Lời mở đầu: Đề tài này rất rộng lớn so với kinh nghiệm của một Phật tử tại gia chỉ mới tiếp cận với sinh hoạt của Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Khất sĩ (GHPGKS) tại Úc nói riêng trên dưới 10 năm vào lúc tuổi cũng đã không còn trẻ, nên những nhận định hoàn toàn có tính chủ quan, dựa trên trực ý, xin đóng góp qua chân tình và đạo tình với các Tăng Ni trong Giáo hội Khất sĩ tại Úc.
- Tổng quát về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam (PGVN) tại Úc
Chi tiết về sự hình thành và phát triển của PGVN trong bối cảnh chung của lịch sử Phật giáo tại Úc đã được trình bày trong cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Úc Đại Lợi” (History of Buddhism in Australia) của Paul Croucher, Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Nguyên Tạng. Nơi đây xin được tóm lược như sau:
Phật giáo Việt Nam phát triển tại Úc theo dòng người rời Việt Nam (VN) sau 30/04/1975. Người VN vào Úc mang theo quê hương của họ, và Phật giáo là yếu tố tâm linh cố hữu trong quê hương của
người VN. Từ con số khiêm nhường 2.427 người VN trong thống kê dân số năm 1976 đến thống kê dân số tháng 8 năm 2011 ghi nhận có khoảng 340.000 người Úc gốc Việt trong đó có hơn 80.000 con em gốc Việt sanh tại Úc. Dầu những năm gần đây, số lượng người Việt nhập cư vào Úc là theo diện di dân, trong đó khoảng 80% là các sinh viên VN du học tại Úc, cộng đồng VN tại Úc vẫn được xem là cộng đồng tị nạn lớn nhất trong lịch sử cận đại của Úc Đại Lợi, hơn cả cộng đồng tỵ nạn Li Băng.
Thống kê vào năm 2011 cho thấy tín đồ Phật giáo tại Úc tăng từ 418.749 (năm 2006) tăng đến 528.977 người, tỉ lệ gia tăng là 20.8%. So với toàn nước Úc, Phật giáo chiếm 2.5% dân số, chỉ sau Ki-tô giáo (61.1%) và không tôn giáo (28%). Trong cộng đồng người Việt, tỉ lệ tín đồ Phật giáo là 58,6%, kế đến là Ki-tô giáo (Catholics 22.1% và Baptist 10%) (The Vietnamese Diaspora in Australia – August 2012). Sự lớn mạnh của Phật giáo trong cộng đồng người Việt được thấy rõ qua số lượng các chùa, tịnh xá, thiền viện, tổng cộng khoảng 75 ngôi tự viện, trong đó hơn 50% mới lập trong 5 -10 năm gần đây1, đa số tại New South Wales và Victoria, nơi tập trung người Úc gốc Việt nhiều nhất (40% ở New South Wales, 30% ở Victoria).
- Sự phát triển của Phật giáo Khất sĩ tại Úc: Đặc điểm của sự thành tựu
Úc Đại Lợi là một xã hội văn minh của người da trắng gốc Anh, trong đó Ki-tô giáo là tôn giáo chính. Phật giáo đã có mặt tại quốc gia này từ thế kỷ thứ XIX nhưng chỉ phát triển mạnh vào thập niên 80 với sự xuất hiện của hai tự viện VN lớn ở Sydney là Pháp Bảo và Phước Huệ, và Tu viện Vạn Hạnh ở Canberra v.v... cùng với số lượng Phật tử người Việt nhập cư ngày càng đông. Mãi đến cuối năm 1986, dưới thời chính phủ Barrie Unsworth, Phật giáo mới được đề cập tới như là một tôn giáo (religion)2. Phật giáo VN chỉ mất hơn 30 năm để bén rễ và phát triển trong một xã hội văn minh, ổn định như Úc Đại Lợi. Công lao to lớn này là do sự hộ pháp tích cực trong giai đoạn
-
-
-
-
Con số thống kê từ Hòa thượng Thích Quảng Ba.
- Theo lời kể của bác Nhu Hòa, Hội trưởng Hội Phụ nữ Phật tử Úc Việt.
10 năm (đầu 1975 – 1985) của các cư sĩ cựu sinh viên Colombo, các nhân sĩ trí thức tị nạn, cùng tín tâm cao độ của cộng đồng Phật tử VN tại Úc và những vị Thầy tiên phong như HT. Thích Huyền Tôn, HT. Thích Như Huệ, HT. Thích Phước Huệ, HT. Thích Bảo Lạc và HT. Thích Quảng Ba, v.v….
Sự thành tựu của GHPGKS VN tại Úc, khởi đầu tại Sydney và cũng dựa trên nền tảng này. Tuy so với các tông phái PGVN khác tại Úc, sự phát triển của GHPGKS dầu “sinh sau đẻ muộn” nhưng phát triển khá nhanh và mạnh. Trong một thời gian ngắn chưa tới 15 năm (bắt đầu từ năm 1997 đến năm 2008), GHPGKS tại Úc đã có 3 cơ sở tự viện “hợp pháp”3: Tổ đình Minh Quang ở Sydney khánh thành năm 2005 là 1 trong 3 tự viện VN lớn nhất ở Sydney; 1 Thiền viện tại Tây Úc năm 2007 (chuyển sang một chỗ mới qui mô lớn hơn năm 2013) và một Thiền viện tại Nam Úc năm 2008. Cũng phải kể thêm sự thành lập Gia đình Phật tử (GĐPT) Bồ-đề Minh Quang năm 2006 với tổng số đoàn sinh hiện nay hơn 140 em và lực lượng chuyên môn trên 30 giảng viên, giáo viên, hỗ trợ cho 13 huynh trưởng sinh hoạt qua 4 ban ngành: Ban Hướng dẫn GĐPT, Ban Đạo đức Phật học, Ban Việt ngữ và Ban Chuyên môn (sức khỏe và y tế, xã hội học, văn nghệ, ẩm thực, thể thao sinh hoạt cộng đồng). Ngoài ra, trước đó đã có Tịnh xá Minh Đăng Quang ở Cabramatta và gần đây là có Tịnh xá Từ Bi ở Bankstown cũng có mối liên quan với Tổ đình Minh Quang.
Những thành công to lớn đều dựa vào sự cộng hưởng của tài năng người lãnh đạo và ba yếu tố “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Khi nói đến nguyên nhân của sự thành tựu và phát triển khá mau lẹ của PGKS tại Úc châu, không ai có thể phủ nhận công lao “khai sơn phá thạch” của HT. Minh Hiếu, và sự thu hút của Thầy với cộng đồng Phật tử Úc châu do khả năng giảng pháp thiên phú của Thầy. Vào năm 1997, người Việt nói chung và Phật tử Việt Nam nói riêng
-
-
Chữ “hợp pháp” được hiểu nghĩa ngôi tịnh xá xây cất theo đúng luật lệ về sinh hoạt tôn giáo theo qui định của luật pháp Úc. Trong khi đa số các chùa VN còn sinh hoạt theo hình thức cải gia vi tự, một Tăng một trụ trì, vài ba chục tín đồ, thỉnh thoảng bị hàng xóm than phiền, thưa kiện về tình trạng sinh hoạt ồn ào, đậu xe bừa bãi trong khu dân cư.
đã tương đối ổn định trên đất khách, chùa chiền cũng đã có nhiều và nhu cầu tâm linh đã qua giai đoạn “lên chùa đốt nhang lạy Phật, thỉnh bùa em đeo”. Nó đòi hỏi mức độ cao hơn: nghe pháp. Cũng có một số chùa thỉnh thoảng có giảng pháp nhưng không có tính liên tục, nội dung còn nặng về kinh điển từ chương, không gần gũi với hoàn cảnh sống của Phật tử nơi đất khách. Thầy đã đến đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu tâm linh của Phật tử tại Úc. Người ngồi nghe Thầy giảng cảm nhận được Đạo trong Đời và Đời trong Đạo. Khả năng thiên phú trong việc sử dụng ngôn ngữ và những dẫn dụ có tính thực tế và cập nhật vấn đề xã hội thế tục để chuyển tải ý Đạo đến với Phật tử theo tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác” của Thầy đã được mọi tầng lớp thính chúng đón nhận.
Trong lễ Tưởng niệm 60 năm ngày Tổ sư vắng bóng hôm nay, thật là một thiếu sót lớn nếu chúng con không nhắc đến một đường lối hoằng pháp rất thức thời của PGKS từ ngày thành lập đến nay. Đó là chủ trương dùng Việt ngữ trong các kinh sách và kết hợp đạo đời trong các bài thuyết giảng. Đường lối đó càng ngày càng được chứng nghiệm, nhất là đối với các Phật tử hải ngoại, như gần đây trong số báo Việt Luận (thứ Sáu ngày 17 tháng Giêng năm 2014), một độc giả đã than phiền là “các bài kinh hầu hết bằng chữ Tàu phiên âm sang tiếng Việt…” để sau cùng có quyết định “… Tôi không làm con vẹt đọc tiếng Tàu nên không đến chùa đọc kinh nữa…”.
Ngoài ra, còn có những yếu tố hộ trì Tam Bảo sau đây cũng đã hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng GHKS của Thầy tại Úc được thành tựu mau chóng:
- Sinh hoạt sám hối định kỳ 2 lần trong tháng đã thu hút đông đảo các Phật tử tham gia. Gần đây có hiện tượng tốt là số lượng Phật tử trung niên tham dự ngày càng nhiều và Thầy dự định sẽ có phần Pháp thoại sau mỗi buổi sám hối.
- Thiền viện Minh Quang nổi tiếng với việc cung cấp các món ăn chay ngon và “miễn phí” sau mỗi buổi giảng của Thầy trong mọi dịp lễ. Dân gian ở Sydney có câu “Muốn nghe Pháp hay và được ăn ngon không tốn tiền thì đến chùa Minh Quang”. Trong buổi giảng
của Thầy, người nghe đôi khi cảm nhận mùi tương chao của ban ẩm thực. Cái này có vì cái kia có. Âu cũng là đạo lý duyên sinh.
- Sự đóng góp đầy tính chuyên môn và nhiệt tâm của ban âm thanh đã thâu và phát hành băng giảng CD, DVD, đưa lên mạng hàng trăm bài thuyết pháp của Thầy trong hơn 15 năm qua, phổ biến Pháp âm khắp năm châu.
- Sự phát triển kiên định và vững chắc của Gia đình Phật tử Bồ- đề Minh Quang dưới sự hướng dẫn tận tụy của các huynh trưởng và sự giúp đỡ tích cực của Thầy. Điểm son là lớp học Việt ngữ ngày càng đông đảo các em học sinh.
- Sau cùng không thể không nói đến sự đóng góp âm thầm và bền bỉ của các Phật tử hộ trì trong các ban khác như Ban Thư ký, Ban Xây dựng, sự cúng dường của các Phật tử mạnh thường quân v.v...
- Những khuyết điểm, trở ngại cần phải nhận diện và khắc phục để tồn tại và phát triển
Sự lớn mạnh hiện tại qua các con số thống kê nêu trên có thể tiếp tục duy trì được cho thế hệ con cháu chúng ta mai sau hay không là điều mà những ai có lòng với tương lai Phật giáo VN tại Úc, trong đó có GHPGKS nên suy nghĩ. Kinh nghiệm “bán chùa” Tịnh Độ của Nhật kiều tại New York trong thập niên 19804, vì không có Phật tử ở thế hệ thứ hai sẽ khiến cho chư Tôn đức nếu có quán chiếu tương lai Phật giáo tại Úc sẽ phải có nhiều băn khoăn.
Sự phát triển của bất cứ một tổ chức nào cũng dựa trên hai yếu tố: cơ sở và nhân sự. Cần có Sư giỏi và Phật tử giỏi để tạo dựng cơ sở. Rồi sử dụng cơ sở để hoằng pháp và đào tạo Tăng tài. Trong hai yếu tố này nhân sự vẫn là then chốt. Tốc độ phát triển chùa chiền ở Úc
4. Sau thế chiến thứ hai, một số người Nhật rời bỏ Nhật Bản qua Mỹ sinh sống. Họ lập nhiều chùa chiền cho nhu cầu tâm linh của họ. Nhưng những vị trụ trì không đủ khả năng hướng dẫn Phật pháp cho thế hệ thứ hai. Hậu quả là sau khi thế hệ thứ nhất mất đi, những Nhật kiều thế hệ thứ hai đa số theo đạo Tin Lành hay “vô đạo”. Chùa không sinh hoạt được vì không có Phật tử nên phải bán cho các cơ sở kinh doanh.
rất nhanh, nhiều chùa lớn và đẹp đã và đang được xây dựng nhưng số lượng và nhất là phẩm chất người xuất gia chưa tương xứng với sự huy hoàng của các ngôi phạm vũ. (Đôi khi sự phát triển chùa chiền ồ ạt này lại là tác nhân khuyến dụ “trụ trì tính” quá sớm của các Sư trẻ: tình trạng “nhất Tăng nhất Tự, vài ba ông bà già Phật tử hộ trì” không phải là không phổ biến tại Úc). Về mặt nhân sự xuất gia có hai khó khăn của PGVN tại Úc (và có thể là khó khăn chung của PGVN hải ngoại):
- Dầu đã hiện diện tại Úc trên 30 năm, thế hệ Tăng Ni hiện tại nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo PG đa số đều lớn lên, trưởng thành và tu tập ở VN trước khi sang Úc. Thế hệ Tăng Ni này trong khi chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh của thế hệ Phật tử thứ nhứt, do khả năng hạn hẹp về sinh ngữ và kiến thức về văn hoá, phong tục của xã hội Úc nên khó tiếp cận được với thế hệ thứ hai hay cả với thế hệ một rưỡi5.
- Khó khăn trong việc đào tạo Tăng Ni thế hệ thứ hai tại Úc: Trong khi ở những xứ nghèo, người xuất gia không ít thì ở những xứ văn minh giàu có, tìm gia đình có tâm huyết “hiến dâng” con cái cho Tam Bảo là chuyện như cầu xin trúng số. Tình trạng này cũng xảy ra ở những tôn giáo truyền thống khác như Ki-tô giáo chẳng hạn. Báo Times năm 2007 có nói về tình trạng các giáo sĩ, mục sư bên Mỹ dần dà đa số là người Mỹ gốc Việt. Những giáo sĩ này sinh ra và đi tu bên Việt Nam lúc còn nhỏ. Trong khi đó những con chiên da trắng không muốn cho con cái mình đi tu! Đa số các chùa chiền bên Úc cũng phải mời các Tăng Ni từ Việt Nam qua. Thiền viện Minh Quang may mắn hơn trong 15 năm có được 2 chú tiểu bản địa, nhưng một đã trở lại đời lúc xong trung học, còn một chú Minh Tùng vừa xuất gia chỉ mới vài tuần, còn chờ một thời gian lâu nữa mới biết được có duyên với nhà Phật hay không. Sự hiện diện của thế hệ các Sư này rất cần thiết
-
Từ ngữ một rưỡi (1.5) được dành cho thế hệ như cô MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên: sinh ra ở VN nhưng ra xứ ngoài lúc còn nhỏ, hấp thụ nền giáo dục bản địa nhưng vẫn còn giữ đuợc khả năng ngôn ngữ và văn hóa Việt ở một mức độ nào. Khác với thế hệ Việt thứ hai, có cha hay mẹ hay cả cha mẹ là VN nhưng sinh ra và lớn lên ở Úc, Mỹ...
để duy trì mạng mạch Phật giáo VN tại Úc cho các thế hệ mai sau, vì họ nói tiếng Anh và hòa nhập dễ dàng với xã hội Úc.
Về phần GHKS, chúng con xin nêu lên các ý kiến sau đây:
-
- Điểm mạnh của GHPGKS tại Úc là khả năng giảng pháp, sự phát triển có được như hôm nay là do khả năng thuyết giảng của Hòa thượng Minh Hiếu. Có một khoảng hở quá lớn trong lĩnh vực này, lúc Phật còn tại thế, khi Ngài mệt mỏi ốm đau thì còn có Ngài Xá-lợi- phất thay thế thuyết giảng cho đại chúng, Tổ đình Minh Quang tại Sydney chưa có được một Xá-lợi-phất cho Thầy. Chúng con cũng rất nhức đầu khi gần tới ngày giảng định kỳ phải nghe và trả lời những câu hỏi trên điện thoại: Kỳ này Thầy Minh Hiếu có giảng không? Ngoài ra cũng nên khai thác tiềm năng của các giảng sư Ni. Theo nhận định chủ quan của chúng con, Thiền viện Minh Quang tại Úc có hai giảng sư Ni trẻ, có tiềm năng: SC. Liên Thảo và SC. Liên Như. Nhất là SC. Liên Như thuộc thế hệ một rưỡi có khả năng tiếp cận với giới Phật tử trẻ sau này.
-
- Quan hệ giữa chư Tôn đức Tăng Ni và giới cư sĩ hộ trì trong GHKS tại Úc nên dựa trên căn bản hai chiều. Trong quá khứ và cả hiện tại vẫn có những trường hợp có sự khuynh đảo của giới cư sĩ trong một số chùa với những động cơ phi tôn giáo. Nhưng nếu lấy trọng tâm phát triển Giáo hội lâu dài trong tương lai, tính tổ chức của Giáo hội phải dựa trên quan hệ hỗ tương giữa giới xuất gia và cư sĩ tại gia.
-
- Để duy trì mạng mạch Phật pháp với thế hệ Phật tử thứ hai ở Úc, GHKS tại Úc nên khuyến khích những buổi giảng bằng tiếng Anh tại các thiền viện cho giới trẻ, nhất là con cái các Phật tử.
-
- Quan hệ giữa GHKSVN và GHKS hải ngoại cũng phải đặt trên căn bản bổ sung hỗ tương.
-
- Ở đây chúng con cũng thiết tha muốn đề cập tới việc một khuyết điểm quan trọng về việc sử dụng những từ ngữ Hán Việt quá nhiều trong kinh kệ dùng để hoằng pháp bên Úc. Nhưng trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, con chỉ xin chư Tôn đức Tăng Ni tham
chiếu chi tiết về điều chúng con đã trình bày trong bài viết “Tiếng Việt trong sự Hoằng Pháp ở hải ngoại” đăng trong Kỷ yếu Thiền viện Minh Quang - 10 năm Kiến tạo và Phát triển.
Sau cùng chúng con cũng hy vọng chú Minh Tùng, thế hệ Tăng Ni thứ hai ở Úc sẽ ôm bình bát lâu dài với GHPGKSVN. Trong trường hợp đó, chắc Minh Tùng sẽ được Thầy đưa về tu học ở VN. GHPGKS bên VN nên suy nghĩ một chế độ giáo dục thích hợp cho những Sư ngoại quốc gốc Việt. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu cho sự đào tạo Tăng Ni hải ngoại. Nếu phải đưa những Tăng Ni bên VN sang, nên chọn những người có tinh thần học hỏi sinh ngữ và văn hóa bản địa, không nên vào Úc với văn hóa “Quân - Sư - Phụ” khi tiếp cận với các Phật tử địa phương, nhất là các Phật tử trẻ. Sự sùng bái Tăng quá đáng của các Phật tử lớn tuổi cộng thêm yếu tố vật chất quá đầy đủ ở Úc đã và đang làm biến chất không ít các Sư trẻ. May mắn là GHPGKS Úc châu chưa gặp phải.