22 - ĐĐ. Thích Đồng Dưỡng - GIỚI THIỆU BẢN “NGŨ GIA TÔNG PHÁI” VỪA ĐƯỢC PHÁT HIỆN TẠI ĐÌNH LÀNG LÝ HÒA, HUYỆN BỐ TRẠCH
Thứ hai - 16/12/2019 03:37
GIỚI THIỆU BẢN “NGŨ GIA TÔNG PHÁI” VỪA ĐƯỢC PHÁT HIỆN TẠI
ĐÌNH LÀNG LÝ HÒA, HUYỆN BỐ TRẠCH
ĐĐ. Thích Đồng Dưỡng*
Bản “Ngũ gia tông phái” - một tư liệu quý đối với việc nghiên cứu về kệ phái và truyền thừa thiền tông ở nước ta vừa được đoàn khảo sát thuộc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế phát hiện tại đình làng Lý Hòa, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình292.
Cùng với bản “Ngũ gia tông phái” [bản viết tay] được trân tàng tại chùa Giác Viên (TP.HCM), việc phát hiện ra văn bản đồng dạng tại Quảng Bình [bản in] giúp chúng ta có thêm cơ sở để đối chiếu. Cả hai bản đều không có đề tên, chúng tôi tạm gọi văn bản này là “Ngũ gia tông phái”. Theo đó, bản vừa được phát hiện tại Quảng Bình chúng tôi tạm gọi là “Bản Quảng Bình”; và bản chép tay được trân tàng tại chùa Giác Viên tạm gọi là “Bản Giác Viên”. Cả hai bản đều có xuất xứ từ miền Nam, và bản in được lưu truyền ra đến Quảng Bình, sức ảnh hưởng khá lớn. Sau đây, chúng tôi giới thiệu về hai bản.
- Khảo sát văn bản
- Bản Quảng Bình
Văn bản được in ra từ mộc bản khổ lớn hình chữ nhật, một mặt, dài 109cm, rộng 53cm, có kẻ viền nhỏ xung quanh. Dòng chữ Hán phía trên ghi “Phật lịch nhị thiên cửu bách lục thập tứ niên chí Bính Tý niên” (Phật lịch hai nghìn chín trăm sáu mươi tư đến năm Bính Tý). Có thể hiểu đây chính là niên đại bản in. Ta lấy năm Bính Tý đổi ra năm dương lịch chính là năm 1936. Cách viết Phật lịch ở đây cũng theo lối xưa, chứ không tính như chúng ta bây giờ.
Về bố cục: ngoài phần biểu đồ truyền thừa (chiếm khoảng non ¾ diện tích văn bản) và phần khái lược về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập đến thời Nguyễn (chiếm khoảng hơn ¼ diện tích văn bản); phía góc trái, dưới cùng của văn bản còn có ba khung nhỏ ghi các thông tin liên quan đến xuất xứ của văn bản: Khung thứ nhất ghi: “Chư sơn thiền đức, Giác Lâm tự hiệu Thạnh Đạo Hòa thượng hợp đồng

- Trú trì chùa Ba Phong, Duy Xuyên, Quảng Nam
292 Bản này nguyên xưa thuộc gia đình thầy Hồ Đăng Hới (đệ tử thầy Lệ Hương) lưu giữ, sau chuyển lại cho làng Lý Hòa. Chúng tôi được thầy Không Nhiên cung cấp ảnh bản in phát hiện ở Quảng Bình và bản chép ở chùa Giác Viên. Nhân đây, xin tri ân thầy.
ấn chứng” (Hòa thượng Thạnh Đạo chùa Giác Lâm hợp đồng chư sơn thiền đức cùng in chứng); khung thứ hai ghi: “Long Triều tự, hiệu Thiện Bảo Yết-ma sao lục tàng bản” (Yết-ma hiệu Thiện Bảo chùa Long Triều sao chép, chứa ván); khung thứ ba ghi: “Từ Tánh tự, đệ tử Hoằng Khai tài công”293 (Thợ khắc là đệ tử Hoằng Khai chùa Từ Tánh). Nối kết các thông tin trên, mộc bản được thực hiện bởi Hòa thượng Thạnh Đạo (1877-1949) cùng chư sơn Đại đức, giao cho Yết-ma Thiện Bảo chùa Long Triều chép chữ, thợ khắc là Hoằng Khai chùa Từ Tánh. Bản ván được giữ tại chùa Long Triều nên khung thứ hai đề “tàng bản”, chứ không phải chùa Giác Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Về nội dung, văn bản được chia làm hai phần:
Phần một vẽ biểu đồ truyền thừa và chèn vào các kệ phái. Phần này chia từng khung như “Tiền thất thế Phật”, “Tây Thiên tứ thất”, “Đông độ nhị tam”, tiếp đó kẻ đường chỉ chia năm nhánh, tức tên năm thiền sư nối tiếp đến các tổ sư khai phái như Qui Ngưỡng tông, Pháp Nhãn tông, Vân Môn tông, Lâm Tế tông và Tào Động tông. Tiếp đến ghi chép truyền thừa tông Lâm Tế bắt đầu nối từ đời thứ 21 Thiền sư Vạn Phong Thời Ủy đến Hòa thượng Siêu Bạch Hoán Bích. Phía dưới nữa kẻ khung dọc ghi thêm truyền thừa và các kệ phái. Riêng tông Tào Động thì đường viềng dẫn xuống Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo xuất kệ Tào Động truyền ở miền Bắc, không ghi chép thế thứ các đời như phái Lâm Tế. Ở mỗi khung dọc này được sắp xếp tùy tiện, tức tự chia các dòng miễn nội dung chữ Hán đầy đủ, có lúc một dòng chữ Hán lớn, đôi khung lại chia hai hoặc ba dòng ghi chữ nhỏ.
Phần thứ hai ghi khái lược lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập đến thời Nguyễn, với tiêu đề “Nam triều đế vương sùng Phật vi tiên”, có tất cả 15 dòng chữ Hán, mỗi dòng khoảng 54 chữ, có 6 dòng chữ được đài lên. Trong mỗi dòng có khuyên tròn. Phần này viết theo lối văn sử, tức lược kê lịch sử các vua mộ đạo, hộ đạo.
-
- Bản Giác Viên
Đó là bản sao chép, phía mép trên đề “Long Thạnh tự tồn niệm”, tức có thể nguyên bản được cất tại chùa Long Thạnh. Sau được mang về chùa Giác Viên.
Bản này cũng chỉ một mặt; kích thước và cách thức trang trí kẻ khung cũng giống như bản in nói trên (Bản Quảng Bình). Chỉ có khác nhau một số điểm như:
- Thể chữ viết khác nhau: chữ Hán trong bản này được viết theo lối chữ pha lệ, chứ không phải chữ chân như bản in.

![]()
293Dòng này bị mất một vài chữ, nhờ bản Giác Viên mà bổ sung.
- Trong phần “Nam triều đế vương sùng Phật vi tiên” bản này có 15 dòng, nhưng chỉ đài dòng thứ nhất (bản in đài 6 dòng); không tuân thủ (bản in) theo trật tự con chữ của mỗi dòng. Nói chung, cứ chép hết chữ là qua dòng.
- Phía bên lề trái phía dưới có dòng chữ và hai con dấu. Chữ viết hơi đá thảo, khó đọc. Chúng tôi đọc được mấy chữ gần cuối như sau: “nguyên bản sao lục kính trình Kỷ Mão niên…”, tức nguyên bản được sao chép kính trình năm Kỷ Mão. Năm Kỷ Mão tương đương với năm 1939 dương lịch, tức thực hiện sau bản in ba năm và sử dụng bản in để sao chép. Đây là bản sao chép khá xưa, còn nguyên vẹn, một tư liệu quí cần trân trọng, dùng để đối chiếu khi nghiên cứu.
- Một vài nhận xét từ nội dung văn bản
- Thứ nhất, quan niệm “Ngũ gia tông phái” có sự nhầm lẫn. Văn bản cho bốn tông: Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn bắt nguồn từ Nam Nhạc Hoài Nhượng, chỉ có tông Tào Động mới từ Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư. Ghi chép trên chịu sự ảnh hưởng của sách “Tông phái ký”294. Đây là một trong những vấn đề tranh luận của thiền giới ở thời kỳ cuối Minh đầu Thanh. Tác giả Lịch sử thiền học đã chỉ ra: “Cuốn “Ngũ gia tông phái” của Đạt Quán Đàm Dĩnh đã trở thành nguyên nhân chú tâm đến quan niệm ngũ gia. Trước tác này có nêu ra một vấn đề rất quan trọng nữa. Đó là chủ trương cho rằng trừ Tào Động tông ra, bốn tông còn lại đều thuộc vào hệ thống của Mã Tổ Đạo Nhất. Điều này đã phản lại sự thật, nhưng Đàm Dĩnh đã nêu ra bản văn bia ngụy tạo để làm cho người ta phải công nhận chủ trương của ông”295. Vậy, hai tông Lâm Tế và Qui Ngưỡng bắt nguồn từ Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng; ba phái Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn bắt nguồn từ Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư296.
- Thứ hai, ghi chép truyền thừa phái Lâm Tế tại Trung Quốc có sự nhầm, tức đảo lộn đời pháp thứ 28 thành đời pháp 29 và ngược lại. Tên chư Tổ lại gán cho kệ phái rồi chỉnh sửa tên.
Sau đây, chúng tôi sử dụng Lịch truyện tổ đồ297, Thích song tổ ấn tập298 để đối chiếu danh sách thiền sư từ Tổ Đức Bảo Tạng đến Siêu Bạch Hoán Bích:

![]()
294 Dựa vào mộc bản chùa Thập Tháp, Bình Định. Sách do Thiền sư Bản Quả soạn, không rõ niên đại khắc ván, khoảng thế kỷ XVIII.
295 Ibuki Atsushi, Lịch sử Thiền học, tập 1, thiên Trung Quốc (Tàn Mộng Tử biên dịch và chú thích), Nxb.Phương Đông, TP.HCM 2007, tr.285.
296 Tham khảo Ngũ gia yếu lược (AC.458), tờ 1, sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
297 Sách do Thiền sư Đạo Mân Mộc Trần soạn, khắc in khoảng thế kỷ XVIII.
298 Tịnh Hạnh, Thích song tổ ấn tập, chùa Thiền Lâm (Phan Thiết) tàng bản, in năm Khải Định Quý Hợi (1923).
Lịch truyện tổ đồ |
Thích song tổ ấn |
Ngũ gia tông phái |
Bảo Tạng Phổ Trì Thiền sư |
Tổ Đức Bảo Tạng Phổ Trì Tổ sư |
Tổ Đức Bảo Tạng Hòa thượng |
ĐôngMinhHuệSảmThiềnsư |
Đạo Minh Huệ Sảm Tổ sư |
Đạo Minh Huệ Sảm Hòa thượng |
Hải Chu Vĩnh Từ |
Giới Hải Vĩnh Từ Tổ sư |
Giới Hải Vĩnh Từ Hòa thượng |
Bảo Phong Trí Tuyên Thiền
sư |
Định Bảo Phong Trí Tổ sư |
Định Bảo Phong Trí Hòa thượng |
Thiên Kỳ Bản Thụy Thiền sư |
Tông Thiên Bản Thụy Tổ sư |
Tông Thiên Bản Thụy Hòa thượng |
Tuyệt Học Minh Thông Thiền sư299 |
Phương Văn Minh Thính Tổ sư |
Phương Văn Minh Thính Hòa thượng |
Nguyệt Tâm Đức Bảo Thiền sư300 |
Chứng Nguyệt Đức Bảo Tổ sư |
Quảng Long Chính Truyền Hòa thượng |
Long Trì Chính Truyền thiền sư301 |
Quảng Long Chính Truyền Tổ sư |
Chứng Nguyệt Đức Bảo Hòa thượng |
Thiên Đồng Viên Ngộ Thiền
sư |
Viên Ngộ Mật Vân Tổ sư |
Viên Ngộ Mật Vân Hòa thượng |
|
Thông Thiên Hoằng Giác Quốc
sư |
Thông Thiên Hoằng Giác Hòa thượng |
|
Hành Viên Bản Quả Hòa thượng |
Hành Viên Bản Quả Hòa thượng |
Thọ Tông Hòa thượng |
Siêu Bạch Hoán Bích Nguyên
Thiều Thọ Tông Hòa thượng |
Siêu Bạch Hoán Bích Hòa thượng |
Ghi chép tên tự, hiệu các vị Thiền Tổ trong Lịch truyện tổ đồ là mang tính phổ thông, đúng theo thiền sử của Trung Quốc. Thích song tổ ấn và bản này chỉnh sửa tên chư Tổ theo kệ phái Thiên Đồng. Sách Tông giáo luật chư gia diễn phái ghi rõ: “Đời thứ 22 [phái Lâm Tế, tác giả chú], Thiên Thai truyền xuống đời 15 thiền sư Tổ Định ở Tuyết Phong, Mân Trung (Phúc Kiến) diễn phái 20 chữ:
Tổ đạo giới định tông
Phương quảng chính viên thông Hành siêu minh thực tế
Liễu đạt ngộ chân không”302 (tờ 3b8-9)

![]()
299 Phật tổ đạo ảnh ghi Thiền sư Vô Văn Minh Thông (?-1543).
300 Phật tổ đạo ảnh ghi là Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581).
301 Có tư liệu ghi Long Trì Huyễn Hữu Chính Truyền.
Ở Việt Nam, câu thứ hai có 2 chữ đảo lộn và nhầm. Thích song tổ ấn tập ghi: “Phương chứng quảng viên thông”, bản này ghi: “Phương quảng chứng viên thông”, tức chữ “chính 正” nhầm thành chữ “chứng 証”. Các cứ liệu xưa hơn ở ta như Tông phái ký, Ngũ gia yếu lược đều chép đúng theo Trung Quốc. Phái Thiên Đồng đến Thiền sư Huyễn Hữu Chính Truyền mới đặt pháp danh theo kệ phái Tổ Định Tuyết Phong, còn các đời trước thấy không chú trọng303.
Bài kệ do Thiền sư Đạo Mân Mộc Trần diễn, bản gán cho tác giả là Hòa thượng Đạo Minh Huệ Sảm, tức Thiền sư Đông Minh Huệ Sảm. Vì ngài này trong bản có chữ đầu là chữ “Đạo”. Kệ phái do Thiền sư Trí Bản Đột Không (Trung Quốc) diễn thì trong bản này lại gán cho Thiền sư Trí Thắng Bích Dung có gốc từ chùa Giác Lâm. Bản chép: “Minh Vật hiệu Nhất Tri Hòa thượng: tam thập ngũ Thiệt Thoại hiệu Tánh Tường Hòa thượng. Tam thập lục Tế Giác hiệu Quảng Châu Hòa thượng. Bảo Lâm tự tứ thập nhất Trí Thắng hiệu Bích Dung Hòa thượng xuất kệ: Trí tuệ thanh tịnh… Vĩnh kế tổ tông”. Vấn đề này sẽ bàn trong một bài viết khác.
Lại chép một bài kệ phái ngoài Bắc như: “Minh Hành hiệu Tại Toại Hòa thượng tại Bắc kỳ Nhạn Tháp tự xuất kệ:
Minh chân như bảo hải Kim tường phổ chiếu thông Chí đạo thành chính quả
Giác ngộ chứng chân không”.
Chúng tôi đã có bài nghiên cứu “Về bài kệ truyền pháp của thiền sư Minh Hành Tại Tại”304. Thực sự, sơn môn Lâm Tế ở Bắc Hà chưa từng chép bài kệ đó và không có sơn môn nào truyền theo kệ đó, mà chỉ truyền theo bài kệ của Thiền sư Trí Bản Đột Không.
Bài kệ phái Tào Động do Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo diễn được chia theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giống với Thích song tổ ấn tập và có sai một vài chữ. Riêng truyền thống Tào Động Bắc Hà ngắt câu theo điệu 4 chữ. Chúng tôi đối chiếu như sau:
Ngũ gia yếu lược |
Thích song tổ ấn tập |
Ngũ gia tông |
|
|
phái |
Tịnh trí thông tông Từ tính hải khoan Giác đạo sinh quang Chính tâm mật hạnh Nhân đức di lương Huệ đăng phổ chiếu
Hoằng pháp vĩnh trường305 |
Tịnh trí thông tông từ tính hải Khoan giác đạo sinh quang chính tâm
Mật hạnh nhân đức di lương huệ Đăng phổ chiếu hoằng pháp vĩnh trường. |
Tịnh trí viên thông tông từ tính
Khoan giác đạo sinh thị chính tâm
Không hành nhân đức di lương tuệ
Đăng phổ chiếu hoằng pháp
vĩnh trường. |
- Thứ 3, trong phần “Nam triều đế vương sùng Phật vi tiên” ghi chép các vua sùng đạo thì đoạn đầu chép sai sử liệu nhiều, khó mà kiểm chứng cho hết. Riêng từ đoạn chép triều Gia Long về sau thì cung cấp khá nhiều chùa được ban sắc tứ ở Trung và Nam, có những giá trị nhất định như: Ngự tứ chùa Bảo Sơn ở tỉnh Bình Thuận; chùa sắc tứ Bình Sơn ở xã Phú Hội; chùa sắc tứ Tập Phước ở Bà Chiểu - Gia Định; chùa sắc tứ Pháp Võ nay là chùa Trường Thọ; chùa sắc tứ Khải Tường nay là chùa Từ Ân; ân tứ chùa Giác Lâm; Am Đức Lâm nay là chùa Trúc Lâm (thuộc Gia Định); chùa Giác Viên, chùa Huệ Lâm, chùa Bảo Lâm, chùa Sùng Đức, chùa Long Thạnh, chùa Linh Nguyên, chùa Phước Long (thuộc Chợ Lớn); chùa Tôn Thạnh (Cần Giờ); chùa Đại Giác (tỉnh Biên Hòa); chùa Sùng Đức, chùa Phước Tường (Thủ Đức); chùa Đức Sơn, chùa Hội Khánh (ở Thủ Dầu Một); chùa Bảo Lâm, Đức Lâm, chùa Vĩnh Tràng, chùa Sắc tứ (thuộc chợ Mỹ Tho, Định Tường)…
Gạt đi sự nhầm lẫn do người soạn không nắm bắt được sử liệu, bản Ngũ gia tông phái vừa phát hiện tại Quảng Bình (kể cả Bản Giác Viên) có những giá trị nhất định về mặt tư liệu, nhất là việc sử dụng kệ phái để truyền pháp và rõ cội nguồn tông phái kế thừa. Bản này đã ghi chép kệ phái Chúc Thánh và Liễu Quán chính xác, làm cứ điểm cho truyền thừa. Trong một thời gian đầy biến động mà văn bản này vẫn được cất giữ cẩn thận tại Quảng Bình cho thấy các thế hệ đã biết coi trọng và trân quý tư liệu.

305 Dựa vào Ngũ gia yếu lược (AC.458) ghi rõ nguồn cội kệ phái như sau: “Tông nhân Tào Động có thiền sư Thông Giác Đạo Nam, hiệu Thủy Nguyệt họ Đặng, người xã Thanh Triều, huyện Hưng Nhân, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, nước Việt Nam, xuất gia làm Tăng. Năm Giáp Thìn, Khang Hy thứ 1, tương đương với niên hiệu Cảnh Trị 2 [1664], tự mình đến núi Phượng Hoàng, Hồ Châu, Bắc Quốc (Trung Quốc) tham học với thiền sư Trí Giáo Nhất Cú. Được 6 năm, sư được truyền y bát cùng kệ truyền pháp 28 chữ đem về Việt Nam lập thành phái Tào Động Nam truyền, Bắc Quốc trước truyền được hai chữ . Bài kệ như sau: Tịnh trí thông tông… Hoằng pháp vĩnh trường” (tờ 5b-6a).