như một di tích danh thắng vào hàng đệ nhất danh lam của vùng đất này để có những bước chuẩn bị về khảo cổ học, nghiên cứu tư liệu lịch sử, nghiên cứu vật liệu truyền thống, và đặc biệt là những điển chế của triều đình Nguyễn đối với kiến trúc của những đại danh lam; nhưng dẫu sao việc xây dựng một ngôi chùa lớn ở đây cũng sẽ mang lại một hình ảnh đẹp về Phật giáo được trùng hưng, cũng như sẽ là nơi tu tập tiện nghi của Tăng chúng, nơi sinh hoạt của bao nhiêu Phật tử...
Lần theo những nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi cố gắng đi tìm những tư liệu gốc để xác định lại cơ sở của những bài viết trước đây nhằm xác định lại tầm vóc vô cùng lớn của một di tích trên đất Quảng Bình, từ đó mong có được thái độ đúng đắn chuẩn mực của các nhà chức trách trong hành xử đối với di tích. Đồng thời, trong cách nhìn về một danh thắng, chúng tôi mong mỏi những người đang xây dựng mới chùa Hoằng Phúc nên lưu tâm đến việc trưng bày bên trong nội thất để phù hợp với không gian nghi lễ và sự thể hiện lại một quá khứ vàng son của một ngôi đại tự gắn liền với những yếu nhân lịch sử, đặc biệt phải thể hiện một cách trang trọng sự kiện Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu tập nơi đây, rất cần phải tái hiện những câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu, tái hiện bài thơ vốn được khắc trên biển đồng của vua Thiệu Trị, bài thơ xuất chúng của Tùng Thiện vương Miên Thẩm...
Đó vừa là giá trị lịch sử, vừa là giá trị mỹ thuật, vừa là giá trị văn hóa của ngôi chùa, cũng là cách tri ân tiền nhân, cũng là thể hiện một giáo lý thâm sâu trong nội hàm chữ nghĩa của những bậc chân tu như chúa Nguyễn Phúc Chu mà sở học đã vượt không gian thời gian, đặc biệt là để khơi dậy một niềm tự hào vô biên của vùng đất Phật một thời, làm cái đích cho Tăng Ni, Phật tử trên quê hương Quảng Bình hướng đến để tu học...
5. Lờikết, haymộtniềm hy vọng khởi lên quahaichuyến điền dã trên đất Quảng Bình
Chúng tôi được đến Quảng Bình mấy lần, tìm về những ngôi chùa xưa, vừa là tham quan vừa là khảo sát, vừa hiếu kỳ muốn hiểu tình hình Phật giáo ở một vùng đất đã trải qua bao nhiêu bom rơi đạn lạc trong những cuộc chiến tranh ác liệt...
Lúc đầu, chúng tôi mang một tâm trạng thật nặng nề vì đến đâu cũng chỉ toàn phế tích, chẳng thấy gì ngoài những lời ca tụng quá hay, quá đẹp, quá hoành tráng chỉ tồn tại trong các tư liệu xưa...: Một chùa Cảnh Tiên chỉ còn lại khu vườn để hoang, với một cái nền nhỏ tiêu điều, nhưng khảo sát kỹ đó lại là nền của một cái sân kho hợp tác xã; một chùa Phổ Minh đã được xây lại nho nhỏ với vật liệu và kiến trúc mới hoàn toàn giữa một khu dân cư; một chùa Thần Đinh may mắn hơn vì còn một hệ thống bậc cấp hùng vĩ, song mọi thứ lớn lao khác cũng chỉ còn trong tư liệu, cũng như những giai thoại thật hay, thật huyền bí còn trong tiềm thức của con người; còn khi đến chùa Hoằng Phúc thì lại có những cảm xúc ngược chiều như trình bày ở trên...
Thế nhưng, chỉ lần thứ hai đến khảo sát, từng bước từng bước, từng phát hiện, từng tấm lòng..., chúng tôi đã phải giật mình: Phật giáo ở đây còn nhiều điều để nói, để bàn, để mừng, để hy vọng lắm... Ngoại trừ những dấu tích, pháp khí, pháp tượng... phát hiện ngày càng nhiều, chúng tôi còn gặp được những con người với những tấm lòng kỳ lạ. Có người đã suốt 35 năm đi tìm, đi khảo sát, khảo cứu về những ngôi cổ tự, mong tìm lại những mảnh vỡ, sưu tầm những giai thoại, kiếm tìm sách vở...; có những vị Chủ tịch xã còn rất trẻ đang giữ gìn những pháp khí, pháp tượng bằng tất cả sự công tâm và cẩn mật của mình, khiến chúng tôi có cảm giác còn cẩn mật hơn đang bảo vệ những gia bảo của dòng tộc nữa...
Tiếp xúc với những người như vậy khiến chúng tôi chợt thấy bản thân mình thật nhỏ bé, chỉ là những chiếc túi đựng chữ nghĩa, so với những tấm lòng của họ, mình thật nhỏ nhoi đến thảm hại. Đa phần anh em trong đợt khảo sát đều có nhận định chung rằng, Phật giáo ở Quảng Bình đang được giữ gìn vô cùng tốt trong lòng người dân nơi đây. Điều đó càng minh chứng thêm cho sự trường tồn của Phật giáo và sự song hành cùng dân tộc từ trong lịch sử cho đến hôm nay, và tất nhiên mãi mãi muôn đời sau.