PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH XƯA VÀ NAY
NNC. Nguyễn Ngọc Trai
- Đặt vấn đề
Quảng Bình vùng địa linh nhân kiệt có núi sông hùng vĩ, có biển rộng, bờ biển dài. Từ xa xưa, khi Quảng Bình trở về với Đại Việt năm 1069, Quảng Bình có tên Lâm Bình, rừng núi Quảng Bình chiếm 90 % diện tích, rừng ra tới biển, chỉ có một số đồng ruộng xen kẽ. Tạo hóa ra rừng Phong Nha Kẻ Bàng bao la hoang sơ đến kỳ lạ, trong hàng ngàn năm khu rừng bí hiển ẩn chứa tâm linh, Theo thống kê chúng tôi có đến 99 ngọn núi trên 1000 m, có ngọn cao nhất gần 2000m ở huyện Minh Hóa. Hang động từ xa xưa rất linh thiêng. Các hang động là chùa như Hang Phong Nha, hang trên núi Thần Đinh, hang ở Áng Sơn, huyện Quảng Ninh, hang Đá Nhảy, hang Minh Cầm…
Con đường Phật giáo và Quảng Bình: rất nhiều con đường. Phật giáo Quảng Bình có từ rất sớm, rất đa dạng, phong phú được giao thoa với nhiều dòng phái Phật giáo trên vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nằm ở giữa hai đầu đất nước, nơi đây từ xa xưa và mãi đến thời chống Pháp chống Mỹ luôn là nơi đụng đầu lịch sử bởi vậy mà nó ảnh hưởng đến sự thịnh suy, thăng trầm cùng lịch sử quê hương trong đó có cả Phật giáo.
Trong suốt quá trình lịch sử, Phật giáo Quảng Bình hưng thịnh nhiều thời kỳ lịch sử. Bởi mấy ngàn năm những cuộc đụng đầu trong các cuộc chiến tranh đều diễn ra trên vùng đất này. Chiến tranh giữa Chiêm Thành với Đại Việt kéo dài gần 4 thế kỷ; cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài 200 năm, lấy sông Gianh làm ranh giới; cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp; cuộc chiến tranh bằng không quân, hải quân Mỹ. Bởi vậy mà nói Quảng Bình là vùng đất chứng kiến bao sự kiện lịch sử thăng trầm qua mọi thời đại quả là không sai.
Quảng Bình xưa có tên gọi Lâm Bình, Tân Bình, Tây Bình và Tiên Bình, và là cửa ngõ xứ Đàng Trong của Đại Việt, một thời thuộc Thuận Hoá. Từ khi 3 châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh thuộc Chiêm Thành trở về với Đại Việt, tiếp quản vùng đất thời hồng hoang, từng đợt di dân của Đại Việt vào đây đã mang theo trong huyết quản của mình nền văn hoá đồng xanh với những biểu trưng cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre làng, “đất vua chùa làng” với 2 yếu tố nổi trội đó là tín ngưỡng và tôn giáo. Văn hoá Đại Việt vào đây chấp nhận hoà nhập với những tín ngưỡng và tôn giáo bản địa, tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng, giao thoa giữa các nền văn hoá.
- Con đường Phật giáo vào Quảng Bình
Từ xa xưa từ Ấn Độ theo đường biển vào Quảng Bình, đây là con đường cổ nhất. Các ngôi chùa vùng biển ở Đức Trạch, Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, rồi khu vũng chùa Đảo Yến còn gọi vũng lành cũng còn in dấu. Con đường Phật giáo Ấn Độ qua Thái Lan, qua Lào đến miềm biên giới các huyện Minh Hóa, Bô Trạch. Thực ra dân các huyện hai bên biên giới Việt Lào, Phật giáo không có biên giới nên Phật giáo còn lưu giữ còn ở các xã miềm núi, nhật là huyện Minh Hóa
Từ Ấn Độ bằng con đường biển: Từ xa xưa từ Ấn Độ theo đường biển vào Quảng Bình, đây là con đường cổ nhất. Các ngôi chùa vùng biển ở Đức Trạch, Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, rồi khu vũng chùa Đảo Yến còn gọi vũng lành cũng còn in dấu. Người truyền giáo Ấn Độ đã vượt biên giới phía Trung Ấn Độ sang vùng trù phú Myanmar (Miến Điện) rồi vào vùng Founan (Phù Nam). Trong truyện có nói rõ là hai vợ chồng gặp một đại thương gia dùng thuyền để đi buôn và nói với Tiên Dung: Quý nhân xuất ra một thoi vàng, năm nay cùng với người nhà buôn ra ngoài biển mua vật quí, sang năm sẽ lời được một thoi.
Ngoài biển có hòn đảo tên là Quỳnh Viên241. Nơi đây có một am và có một vị Tăng sĩ tên là Phật Quang. Như vậy, núi Quỳnh Vi ở bờ biển nam Hà Tĩnh chắc hẳn có ảnh hưởng đến Phật giáo Quảng Bình. Các cư dân ven biển Vũng Chùa, xưa có tên vũng lành đến làng Cảnh Dương đi vào Đức Trạch huyện Bố Trạch, ảnh hưởng Phật giáo thời kỳ này.
Phật giáo từ Ấn Độ qua Thái Lan qua Lào đến Quảng Bình: Thời tối cổ là vùng đất thuộc ngôn ngữ Việt - Mường. Vì thế buổi đầu được tiếp nhận tín ngưỡng thờ Pụt (Bụt) và duy trì lâu dài ở đây ít nhất 500 - 600 năm từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ V, thời điểm mà nhóm người thuộc ngôn ngữ Việt - Mường tách ra. Tục thờ Pụt ở Quảng Bình giống như tục thờ Pụt của người Mường hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc giống thờ Phật.
Ở vùng núi huyện Minh Hoá, trong văn hoá người Nguồn có tín ngưỡng thờ Pụt từ lâu đời, họ xem ông Pụt như một vị phúc thần luôn luôn quan tâm nguyện vọng che chở phù hộ con người, sẵn sàng cứu giúp khi con người gặp hoạn nạn cầu cứu. Chuyện xưa truyền tụng lại: Pụt vốn ở trên trời, luôn nghe tiếng cầu xin thường xuyên của con người nên quyết định ở lại cõi trần cho gần gũi tiện bề cứu giúp. Sau đó Pụt hoá thành tượng đá ở lèn Gieo thuộc Kim Linh.
Tộc người Nguồn ngày xưa thờ đa thần. Trong đó, vị thần đứng đầu linh thiêng đặc biệt được thờ cúng là ông Pụt (Bụt), vị Thánh tổ ở lèn Ông Ngoi thờ tại Thác Pụt. Theo tâm linh nguyên thuỷ của người Nguồn thì ông Pụt ở trong trời đất cho sinh ra con người và muôn loài, rồi hoá thành 12 tượng đá của 4 phương 8 hướng trời đất ngồi trên đỉnh lèn Ông Ngoi.
Trong các con đường truyền Phật giáo vào Quảng Bình đáng lưu ý là con đường từ Trung Ấn qua Lào rồi vào các huyện Tuyên Minh, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Con đường đó ngoài đường thuỷ còn có đường bộ. Đây là con đường Phật giáo Nguyên Thủy đã có từ xa xưa. Trước đây con đường này có ít sử sách nghiên cứu, nay Phật giáo đi theo con đường này bởi vậy mà nó càng rõ ràng, với đầy đủ tư liệu phi vật thể và vật thể.
Như vậy, các con đường du nhập Phật giáo Quảng Bình cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hoá Phật giáo nơi đây.
Từ Chiêm Thành phát triển ra: Như chúng ta đã biết nước Chiêm Thành được thành lập từ năm 192 (đầu thế kỷ thứ III). Từ lúc lập nước Chiêm Thành, các triều vua luôn có mưu đồ đánh chiếm mở rộng đất quận Nhật Nam của Đại Việt. Các cuộc lấn chiếm mở rộng biên giới kéo dài đến 4 thế kỷ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ VII, Chiêm Thành mới mở rộng biên giới tới Đèo Ngang. Đến năm 1069, các châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính mới trở về với Đại Việt sau đó Chiêm Thành cũng nhiều lần đánh ra Đại Việt, nhất là vùng đất Quảng Bình. Đến thế kỷ VIII – IX. Phật giáo Chiêm Thành phát triển mạnh ở vùng đất Quảng Bình, 800 năm đến 900 năm để lại nhiều cơ sở Phật giáo ở khắp mọi vùng quê. Điều đó được thể kiện qua những biểu hiện sau:
- Người ta đã tìm thấy thân tượng Phật ở Quảng Khê, Bố Trạch và tượng Phật khắc y che kín cả hai vai nhưng hai tay lại để trần; những tượng bằng đá cứng phía sau có gắn hào quang. Thân tượng Phật Quảng Khê gần kiểu tượng Ấn Độ thế kỷ thứ IV VI ở Bagh và Ajantax242.
- Tấm bia Roòn ở Quảng Bình là minh văn xa nhất ở phía bắc Chămpa của vua IndravarmanII, bắt đầu những lời tôn kính dành cho Lokesvara. Như vậy, sự hưng thịnh của đạo Phật ở Chămpa vào thời Vương triều Indrapura không phải là sự đột khởi mà là kết quả của cả một quá trình thâm nhập và phát triển khá lâu dài, từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên. Thế nhưng, đến vương triều Indrapura, Phật giáo mới thực sự có vị trí lớn trong đời sống tinh thần của Triều đại Chămpa.
Sau tấm bia Roòn thống kê là những lãnh địa dâng cúng cho một tu viện. Bia ký Bằng An của Vua Bhadravarman II bắt đầu bằng những lời tôn kính Lokesvara để rồi nói tới việc dựng một Linga Paramesvara243. Cũng tại Roòn, đã phát hiện tấm bia đá sa thạch viết bằng văn tự Sanskrits, nhắc đến điện thờ Phật (Buddhist Vihara). Tấm bia vỡ chỉ sót lại 4 dòng chữ F.Huber khi nghiên cứ văn tự ở hiện vật này đã cho rằng: Dạng chữ khắc ở bia nằm trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ X dưới triều đại Indrpura .
Sách Lịch sử Chămpa còn viết: … Xin được bắt đầu với địa bàn cực Bắc, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Ở đây, trên sông Kiến Giang… đã có mấy cụm di tích Trung Quán ở bờ Bắc, Đại Hữu ở bờ Nam, cách nhau 5km và không xa đó là Mỹ Đức.
Trung Quán ở huyện Quảng Ninh có 1 tháp, mỗi cạnh đáy dài 7,1m, dưới đáy si ma có một con rùa vàng dài 4cm, 2 mảnh vàng hình hoa sen và 10 viên đá quý. Đại Hữu và Mỹ Đức gần giống nhau, một nơi là một cụm 3 tháp nhỏ, cạnh đáy 5,5m, có tường bao quanh.Bia ký Mỹ Đức: Tại thánh đường Phật giáo Mỹ Đức, xã Sơn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tấm bia không có niên đại nhưng lại mang tư tưởng Phật giáo Đại thừa thế kỷ thứ IV244.
Tại Mỹ Đức người ta phát hiện 1 tượng Phật bằng đồng thau, cao 0,44m, áo cà sa phủ kín hai vai, thân áo uốn nếp làn sóng245, đoán định niên đại khoảng thế kỷ IX. Một tượng Lokesvara (Quan Âm) cao 0,33m (cả đế), 1 tô có chân có quai bằng đồng để thờ; 1 tượng Lokesvara bằng đồng mạ vàng, trông thô xấu, 1 mảnh thân (bị gãy mất 1 phần đầu, tay) cũng cho thấy tư thế đứng lệch hông, khoác tấm choàng, nhẵn bóng.
Cụm đền Mỹ Đức có quy mô nhỏ. Ở đây phát hiện 2 tượng Quan Âm, nhiều tượng Phật cỡ nhỏ, bằng kim loại và 1 mảnh đá khắc 2 dòng chữ Phạn là Jagadgura và Abhayada (Người Bảo hộ, Người giữ gìn yên thế giới, tức là Đức Phật).
Gần đây, chúng tôi rất ngạc nhiên về tượng Bồ Tát ở Đại Hữu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đây được xem là tượng Bồ Tát Avalokitesvara huyền bí. Ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh trong kho báu vật tồn tại hàng ngàn năm có pho tượng Bồ Tát Avalokitesvara cổ xưa với vẻ đẹp trầm mặc,

![]()
243 Hu be ro. E. E tudes Indochinoises BE FEO. XI. tr.267
244 Văn hoá cổ Chămpa, tr.424
245 Phạm Xuân Sơn, Việt sử tân biên, quyển 2, tr.16 - 18
huyền bí. Tượng Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Tự Tại, Quán Thế Âm) còn được gọi là tượng Avalokitesvara Đại Hữu vì được Henry de Pirey phát hiện tại tu viện nhỏ vùng Đại Hữu, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vào những năm đầu thế kỷ XX. Đây là một trong những hiện vật thể hiện nghệ thuật tạo hình độc đáo của nền văn hoá Chămpa. Pho tượng bằng đồng, nặng 35 kg này có niên đại thế kỷ thứ X. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ VII - VIII, cho đến nay vẫn còn giữ được tính nguyên vẹn.
Yếu tố đồ tượng học xác định tượng Avalokitesvara Đại Hữu cũng chính là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm. Về phần cánh tay, được cho là điểm nổi bật, nằm ở ý nghĩa của các tùy vật trên bốn bàn tay tượng: “Tay phải trên cầm quyển sách, tay trái trên cầm chuỗi hạt, hai tay dưới đưa ra phía trước, tay phải cầm nụ sen và tay trái cầm bình nước cam lộ”.
Tìm thấy thân tượng Phật ở Quảng Khê, Bố Trạch và tượng Phật khắc y che kín cả hai vai nhưng hai tay lại để trần; những tượng bằng đá cứng phía sau có gắn hào quang Tượng gần kiểu tượng Ấn Độ thế kỷ thứ IV - VI ở Bagh và Ajantax246 Làng Lý Hòa, huyện Bố Trạch có giếng nước Chiêm Thành cách đây 800 năm, cổng chùa làng có 3 chữ Phạn ghi “Vĩnh Sơn tự”.
Động Phong Nha thời Chămpa còn gọi là chùa Hang, thuộc làng Phong Nha, xã Cao Lao (nay xã Xuân Sơn), huyện Bố Trạch. Tại động này người ta đã thu thập được tất cả 97 bia ký. Hầu hết các bia ký ở đây đều mang nội dung Phật giáo được phát hiện từ đầu thế kỷ XX qua những bệ thờ Phật bằng gạch, những tượng Phật bằng đất nung có kích thước rất nhỏ để đeo tay, hoặc mang theo bên mình, có niên đại khoảng từ thế kỷ IX - X. Động Phong Nha là nơi ban phát những ngẫu tượng nhỏ cho các tín đồ Chămpa đến hành hương tại nơi đây247 .
Từ cuối thế kỷ trước, cố đạo Cadiere đã tìm thấy dấu tích của 1 bàn thờ và một số chữ Chăm trên vách hang động Phong Nha. Tháng 7/1995, đoàn công tác hỗn hợp do GS. Trần Quốc Vượng dẫn đầu đã tìm được trong khu vực chùa Hang - “động Phong Nha” dưới một lớp xi măng vôi (dày 26cm) ba nền xây gạch Chăm, có nhiều tảng đá lớn (granits) và có rất nhiều mảnh gốm Chăm đỏ nâu, rất giống gốm Trà Kiệu, Hội An... nằm lẫn với đồ bát sứ và sứ Đường Tống (thế kỷ IX - X). Phía Bắc sông Di Luân (sông Roòn) có bia Bắc Hà (xã Quảng Phú, Quảng Trạch), trước đây có miếu Chăm (đã bị máy bay đánh sập, bia bị vùi dưới hố bom), đặc biệt bia có 4 chữ Phạn, nội dung nói về việc cúng nhường đất đai của vua Chăm cho một Phật viện.

![]()
246 Ngô Văn Doanh, Văn hoá cổ Chămpa, tr.354
247 Trần Kỳ Phương, Di tích Phật giáo Chămpa tại Quảng Bình, tr.7
Đặc biệt theo các nhà nghiên cứu cho biết trong động Phong Nha còn để lại dòng chữ Phạn ghi: “Nam mô Carada Ana hát quy kính bậc trưởng lão Alahán Carada” (Carada là đệ tử ngài Xá Lợi Phất 2557. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn về tư liệu quý giá này.
- Bia ký Lạc Sơn: Bia ký Lạc Sơn ở động Lạc Sơn, thuộc làng Lạc Sơn, xã Thuận Lê, huyện Tuyên Chánh (Nam huyện Quảng Trạch và xã Phúc Lâm Xuân, huyện Bố Trạch hiện nay). Xưa kia người Chăm đã biến động thành điện thờ Phật. Trên các vách đá khắc nhiều bi ký (40 bi ký) được viết bằng bút lông với mực, có thể là mực Tàu. Cho đến nay vẫn chưa đọc được bi ký ở Lạc Sơn.
- Bia ký Bắc Hà thuộc xã Thuần Hoà, huyện Quảng Trạch. Đây là bi ký xa nhất của người Chămpa ở phía Bắc mà hiện nay được biết. Bi ký có 4 dòng làm thành một bề mặt dài 0,75m và cao 0,20m, có 41 bia chính248
Tại xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, chùa Quan Âm có tượng Phật Quan Âm của người Chămpa. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, chùa có từ thế kỷ VIII - IX.
Trung tâm 1: Ở Đại Hữu, Trung Quán, Mỹ Đức;
Trung tâm 2: Vùng Nam Đèo Ngang, Roòn Di Luân, Quảng Lưu… kéo dài đến Thành cổ Khu Túc, Lý Hòa; đặc biệt là vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng
Phật giáo từ Đại Việt vào: Văn hoá Phật giáo thời Lý - Trần: Thời Lý, từ khi cư dân Đại Việt di cư vào, cùng với ảnh hưởng của Phật giáo Chiêm Thành, tín ngưỡng của người Đại Việt, người bản địa, Phật giáo đã bắt đầu phát triển. Khi 3 châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh đã trở về với cội nguồn Đại Việt, thời kỳ này nơi đây vẫn còn hoang lạnh, chưa thuần, dân cư thưa thớt. Gần đây, qua nghiên cứu từ nguồn tài liệu gia phả, cho thấy một số dòng họ ngoài Bắc di cư vào khoảng từ thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Trong đó, dòng họ Nguyễn từ Sơn Tây vào làng Pháp Kệ cách đây 920 năm, làng mang tên Phật giáo - Pháp Kệ (Phật pháp kinh kệ). Họ Nguyễn ở Nam Lý và một số dòng họ khác cũng đã vào thời kỳ này. Mang dòng máu Đại Việt, người dân nơi đây đã có trong huyết quản của mình tín ngưỡng Phật giáo. Ông nhận thấy không có học thuyết tôn giáo nào hội đủ các yếu tố mà đất nước cần, bởi vậy ông chủ trương tam giáo đồng nguyên hay tôn giáo đồng quy. Dịch nghĩa: ông chấp nhận lấy cái tinh túy 3 đạo ấy làm nền và triết xuất lấy tính chất của mỗi nền đạo để làm biện pháp vận hành đất nước ở thời kỳ đầu dựng nước. Đó là một xã hội Nho, một tâm linh Phật, một thiên nhiên Đạo; Thời Trần, Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thực sự là một tổ chức Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, dung hợp các dòng thiền hình thành trước đó cũng như đương thời.
Phật giáo thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử tuy rất, vào Quảng Bình từ những ngày đầu. Các tài liệu trước đây và bây giờ đều chép: Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, một nhà hiền triết, một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà chiến lược kiêm một vị tướng cầm quân kiệt xuất, người anh hùng dân tộc. Hơn hết ngài là bậc hùng tâm, hùng trí và đại lực, đại giác. Bởi có đủ tố chất trên nên Triều Trần mới lãnh đạo được nước Đại Việt dám đương đầu và đánh giặc Nguyên Mông (lúc đó giặc Nguyên Mông đã thống trị gần hết Châu Á, quá nữa Châu Âu, kéo dài từ bờ Hắc Hải đến Thái Bình Dương). Sự kiện đặc biệt đối với người dân phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá xưa là Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đã vân du vào vùng này. Ánh sáng Phật hoàng Trần Nhân Tông chiếu sáng nơi đây. Đạo và Đời, Đời và Đạo của Trần Nhân Tông đã để lại nhiều dấu ấn ở Quảng Bình xưa và nay, rất đậm nét.
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông kinh lý và du thuyết Phật pháp phương Nam. Nhiều chính sử xưa nay đều ghi chép rất đậm nét sự kiện Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông vào Quảng Bình (phủ Tân Bình xứ Thuận Hoá xưa), biên địa cực Nam của Đại Việt. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo đã nghiên cứu khá sâu về sự kiện quan trọng này. Sử cũ chép:
- Tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông vân du vào Quảng Bình lập am Tri Kiến (cũng có sách chép ở am Tri Kiến) rồi sang thăm Chiêm Thành. Tri Kiến cũng là tên huyện Tri Kiến thời bấy giờ.
- Tháng 11 năm đó Trần Nhân Tông từ Chiêm Thành trở về.
Thánh Đăng Ngữ Lục cho biết, am Tri Kiến trước ngày Thượng hoàng Trần Nhân Tông vân du đến phía Bắc xứ Thuận Hoá (tức Quảng Bình ngày nay) vào năm 1301. Sách Tam Tổ Thực Lục cũng ghi sự kiện này.
Việc vua Trần Nhân Tông vào Quảng Bình năm 1301 nhiều sách đều chép nhưng Phật Hoàng vào đây ở để thuyết phát hay xây am Tri Kiến ( chùa Hoằng Phúc hiện nay co 2 lọi ý kiến trên. Năm 2006 đến năm 2010, tôi bắt đầu nghien cứu chùa Hoằng Phúc và tôi viết liền 5 tạp chí tập san: Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, Tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nm, Tạp chí Liễu Quán, Thừa Thiên Huế, tạp chí Nhật Lệ, Quảng Bình, tập san Họ Trần Việt Nam. Sự tranh luận các nhà nghiên cứu nhiều tác giả đều cho rằng: Phật hoàng vào du Pháp. Riêng tôi lúc đầu chưa khẳng định, sau tiếp tục nghiên cứu đủ tưu liệu khẳng định: Phật Hoằng lập Am Tri Kiến.
Ngài lập chùa chiền cất tịnh xá thuyết pháp độ Tăng…sau đó,Ngài đến chùaPhổ Minh ở Phủ Thiên Trường đón chư tăng về đây lập hội giảng pháp trải mấy năm.Kế, Ngài lại đi vân du thong thả, đến trại Bố Chính (Quảng Bình thời ấy) lập an Tri Kiến ở lại đây
Hiện nay sau khi tiến hành đại trùng tu tôn tạo chùa Hoằng Phúc các học giả, chuyên gia hàng đầu về Hán học và tâm linh đều khẳng định Hoàng đế Trần Nhân Tông đi kinh lý và du thuyết Phật pháp phương Nam đã khởi nguyên ra chùa này với cái tên Tri Kiến am (Giáo sư Vũ Khiêu, nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học quốc gia Hà Nội; Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, biên tập biên soạn, thẩm định, kiểm duyệt đã khẳng định như vậy)
Ảnh hưởng Đạo và Đời của vPhật hoàng Trần Nhân Tông: Qua tìm hiểu, chúng ta thấy rằng ảnh hưởng Đời và Đạo, Đạo và Đời của Trần Nhân Tông là rất lớn. Phật giáo ở Quảng Bình giữa Đạo và Đời; Đời và Đạo luôn luôn hòa quyện vào nhau, gắn bó với nhau vì hạnh phúc của muôn dân, vì sự phát triển của đất nước. Những người dân theo Phật ở Quảng Bình xưa nay khi có giặc đều động viên con em của mình lên đường đi chiến đấu. Trong chiến đấu thì kiên cường, dũng cảm điều đó đã thể hiện rất rõ ở cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Các ngôi chùa trở thành nơi che giấu cán bộ hoạt động trong lòng địch như chùa An Thuỷ, Minh Đức, Phổ Minh. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chùa được tháo dỡ lấp hố bom cho xe đi ra tiền tuyến.
Phật giáo thời Nam - Bắc phân tranh và dưới thời Vua Quang Trung: chiến tranh Trịnh Nguyễn 200 năm, sông Giang ranh giữa Trịnh - Nguyễn. Bắc sông Gianh phát triển Phật giáo của Trịnh. Ở Bắc sông Gianh ảnh hưởng lớn đến Thiền phái Trúc Lâm Đàng Ngoài. Các ngôi chùa như chùa Linh Sơn xã Tiến Hoá, chùa Phúc Sơn xã Quảng Phú, chùa Thọ Sơn xã Quảng Đông, chùa Hòa Lạc xã Quảng Châu… chùa Quan Âm ở Bố Trạch theo lối kiến trúc đơn sơ… đang còn tồn tại, với cửa vòm khá đặc trưng, chùa nhỏ, thấp có vẻ u tịch thanh tịnh.
Đến thời nhà Nguyễn, có phát triển nhưng không nhiều Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chùa Quảng Bình, Phật từ các chùa đều tham gia kháng chiến.Chiến tranh phá hoại máy bay tàu chiến Mỹ từ năm 1965 đến 1073 phá hủy 63 ngôi chùa. Gần như các chùa từ huyện Lệ Thủy Quảng Ninh, Thành phố Đồng Hới phá hủy sạch.Gần đây chúng tôi đi nghiên cứu các huyện Bắc Quảng Bình Quảng Trạch, Thị xã Ba Đồn, Tuyên Hóa bất ngờ còn tồn tại ở như các chùa Thọ Sơn,Vĩnh Sơn xã Quảng Đông, chùa Phúc Sơn Quảng Phú, chùa An Quốc, chùa Linh Sơn huyện Tuyên Hóa. Chùa Tu Vĩnh thị xã Ba Đồn.
Phật giáo Quảng Bình phát triển mạnh: Từ khi giáo hội Phật giáo tỉnh thành lập đến nay đã 10 năm từ con số 0 đến nay đang phát triển mạnh đúng chánh pháp. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã có báo cáo đầy đủ rồi, tôi xin phát biểu thêm mấy vấn đề sau đây: Phật giáo Quảng Bình đi lên từ con số 0, gần 60 năm vắng bóng Phật giáo, chỉ 10 Phật giáo phát triển như hiện nay là thành quả lớn. Văn phòng giáo hội, chùa Đại Giác xây trên vùng đất trũng sâu từ 2,8 đến 3, 5m, tiền bạc thiếu, Phật tử chỉ vào chục người mà xây thành ngôi chùa lớn như hiện nay là sự nỗ lực của Phật giáo Quảng Bình; Giáo hội Phật giáo các huyện thành lập như huyện Lệ Thủy, Huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch; Phật tử quy y tại chùa Đại Giác các chùa rất đông nói lên sự Phát triển Phật giáo Quảng Bình.
Phật giáo Quảng Bình đang đi đúng chánh pháp: Giáo hội Phật giáo tỉnh, huyện quan tâm đến thiền, quan tâm cầu siêu, quan tâm đến thế hệ trẻ ở các trường,... Các ngôi chùa quan tâm về sinh thái. Ngôi chùa Quảng Xá sẻ là trung tâm du lịch tâm linh sinh thái lý tưởng trên diện tích có thể lên 6 ha có rừng bần 13 ha, rất nhiều cây xanh, mới 4 năm mà ngôi chùa phủ trùm cây xanh bên dòng sông và nhánh sông Kiến Giang.
Quảng Bình hiện nay có 70 ngôi chùa và nền móng chùa đang còn. Ngôi chùa được tôn tạo lại chưa nhiều, ngôi chùa cổ đang có nguy cơ bị phá hủy nếu không được bảo vệ trùng tu tôn tạo.
Những ngôn chùa móng chùa còn là di sản văn hóa, tâm linh cần bảo vệ theo luật Di sản.
1 Huyện Lệ Thủy: Chùa Hoằng Phúc, chùa Đại Phúc, Quán Bụt, chùa Vĩnh Phước, chùa An Xá, chùa Bân, chùa Thạch Xá Hạ, chùa Tâm Thủy
- Huyện Quảng Ninh: Chùa Hóa, chùa Kim Phong, chùa Hang Áng Sơn, chùa Linh Sơn Vạn Ninh, chùa Kim Nại, chùa Quảng Xá, chùa Bình Thôn, chùa Nguyệt Áng, chùa Thế Lộc, chùa Cổ Hiền, chùa Trần Xá, chùa Phúc Sơn, chùa Văn La, chùa Phước Huệ, chùa Bảo Thiên, chùa Linh Quang
- Thành phố Đồng Hới: Chùa Đại Giác, chùa Phổ Minh, chùa Minh Đức, chùa Ông, chùa Phật Học, chùa Linh Quang, chùa Linh Sơn, chùa Phước Sơn, chùa Quang Lộc, chùa Thắng Phước, chùa Quang Lộc, chùa Thắng Phước, chùa Vạn Phúc, chùa Hà Thanh
- Huyện Bố Trạch: Chùa Quan Âm (Thanh Trạch), chùa Đức Quang, chùa Vĩnh Phước, chùa Quan Âm (Đức Trạch), chùa Thanh Quang, chùa hang Phong Nha, chùa hang Đá Nhảy, chùa Phúc tự, chùa Linh Quang
- Huyện Quảng Trạch: Chùa Linh Tiên, chùa Cảnh Phúc, chùa Thọ Sơn, chùa Vĩnh Sơn, chùa Phật Bà, chùa Phúc Sơn, chùa Hòa Lạc
- Thị xã Ba Đồn: Chùa Cành Tiên, chùa Tu Vĩnh, chùa Thanh Động, chùa Xuân Thủy, chùa làng Vân Lôi
- Huyện Tuyên Hóa: Chùa Yên Quốc (An Quốc), chùa Ngọa Cương, chùa Lâm Lang, chùa Vĩnh Phúc, chùa Linh Sơn, chùa hang Minh Cầm, chùa Lèn Bụt
- Huyện Minh Hóa: Chùa Yên Đức, chùa Lèn Bụt
Kính đề nghị các cấp thẩm quyền:
- Các ngôi chùa trên có chùa đã trùng tu tôn tạo tương đối hoàn chỉnh tiếp tục hoàn chỉnh.
- Những chùa có chùa cổ chưa được trùng tu tôn tạo, cần có kế hoạch trùng tu tôn tạo, những chùa này đang hư hỏng nghiêm trọng.
- Những chùa còn khuân viên chùa cần có kế hoạch trùng tu tôn tạo
- Có 2 ngôi chùa cổ xưa có đến 600 năm 400 năm như chùa Cảnh Tiên Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn khi xây thủ tục nhà Văn hóa nhưng tôn trí là ngôi chùa nên trả về cho Phật giáo quản lý và chùa Ông ở thành phố Đồng Hới thủ tục xây nhà Văn hóa cần giao cho Phạt giáo quản ý
- Có một số chùa tôn trí trong chùa không theo quy định của chùa cần hướng dẫn tôn trí lại
- Có 3 ngôi chủa Quốc tự từ xưa như chùa Hoằng Phúc, huyện Lệ Thủy; chùa Cảnh Tiên huyện Quảng Ninh; chùa Linh Quảng huyện Bố Trạch. Chùa Hoằng Phúc đã được đại trùng tu tôn tạo tương đối hoàn chỉnh, còn 2 ngôi chùa Cảnh Tiên, Linh Quang là những ngôi chùa cần tiến hành xây dựng lại. Những ngôi chùa này là Di tích Lịch sử quan trọng nhất các ngôi chùa xưa.