DẪN NHẬP
Trong giai đoạn thế kỷ XX, tình hình đất nước đang trong tình trạng rối ren bởi Pháp thuộc, Phật giáo do bị ảnh hưởng của thời cuộc nên cũng đi vào tình trạng suy vi. Trước tình hình nhiễu nhương của xã hội, niềm tin tôn giáo bị pha tạp, phai nhạt dần tính trong sáng và thánh thiện, nên chư Tôn đức lãnh đạo Phật giáo đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo. Trong tình trạng tín ngưỡng bị pha tạp giữa các niềm tin tôn giáo, một nguồn ánh sáng mới xuất hiện góp phần củng cố lại niềm tin và đồng thời đã trở thành một trong những nguồn dưỡng chất tinh thần, tâm linh cho quần chúng tại miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ánh sáng mới đó là Đạo Phật Khất Sĩ, mang đậm bản sắc đặc trưng của người dân Việt Nam với tôn chỉ và tên gọi: “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp – Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”.
Đạo Phật Khất Sĩ (ĐPKS) là một mô hình khôi phục và tiếp nối đường lối y bát chân truyền và tu tập sinh hoạt theo mẫu mực Tăng đoàn lúc Phật còn tại thế. Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn ba thế kỷ, giáo pháp Phật lưu truyền theo hai hướng Nam-Bắc, và tùy theo căn cơ trình độ, phong tục, địa dư và văn hóa đời sống của dân chúng có khác nhau mà phương pháp tu tập, hành trì cũng biến thiên hội nhập.
Khi Pháp xâm lăng nước ta, đi đôi với việc áp đặt nền cai trị là
nền văn hóa, tôn giáo Tây Âu, xã hội Việt Nam bị phân hóa, xáo trộn và nét văn hóa truyền thống cha ông cũng bị đe dọa. Trong tình hình xã hội rối ren, một số tổ chức chống ngoại xâm ra đời, đồng thời cũng xuất hiện nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo nội sinh kết hợp với chính trị để bảo vệ Tổ quốc. Trước tình cảnh đó, Tổ sư Minh Đăng Quang xuất hiện làm sống lại, tươi nhuận một đạo Phật đang bị biến dạng, song song với trào lưu chấn hưng Phật giáo khắp nơi. ĐPKS ra đời đã kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống Nam và Bắc truyền, từ hình thức đến nội dung, thích hợp với trình độ dân trí và văn hóa người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Đây là một dạng Đạo Phật góp phần tạo thế vững vàng, không những trong lãnh vực tôn giáo tín ngưỡng mà còn là nét văn hóa trong sáng cho dân tộc trong thế kỷ
XX. Trăm hoa đua nở của các tổ chức kháng chiến, của những tông phái Phật giáo, báo hiệu dân tộc sớm hưởng cảnh bình minh của đất nước sau thời gian dài tăm tối bởi ngoại thuộc.
Xã hội ngày nay đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, Phật giáo cũng đang chuyển mình và đồng hành tốt trong quá trình này. ĐPKS cũng không thể nằm ngoài xu hướng ấy nếu muốn phát triển một cách hài hòa vào lòng dân tộc. Theo quy luật tự nhiên, không một sự vật, sự việc nào tồn tại một cách độc lập mà không cần những yếu tố ngoại duyên. Chúng cần phải có sự quan hệ hỗ tương mà trong giáo lý nhà Phật gọi là trùng trùng duyên khởi. Có thể nói, trong thời điểm hiện nay, Phật giáo Việt Nam nói chung hay Hệ phái Khất sĩ nói riêng, đang trong giai đoạn chuyển mình, có cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên cũng có những khó khăn và thách thức cần phải vượt qua.
Hệ phái Khất sĩ đang hòa nhập và đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đóng góp xây dựng xã hội sau khi đất nước thống nhất. Ngoài sự kế thừa chuyên tu hành trì theo đường lối Tổ thầy để lại, chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ đã cập nhật các kiến thức đạo học và thế học để theo kịp sự vận hành của thời đại, đồng thời vẫn giữ được những nét đặc thù, bản sắc riêng biệt của Hệ phái.
- NỘI DUNG
-
- Hoàn cảnh ra đời của Đạo Phật Khất Sĩ
Khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất Nam Kỳ vào giữa thế kỷ XX, cũng là lúc người Việt Nam chịu nỗi đau mất nước, giáo quyền đạo Phật bị đàn áp, bởi người Pháp bảo hộ sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, Phật giáo có chiều hướng suy yếu.
Thời kỳ này ở Nam Bộ Việt Nam, mảnh đất có nhiều thành phần dân cư từ các nơi khác đến sinh sống, với các phong tục tập quán, tín ngưỡng mà họ mang theo, góp phần quan yếu cho sự hình thành và xuất hiện nhiều tôn giáo mới như: Đạo Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo... Xã hội thời kỳ này còn rất lạc hậu, đời sống cơ cực do chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, nên họ muốn hướng về đời sống tâm linh để tìm nguồn an lạc nơi nội tâm.
ĐPKS ra đời (1944) với đường lối tu tập hành trì và tôn chỉ “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam” đã được nhiều người kính ngưỡng, ủng hộ và quy hướng theo.
-
- Tính đặc thù của Đạo Phật Khất Sĩ
Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam do Đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập và tự thân hướng dẫn sinh hoạt, tu học theo truyền thống của Phật Tăng xưa (trì bình khất thực, ăn ngọ, không giữ tiền, du phương hành đạo, sống dưới những gốc cây...). Ngày nay, Hệ phái Khất sĩ là một hệ phái biệt truyền, mặc dù sinh hoạt tuân thủ theo giới luật nhà Phật cũng như hiến chương GHPGVN, nhưng hệ phái vẫn có những phương thức tổ chức và sinh hoạt truyền thống cần nên gìn giữ và phát huy. Bên cạnh đó, những gì không phù hợp cần phải thay đổi để thích nghi với xã hội thì cũng nên thay đổi, thậm chí là bỏ hẳn. Cần dung hòa và hệ thống lại để có sự đồng nhất giữa nội dung và hình thức.
-
-
- Kiến trúc – thờ phụng
Đạo Phật Khất Sĩ buổi đầu không nặng về hình thức, thờ phượng cốt tượng, Đức Tổ sư dạy trong Chơn lý “Thờ phượng”: “Thuở Phật sanh tiền, Phật và Tăng là bậc giải thoát tu chơn, nên không có thờ
phượng. Các Ngài không có bày ra sự thờ phượng bên ngoài, cùng các nghi lễ cúng kiến phức tạp; các Ngài chỉ quý trọng tư tưởng giáo lý. […] Vậy thì chúng ta nên hiểu rằng thờ phượng là một phương pháp tạm trong lúc đầu cho kẻ ác quấy tội lỗi yếu tâm non dạ. Sự thờ phượng tạm ấy là để an ủi khuyến khích kềm giữ đức tin, nhắc nhở cho kẻ mới sơ cơ, như nhỏ dại một lúc đầu thôi, rồi về sau là phải tự giác ngộ, tự lo tu để mà làm Phật, y như Phật, chớ phải đâu vĩnh kiếp làm tôi đòi cho cốt tượng”1. Chính vì thế mà trong các tịnh xá Khất sĩ thời kỳ đầu, ngoài tượng Đức Phật Bổn sư và tranh hình Tổ, không thờ thêm bất cứ hình cốt nào khác.
Tịnh xá là nơi thờ phượng và là chỗ cư trú cho chư Tăng Ni. Mô hình nguyên thủy của tịnh xá là bát giác (8 cạnh), tượng trưng cho Bát chánh đạo, là biểu tượng con đường Trung đạo đưa chúng sanh đến sự an lạc giải thoát. Bên trên là hình tứ giác tượng trưng cho Tứ diệu đế - nền tảng căn bản trong giáo lý Phật-đà. Nhìn vào tịnh xá trông thanh thoát và thoáng đãng. Theo quy cách xây dựng xưa kia: “Tịnh xá phải 8 thước, vuông bốn phía, hình bát giác. Có nhà giảng thuyết pháp, góc vuông 16 thước. Có nhà độ cơm nghỉ mát, bề ngang 8 thước, bề dài 16 thước (ba cái này gọi là nhà Tam Bảo), và có nhà thờ riêng cho cư gia, bề dài 8 thước, bề ngang 4 thước”2. Phía bên trong chánh điện thờ tôn tượng của Đức Bổn sư Thích-ca ngồi bên trong tòa bảo tháp nóc có 13 tầng, biểu tượng của con đường tiến hóa từ chúng sanh đến quả Phật (lục phàm – tứ thánh – tam tôn).
-
-
- Đời sống tu học
Ban đầu khi ĐPKS ra đời, Tăng đoàn chỉ trú dưới gốc cây và không ở quá hai đêm một chỗ, không nấu nướng cất giữ, không thọ nhận tiền bạc vật báu; và sau khi có trú xứ, chư Tăng chỉ được phép lưu trú không quá 3 tháng một chỗ. Nhưng khi Tăng đoàn Khất sĩ đã hòa nhập chung với sinh hoạt Giáo hội, việc bổ xứ di trú hay cất
-
-
Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý, tập III, “Thờ phượng”, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2009, tr. 248-249.
- Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý, “Luật nghi Khất sĩ”, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2004, tr. 55.
giữ tiền bạc, ăn ngọ... cũng được tùy duyên uyển chuyển. Tuy vậy, những điều căn bản trong nếp sống truyền thống Tăng đoàn Khất sĩ vẫn được nghiêm trì. Tăng Ni Khất sĩ ngày nay cũng đã theo đuổi kịp kiến thức thời đại, nhưng chuyên tu hơn là trau dồi học vấn.
Đời sống tu học của Tăng sư Khất sĩ truyền thống dựa trên nền tảng Tứ y pháp, tức quy chế phạm hạnh trong Luật tạng được Tổ sư tự thân hành trì, triển khai và khuyên dạy đồ chúng. Bốn điều này là nền tảng phạm hạnh mà một vị Tỳ-kheo phải hành trì suốt đời với mục đích làm thanh tịnh thân tâm, hướng đến hạnh xả ly, thoát khỏi mọi sự ràng buộc của vật chất đời thường. Tứ y pháp gồm: 1. Nhà sư Khất sĩ phải lượm những vải bỏ mà khâu lại thành áo nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận; 2. Nhà sư Khất sĩ chỉ ăn đồ xin mà thôi nhưng ngày hội thuyết pháp, đọc giới bổn, thì được ăn tại chùa; 3. Nhà sư Khất sĩ phải nghỉ dưới cội cây nhưng có ai cúng lều, am nhỏ thì được ở; 4. Nhà sư Khất sĩ phải lượm phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có ai cúng thuốc, dầu, đường thì được dùng3. Sống và hành theo Tứ y pháp, tức là đang sống và đi trên con đường xả ly tịch tịnh, hướng đến sự giác ngộ, giải thoát như chư Phật ba đời: “Khi xưa Đức Phật chỉ ra Chánh pháp là Tứ y pháp, Trung đạo mà chư Phật và chư Tăng đã hành trì” và “ai hành trì đúng Tứ y pháp là đúng Chánh pháp của chư Phật ba đời, là giáo lý Y bát chơn truyền”4.
-
-
- Pháp danh
Trước đây, cách đặt pháp danh cho Tăng Ni trong Hệ phái đều nhất quán và mang nét đặc thù. Tất cả pháp danh trong Hệ phái chỉ lót chữ Giác hoặc Minh đối với chư Tăng, và chữ Liên dành cho chư Ni. Thế nhưng, hiện nay vấn đề này không còn tính nhất quán, rõ ràng nữa. Một số Giáo đoàn đặt pháp danh cho đệ tử chữ đầu ngoài Giác và Minh còn có Giác Minh, Giác Đăng. Điều này cần có chủ trương chung và có phương thức thực hiện để tăng cường độ nhất quán cho những thế hệ kế tiếp.
-
Sđd, Chơn lý,“Luật nghi Khất sĩ”, tr. 47.
- Sđd, Chơn lý, tập II, “Chánh pháp”, tr. 13.
-
-
- Pháp phục
Cần có sự đồng bộ và thống nhất về màu sắc kiểu may. Đây là một vấn đề đã từng được chư Tôn đức Giáo phẩm quan tâm và chỉ thị, nhưng sự thực thi vẫn còn tính chất tự phát, chưa có sự đồng bộ và quán triệt một cách rộng rãi toàn vẹn. Một số vị có khuynh hướng sử dụng y điều, với từng miếng có kích cỡ y như nhau, may ráp khuôn rập với hình thức tương tự như truyền thống Nam truyền. Điều này làm giảm đi tính chất “lượm những vải bỏ mà khâu lại thành áo”, điều đầu tiên trong Tứ y pháp mà cũng là điểm nhấn của Đạo Phật Khất Sĩ ngày xưa. Ngược lại, là trường hợp may y bá nạp quá dày, quá nhiều màu. Việc thái quá bất cập ấy cần phải được điều chỉnh để có biểu tướng của trung đạo và để sự thống nhất của Tăng đoàn được biểu thị ở hình thức pháp phục.
-
-
- Nghi lễ, nghi thức tụng niệm
Hệ phái cũng cần có sự thống nhất rõ ràng và hệ thống cụ thể. Hiện nay, Hệ phái có quyển Nghi thức Tụng niệm nhưng ở mỗi đạo tràng, tịnh xá vẫn chưa thực hành một cách đồng bộ và nhất quán. Giờ tụng niệm buổi tối tại các đạo tràng, tịnh xá mỗi nơi hành trì theo mỗi nghi thức, chưa nói đến vấn đề thời thọ trì công phu khuya hay những thời thọ trì khác, có nhiều nơi không biết thọ trì kinh gì, nghi thức gì cho phù hợp. Đây là vấn đề quan yếu mà lãnh đạo Hệ phái cần lưu tâm xem xét, điều chỉnh lại để có sự nhất quán cần thiết.
-
-
- Đào tạo – Giáo dục
Ngay từ những ngày đầu khởi nguyên của Hệ phái, ngoài những lúc hướng dẫn Tăng đoàn đi khất thực hóa duyên, dạy đạo cho cư gia bá tánh, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang còn giảng dạy kinh điển
- chơn lý, huấn luyện oai nghi, truyền trao giới luật và những kinh nghiệm tu tập cho hàng môn đồ tứ chúng. Đệ tử học từ nơi Ngài qua thân giáo và khẩu giáo, hầu hết đều được thấm nhuần giáo pháp và tông chỉ một cách hiện thực và sống động. Sau khi Đức Tổ sư vắng bóng, chư vị Đức Thầy, Trưởng lão vẫn tiếp nối con đường hoằng pháp của Ngài. Do điều kiện khó khăn của thời cuộc lúc bấy giờ, quý
Ngài cũng không có điều kiện thuận duyên để tổ chức các trường lớp chuẩn mực nên sự giáo dục truyền thừa từ Thầy sang trò, từ những bậc Thầy, Trưởng lão đối với hàng đệ tử, hậu học mang tính gia giáo mà thôi. Tuy sự dạy dỗ này mang đậm chất “gia giáo” nhưng vẫn mang lại hoa thơm trái ngọt. Mỗi vị thầy đều thể hiện sự tự thân tu tập và trực tiếp chỉ dạy cho học trò về đời sống phạm hạnh của người xuất gia. Theo truyền thống Khất sĩ thì:
Bước đầu bổn phận làm trò,
Cả thân tâm ý dâng cho người thầy, Mặc người uốn nắn chuyển xoay, Để mình diệt hẳn riêng tây ý xằng5.
Phương pháp nguyên thủy dạy dỗ và đào tạo học trò của Hệ phái mang tính đặc thù trong truyền thống giáo dục Phật giáo. Phương pháp này giúp cho người học trò mới bước vào cửa đạo bỏ dần tự ngã, điều phục tâm tánh, dễ dàng thăng hoa trên đạo lộ giải thoát.
Ngày nay, do đời sống xã hội đang ngày càng phát triển, số lượng giới trẻ xuất gia tìm đến với đạo Phật cũng gia tăng. Trong lớp tuổi xuất gia đó có nhiều con em sinh trưởng từ gia đình có truyền thống đạo Phật, hay xuất thân từ những tổ chức đơn vị Gia đình Phật tử. Những người xuất thân từ môi trường Phật pháp như vậy mang một hoài bão và chí nguyện rất lớn, tràn đầy đức tin và nhiệt huyết muốn hộ đạo giúp đời. Lòng họ luôn hướng đến con đường chân lý, tìm sự an lạc giải thoát cho tự thân và tha nhân. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng không ít những người xuất gia vì lý do hoàn cảnh khác nhau, vì kinh tế gia đình hay những mục đích khác. Do vì thời duyên và những yếu tố khách quan, nhiều vị trụ trì của một số đạo tràng, tịnh xá thâu nhận người xuất gia mà không ý thức đầy đủ đến trách nhiệm ‘trồng người’ nặng nề như thế nào nên chưa dành đủ thời gian, điều kiện để giáo huấn, và hướng dẫn người mới vào đạo tu tập theo truyền thống của Tổ thầy xưa kia. Mặt khác, có những ngôi đạo tràng, tịnh
5. Tổ sư Minh Đăng Quang, Luật nghi Khất sĩ, “Ý”, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2004, tr. 25.
xá không có đủ Tăng sư trú xứ quán xuyến, chăm lo các công việc trong tự viện nên các vị trụ trì những nơi đó đã chấp nhận, cũng như thâu nhận Tăng chúng một cách quá dễ dãi. Thậm chí, họ có thể nhận người mà không biết rõ nguồn gốc, không qua sự kiểm tra sàng lọc và đồng thời không dành nhiều thời gian gần gũi và dạy dỗ đệ tử. Những thành phần này theo thời gian rồi cũng trưởng thành nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu sự tu tập hành trì. Nếu không kịp chấn chỉnh, tình trạng này sẽ là một trở ngại lớn cho sự phát triển của Hệ phái Khất sĩ nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.
- KẾT LUẬN
Dẫu biết rằng, ngay từ thuở khởi nguyên của đạo Phật, lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, cũng như lúc ban sơ của ĐPKS, khi những bậc Tổ, Thầy còn hiện tiền thì những vấn đề học tập cũng như truyền bá giáo lý không mang tính cấp thiết, mà mục đích tối hậu của một hành giả là nỗ lực tu tập để đạt được giải thoát. Thế nhưng, Phật giáo muốn tồn tại song hành cùng với thời đại thì phải có những thay đổi cho phù hợp.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI của khoa học và tri thức nên phải uyển chuyển ứng dụng tính phương tiện và nhập thế của nhà Phật. ĐPKS cũng vậy, không thể cứ phải cứng nhắc y theo những gì của buổi sơ khai như là không giữ tiền, sống dưới những gốc cây, v.v... Những gì là tinh hoa đặc thù của Hệ phái thì cần phải phát huy và gìn giữ, thế nhưng những gì không còn thích ứng và phù hợp với thời đại thì cần phải sửa đổi thậm chí là bỏ hẳn. Tiếp thu có chọn lọc, phát huy có nền tảng là điều ĐPKS cần làm để có thể đứng vững và phát triển theo cùng thời gian.
Tinh thần cốt tủy của đạo Phật cũng như ĐPKS, cái bản chất ban sơ vốn có của nó cần phải gìn giữ và phát huy, không được đánh mất hay làm phai mờ đi. Xin được trích dẫn lời của HT. Giác Toàn phát biểu tại buổi lễ Tưởng niệm 55 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, thay cho lời kết: “Sự thay đổi hình thức sinh hoạt của Phật giáo nói chung, và của Hệ phái Khất sĩ nói riêng, là tùy cơ để phù hợp với thời duyên; nhưng cái tinh thần Khất sĩ của Tăng Ni vẫn mãi duy trì”.